1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án nổi tiếng thế giới - Biên soạn: Phương Hà, Vĩnh Hồ

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi songtunu, 14/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    ÔNG GIÀ GÁC ĐỀN THỜ
    (Truyện Jérusalem)​
    Ngày 12 tháng Chín năm 1956 là một ngày yên tĩnh trong ngôi đền Ratisbonne nằm giữa trung tâm Jérusalem, trên phần tạm chia cho Israel. Đền có nhiều dãy ngang dọc, một sân rộng mênh mông, tất cả được ngăn cách với cảnh ồn ào bên ngoài bằng bức tường đá cao.
    Dưới mái hiên một chái đền gần cổng chính, ông già gác đền luôn túc trực tại chỗ để đón khách thập phương. Chiều bữa đó, không khí tĩnh mịch cảu ngôi đền bỗng vỡ tung vì một tiếng nổ dữ dội. Khói mù mịt bốc lên từ phòng người gác. Các tín đồ, các khách bộ hành hốt hoảng chạy vào, nhưng ông già đã nằm gục dưới hành lang?
    Xe cấp cứu hụ còi lao tới. Nhưng ông già đã tắt thở. Cảnh sát mở cuộc điều tra.
    Cảnh sát trưởng yêu cầu để xác ông già tại hiện trường một lát để khám nghiệm. Vừa bước lên thềm hành lang Shiloni nhận thấy ngay: một góc chiếc bàn của ông già bị thủng. Quanh lỗ thủng, gỗ cháy xém: không nghi ngờ gì nữa, vụ nổ phát ra từ chỗ này.
    Thi thể ông già nằm dưới chiếc ghế lật ngửa. Quan sát tư thế xác chết có thể thấy lúc đó ông đang ngồi tại bàn.
    Các vết thương đều ở phần trên chứng tỏ nạn nhân ở rất gần vật nổ. Và chỉ phía trước bị, sau lưng vẫn nguyên vẹn, trên mặt có bụi khói.
    Trong khi thợ ảnh chụp các bức hình cần thiết, một chuyên viên hỏa khí được gọi tới. Sau một hôi tìm kiếm, anh ta lượm được giữa đống đổ nát tung tóe khắp hành lang nhiều mảnh lựu đạn, thứ lự đạn quân đội Israel vẫn dùng. Chắc chắn đây là hung khí gây án.
    Cảnh sát trưởng tìm hiểu về nạn nhân qua lời khai của các tín đồ và vài người sống gần đền. Chưa có điều kiện gặp gia quyến ông già vì bà vợ đi xa, ba người con đều đã trưởng thành mỗi người sống mỗi nơi.
    Điều đầu tiên khiến cảnh sát trưởng để ý là thái độ sửng sốt, thậm chí kinh hoàng của tất cả những người ông hỏi chuyện. Không ai có thể tìm trong trí nhớ mình một điều gì cho thấy đây là một vụ trả thù báo oán. Vì ông già gác đền sống rất thầm lặng, rất ít nhu cầu, chỉ có vài ba người bạn, không ai thù ghét. Hơn nữa, hồi này chưa hề có những vụ gọi là mưu sát chính trị. Vậy kẻ nào đã ném lựu đạn vào ông già hiền như đất này? Thật vô lý. Cũng vô lý nốt nếu đặt giả thuyết: con người bình dị, ngoan đạo này tự sát. Cảnh sát trưởng mỗi lần nghe bà con nói thế đều gật gù: ?oĐồng ý, đồng ý? Các vị nói chí lý. Nhưng rõ ràng ông già đã chết rồi!?
    Cảnh sát trưởng Shiloni thuộc loại cảnh sát chịu khó nghiền ngẫm, vẫn suy nghĩ đến công việc sau khi hết giờ làm trở về nhà, cả khi ngồi ăn cho tới khi lên giường ngủ. Giữa nửa đêm ông chợt thức giấc tự hỏi: ?oHay chết vì tai nạn??
    Quả nhiên sáng hôm sau, mọi người đều nói: ?oĐúng, đúng, rất có thể, ông già này vốn rất thích nghành cơ giới?? ?oPhải, phải chắc chắn rồi, ông ta vớ được cái gì cũng táy máy tháo ra lắp vào??
    Cảnh sát trưởng trình bày giả thuyết của mình cho bác sỹ pháp y khi bước vào sân rực nắng.
    - Rất có thể ông già đáng thương lượm đầu được trái lựu đạn và làm nổ khi tháo ra coi.
    Vị bác sỹ tuy thấy giả thuyết khá phù hợp với kết quả điều tra nhưng ông không tỏ ra hài lòng. Cảnh sát trưởng hỏi:
    - Bác sỹ không đồng ý với tôi?
    - Không. Nhưng không biết tại sao mình không đồng ý.
    Lát sau, bác sỹ gạt gù:
    - À có, có biết tại sao. Nếu lựu đạn nổ trên tay ông già, tất nhiên bàn tay chí tít vài ngón tay phải bị toạc hết, Đằng này, cả hai bàn tay vẫn lành lặn.
    Đến lượt chuyên viên hỏa khí có ý kiến. Anh vừa tìm thấy chiếc mỏ vịt, nhưng thấy lạ: nó bị cong queo, sứt mẻ nhiều chỗ.
    - Không bình thường chút nào, anh nói. Trong loại tai nạn như thế này bao giờ chiếc mỏ vịt cũng còn nguyện.
    Cảnh sát trưởng hỏi:
    - Vậy anh kết luận thế nào?
    - Nó thế này vì có cái gì giữ nó lại không cho văng xa ngay. Có cái gì đó giữ nó ở cạnh khi lựu đạn nổ.
    Một điểm nữa khiến chuyên viên càng thắc mắc: từ lúc tám giờ sáng tời giờ anh dùng thanh nam châm cực mạnh dò tìm chiếc chốt an toàn của lựu đạn mà không thấy. Điều này cũng không bình thường: dù lựu đạn bị ông già tháo, hay không tháo thì vòng chốt vẫn phải ở gần đâu đây?
    Mặt khác Shiloni còn nhớ: cách đây mười bốn tháng, vào lúc chiều, một trái lựu đạn đã phát nổ bên ngoài đền khoảng một trăm mét làm ba người qua đường bị thương nặng. Tuy cuộc điều tra được tiến hành gắt gao nhưng vẫn không lần ra manh mối: nguyên nhân, thủ phạm cho tới lúc này vẫn còn nằm trong bí ẩn. Hai vụ nổ lựu đạn tại cùng một nơi, thật khó cho là do trùng hợp ngẫu nhiên.
