1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những yếu tố làm nên một cuộc phỏng vấn thành công

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Katjusha, 18/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những yếu tố làm nên một cuộc phỏng vấn thành công

    Tiêu chuẩn đầu tiên của một bài báo là phải mang đến cho người đọc những thông tin mới. Bởi vây, bất cứ một bài báo nào cũng phải có ít nhất một cuộc phỏng vấn. Một bài viết không có phỏng vấn mà chỉ là tổng hợp tin tức từ media releases hoặc các bài báo, tài liệu khác thì dù có hay đến mấy cũng là không đạt tiêu chuẩn.

    Vậy phải làm như thế nào để có một bài phỏng vấn thành công?

    Ba yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của một bài phỏng vấn là: Ngôn ngữ và tác phong của phóng viên, Hiểu biết về chủ đề của cuộc phỏng vấn, Cách thức đặt câu hỏi.

    1.Ngôn ngữ và tác phong của phóng viên.
    Ngôn ngữ của người đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng mà trong đó, lịch sự và nghiêm túc là hai yếu tố đi hàng đầu.
    Khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn, đầu tiên phóng viên cần phải chủ động chào hỏi trước.
    Câu chào phổ biến nhất là "Xin chào". Ví dụ: Xin chào anh X", "Xin chào chị Y".
    Đối với người có học vị, học hàm thì phải cho thêm cả học vị, học hàm trước tên của họ, đồng thời cũng nên nói đủ cả họ và tên của họ ra. Ví dụ: "Xin chào tiến sĩ Nguyễn Văn X", "Xin chào giáo sư Lê Thị Y".
    Tiếp theo đó, phóng viên phải giới thiệu tên họ của mình và tên cơ quan báo chí nơi mình làm việc. Ví dụ: "Tôi là Trần Văn Z, phóng viên báo Lao Động".
    Sau đó, người phỏng viên phải giải thích sơ lược về chủ đề cuộc phỏng vấn mình đang sắp thực hiện. Trong phần này, phóng viên nên dùng đại từ nhân xưng "Chúng tôi" hơn là chỉ dùng "Tôi" mà thôi. Ví dụ: "Chúng tôi đang thực hiện một bài báo về vấn đề an toàn giao thông tại Hà Nội trong 6 tháng gần đây", "Trong số báo tới chúng tôi sẽ đăng một bài báo về vấn đề an toàn giao thông tại Hà Nội trong 6 tháng gần đây".
    Tiếp theo, phóng viên sẽ xin phép được thực hiện cuộc phỏng vấn. Đây phải là một câu xin phép rất lịch sự và gây cảm tình. Ví dụ:" Anh có thể vui lòng trả lời vài câu hỏi của chúng được không?", "Anh có thể cho phép chúng tôi thực hiện một cuộc phỏng vấn với anh có được không?". Không nên đặt những công hỏi gọn lỏn như "Anh có thể trả lời phỏng vấn tôi không?"- câu hỏi này vừa chưa đủ lịch sự, vừa làm cho người được phỏng vấn có cảm giác là phóng viên đang thử thách hiểu biết và khả năng trả lời phỏng vấn của họ chứ không phải quan tâm là họ có thời gian, hoặc có vui lòng trả lời phỏng vấn hay không.

    (Còn tiếp)
  2. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hiểu biết của phóng viên về chủ đề cuộc phỏng vấn
    Trước khi tiến hành phỏng vấn, phóng viên phải nắm được những thông tin cơ bản có liên quan đến chủ đề của cuộc phỏng vấn. Người được phỏng vấn sẽ rất khó chịu và có thể sẽ từ chối trả lời nếu ta hỏi những câu hỏi quá ngô nghê, những câu hỏi họ đã trả lời nhiều lần hoặc những câu hỏi mà câu trả lời qua hiển nhiên, chẳng đoán cũng ra.
    Ta cũng cần nhận thức là người mình đang phỏng vấn là ai để hỏi những câu hỏi phù hợp.
    Ví dụ, khi hỏi ý kiến một người dân bình thường về một quy chế mới trong luật Dân số và kế hoạch hoá gia đình, bạn có thể hỏi như sau:
    - Thưa bác, thay đổi mới đây nhất trong luật Dân số và kế hoạch hoá gia đình có đề ra rằng các cặp vợ chồng chỉ nên có một đến hai con, trừ trường hợp cả vợ và chồng lẫn chồng đều có trình độ đại học hoặc cao hơn. Xin bác cho ý kiến về quy chế trên.
    Tuy nhiên, nếu bạn hỏi một chuyên gia dân số thì chỉ nên hỏi rằng:
    - Xin anh cho ý kiến về thay đổi mới đây nhất trong luật Dân số và kế hoạch hoá gia đình.
    Trường hợp cá biệt mà bạn phải sử dụng cách hỏi thứ nhất khi đi phỏng vấn một chuyên gia dân số là khi bài đó sẽ được in ra dưới dạng phỏng vấn-đối thoại (Thể loại mà từng câu hỏi và trả lời đều được ghi lại, trình bày cho người đọc dưới dạng một cuộc đối thoại). Khi đó, thông tin phải đưa ra đầy đủ để người đọc/người xem bình có thể hiểu được. Tuy nhiên, thể loại phỏng vấn-đối thoại này tuyệt đối không nên lạm dụng trong báo viết. Báo viết hiện đại chỉ nên đưa về hai thể loại cơ bản: tin tức và phóng sự.
  3. anh3quangnam

