1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án, kiện thú vị ( Đặc biệt : Vụ án Trịnh Vĩnh Bình )

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Em hộ bác gì 1 phát :
    Trích dẫn :Dẫn nguyên văn một câu hay một đoạn văn nào đó
    Nguần : Từ điển tiếng Viêt.
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================
    1/ Câu trả lời là thế này: đố ông tìm thấy CQ nào có quyền Khởi tố bị can ngoài CQĐT và VKS đấy!
    2/ vấn đề cơ bản là Ông chưa phân biệt từng lĩnh vực Tố tụng Hình sự và Tố tụng Dân sự, thế nên mới dám hùng hồn tuyên bố như vậy.
    -Trong lĩnh vực DS, làm sao mà có bị can?
    - công dân, cá nhân chỉ có quyền khởi kiện (DS); tố cáo (HS). Quyền khởi tố được nhà nước giao cho CQ THTT;
    - Quyền, quyết định Truy tố duy nhất chỉ do VKSND tiến hành mà thôi. Ông kiếm dâu ra ní nuận: người dân có quyền... truy tố nhỉ?...
    - Còn một số vấn đề nữa, tôi sẽ trả ;lời tiếp khi rảnh. Hy vọng ông dùng đúng thuật ngữ pháp lý chứ không đem tiếng Khựa, tiếng nôm... vào dây.
    Chào thân ái và quyết thắng
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bác khốt khờ vẫn chưa thông tiếng Việt như bạn thaihonganh đã nói nhỉ. Bác chê người ta dở tiếng khựa hay nôm để răn dạy. Vậy cái thứ tiếng bác vẫn nói hằng ngày; và trong ngôn từ luật pháp có tiếng khựa không? cái nền văn hóa ngàn đời này có xuất phát và ảnh hưởng từ mẽo chắc? Em được học thế này, tiếng Việt và ngôn ngữ của nó gồm Thuần Việt và Hán Việt bác ạ. Mấy cái từ trong luật học như bác răn dạy: truy tố, khởi tố, bị can, bị cáo ..... là Thuần Việt hay Hán Việt? nếu bác trả lời là Thuần Việt hay ngôn ngữ do Đ ta sáng tạo thì em ... thua. Miễn bàn. Nếu bác trả lời nó là từ Hán Việt thì em xin phép được bàn tiếp .
    Bác đồng ý với em là Truy tố hay khởi tố đềo có chữ "tố" không? nó là từ Hán Việt, muốn biết nó như thế nào đành phải mang tự điển Hán Việt ra tìm. Từ điển Hán Việt do Nguyễn Văn KHôn biên sọan (nhà xuất bản TPHCM phát hành 13/2/1982).
    Tố= cáo: nghĩa là báo trình cho biết, thưa kiện, kiện cáo.
    Truy: đuổi theo, theo đuổi việc gì. Theo bộ Truy có truy nã, truy kích, truy hoan, truy sát .... truy tố nghĩa là đi kiện; khởi tố.
    Khởi: bắt đầu, dựng lên ... theo bộ có khởi binh, khởi chiến, khởi công, khởi điểm, khởi động .... khởi tố là đề khởi một quá trình tố tụng tại tòa.
    Theo nghĩa Hán Việt thì Truy tố và Khởi tố đều đồng nghĩa với nhau là thực hiện một Tố Quyền, tức quyền phát động một quy trình pháp lý cho một sự vụ ra tòa án. Về hình sự nghĩa là công tố có quyền thay mặt chính phủ đứng vào địa vị nguyên cáo mà buộc tội bị cáo; về nghĩa dân sự nghĩa là một thể nhân (hay pháp nhân) bị vi phạm một lợi ích và để bảo vệ lợi ích của mình thì nguyên đơn sử dụng tố quyền, đứng ra kiện thông qua một đơn khởi tố.
    Tất nhiên, từ ngữ pháp lý HIỆN HÀNH đã không còn phân biệt nghĩa theo NGUYÊN LÝ hay NGHĨA GỐC mà giải thích theo CÁCH SỬ DỤNG theo CHỦ THỂ . Và vì thế từ Khởi tố và Truy tố được dùng theo hai giai đọan khác nhau, cho vụ án hình sự. Trong dân sự không dùng Khởi tố nữa mà gọi là Khởi kiện; cũng như bị can hay bị cáo là cùng nghĩa ám chỉ người bị liên can và cáo buộc một tội danh, thì nay đã đuợc dùng theo hai giai đọan khác nhau trong tố tụng.
