1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án, kiện thú vị ( Đặc biệt : Vụ án Trịnh Vĩnh Bình )

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Bạn Khoiks .
    Ở đây vui chơi và học hỏi là chính, không ai muốn đem tóc bạc, muối tiêu hay tóc xanh tóc trắng ra để làm chỗ tựa cho thảo luận cả đâu .
    Bạn cứ dùng lý lẽ thoải mái chiến đấu cho quan điểm của mình .
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ... luôn luôn khó hiểu
    1. Bác khoiks ạ, không phải toà không dùng, hay bác không dùng, mà người ta dùng thì không chấp nhận được hoặc là sai. Nó chỉ sai (hoặc không chấp nhận được) khi nào bác chỉ ra tại sao nó sai, không chấp nhận được. Bác phải chứng minh bằng lý lẽ thuyết phục, chứ không thể bảo "ra toà không ai dùng" như thế!
    Theo tôi hiểu "bị can" hay "bị cáo" đều có nghĩa như nhau. "Bị cáo" là người bị cáo buộc điều gì; còn "bị can" là người bị phạm vào, mắc vào, dính líu tới một vụ phạm pháp nào đó. Điều này không có nghĩa "bị can" đã là người phạm tội, vì "can" theo định nghĩa tiếng Việt nó là phạm vào, mắc vào, dính líu tới, chứ không phải "can" nghĩa là tội. Khi nào ta dùng "can tội" thì lúc ấy nó mới có nghĩa là dính vào tội, tức là tội phạm.
    2. Bác có quyền không dùng net để tham khảo nhưng đừng vội cho rằng nó không có giá trị. Giá trị của net dựa trên sự thông minh, cách xử lý thông tin và tính học hỏi của từng người dùng máy tính. Những ai không có các đặc tính này thì không biết giá trị của net.
    3. Tôi nói là tôi không cần xem Nghị quyết đó vẫn thấy chuyện "khắc phục hậu quả" có vấn đề, mà bây giờ có xem lại thì nó vẫn là vấn đề cho dù bác có đánh tráo khái niệm gì đi chăng nữa. Tôi lại trích dẫn trên net nhé (chắc đối với bác là không có giá trị gì cả):
    Trích:
    a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
    b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
    Ngưng trích.
    http://www.sotaythamphan.gov.vn/reference/NQ01%202006.htm#muc2
    Nguồn.
    Vấn đề ở đây là "khắc phục hậu quả do hành vị phạm tội" chứ không phải "khắc phục hậu quả" là do đang bị truy tố. Bởi vậy cái thời điểm để khắc phục hậu quả nó mới là quan trọng.
    Hy vọng bác đã thấy được vấn đề.
    FN
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 19/10/2006
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Em cũng xin phép đối thọai tý với khả năng chữ to của bác nhỉ. Thứ nhất về câu chuyện trên mà bác cho rằng không nằm trong tiêu chí của topic này là chuyện của bác, chứ em thấy nó "thú vị" quá chừng chừng lun á ... Thời này, ngồi trên computer search luật, bàn luận về WTO hay Iraq là bình thường, chứ nếu những việc bình thuờng này diễn ra vào những năm thập niên 60, 70,80 ... khi phong trào chống bọn tư bản giãy chết khí thế bừng bừng thì em và bác chỉ có ... chết như chàng ba-tìu kia. Thế cho nên, em mới loai thoai với bác về giai đọan lịch sử tí ạ.
    Còn về cách dùng từ ngữ trong tố tụng thì em thấy tác giả viết đúng và thích ứng trong giai đọan ấy, đâu có sai, thế sao bác nỡ nóng gà nhỉ? Với khả năng của em, em hiểu thế này, cách dùng từ "bị can" hay "bị cáo" để chỉ thân phận của phạm nhân trong từng giai đọan trong quá trình tố tụng. Khi có quyết định khởi tố, thì phạm nhân được gọi là "bị can"; khi có quyết định truy tố, họ được gọi là "bị cáo". Cách gọi bị can và bị cáo không thay đổi tư cách pháp lý của họ, đó chĩ là cách gọi trong luật tố tụng hình sự. Khi bác sửa chữ của người ta, làm em thắc mắc là "nếu bộ luật tố tụng chưa có, thì phạm nhân được gọi là gì?" . Lọ mọ vào web công báo chính phủ http://album.moj.gov.vn/cbcp/congbao.htm em mới khám phá ra rằng BLTTHS năm 1988 là bộ luật đầu tiên bác ạ; trước đó thì chỉ có những văn bản rời rạc thôi, thí dụ sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 v/v thàn lập tòa án quân sự; sắc lệnh 13 ngày 24/1/46 v/v phiên tòa có Phụ thẩm nhân dân (hông phải Hội thẩm nhân dân đâu nhá bác); sắc lện thành lập tòa án ngày 12/4/53, sắc lệnh 85 ngày 22/05/1950 đổi tên tòa án Thường thành Tòa án Nhân dân. Sau 1954, có những sắc luật riêng rẽ cho những hành vi gọi là tội phạm thời ý, đến năm 1960 mới có luật tổ chức TAND 26/7/1960, luật tổ chức VKS ngày 26/07/1960. Sau 1975 thì luật TC TAND và VKSND mới ra đời ngày 3/7/1981 thay thế hai luật cũ và luật TTHS chính thức khai sinh ngày 28/06/1988.