    Được songtunu sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 29/10/2005
  2. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    ÔNG GIÀ GÁC ĐỀN THỜ
    (Truyện Jérusalem - tiếp)​

    Buổi chiều, khám xét tỉ mỉ hiện trương, cảnh sát trưởng phát hiện trên tường hành lang và trên bàn có chất keo nhớp nháp. Một giờ sau, phòng xét nghiệm xác định: chất kẹo.
    Vừa lúc một người tóc bạc dựng xe đạp vào vách tường ngôi đền, bấm chuông rồi bảo tu sĩ vừa ra mở cửa: cần gặp cảnh sát trưởng Shiloni.
    Người thợ sửa ống nước sáu mươi tuổi ngụ gần đó là bạn thân của ông già gác đền. Ông cho biết: trước vụ nổ khoảng một tiếng hai người vẫn còn ngồi nói chuyện vãn với nhau trong hành lang. Shiloni hỏi:
    - Lúc đó ông già có mân mê trái lựu đạn nào không?
    - Không.
    - Ông già có khoe lượm được lựu đạn không?
    - Không? Đang trò chuyện thì có người đi xe đạp mang tới chiếc hộp carton buộc kỹ, có chiếc bì thư nhỏ ghim bên ngoài. Bạn tôi nói: ?oChu đáo quá. Nhà S. gửi quà tặng?.
    - Sao nữa?
    - Bạn tôi đặt chiếc hộp lên bàn, không mở ra.
    Bác thợ ống nước được dẫn về đồn, tới trước các vật chứng tìm được ngoài hành lang đến, trong đó có vài mảnh carton và tấm bưu thiếp viết tay của nhà S, tất cả đều cháy xém. Cảnh sát trưởng đưa bác thợ già xem các mảnh carton. Đây là loại hộp đựng kem cạo râu rất thông dụng. Nhưng Shiloni tin chắc: không ai lại gửi tặng ông già một hộp đầy ống kem cạo râu. Có lẽ hộp này đựng kẹo.
    Bác thợ nhận ngay ra chiếc hộp, qua màu sắc kích thước tờ nhãn hiệu.
    - Lúc nhận tấm danh thiếp nhà S. bạn bác có tỏ vẻ ngạc nhiên không?
    - Không.
    - Vậy là họ đã quen biết nhau.
    Cảnh sát truởng vọt lên xe chạy thẳng tới nhà S. Hai Vợ chồng nhà này là những viên chức bình thường, an phận, ông chồng đã già, khắc khổ, bà vợ dịu dàng, rụt rè. Khó có thể cho rằng họ liên quan ít nhiều tới án mạng.
    Họ khai có quen ông già gác đền, nhưng không gửi kẹo mà cũng không gửi bưu kiên nào khác cho ông. Khi cảnh sát trưởng chìa tấm danh thiếp, hai ông bà già đều không nhận là chữ họ viết.
    - Nạn nhân có quen một gia đình S. nào khác không?
    - Theo chỗ chúng tôi biết thì không.
    Shiloni cho lập ngay bảng kê tất cả các gia đình có tên bắt đầu bằng S. ở Jérusalem. Có gần sáu chục người. Sau 48 tiếng, tất cả đều được thăm hỏi nhưng không ai nhận ra gói quà và chữ viết, tất cả đều không quen biết nạn nhân.
    Shiloni cho tìm người bán hộp quà. Kẹo đựng trong hộp kem cạo râu, chắc mua trong một tiệm thực phẩm.
    Trước hết cảnh sát dò tìm trong khu vực gần đền, khoảng hai chục tiệm và thẩm vấn một số nhân viên giao hàng. bốn ngày sau Shiloni mới được cấp báo: đã tìm thấy tiệm có khách tới mua kẹo đúng ngày vụ nổ, hơn nữa, cậu giao hàng còn nhớ mang máng có mang tới ông già gác đền một một quà.
    Được songtunu sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 29/10/2005
  3. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    ÔNG GIÀ GÁC ĐỀN THỜ
    (Truyện Jérusalem - tiếp)​
    Tới tiệm thực phẩm nhỏ, cảnh sát trưởng gặp ngay chủ tiệm thấp bé, khoác blu xám, đứng thẳng sau quầy run lập cập.
    Ông ta nhớ lại: sáng bữa đó có đôi trai gái còn trẻ, khoảng hai mươi hai lăm tới mua bốn bịch kẹo đựng trong giấy bóng kính. Cô gái đòi một chiếc hộp carton rống. Ông đưa chiếc vừa đựng bốn bịch kẹo nhưng cô ta không ưng. Ông bèn đổi chiếc hộp đựng kem cạo râu. Ông còn nhớ đã bảo cô gái: ?oMùi kem không ảnh hưởng gì vì kẹo bọc kín trong giấy bóng kính?.
    - Tại sao cô gái không lấy chiệc hộp đựng kẹo cũ?
    - Cô ta chê nhỏ.
    - Cho bốn bịch kẹo không vừa?
    - Vừa chứ! Nhưng chắc cô ta muốn bỏ thêm thứ gì vào.
    Mua xong cô gái ngỏ ý muốn người của tiệm mang hàng đi giao, nhưng cậu giao hàng không có nhà. Hai người ra về. Một giờ sau, cô gái trở lại một mình, nằn nì đòi tiệm cử người mang đi giùm, cô không kiếm ra ai khác. Chủ tiệm nhận lại chiếc hộp có dây cột chặt, ghim chiếc bì nhỏ đề địa chỉ người nhận: Ông già gác đền Ratisbonne. Cô gái cảm ơn và đi vào lúc giữa trưa. Chiếc hộp được giao vài giờ sau.
    Chủ tiệm cuống cuồng cáo lỗi khi cảnh sát trưởng yêu cầu tả nhận dạng đôi trai gái. Ông chỉ nhớ đôi nét lờ mờ và không dám chắc sẽ nhận diện được họ. Nét nhớ rõ nhất: chàng trai rất cao lớn. Nghe xong cảnh sát trưởng rất đỗi băn khoăn: lẽ nào hung thủ là con gái? Lý do nào có thể xui khiến cô ta hạ sát ông già hiền lành vô tội? Hơn nữa, lại dùng lựu đạn, một thứ vũ khí xưa nay phụ nữ rất ít sử dụng.