    Bác FNguyen có lẽ theo "trường phái" luật cũ miền nam trước 1975 với kho tàng luật học của các cây đại thụ Vũ Văn Mẫu, Trần Văn Liêm, Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông ....
    Rồi ... luật pháp cũng sẽ trở lại thời hòang kim ấy, vấn đề là thời gian thôi bác ạ.
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 23/10/2006
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Có một số điểm cần trao đổi thêm :
    1. Về cải cách ruộng đất được thực thi trong 2 giai đoạn, thử nghiệm (trước 1954) và đại trà (sau 1954).
    Các nội dung về ý nghĩa và vai trò của nó đã được bàn luận nhiều trong lịch sử văn hóa, tớ cho rằng không cần phải bàn thêm. Còn về khía cạnh pháp lý của nó, tớ nhớ rằng, có một nghị quyết của Nghị viện nhân dân về vấn đề này :
    (tớ không hiểu lắm khi trong ấn bản của luatvietnam.com.vn lại sử dụng từ quốc hội)
    NGHỊ QUYẾT
    CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 1955 VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
    QUỐC HỘI
    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ,
    Sau khi nghe Tiểu ban cải cách ruộng đất thuyết trình và các vị đại biểu Quốc hội tham luận,
    Quốc hội quyết nghị:
    1- Tán dương những thành tích đấu tranh của nông dân và sự cố gắng của cán bộ trong các đợt phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất vừa qua.
    2- Tán thành các điểm bổ sung về chính sách cải cách ruộng đất, mà Chính phủ đã đề ra trong khoá họp này.
    3- Kêu gọi nông dân và tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Chính phủ mà Quốc hội đã thông qua.
    Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 26 tháng 3 năm 1955.
    Bên cạnh đó, về văn bản, còn có :
    - Luật cải cách ruộng đất;
    - Sắc lệnh ban hành luật cải cách ruộng đất
    (đúng theo tinh thần Hiến pháp 1946)
    Luật này do Nghị viên nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua trong khoá họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953
    Như vậy, tính pháp lý của nó là khá rõ ràng và minh bạch.
    Như vậy, nếu tập trung thuần túy pháp lý, mời bác thaihonganh nghiền ngẫm đạo luật và phân tích những điểm mâu thuẫn hình thức (không xét khía cạnh nội dung - tương tự dzụ Bồi thẩm đoàn Tp St. P của Nga ấy).

    2. Việc cùng nêu và dẫn những vụ án lạ, hay, dựa trên nhiều hệ thống và tư tưởng pháp lý khác nhau cần đựơc nhìn đa chiều, tương ứng điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó, tức là cần nhìn ngắm như nhìn ngắm một hiện vật của một xã hội trong một giai đoạn là đủ rùi.
    Mong các vị hạn chế bình lựng thêm và gán cho nó những đặc trưng của xã hội hiện tại.

    Mời típ tục nghiền ngẫm.
    P.S : Yêu cầu em t618 hạn chế hóng hớt + phát biểu linh tinh chen ngang chọc dọc vào chỗ các bác ... người nhớn nói chuyện thời Nghiêu Thuấn, thời Kiệt Trụ
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cải cách ruộng đất là 1 công việc cần thiết và ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân, điều này không có gì đáng trách cả ... thời kỳ TT Nguyên V Thiệu cũng đổ tiền tỷ vào đó để bồi thường cho địa chủ để giao đất cho nông dân nghèo .
    Và đó là điểm khác biệt mà dưới khía cạnh pháp lý, những vụ cải cách ở miền Bắc với đấu tố dã man , tịch thu, trả thù đê tiện nhất được ngụy trang dưới hình thức nhân dân và hợp pháp hoá bởi toà án.
    Khó mà có thể tưởng tượng được cảnh con tố cha, vợ tố chồng có thể tái diễn vào thời buổi này .
    Nhưng đó là sự thực không thể chối cãi và chúng ta nên nhìn nhận để mà tránh đi sau này hơn là bới ra để hận thù .
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Quý hóa quá, lại có bác khoiks trả lời. Và tôi cũng đoán được câu trả lời của bác khoiks như thế nào. Vậy thì tôi hỏi thêm nhé!