    Nói túm lại, trước khi có BLTTHS 1988 ra đời "phạm nhân" không có cách gọi thống nhất, lúc là bị cáo, lúc bị can và đương sự, có khi được gọi chung là tội phạm
    Bác ôm những điều luật của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đối thọi với ngôn từ áp dụng trong thời điểm cả nước khí thế bừng bừng tiến lên diệt tư bản thì há chẳng khác nào so sánh gà và vịt đều có hai chân.
    Chúc bác nhiều sức khỏe để leo ra khỏi cái giếng đang ngồi.
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 19/10/2006
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 19/10/2006
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Còn về cách dùng từ ngữ trong tố tụng thì em thấy tác giả viết đúng và thích ứng trong giai đọan ấy, đâu có sai, thế sao bác nỡ nóng gà nhỉ? Với khả năng của em, em hiểu thế này, cách dùng từ "bị can" hay "bị cáo" để chỉ thân phận của phạm nhân trong từng giai đọan trong quá trình tố tụng. Khi có quyết định khởi tố, thì phạm nhân được gọi là "bị can"; khi có quyết định truy tố, họ được gọi là "bị cáo". Cách gọi bị can và bị cáo không thay đổi tư cách pháp lý của họ, đó chĩ là cách gọi trong luật tố tụng hình sự. Khi bác sửa chữ của người ta, làm em thắc mắc là "nếu bộ luật tố tụng chưa có, thì phạm nhân được gọi là gì?" . Lọ mọ vào web công báo chính phủ
    Bác ôm những điều luật của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đối thọi với ngôn từ áp dụng trong thời điểm cả nước khí thế bừng bừng tiến lên diệt tư bản thì há chẳng khác nào so sánh gà và vịt đều có hai chân.
    Chúc bác nhiều sức khỏe để leo ra khỏi cái giếng đang ngồi.
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 19/10/2006
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 19/10/2006
    [/quote]
    =================
    ôi, vui đến chết ngất thôi!
    Cám ơn các bác vì chịu khó tranh luận. Tôi thực sự cảm kích và khâm phục một số người hết sức dũng cảm khi dám cho rằng: ..."khi có quyết định truy tố, họ được gọi là "bị cáo"... Chỉ riêng về chỗ này, bác xứng đáng được tặng học bổng phổ cập kiến thức Luật đấy. Xin khoan nghĩ tôi nói mỉa, vì thật ra đối với những gì ta cho rằng phải, thì mình phải cố hết sức bảo vệ. Cả tôi và bác đều thế, chỉ có điều khác nhau ở chổ quan đểm đối lập mà thôi. Cũng như bọn Hồi Giáo cực đoan ấy, chúng cho rằng lái máy bay đâm đầu vào cao ốc thì sẽ được lên... Thiên Đường ý mà! Đấy cũng là 1 quan đểm, và cũng có khối người cho đến lúc chết vẫn tin là đúng.
    Trở lại vấn đề, cho phép tôi khái quát như sau:
    - Phạm nhân là cách gọi người đang phải chấp hành án phạt tù tại Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
    - Bị can là người bị khởi tố trong giai đoạn Điều tra, Truy tố và một phần giai đoạn xét xử;
    - Khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì gọi là Bị cáo.
    Thế nhé, các ông phải hiểu rõ không phải không có lý do mà người ta phải phân chia theo các cách gọi như vậy. Cái quan điểm cho rằng tất cả các cách gọi cũng đều như nhau là không chính xác. Các ông có thể cho là tôi bắt bẻ câu chữ cũng được, nhưng nói kiểu các ông giống như đánh đồng Ấu Trùng - Nòng Nọc - Ếch là một vậy! Ngoài ra nếu ông nào đó cắc cớ lại hỏi thêm: tại sao phải gọi là Nòng Nọc, tại sao phải kêu là Ếch... thì có lễ câu trả lời là vượt quá so với khả năng của tôi!