    Cuộc điều tra các gia đình mang tên S. vẫn tiếp tục nhưng không có kết quả gì. Cảnh sát trưởng thấy phải tìm hiểu cuộc sống riêng; hoàn cảnh gia đình ông fìa gác đền vì rõ ràng hung thủ, nếu có, phải nắm vững thói quen và các mối giao du của ông. Nếu không, sao lại gửi tặng kẹo nhân danh gia đình S? Khốn nỗi bà vợ và con trai lớn đang đi xa nên chưa có cách tìm hiểu những uẩn khúc đó. Trong khi bà con lối xóm, công luận, tất cả đều một mực cho rằng ông già chết vì táy máy tháo lựu đạn, hộp kẹo chỉ là tình cờ.
    Chỉ một mình cảnh sát trưởng vẫn bị ám ảnh bởi câu hỏi: đàn bà con gái sao lại dùng lựu đạn?
    Một tuần trôi qua. Shiloni vẫn do dự không muốn xếp vụ này vào hồ sơ ?oTai nạn?. Ông có lý, vì sang ngày thứ tám, mọi chuyện chuyển hướng hoàn toàn. Một tu sĩ trong đền Ratisbonne xin gặp cảnh sát trưởng và trao lá thư gửi cho con trai ông gác đền nhưng đề địa chỉ của ông già. Lá thư cộc lốc, đánh máy, nặc danh: ?oMày phải chịu trách nhiệm về cái chết của ******?. Ngoài bì đóng dấu bưu điện Haifa.
    Lựu đạn không pahỉ thứ hung khí của đàn bà, nhưng thư nặc danh nói chung là thứ vũ khí họ thường sử dụng. Có thư nặc danh, tức là có ám ảnh, ganh tỵ, hoặc oán hận, trả thù?
    Cuộc điều tra chuyển sang người con trai lớn. Anh ta vẫn đang ở xa, nhưng cảnh sát dễ dàng phát hiện: cách đây vài năm anh ta quan hệ với một cô gái, sau hai năm thì cắt đứt không rõ nguyên nhân. Đến năm vừa rồi anh ta cưới vợ và tới ở rể nhà bố mẹ vợ. Shiloni tới nhà Denise, cô gái thứ nhất. Không được tin tức gì hơn, không thấy gì khả nghi trong nhà họ. Hai ông bà chỉ có biết: Denise làm việc ở Haifa, gần như mỗi tuần đều về thăm nhà nhưng không biết cô có mặt ở Jé rúalem hay không bữa xảy ra vụ nổ.
    Vài giờ sau, Shiloni đi cùng một chuyên viên máy chữ tới Haifa gặp Denise vừa được mời tới đồn cảnh sát.
    Cô gái mảnh mai, nhỏ con, tóc màu hạt dẻ, mắt xanh, tỏ vẻ bình tĩnh, ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành rộng. Trông như con búp bê, khó có thể hình dung cô ta dám dùng lựu đạn.
    - Ngày 12 tháng Chín cô có mặt ở Jérusalem chứ?
    - Có.
    - Cô biết ngày đó xảy ra vụ mưu sát ông già gác đền Ratisbonne?
    - Vâng.
    - Cô có biết ông già không?
    - Biết, nhưng không gặp từ hai năm nay.
    - Cô tới rồi ra đi lúc nào?
    - Tới hôm trước, ra đi lúc giữa trưa hôm xảy ra vụ án.
    - Cô có tới mua kẹo không?
    Cô gái tròn xoe cặp mắt xanh ngạc nhiên.
    - Kẹo à? Để tôi nhớ lại. Không? Tôi đâu có ăn kẹo hồi nào.
    - Sáng hôm xảy ra vụ đó, cô làm gì?
    - Ở với anh bạn, người thành phố Tel Aviv.
    Cô gái trả lời nhanh lẹ, tỏ vẻ tự tin. Viên cảnh sát tới xét phòng riêng của cô ngoài phố báo cáo với cảnh sát trưởng qua điện thoại: không thấy gì khả nghi.
    Chuyên viên máy chữ mở hé cửa gọi cảnh sát trửong, thì thầm:
    - Tìm thấy máy chữ đã đánh lá thư nặc danh.
    - Máy của cô này?
    - Không. Của một đồng nghiệp trong công ty cô ta làm việc.
    Cảnh sảt trưởng quay lại nhìn cô gái, do dự giây lát trước vẻ yếu ớt, thơ ngây của cô bé:
    - Tôi buộc phải đưa cô về Jérusalem vì nghi cô tham gia vụ mưu sát ngày 12 tháng Chín.
    Trên xe, nước mắt chảy ràn rụa từ đôi mắt biếc như đôi mắt đứa trẻ bị bỏ rơi, trông thật tội nghiệp. Cảnh sát trưởng trấn an Denise:
    - Tôi cần tìm đúng kẻ đã xuống tay. Nếu cô không liên can, tôi sẽ làm hết mình để chứng minh điều đó.
    Cô gái nhìn ông bằng cặp mắt tràn trề biết ơn.
    - Xin đa tạ. Ông chắc biết tôi không thể làm chuyện này.
  4. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    ÔNG GIÀ GÁC ĐỀN THỜ
    (Truyện Jérusalem - tiếp theo và hết)​
    Dọc đường, xe dừng ở Tel Aviv để cảnh sát trưởng gặp chàng trai đã ở cùng Denise sáng 12.
    Anh ta khai: có gặp Denise trong vài giờ, nhưng không biết chuyện hộp kẹo. Và thú nhận mình có một trái lựu đạn đã tháo thuốc, vật lưu niệm mấy năm nghĩa vụ quân sự.
    Cảnh sát trưởng lưỡng lự hồi lâu rồi quyết định không đưa chàng này về Jé rusalem. Chủ tiệm thực phẩm khai gã cùng đi với Denise cao lớn, nhưng anh chàng này thì nhỏ thó.
    Sáng hôm sau, cảnh sát trưởng tiếp tục thẩm vấn cô gái. Cô vẫn khăng khăng mình vô tội.
    Hai người xem kỹ các lá thư, các tấm hình tịch thu ở nhà bố mẹ cô tại Jé rusalem.
    - Ai đây?
    - Anh trai một cô bạn thân.
    - Cô với anh ta quan hệ thế nào?
    - Có lẽ anh ấy yêu tôi? Tôi cũng yêu? Nhưng chỉ có thế? Mấy lại, anh ấy cưới vợ năm rồi.
    - Còn người này?
    - Với anh này thì có phần sâu hơn? Nhưng đi nghĩa vụ rồi.