    1. Trong vụ án dân sự người ta gọi "bị can, bị cáo" là gì?
    2. Và trong một vụ án có cả hình sự lẫn dân sự thì người ta sẽ gọi những người liên quan là gì?
    Bây giờ tôi lấy một ví dụ trong một vụ án dân sự, như tội phỉ báng (hay mạ lỵ) chẳng hạn. Trong vụ này ông A chửi (tức là phỉ báng) ông B bằng lời lẽ thô tục, làm mất danh dự ông B. Ông B đâm đơn kiện ông A ra toà. Hiểu một cách thông thường thì ông B khởi kiện, thưa ông A ra toà đòi bồi thường. Mà cũng có thể hiểu là ông B khởi tố ông A. Nên nhớ trong hầu hết các vụ án dân sự không có dính dáng gì tới CQĐT (Cơ Quan Điều Tra) cũng như VKSND (Viện kiểm Sát Dhân Dân).
    Lại lấy một vụ say rượu đụng xe gây án mạng (hay không án mạng). Cái vụ này gồm cả hình sự lẫn dân sự. Vậy thì ngoài việc phía nhà nước phải có bổn phận truy tố người say rượu lái xe làm chết người, phía nạn nhân có quyền truy tố, khởi tố để còn đòi bồi thường thiệt hại về nhân mạng hoặc/và tài sản nữa chứ!
    Theo tôi nghĩ có hai vấn đề ở đây. Đó là:
    a. Bác khoiks nghĩ bác ta luôn luôn đúng, kiến thức vượt bậc hơn người vừa về luật pháp vừa về ngữ pháp, nên bác ta luôn luôn lên mặt dạy bảo người khác.
    b. Bác khoiks cũng nghĩ luật pháp VN là toàn hảo, không có gì sai trái hết. Nếu có sai là bọn xấu nghĩ sai, suy diễn ra cho sai mà thôi.
    Nhưng thực tế cho thấy là bác ta sai nặng, và luật pháp VN có nhiều khe hở và không xuyên suốt (tức là không minh bạch rõ ràng).
    Lại nói đến chuyện "tiếng Khựa, tiếng nôm". Ở đây không nói chuyện tiếng Khựa, mà là tiếng Hán Việt nghĩa là tiếng Việt có âm và nghĩa tương đương của tiếng Hán (tức là tiếng Tàu xưa, tiếng TQ xưa). Còn chữ Nôm (viết hoa nhé!) bác khoiks có biết là gì không? Là chữ Nam đọc trại ra đấy! Người Việt Nam không xài chữ Nôm thì xài chữ gì? Chữ Nôm viết có khác hồi xưa, nhưng âm tiết thì hầu như giống nhau đấy bác khoiks ạ.
    Nếu bác khoiks không dùng tiếng Hán Việt, tiếng Nôm trong thảo luận thì bác muốn dùng tiếng gì? Tiếng Mẽo nhé! Lại nữa, "thuật ngữ pháp lý" mà bác dùng là cái thứ tiếng gì vậy?
    Viết thêm:
    Tôi đưa thêm bản tin này lên xem bác khoiks nhà ta gọi tay công an trong vụ án này là gì? "Bị cáo" hay "bị ... gì" gì?
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/10/3B9EF9BC/
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 02:10 ngày 24/10/2006
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây tôi cũng có lời nghiêm túc khuyên bác khoiks một điều là nên trau giồi thêm vốn tiếng Việt, nhất là Hán Việt, của mình nếu bác thực sự muốn học hỏi và tranh luận, và nhất là bác khoiks muốn theo đuổi ngành luật để làm một luật sư giỏi. Muốn làm luật sư giỏi là phải rành tiếng Việt trước đã. Không rành tiếng Việt thì khi tranh luận ở mạng còn chém vè trốn được, chứ ở ngay giữa toà thì làm sao mà trốn được.
    Nếu bác khoiks không chê việc xử dụng tự điển Hán Việt hay tự điển tiếng Việt có nguồn từ trên net thì tôi có thể chỉ cho. Nhưng xem ra bác khoiks tự cao tự đại lắm, có dùng nguồn từ trên mạng bao giờ.
    Bác thuao đã đưa ra mấy định nghĩa về "tố", "truy", với "cáo" ... thì tôi cũng thêm vào đây cho mọi người hiểu thêm. Cũng xin nhấn mạnh là một chữ Hán có nhiều nghĩa (tuỳ theo chữ đó nằm trong "bộ" nào), nhưng nghĩa tôi nêu ra đây nó phù hợp với topic này.