    Chào thân ái !
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 19/10/2006
    u?c fsai s?a vo 11:17 ngy 20/10/2006
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    Ngay cả trong giai đoạn trước khi XX phúc thẩm vẫn xem là KPHQ nữa mà (nếu trả lời tại sao thì chắc chắn rất dài. Mời bác tự nghiên cứu để khỏi làm phiền các TV khác)! Cái này nói nhiều quá đâm ra... ngán. Tôi xin chuyển câu cuối cùng lại dành cho bác
    Chả lẽ không ai trên diễn đàn này phân tích hộ để FN rõ nhỉ?
    Thế nhé!
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Kính mời ai đó thật sự hiểu biết vấn đề trích trên đây bước ra phản biện nghiêm túc nào. Làm ơn đừng chạy vòng quanh gốc cây như bác ... kia. (Tên nhân vật đã được thay đổi)
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 20/10/2006
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã giải thích đúng đấy .
    Theo tôi thì trước 75, luật pháp miền Bắc không được rõ ràng và đầy đủ như bây giờ .
    Bị can, bị cáo là cách gọi phạm nhân của luật pháp miền nam nhưng cách gọi cũng khác, chỉ dùng cho ngôi thứ ba , thứ hai chứ không ở ngôi thứ nhất như cách xưng hô hiện nay, phạm nhân ra toà thi chỉ xưng tôi là đơn giản nhất, bắt 1 người ít học phải tự xưng là bị can hay bị cáo đã gây cho phạm nhân 1 sự thiếu thoải mái và công bằng trước toà .
    Tôi rất ngạc nhiên là trong vụ Năm Cam được truyền hình, không hiểu các giám thị trại giam giáo dục cách nào mà họ xưng bị can, bị cáo trước toà rât tự nhiên !
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    To bác Minh Trinh: về cách gọi bị can hay bị cáo theo pháp luật hiện nay, đó là cái nhìn của nhà nước, cho mục đích bảo vệ thể chế, nhìn xuống phạm nhân. Theo ngôi thứ thì nó là ngôi thứ hai và ba khi đề cập trực tiếp với phạm nhân, khi đối đáp tại tòa, xưng "bị cáo" là vừa là ngôi thứ 1, 2 và 3.
    Luật pháp hiện nay chưa có quy định về cách thức xưng hô tại tòa nên có khi tòa bắt xưng bị cáo, tòa dễ dãi hơn cho xưng "tôi" thậm chí là "cháu" (b/c là vị thành niên). Ls khi bào chữa cũng thế, khi đề cập đến thân chủ của mình, có thể xưng hô "thân chủ của chúng tôi"; nhưng người khác cũng có thể nói "bị cáo của chúng tôi" .
    Luật miền nam truớc kia qui định những vấn đề này rõ lắm, các danh xưng này chỉ đề cập trong bản án tòa, còn về ngôn ngữ tại thông tin đại chúng chỉ dùng ông/bà, phạm nhân, nghi can, can phạm (em có đọc các tập san pháp lý trứơc 1975); có lẽ thế nên các phiên tòa hình sự (chính trị phạm) trước đây, các bác ấy ra tòa xưng "tôi" to lắm (thầy giáo của em trước là Ls tòa Thượng thẩm SG nói thế)
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 20/10/2006
  9. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    (1)
    Hôm trước nghe bạn Khoiks (dạy) bảo tôi ?otự đánh giá nhận thức pháp luật?, tôi cứ ngỡ đã gặp được người có kiến thức hơn mình về pháp luật để mà học hỏi. Ngờ đâu, sau khi đọc bài trả lời trên của bạn, tôi mới ngớ ra rằng ?oông thầy? Khoiks chưa rành?.tiếng Việt, hi hi hi!
    Bạn viết rằng ?onếu trích dẫn cũng nên sửa dùm cho tác giả tí?! Bạn có hiểu TRÍCH DẪN nghĩa là gì không? Bạn ạ, khi TRÍCH DẪN không ai có quyền thay đổi bất cứ cái gì của nguyên bản, cho dù người ta có viết sai?chính tả đi chăng nữa! (Chẳng hạn, trong câu văn của bạn mà tôi trích ở trên, bạn đã viết sai chính tả chữ DÙM, tôi cũng phải giữ nguyên như vậy chứ không được sửa lại là GIÙM). Khi trích lại đoạn văn ấy của ông Vũ Thư Hiên, tôi có chú thích rõ là ?otrích ?oĐêm giữa ban ngày? của Vũ Thư Hiên?, chương 37?.