    Con búp bê mảnh mai này thế mà lắm cuộc tình! Cô ta không ngần ngại thổ lộ, bình luận về từng lá thư, tứng bức hình cho cảnh sát trưởng nghe. Tuy vậy, khi giở tới một bức, bất chợt Denise tỏ vẻ ngập ngừng, bối rối trong một thoáng. Hình chụp một anh chàng khoảng hai lăm, đẹp trai, rất cao lớn, tóc nâu, trên hình ghi tặng ?oNhiều âu yếm?.
    Cô gái trấn tĩnh lại.
    - Một chàng nhà báo quen từ lâu. Chàng mê tôi. Thế thôi.
    Cảnh sát trưởng thấy cần kiểm tra kỹ xem sao. Ông để Denise lại, tới gặp chàng nhà báo. Anh ta khai: Sáng bữa nổ lựu đạn, anh gặp Denise vốn là chỗ quen thân cũ. Cô rủ anh cùng đi tới tiệm thực phẩm mua kẹo. Sau đó, trong lúc hai người đang ở trong phòng Denise nhân lúc bố mẹ cô không có nhà, cô ta bỏ thêm vật gì vào hộp kẹo nhưng anh không quan tâm. Rồi cô ta ra đi, nói là đi gửi hộp kẹo.
    Cũng trong buổi sáng này, chuyên viên mặt chữ xác định: chữ viết trên danh thiếp gửi kèm hộp kẹo đúng là chữ cô gái.
    Khi trở lại gặp Denise vẫn đang thu mình nhỏ nhoi trên chiếc ghế bành rộng lớn, cảnh sát tưởng thuật lại hai phát hiện vừa rồi và chờ cô thanh minh: Sau này, Shiloni tâm sự: ?oLúc đó, tôi mong chờ một phép lạ diệu kỳ.. Nhưng không, sự thật ghê tởm, sự thật kinh hoàng được thốt ra ráo hoảnh, bằng một giọng đều đều, không lẫn giọt nước mắt nào??
    ? Sau khi bị người tình hắt hủi. Denise rắp tâm trả thù. Nhưng năm trước đây, chàng trai đã đi khỏi nước nhà trước khi cô ả kịp ra tay. Ả quyết định: giết bố anh ta, ông già gác đền Ratisbonne. Được anh chàng nhà báo tiếp tay, ả làm chiếc hộp gỗ, đặt trái lựu đạn vào. Lựu đạn đã tháo chốt an toàn, mỏ vịt chỉ còn được nắp hộp được buộc dây thật chắc giữ cho khỏi bật ra.
    Ả thản nhiên giải thích với cảnh sát trưởng: ?oChưa cởi dây buộc, chưa có chuyện gì. Khi mở dây, mỏ vịt bung ra, kim hỏa đập ngay vào ngòi nổ?. Chiếc hộp gỗ được giấu kín giữa các gói kẹo.
    Lựu đạn kiếm ở đâu? Do một người tình khác, một chú lính. Bị thẩm vấn ngay trong ngày, chú này nhận có yêu cô gái, và để chiều ý cô, chú đã chôm một trái nổ của đơn vị, không ngờ tới chuyện cô ả định giết ông già. Cảnh sát trưởng hỏi thêm: đã đưa cho Denise mấy trái? Chú lính do dự giây lát rồi thú nhận: trước đó đã tặng một.
    Cách đây mười bốn tháng, Denise đã đòi chú lính mang cho cô một trái lựu đạn. Chú đã nghe cô kể mối tình đầu dang dở. Một buổi chiều kia, cô cậu cùng dạo chơi gần ngôi đền, cô ả thủ sẵn lựu đạn trong người. Bất chợt cô kêu lên: ?oNó kìa! Ném lựu đạn!? Ả dúi nó vào tay, chú lính ném đi rồi hai anh ả kéo nhau chạy. Mây ngày sau chú mới biết kết quả: ba người bị thuowng nặng trong đó? không có người tình của Denise.
    Vậy đó! Con búp bê mảnh mai, cô thiếu nữ nhỏ nhắn mắt biếc? thực ra là một nữ quái. Thích được tán tỉnh, có hàng đống tình nhân, cô ả không tha thứ những kẻ thờ ơ hoặc phản bội. Một nữ chiến binh hung dữ của thói ham mê tình ái dễ hờn ghen.
  5. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ)​
    Trên đường băng sân bay Roosevelt ở Long Island bên Hoa Kỳ, một chiếc máy bay sắp cất cánh.
    Máy bay không có gì khác thường: kiểu nhỏ, một động cơ, loại máy bay vẫn thấy hàng ngày trên các sân bay hồi những năm 20 của thế kỷ này.
    Điều khác thường nằm ở đích đến của nó: Paris. Máy bay sẽ vượt Đại Tây dương, điều từ trước tới lúc này chưa ai làm nổi. Trên khoang lái chỉ có một thanh niên hai mươi lăm tuổi. Với đôi mắt sáng, mái tóc bờm xờm trông càng trẻ hơn tuổi.
    Mấy người đứng xem lẩm bẩm bảo nhau khi máy bay lao ra biển, bay khuất đường chân trời:
    - Tay này điên!
    Bảy giờ sáng ngày 20 tháng Năm năm 1927, chàng ?ođiên? hạ cánh xuống sân bay Bourget sau ba mươi ba giờ ba mươi phút bay. Trong một chớp mắt của lịch sử, chàng trai vụt trở thành người nổi tiếng nhất thời đó, thành một anh hùng huyền thoại.
    Năm năm sau, Charles Lindbergh lại có một cuộc gặp thứ hai với lịch sử, lần này là một cuộc gặp bi thảm?
    Bữa người chiến thắng Đại Tây dương trở về, công chúng Mỹ hân hoan đến cuồng nhiệt. Vị anh hùng trẻ tuổi khiêm tốn, niềm nở nên càng chinh phục mạnh lòng mến mộ của mọi người. Tháng Năm năm 1929, khi anh cưới Anne Morrow xinh đẹp, con gái cựu đại sứ Mỹ ở Mêhicô, hầu như cả nước coi đây là một lễ hội chung. Và khi cậu con đầu lòng của họ ra đời ngày 27 tháng Sáu năm 1930, nhà nhà đều coi là tin mừng của chính gia đình mình. Một tờ báo viết ?oLindbergh đã cho nước Mỹ chúng ta một đứa con trai?. Hai vợ chồng đặt tên con là Charles Lindbergh.