    1. Cáo (tiếng Hán): có nghĩa là bảo, trên bảo dưới, dưới bảo trên gọi là cáo.
    2. Tố (tiếng Hán): cũng có nghĩa là cáo mách, là mách bảo. Nhớ lại sự đã qua gọi là truy tố hay hồi tố. Tìm tòi suy tìm nguyên ủy của sự việc cũng gọi là tố.
    3. Thưa (tiếng Việt): nói, bảo với người trên điều gì.
    4. Kiện (tiếng Việt): đưa ra toà án.
    5. Truy (tiếng Hán): a) đuổi theo. b) nhớ lại sự đã qua.
    6. Khởi (tiếng Hán): Dậy, dựng lên, nổi lên, trổi dậy
    7. Can (tiếng Hán): can thiệp, can dự, dính líu vào, phạm vào, mắc vào, dính líu tới. Cũng có nghĩa là "phạm".
    8. Phạm (tiếng Hán): xâm phạm, cái cứ không nên xâm (tiến, lấn) vào mà cứ xâm vào gọi là phạm. Hay là mắc phải, chạm đến. Cũng có nghĩa là kẻ có tội, là cách nói tắt từ hai chữ "phạm nhân".
    Tuy chữ "can" cũng có nghĩa là "phạm" nhưng không thể hiểu "bị can" theo nghĨa "phạm nhân" (bị có tội) được, mà phải hiểu ở nghĩa kia là dính líu, can dự vào.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 24/10/2006
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một câu hỏi cho khoiks nữa nhé!
    Nếu người dân "khởi kiện" (tạm gọi như vậy đi) Cơ Quan Điều Tra (CQĐT) hay là Viện Kiểm Sát (VKS) thì người dân chỉ có quyền "khởi kiện" tức là chỉ về án dân sự thôi sao? Vì, theo cách giải thích của bác khoiks, quyền khởi tố, truy tố thi` CQĐT và VKS đã giành mất rồi!
    Và nếu thực sự người dân được phép "khởi kiện hình sự" (*) CQĐT hoặc VKS thì luật pháp VN có cho phép tự mình khởi tố lấy chính mình hay không? Hay dân VN chỉ có quyền "tố cáo" rồi thôi, "khởi tố" hay không là quyền của chính quyền?
    (*) Sở dĩ tôi dùng cụm từ này là vì bác khoiks cho rằng "khởi kiện" chỉ áp dụng cho án dân sự, "tố cáo" mới cho hình sự.
    Viết thêm:
    Nên nhớ VN đã có trường hợp người dân kiện chính quyền về mặt dân sự (đòi bồi thường) rồi nhá! Và đã có người được bồi thường, tức là chính quyền chấp nhận là sai, là có tội.
    Nếu đã có kiện về mặt dân sự thì ta cũng có thể nghĩ tới kịch bản dân kiện chính quyền về mặt hình sự.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 05:32 ngày 24/10/2006
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===========================
    Tôi thật sự và hết sức bất ngờ về các câu hỏi của bác. Chắc rằng nếu không trả lời bác sẽ cho là tôi lẩn tránh. Thực tình tôi cũng muốn điều này lắm, nhưng không phải vì không thể trả lời bác mà vì một lý do chủ quan hơn: tôi quá ít kiên nhẫn trong những việc đại loại thế này!
    Đọc bài của bác lúc uống cafe sáng, tôi cười thầm suốt buổi. Đọc đến dây chắc có TV sẽ bảo tôi tự phụ. Xin đừng nghĩ oan như thế. Tôi cười vì qua một số bài viết gần đây bác F1Nguyen đã thể hiện mình thuộc thế hệ nào, đã từng làm gì; và hy vọng mình đoán... sai!
    Bác F1Nguyen thân mến. Bác hiểu biết về Luật, nhưng khi tranh luận cũng nên xác định là mình đang tranh luận về vấn đề gì; nhất là ở giai đoạn nào. Lịch sử của các bác đã sang trang. Nó cũng sang trang luôn các thuật ngữ đại loại "ngộ sát", "Phỉ báng"... Cho dù bác có viện dẫn từ điển này, từ điển nọ để đánh bóng cho các ngữ nghĩa nói trên nhưng có một thực tế là CHÚNG KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH HIỆN TẠI.
    Không tin ư? Vậy bác tìm trong các BL liên quan có tội nào, hành vi nào được ghi nhận bằng thuật ngữ ấy?