    Bạn ạ, muốn tranh luận với người khác về pháp luật (hay bất cứ lãnh vực nào) thì trước hết bạn phải rành?tiếng Việt cái đã! Nếu tiếng Việt chưa rành mà mình tranh luận một cách?khiêm tốn thì người ta cũng thông cảm. Chứ đằng này, vì chưa nắm vững tiếng Việt mà hiểu sai điều người khác viết rồi lên giọng thầy đời với họ thì coi bộ kỳ cục lắm!
    Có lẽ vì kiến thức về ngôn ngữ (mẹ đẻ) của bạn hơi bị thiếu hụt nên cách nhận thức của bạn về từ ngữ cũng giống mấy ông mù sờ voi. Tay trái bạn sờ trúng chữ ĐÊM, tay phải bạn sờ trúng chữ NGÀY, hai ngón tay cái của bạn vừa chạm vào hai chữ GIỮA và BAN bạn liền kết luận ?ocái này? ?ochỉ có thể trong tiểu thuyết; trong truyện cổ tích hoặc trong lúc Nhật thực toàn phần mà thôi? .
    Bạn ạ, từ ngữ thường có hai phần: Ý và NGHĨA. NGHĨA là cái mà ta ?osờ? thấy được, còn Ý là cái mà ta dùng óc để suy xét mới cảm nhận được. Bạn làm tôi nhớ đến anh chàng bị người yêu chê là ?ongốc? trong bài thơ Đôi Mắt:
    Em bảo anh đi đi
    Sao anh không ở lại
    Em bảo anh đừng đợi
    Sao anh vội về ngay
    Lời nói thoảng gió bay
    Đôi mắt huyền đẫm lệ
    Sao mà anh ngốc thế
    Không nhìn vào mắt em
    ĐÊM GIỮA BAN NGÀY là một cuốn hồi ký. Không ai bắt buộc tác giả phải đặt tên cuốn hồi ký của mình sao cho mọi người đều có thể ?osờ? thấy được (ngay) mà không phải dùng (đầu) óc. Người ta chỉ bắt buộc tác giả viết hồi ký phải ký tên thật của mình chứ không được dùng tên giả (để mọi người không biết tác giả là ai) như T. Lan, Trần Dân Tiên?khiến độc giả không biết là mình đang đọc một cuốn hồi ký. Không ai bắt bạn tin những điều được viết trong một cuốn hồi ký. Tuy nhiên, bạn không tin vì tên của cuốn hồi ký đó nghe giống như một cuốn tiểu thuyết, truyện cổ tích thì khó có ai nhịn được cười, hi hi!
    ĐÊM GIỮA BAN NGÀY không phải là một cuốn nhật ký cho nên không phải ghi rõ (ngay ở đầu?) câu chuyện ngày tháng năm xảy ra hoặc được ghi lại. Câu chuyện này nằm trong một cuốn hồi ký mà nếu độc giả đọc hết cả cuốn thì sẽ biết được (khoảng) thời gian của câu chuyện xảy ra cũng như độ xác thực của nó, tùy theo kiến thức và vốn sống của mỗi người. Khi trích dẫn, ta phải ghi rõ nguồn gốc không chỉ để cho mọi người biết là mình ?onói có sách, mách có chứng? mà còn để mọi người có thể kiểm tra, tìm hiểu, tham khảo thêm. Nếu người đọc không muốn tìm nguồn trích dẫn để kiểm tra, tìm hiểu thêm thì đó là lỗi của họ, không phải lỗi của người trích dẫn. Nếu bạn Khoiks muốn biết ?othời gian cụ thể?, ?ogiai đoạn? của câu chuyện thì cứ tìm cuốn hồi ký này (có đầy) trên mạng rồi tải về đọc. Bạn không nên làm biếng đi tìm hiểu mà chỉ ngồi đấy phán rằng nó ?omang nội dung bá láp và hết sức vô lý?.!
  10. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    (2)
    Bây giờ xin nói qua vấn đề thuật ngữ pháp lý, cái mà mấy bữa nay bạn lên mặt ?odạy đời? cho tôi và nhiều bạn ở đây.
    Ngay trong bài trả lời trên, chính bạn cũng đã viết:
    ?o-Bị can là người bị khởi tố trong giai đoạn Điều tra, Truy tố và một phần giai đoạn xét xử?.