    Nhưng ánh hào quang rực rỡ mau chóng trở thành gánh nặng cho đôi vợi chồng trẻ. Mỗi bước đi là một bước bị săn đón: hàng chục, có khi nhà trăm người đeo bám sau lưng, vây kín xung quanh, túc trực trước cửa nhà riêng. Lindbergh phải tính chuyện tìm một nơi ẩn dật, tránh xa đám đông?
    Nhờ có dịp bay nhiều lần trên lãnh thổ Hoa Kỳ, anh nhắm được một địa điểm lý tưởng: một vùng rừng núi thuộc New Jersey. Trên đỉnh ngọn đồi có khoảnh đất rộng xung quanh là cánh đồng, bãi cỏ. Thị trấn gần nhất, Hopewell, cũng cách đây nhiều cây số. Đường xá thuộc loại hai, khó lưu thông. Đại tá Lindbergh vừa được thăng cấp - quyết định xây tổ ấm tại đây.
    Ngôi nhà ở Hopewell mọc rất nham. Chỉ đơn giản thôi: một trệt một lầu. Dưới tầng trệt có phòng ăn, phòng khách, phòng làm việc và mấy gian phụ. Trên lâu là các phòng ngủ.

    Hai vợ chồng dọn tới ở từ đầu năm, tuy cho tới bữa hôm nay mùng 1 tháng Ba năm 1932, ngôi nhà vẫn chưa hoàn tất. Bé Charles đáng lẽ về chơi với ngoại nhưng không được khỏe nên ở lại nhà. Bệnh không có gì đáng ngại, bé chỉ cảm lạnh sơ sơ, nhưng bố mẹ cẩn thận giữ lại để tiện chăm sóc.
    Lúc bảy giờ tối, cô bảo mẫu xinh đẹp Betty Gow hai mươi bảy tuổi, người Anh, tắm cho bé. Cô nghĩ: bé đã đỡ, không đáng lo. Tắm xong cô choàng thêm bộ đồ ngủ bằng len ra ngoài sơmi, đặt bé nằm ngủ, dùng kim băng ghim chặt các mép chân cho khỏi tụt. Cô hôn thằng nhỏ rồi ra khỏi phòng.
    Lúc tám giờ, Betty quay lại. Charles đang ngủ ngon giấc. Thấy cửa sổ chưa đóng, cô tới đẩy mạnh cánh cửa nhưng gỗ tươi trương nở không đóng chặt được, Betty để mở hé vì thấy trời không lạnh lắm.
    Cơn cảm nhẹ giữ chân đứa bé, cánh cửa sổ không đóng kín.. toàn những điều nhỏ nhặt không quan trọng. Vậy mà lại là đầu mối dẫn tới một trong mấy vụ án gây xôn xao nhất thế kỷ này, để lại những dấu hỏi gần 70 năm sau vẫn chưa có lời giải đáp. Và có lẽ không bao giờ có?
    Vào khoảng trước mười hai giờ đêm, hai vợ chồng Lindbergh đang ngồi uống café trong phòng khách chợt nghe tiếng động ngoài nhà. Nhưng họ không bận tâm: chắc cành khô rớt ngoài vườn thôi. Vài phút sau, Anne lên gác ngủ, đại tá vào phòng làm việc.
    Cô Betty trở lại phòng bé Charles lần nữa cho chắc dạ. Giường Charles trống trơn. Lúc đó cô bảo mẫu không thể nghĩ có chuyện gì khác: bà chủ đã vào mang con về phòng mình. Cô tới gõ cửa phòng Anne: Không có Charles trong đó. Cả hai người chột dạ, chạy vội xuống tầng dưới, tông cửa phòng làm việc. Lindbergh đang ngồi viết. Không có Charles trong phòng.
    Ba người hốt hoảng chạy vội lên cầu thang, vào phòng trẻ? Và hiểu ngay ra: dưới sàn có vết bùn, ngoài cửa sổ có chiếc thang dựa bờ tường, trên lò sưởi hơi gần chiếc cửa sổ có chiếc bì thư nhỏ. Charles Lindbergh đã bị bắt cóc!
  6. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ - tiếp)​
    Vài phút sau cảnh sát đã có mặt. Dấu vết trên hiện trường rất dễ xác minh. Nhất là lá thư bằng tiếng Anh viết tay, lời lẽ kỳ cục, đầy lỗi chính tả, tạm dịch:
    ?oÔng thân mến!
    Thu xếp 50.000 đô, 25.000 bằng giấy hai chục, 15.000 bằng giấy một chục, 10.000 bằng giấy năm đô. Sau hai bốn ngày sẽ bảo chỗ nộp. Không được báo cảnh sát, không nói năng gì. Thằng nhỏ được coi sóc tôt. Thư bọn này gửi cho ông mang chữ ký dưới đây??

    Không có chữ ký, chỉ có một hình vẽ quái dị: hai vòng tròn một xanh một đỏ ngoắc vào nhau, mỗi vòng có 3 lỗ thủng.
    Không phải chuyên viên cũng thấy ngay kẻ viết bức thư là người nước ngoài, chắc người Đức. Vì đáng lẽ viết ?otốt? theo tiếng Anh là ?ogood? thì hắn lại viết tiếng Đức ?ogut?.
    Trên thư không có vân tay. Các vết bùn cũng không nói lên điều gì. Tên, hoặc những tên hung thủ, chắc đã bọc giầy trong những chiếc tất. Chỉ có cái thang đáng chú ý. Thang có kết cấu rất đặc biệt: có thể tháo rời thành ba đoạn. Loại thang không có bán trên thị trường mà được chế tạo thủ công với chất lượng tuyệt hảo, chắc là tác phẩm của một tay thợ chuyên nghiệp rất lành nghề. Hơn nữa, thanh thứ sáu kể từ dưới lên bị gẫy khiến hung thủ té ngã để lại dấu trên bùn và gây tiếng động mà hai vợ chồng Lindbergh ngồi trong phòng khách đã nghe. Gần chân thang, cảnh sát lượm được chiếc đục thợ mộc.
    Những dấu vết và vật chứng ban đầu cho thấy: có thể hung thủ là thợ mộc, người gốc Đức. Tất nhiên, nếu những thứ đó không do nó cố ý tạo ra để đánh lạc hướng điều tra.