    Xi trở lại các câu hỏi, tôi không thể có đủ thời gian mà trả lời các vấn đề mà bác đã nêu mà chỉ xin giải quyết một phần trong số đó để hy vọng người ta cho rằng những người trên diễn đàn đều có quan niệm như bác. Phần còn lại cứ để lúc khác, chỉ cần mấy chú SV Luận năm thứ 3 (miễn là đã nghiên cứu Luật chuyên ngành) là có thể trả lời được. Hy vọng bác sẽ thoả mãn!
    1/ Trong lĩnh vực DS không thể có tư cách BỊ CAN; BỊ CÁO.
    2/ Trong vụ án HÌNH SỰ có phần gọi là "phần DS trong bản án HS", và tất nhiên có khi có tư cách tham gia TT là "Nguyên đơn DS", "Bị đơn DS". Nhưng không thể vì thế mà viện dẫn ngược lại là: Như vậy, trong VA DS sẽ có tư cách Bị Can, Bị Cáo...
    3/ Nếu bác cho là trong lĩnh vực DS (nói chung) không có sự tham gia hay dính dáng gì đến Viện Kiểm Sát ND là sai hoàn toàn. Sai cơ bản đấy. Bác nên xem lại kiến thức của mình về các cơ quan và tổ chức tư pháp, hoặc nghiên cứu về Luật Tổ chức VKSND, mà gần nhất là Pháp lệnh giả quyết các VADS (trước đây) hoặc Bộ Luật TTDS mới nhất nhé!
    4/ Để hiểu rõ thế nào là "Khởi kiện", "Khiếu nại"; "Tố cáo" thì bác nên xem BL TTDS và Luật Khiếu nại, tố cáo! Trong VADS không thể gọi là Tố cáo mà là khởi kiện.
    5/ Nếu bác thắc mắc về việc khiếu nại, tố cáo của công dân hay của người tham gia TT đối với CQĐT, VKS thì trong BLTTHS đã có chương Quy định về "Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TTHS" rồi. Tôi nghĩ bác chưa từng giở đến các quy định này nên hỏi thế!
    6/ Như đã hết sức nhiệt tình phân tích ở các bài trước (ai cũng hiểu, nhưng F1Người không chịu hiểu): Khởi tố VA là quyết định tố tụng chỉ do CQĐT, VKS hoặc các cơ quan được giao tiến hành một số hoặc động Điều tra. Nếu người dân ai cũng có quyền này hết thì thử hỏi 1 năm có bao nhiêu VA. Chắc ông không thể phân biệt "Khởi tố" và "khởi Kiện" nên mới hết sức ngớ ngẩn như thế!
    -Trong lĩnh vực HS, Việc KTVA HS có nhiều căn cứ, trong đó có nguồn tin báo, tố giác (Tố cáo) của Công dân
    - Trong Lĩnh vực TTDS, việc KTVA DS dựa vào đơn (Hay yêu cầu) khởi kiện DS của nguyên đơn DS (hoặc một số trường hợp khác do tổ chức đại diện...)
    7/ Cái đoạn bôi vàng là minh chứng rõ nhất về việc ông chưa phân biệt nổi lĩnh vực nào là DS; lĩnh vực nào là HS. Làm gì có kiểu suy diễn là: kiện dân sự, hễ bên bị đơn (chính quyền) thua là... có tội được?! Trong DS không thể gọi là "TỘI" Nguyên tắc là hễ anh vi phạm (chưa cấu thành TP hoặc chưa đến mức xử lý HS) mà ảnh hưởng, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải bồi thường. Thế thôi. Tội (ý nông muốn nói là tội phạm chăng?). Mời ông xem phần chung BLHS: tội phạm là gì...
    Tôi hết sức lấy làm lạ vì các thắc mắc này thuộc các vấn đề cơ bản, thế mà đợi mãi không thấy ai lên tiếng cả. Các Cao Nhân trong diễn đàn đi dâu hết cả rồi?
    Chào thân ái, hy vọng bác F1 không cố gắng thử thách lòng kiên nhẫn của người khác! Với những câu hỏi thế này, nếu tôi không trả lời thì bác nên hiểu tại sao!
  10. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bác Khois trong 1 đoạn hội thoại với 1 chủ thể thì chỉ dùng 1 danh từ chỉ ngôi
    Không đanng "bác" lại sang "ông"
    P/S: TS bác nào PS nhắc nhở em

Chia sẻ trang này