    Như vậy, trong một phần (nào đó?) giai đoạn xét xử, gọi là ?obị can? có gì là sai? Thế nhưng ngay câu tiếp theo, bạn lại viết:
    ?o-Khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì gọi là Bị cáo?.
    Tiếng Việt của bạn sao mà?kỳ cục quá vậy, hi hi? Mà thôi, tôi không thèm ?obắt giò? cái tiếng Việt của bạn làm chi, cho dù nếu có ?obắt? như thế cũng không phải là chơi không đẹp.
    Thật sự, về thuật ngữ pháp lý, tôi nghĩ bạn chỉ biết một mà không biết hai. Nói rõ hơn, bạn chỉ biết có một nửa?.sự thật.
    Một ?onửa? bạn nói đúng là BỊ CÁO được dùng khi người đó được đem ra xét xử. Thuật ngữ này được dùng cho cả hai loại hình sự và dân sự. Giả sử ông Vũ Thành An (không bà con với Vũ Thư Hiên) kiện người yêu của ông đã phá vỡ hợp đồng tinh yêu vì ?obiết bao lần em đã hứa; hứa cho nhiều rồi lại quên? thì khi ra tòa cô ta còn được gọi là BỊ ĐƠN. Tuy nhiên, nếu gọi cô ta là BỊ CÁO vẫn đúng (nhưng không chính xác bằng). Tương tự, ông Năm Cam ra tòa được gọi là BỊ CÁO thì đúng nhưng nếu được gọi là BỊ CAN thì?chính xác hơn. Có điều nếu ở tòa gọi ông Năm Cam là BỊ ĐƠN và gọi cô người yêu (cũ?) của ông Vũ Thành An là BỊ CAN thì có lẽ phải đợi đến thế kỷ thứ hai mươi hai mới?đúng!
    Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ sống; nghĩa là nó thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, từ KHỐN NẠN hồi trước được hiểu theo nghĩa là KHỐN KHỔ. Hồi đó, tác phẩm ?oNhững người khốn khổ? của Victor Hugo được dịch là ?oNhững kẻ khốn nạn?. Thành ra, nếu tiếng Việt không bị (được?) thay đổi như thế thì ngày nay chúng ta có thể nói ?oNhững năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ rất là khốn nạn? mà không sợ phạm?.chính trị!
    Nhân nói về chữ PHẠM, tôi xin nói thêm về từ PHẠM NHÂN mà bạn Khoiks đã giải thích ở trên. Thật ra, từ này chỉ có nghĩa là ?ongười phạm tội? mà thôi, chứ không hẳn là người đó ?ođang phải chấp hành án phạt tù tại Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ?. Cái từ thật sự mang nghĩa đó là TÙ PHẠM; là người phạm tội đang chấp hành án phạt ở trong tù. Trong khi đó, TÙ NHÂN là người đang ở tù nhưng không phải luôn luôn là PHẠM NHÂN. Nói cách khác, TÙ NHÂN gồm cả TÙ PHẠM lẫn tù không hề bị xét xử hoặc thậm chí không hề phạm tội gì cả. Loại TÙ NHÂN không phải là TÙ PHẠM ở nước ta thì nhiều vô kể.
    Dầu sao, cách giải thích của bạn Khoiks về các từ ngữ ở trên đã không sai, nếu xét theo thuật ngữ HIỆN HÀNH của hệ thống pháp lý nước CHXHCN Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống này được?hệ thống hóa mới?gần đây thôi. Thành ra, nhiều nhà báo đã không dùng chung (vì chưa quen?) thuật ngữ của hệ thống này là một điều dễ hiểu. Còn các nhà văn thì còn phải tùy theo nội dung tác phẩm của họ mà chọn lựa từ ngữ. Riêng đối với nhà văn Vũ Thư Hiên, ông thuộc người thế hệ trước và rời khỏi Việt Nam trước khi nền pháp lý của Việt Nam được đổi mới; thêm vào đó cuốn hồi ký của ông nói về những gì xảy ra gần nửa thế kỷ trước. Cho nên, nếu ông gọi nhầm Dịp Pún Mằn lúc ở tòa cách đây hơn nửa thế kỷ là BỊ CAN thì cũng gần giống như bây giờ ta nói ?oNhững năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ rất là khốn nạn? vậy. Bắt bẻ nhau ba cái lẻ tẻ ấy làm chi, hở bạn?

Chia sẻ trang này