    Sáng hôm sau, đại tá Lindbergh mang bộ mặt căng thẳng, xanh rớt tới cuộc họp báo. Ông tuyên bố sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu sách, hứa không làm bọn bắt cóc bị cảnh sát quấy rầy. Điều ao ước duy nhâta của ông bà là lại được ôm thằng con vào lòng.
    Niềm xúc động của người dân Mỹ, của người các nước trên thế giới thật mãnh liệt. Hàng ngàn thư, điện tới tấp gửi về Hopewell, trong đó có cả thư thăm hỏi của tổng thống mỹ và nhiều nguyên thủ quốc gia.
    Công chúng Mỹ coi đây là một thách đố, một sỉ nhục với mỗi cá nhân. Hàng ngàn người tình nguyện trở thành thám tử. Cơ quan cảnh sát bị ngập dưới vô vàn lời tố giác mơ hồ, bối rối trước vô số đầu mồi giả. Họ tiến hành cuộc điều tra trong những điều kiện rối mù, trong không khí hoang mang cực độ của dân chúng, nên vụ án trở nên cực kỳ khó khăn, một trong những vụ khó nhất lịch sử Hoa Kỳ.
    Trước tiên họ tìm dấu vết hung thủ trong số người giúp việc gia đình Lindbergh. Cảnh sát cho rằng: hung thủ có tay trong là điều hiển nhiên. Nếu không, làm sao nó biết đích xác phòng ngủ của đứa bé, nhất là biết rõ tối đó nó ở lại nhà chứ không tới chỗ ông bà ngoại, Nhưung đại tá Lindbergh lại hoàn toàn tin tưởng những người giúp việc, cấm cảnh sát thẩm vấn họ. Sau này, thái độ kỳ cục của ông bị chê trách mạnh và gây nên nhiều lời đồn đại?
    Trước mắt, do bị ngăn tiếp xúc với người làm, cảnh sát tập trung vào nhân vật gần gũi với đối tượng đó: chàng lính thủy người Nauy tên Henry Jonhson, lái xe cũ của Lindbergh hiện đang là tình nhân của cô bảo mẫu Betty Gow. Anh ta đã tới đây ngày 28 tháng Hai, và hẹn sẽ trở lại ngày 1 tháng Ba, ngày xảy ra vụ bắt cóc. Nhưng chiều hôm ấy anh gọi điện cho Betty báo hoãn nhưng không nói lý do. Chừng ấy đủ cho cảnh sát bắt giữ Henry ngày 4 tháng Ba. Hơn nữa, cảnh sát có thêm hai bằng chứng khiến họ càng nghi ngờ: nhiều nhân chứng đã nhìn thấy họ càng nghi ngờ: nhiều nhân chứng đã nhìn thấy vào đúng buổi chiều hôm đó một chiếc Chrysler xanh lá cây đỗ gần biệt thự Lindbergh. Henry cũng có một Chrysler xanh lá cây. Khám xe, thấy trong cốp có? một chai sữa.
  7. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ - tiếp)​
    Thủy thủ uống sữa là chuyện khó tin. Đúng là của thằng nhỏ. Cảnh sát tra hỏi Henry khá mạnh tay trong lúc đường phố nổi loạn. Đám đông tức giận định xông vào đồn:
    - Không cần xét xử! Treo cổ nó lên! Xé xác nó ra bà con ơi!
    Cảnh sát phải đàn áp dữ dội mới giải tán hết. Thật vô cùng may mắn cho Henry, anh ta có bằng chứng ngoại phạm không thể bác bỏ: cả ngày lẫn đêm mùng 1 tháng Ba anh đều ở tại gia đình cho trọ, rất đông người xác nhận như vậy. Sữa là thức uống thường ngày của anh. Là thủy thủ mà lại giải khát bằng sữa, suýt nữa Henry phải trả giá đắt.
    Trong lúc đó, vợ chồng Lindbergh nhận được bức thông điệp thứ hai, cũng có hai vòng tròn thủng lỗ:
    ?oĐã dặn không được báo cảnh sát. Nhưng mấy người báo, nên phải chịu hậu quả. Tiền chuộc từ 50.000 lên 70.000 đô?
    Đúng lúc này cảnh sát thấy xuất hiện một khách quen: Al One.
    Tên cướp khét tiếng đang đếm lịch trong nhà tù Cook Country, nhưng dư âm của nó còn lớn đến mức một thám tử không ngần ngại tuyên bố với báo chí rằng chính nó đã tổ chức, chỉ huy vụ bắt cóc từ nơi giam giữ.
    Al One không bỏ lỡ dịp tốt. Nó viết đơn cho tổng thống Mỹ cam đoan biết rõ nội vụ từ đầu và sẵn sàng khai hết. Với hai điều kiện: phải thả nó ra, và duy trì đạo luật Cấm Rượu.
    Chẳng cần nhiều thì giờ điều tra, nhà chức trách biết ngay Al One chỉ là tên đại bịp, nó chẳng biết chút gì hết. Họ để nó ngồi yên trong rù, cuộc điều tra lại bắt đầu từ số không.
    Ngày 8 tháng Ba, một tuần sau vụ bắt cóc, vợ chồng Lindbergh vẫn không liên lạc được với bọn cướp. Họ tuyệt vọng, biết rằng mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày giảm bớt khả năng thấy lại đứa con còn sống. Họ nhờ đăng lên báo lời kêu gọi thảm thiết:
    ?oVợ chồng chúng tôi xin được tiếp xúc với những người đã bắt cóc con chúng tôi. Xin cử cho một đại diện tới gặp người của chúng tôi, người này phải được các ông chấp thuận, nơi gặp do các ông ấn định.?
    Tới thời điểm này mới có đôi chút chuyển biến.
    Nhưng không do công của cảnh sát, mặc dầu họ đã huy động những lực lượng và những phương tiện lớn lao nhất từ trước tới giờ. Mà do sáng kiến có phần kỳ cục của một công dân Mỹ bình thường, một nhân vật bất ngờ và đặc biệt nhất trong câu chuyện này.
    Giáo sư Condon là con người lập dị, đãng trí, mơ mộng, một con người theo chủ nghĩa lạc quan cực đoan luôn cho rằng chỉ cần có đôi chút thiện chí là thay đổi được thế giới. Vị cựu giáo sư khoa sư phạm bảy mươi tư tuổi dùng thì giờ nghỉ hưu rảnh rỗi vào việc rèn luyện cơ thể và nghiên cứu thuật thần bí. Mọi người quý mến ông nhưng không tin tưởng lắm vào những gì ông làm.
    Như mọi người khác, giáo sư Condon rất phẫn nộ và cũng muốn giúp một tay. Ông tới tòa soạn tờ Bronx Home News, báo địa phương của Bronx ở ngoại ô New York nơi ông cư ngụ. Ông bảo các ký giả:
    - Mấy chú đăng ngay lên báo: tôi sẵn sàng làm trung gian tới gặp bọn cướp. Tôi cam đoan không phản chúng và xin góp 1.000 đô, toàn bộ số tiền dành dụm cả đời người, vào tiền chuộc.
  8. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ - tiếp)​
    Nhà báo thấy đề nghị của giáo sư già nực cười. Đã có biết bao nhân vật cao cấp trong giới tôn giáo, giới dân sự nhận đứng trung gian rồi, ông già lập dị này trông mong vào cái gì? Nhưng sẵn có thiện cảm với ông và thấy ông khẩn khoản rất chân thành rất cảm động, nhà báo đăng lên trang nhất số báo sớm hôm sau.
    Ngay hôm đó giáo sư Condon nhận được thư hồi âm của bọn cưốp. Thư gấp làm tư, đề ?oĐọc cho ông Lindbergh?. Giáo sư nhấc điện thoại, chờ khá lâu mới gặp được đại tá. Ông nói hết đầu đuôi. Đại tá Lindbergh không tỏ ra tin tưởng lắm, vì đã có không dưới mười cú phôn tương tự, tất cả đều do những kẻ thích đùa dai hoậc những tên lừa đảo. Hơn nữa, giáo sư lại là người không thật nghiêm túc.
    Thì ông hãy nghe đọc lá thư này xem sao?
    ?oThưa quý ông.
    Ông Condon làm trung gian coi bộ được. Hãy trao 70.000 đô cho ông ta. Coi chừng đó, đừng hòng giăng bẫy. Nhận đủ tiền sẽ bảo nơi đón thằng nhỏ.?
    Lindbergh bàn đặt một câu hỏi mà ông cho là có tính chất quyết định. Từ bữa nhận được lá thư của bọn bắt cóc, ông đã yêu cầu cảnh sát không tiết lộ cho báo chí một chi tiết quan trọng và không ai có thể bịa ra.
    - Ký tên ai?
    - Lạ lắm, ông đại tá! Không hẳn là chữ ký. Chỉ có một vòng tròn xanh và một vòng tròn đỏ, với ba lỗ thủng?
    - Giáo sư thuê ngay chiếc xe chạy tới Hopewell. Tôi chi tiền. Đi lẹ lên! Tôi van ông?
    Suốt một tháng sau, giáo sư Condon thương lượng với bọn cướp. Cuộc thương lượng đầy khó khăn, vì đại tá Lindbergh nhất định đòi cung cấp bằng chứng thằng nhỏ đang nằm trong tay chúng và số tiền chuộc chỉ có 50.000 chứ không phải 70.000 đôla.
    Mãi tới khi giáo sư Condon nhận được, qua bưu điện, bộ đồ ngủ tí xíu của đứa bé, đại tá Lindbergh mới quyết định: sẽ giao tiền chuộc ngay. Hai bên thỏa thuận ngày 2 tháng Tu, ban đêm, tại một nghĩa trang của New York. Cảnh sát chấp nhận thỉnh cầu của đại tá: không giăng bẫy, nhưng đòi ghi số tất cả mọi tờ giấy bạc.
    Xe đại tá chở giáo sư đõ trước cổng nghĩa trang. Một mình giáo sư len lỏi giữa các nấm mộ, ôm chặt vào ngực chiếc hộp đựng 50.000 đôla.
    Một bóng đen lầm lũi tới gần. Bắt đầu cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa vị giáo sư già đầy lòng nhân hậu với một trong những tên cướp ghê tởm nhất nước Mỹ.
    Trời sáng trăng. Tên cướp giấu kín mặt, chỉ chiếc hộp:
    - Đựng gì vậy?
    Nó nói giọng Đức đặc sệt:
    - 50.000 đô.
    - Phải đủ 70.000 đô.
    Giáo sư cố thuyết phục: vợ chồng Lindbergh không sao kiếm được hơn, thế này đã quá sức họ rồi.
    Rất lâu mới đi tới thỏa thuận. Tên cướp nhận chiếc hộp, trao lá thư nói địa điểm tìm đứa bé. Trước khi biến, nó ngoái cổ dặn: chỉ được mở sau ba tiếng.
    Di nhiên Lindbergh không chờ, ông mở ngay bì thư.
    ?oĐứa bé ở trên tàu Nelly, tàu nhỏ dài chừng 9 mét. Trên tàu có hai người. Cả hai không dính dấp chuyện này. Tàu ở giữa vịnh Horseneck và GuyHead, gần đảo Elisabeth?.
    Đại tá nhảy lên máy bay/ Tới nơi, hỏi dân địa phương thì không ai biết có con tàu Nelly. Bay rất nhiều vòng ngang dọc bờ biển, người bố đáng thương không tìm thấy dấu hiệu gì.
  9. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ - tiếp)​
    Ở Hopewell mọi người rất sung sướng trước kết cụ đầy may mắn, Một tiệc mừng lớn được chuẩn bị. Phòng thằng nhỏ sau bao tháng âm u bữa nay được thắp sáng trưng. Chiếc nôi đã sẵn sàng đón bé.
    Gần trưa Lindbergh mới về tới nhà. Chỉ có một mình.
    Ngày 6 tháng Tư, ông thừa nhận trước giới báo chí mình đã bị lừa. Và phát đơn kiện. Ngay lập tức, số các tờ bạc được thông báo cho mọi ngân hàng Mỹ và Canađa.
    Lindbergh lần theo đầu mối khác, hay đúng hơn, trở lại đầu mối cũ. Đó là John Hugues Curtis, chủ thuyền ở Norfolk, người đã tới kiếm đại tá từ ngày 22 tháng Ba trước. Bữa đó, cùng với John còn có hai nhân vật đáng kính: mục sư Dobson Peackok chủ trị nhà thờ Norfolk và đô đốc Burnage. John cho biết: một người tên Sam đã nhân danh bọn cướp liên lạc với ông, người này biết chỗ đứa bé đang ở? Hồi đó đại tá Lindbergh đang đặt hết hi vọng vào giáo sư Condon nên bỏ qua tin này. Sau đó , John và mục sư Peackok liên tục thông báo cho báo chí biết họ bí mật tiếp xúc nhiều lần với bọn cướp nhưng không được phép lộ chi tiết.
    Sau khi mất toi tiền chuộc, Lindbergh không thể nghĩ gì khác: có lẽ John nói đúng. Hơn nữa, vào đúng lúc này John vừa đưa ra một tuyên bố cực kỳ giật gân được mọi tờ báo đăng lên trang nhất: ông ta đang giữ một số tờ bạc trong khoản tiền chuộc, do bọn cướp đưa trên con tàu cá xanh bỏ neo trong vịnh Norfolk. Chúng có năm tên: ba đàn ông, hai đàn bà, đều là người Bắc Âu. Mọi chi tiết đều được John miêu tả tỉ mỉ: tên, nhân dạng, diễn biến vụ bắt cóc?
    Cảnh sát bỏ ngoài tai nhưng Lindbergh coi đây là hy vọng cuối cùng. Ông đưa John lên du thuyền chạy khắp vịnh Norfolk kiếm chiếc tàu cá màu xanh. Cuộc tìm kiếm diễn ra như một chiến dịch quân sự: ngoài du thuyền của viên phi công còn có ba thủy phi cơ, sáu diệt ngư lôi hạm, mười ba tàu cao tốc trang bị đại liên, năm chục tàu tuần tiễu? săn lùng suốt ba ngày đêm? Ngày thứ ba, mọi người mới té ngửa: ông mục sư trục trặc thần kinh và lão chủ thuyền háo danh bịa chuyện để được mọi người chú ý. Chiến dịch kết thúc trong thảm bại.
    Lindbergh kiệt sức trở về sau một ngày lênh đênh trên du thuyền. Trên bến, trung úy cảnh sát Richard đứng chờ sẵn. Anh bước tới:
    - Thưa đại tá, nên chấm dứt mọi tìm kiếm.
    - Sao? Tìm thấy thằng nhỏ rồi?
    - Vì? vì cháu chết rồi, thưa đại tá. Vừa tìm thấy xác cháu?
    Ngày 12 tháng Năm năm 1932, hai công nhân xe tải tới chở gỗ thấy trong cánh rừng ngay bên biệt thự Hopewell xác một đứa trẻ con. Cô bảo mẫu khẳng định quần áo trên thi thể đúng là của cậu bé Charles Auguste Lindbergh. Thế là hết!
  10. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TỘI DANH MỚI
    (Truyện Mỹ - tiếp)​
    Kết quả khám nghiệm càng làm tăng nỗi khủng khiếp. Tình trạng xác chết cho thấy đứa bé bị giết từ hơn tháng rưỡi trước, rất có thể ngay đêm bị bắt. Mọi cuộc mặc cả của bọn cướp chẳng qua chỉ là trò lừa bịp khốn nạn. Xương sọ đứa bé bị đập vỡ, có thể nó bị giết trong rừng, cũng có thể bị đập đầu xuống đất khi thang gãy?
    Toàn liên bang phẫn nộ thét to đòi trả thù. Lúc này cảnh sát có thể rảnh tay hoạt động, không còn phải thận trọng như khi đứa trẻ dường như đang sống trong tay bọn cướp. Hơn nữa, quốc hội vừa thông qua đạo luật khẩn cấp ?oLuật về vụ bắt cóc Lindbergh?, giao trách nhiệm cho FBI mởi điều tra trong mọi vụ bắt cóc. Trước khi có đạo luật này, bắt cóc ở địa phương nào chỉ do cảnh sát địa phương đó đảm trách.
    Đầu tháng Sáu năm 1932, xuất hiện yếu tố mới: các tờ bạc tiền chuộc lần lượt bị phát giác. Tên cướp khá thận trọng, hắn tiêu theo kiểu nhỏ giọt. Thỉnh thoảng mới có một ngân hàng tìm thấy một tờ khi kiểm tiền cuối ngày. Cái khó là truy lùng tìm kẻ mang nó tới. Đôi khi bắt giữ được một người thì lần nào cũng là một thương nhân lương thiện không nhớ ra ai đã trả cho mình tờ bạc đó.
    Tuy nhiên cảnh sát thấy một chi tiết đáng chú ý: Phần lớn các ngân hàng nhận loại bạc này đều nằm trong quận Bronx thuộc New York. Mà Bronx lại là nơi giáo sư Condon cư ngụ. Và ông đã đăng lời kêu gọi bọn cướp trên tờ báo địa phương. Như vậy, có nhiều khả năng nó là người nơi đây.
    Đầu mối xem ra có vẻ chắc ăn và dễ nhưng lại đặt ra nhiều trở ngại khó vượt qua. Trước hết, Bronx có hàng trăm ngàn cư dân trong đó có nhiều ngàn người mang dáng vẻ tương tự tên cướp. Sau nữa điều tra các ngoại kiều dù là người Ý, người Tàu hay người Đức sinh sống ở Mỹ xưa nay đều vô cùng khó. Họ thường bảo vệ lẫn nhau, hiếm khi tố giác kẻ bị tình nghi.
    Dorothy vậy, cảnh sát đi theo hướng trước đây đã tính đến: phát hiện tay trong của hung thủ ở đám người giúp việc nhà Lindbergh. Cô hầu phòng vợ đại tá, một cô tóc nâu kiều diễm hai mươi bảy tuổi, tên Violette Sharp được cảnh sát coi là người đó. Kiểm tra thấy đêm xảy ra vụ việc, cô ta không ở nhà mà chũng không cung cấp được bằng chứng ngoại phạm. Cảnh sát thẩm vấn gắt gáo. Thái độ Sharp tỏ ra khác thường: cam đoan tối đó tới chơi với ba người bạn nhưng nhất quyết không chịu kể tên. Chỉ cho biết: một trong ssó đó tên Ermest.
    Vừa bặn cảnh sát mới tóm cổ một gã tên Ermest Brinkert, nghi là thủ phạm. Khi đưa hình gã cho Sharp, cô ta òa khóc. Phải chăng cô thú nhận? Vì đêm đã khuya, cảnh sát hoãn cuộc thẩm vấn tới sáng hôm sau.
    Nhưng bữa sau đó, cảnh sát chẳng biết được gì thêm: mới nói được vài câu, Sharp xin vào toa-let. Lát sau, người ta thấy cô nằm chết trong đó: tự sát bằng thuốc độc cyanur. Phải chăng đây là minh chứng phạm tội? Hay là cách thẩm vấn thô bạo đã khiến cô gái dễ xúc cảm phải quyên sinh?

Chia sẻ trang này