    anh3quangnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Bài học nghiệp vụ này cần thiết, chặt chẻ, rất có ích. nhưng tôi xin góp thêm một chút về những trường hợp ( tạm coi) vượt khung.
    Phỏng vấn là kỹ năng đầu tiên mà người làm báo nào cũng phải có ( nếu không có thì? thua). Thực tế với một người biết phỏng vấn thì chính những câu hỏi ngây ngô đôi lúc lại là lợi thế trong những phỏng vấn cho các bài điều tra. Có thể người trả lời phỏng vấn coi thường ta một chút, nhưng đây là lúc họ mất cảnh giác nhất và dễ bị ta cho vào tròng nhất. Thậm chí có thể sử dụng thủ ( xảo) thuật đặt một câu hỏi sai để người được phỏng vấn đính chính, qua đó ta có thể xác nhận thông tin ( hoặc số liệu) cho chính xác. Hoặc đặt câu hỏi có một nội dung lần thứ hai ( dĩ nhiên không liên tiếp nhau) bằng cách hỏi khéo léo hơn một chút. Cách phỏng vấn này xác nhận lại thông tin người được phỏng vấn cung cấp có sự thật hay không ? Một khía cạnh nữa, có những vấn đề phần đông công chúng đều có thể nhận biết, nhưng để giữ vai trò khách quan của báo chí, nhất là trong phạm vi khoa học kỹ thuật, kinh tế-xã hội chuyên sâu, thì phóng viên (PV) buộc vẫn phải hỏi để người có thẩm quyền những câu hỏi " chẳng đoán cũng ra" phát ngôn về điều đó. Ví dụ, trong chiến dịch tiêu huỷ gia cầm, chống dịch cúm gà, nếu có kiến thức một chút, thì có thể nhận thấy việc sử dụng bao ny lon đựng xác gà, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhưng đối tượng trực tiếp tiêu huỷ gà ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông dân, thì không phải ai cũng biết điều đó và lời khuyến cáo của các chuyên gia qua phỏng vấn có sức nặng hơn vạn nhận định chủ quan của nhà báo. Người được phỏng vấn có trọng nể phóng viên hay không nằm ở kết quả sau cuộc phỏng vấn là nội dung trung thực và cách đặt vấn đề của bài báo.
    Tôi nghĩ lý thuyết là tiền đề, là không thể thiếu, nhưng cũng cần nhấn mạnh yếu tố nhạy cảm và biết biến báo của PV thì cuộc phỏng vấn mới mong thành công, Nhân cũng diễn giải thêm tại sao phải hiểu rõ vấn đề mà mình định phỏng vấn ? Trong topic Nhà báo Việt Nam xấu xí có phàn nàn về những đoạn văn không trả lời mà lại tương vào bài phỏng vấn là do phóng viên không có sự chuẩn bị kỹ, đến khi về ngồi viết thấy thiếu ( chẳng lẽ lại đi hỏi lại thì kỳ), nên liều nhắm mắt?.đưa vào bài.
  4. danhthuctamxuan

    danhthuctamxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
  5. danhthuctamxuan

    danhthuctamxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận anh Ba nói có lí ghê à nghe, không phải mọi cuộc phỏng vấn từ lí thuyết dều có thể thành công trong công việc. Mỗi bài viết dều nhất thiết phải có phỏng vấn. Hiện tượng tự thêm vào bài viết của mình những lời không có của nhân vật là một hiện tượng phổ biến trong làng báo. Cần phẩi loại bỏ những hạt sạn ấy
  6. huyennhi79

    huyennhi79 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không nói đến yếu tố quan trọng nhất là hình thức nhỉ???
    Thành công hay không thì yếu tố đầu tiên là phải gây được thiện cảm và sự tin tưởng của người đối diện qua cái vẻ bề ngoài của mình. Tớ thiết nghĩ sau đó mà có trót buông lời nghê ngô thì người ta sẽ sửa hộ bạn chứ chưa chắc bị ăn mắng đâu.
    Hôm nay tớ hẹn phỏng vấn một bác, mấy lần qua điện thoại đã okie con gà đen lắm rùi, thế mà đến gặp bác ấy chuyển tớ qua làm việc với phòng tổng hợp. Đúng ra thì lúc ý bác ấy đang bận tiếp khách đột xuất, phải nói là đột xuất vì cái giờ ấy đã book với tớ trước rồi.
    Cũng chả hiểu là tại sao nữa!? Ý định của tớ là làm việc trực tiếp với sếp chứ còn...phòng tổng hợp thì...tớ quăng lại đó cái card visit rồi té, dặn lại họ là mai fax câu trả lời...như thế...như thế qua cho tớ. Thật tiếc cho ông ấy vì hôm nay đã ko tiếp tớ, một cơ hội lớn để thể hiện mình với...thế giới mà lại bỏ qua! dốt thế ko biết!!!
    Bà chị cùng phòng bảo tớ "trông mày hơi trẻ con nên người ta cảm thấy thiếu sự tin tưởng, thế nên ông ấy mới không tiếp nữa".
    Đấy! từ đó tớ suy ra là bạn phải làm sao để mình trông thật già dặn - người lớn, cho dù bạn mười tám đôi mười thì cũng phải tạo cho mình một phong cách...thật già, yếu tố này sẽ gây cho người đối diện một sự tin tưởng.
  7. quanhocsi83

    quanhocsi83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Về chủ đề này tôi xin có 1 đóng góp nho nhỏ như thế này.
    Đó là các bạn đã quên mất 1 yếu tố rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: Phương tiện ghi chép cuộc phỏng vấn.
    Các bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: sổ tay, máy ghi âm, thu hình... Nhưng trước khi quyết định sử dụng phương tiện nào thì bạn hãy chú ý đến những hệ quả ngoài ý muốn. Ví dụ khi bạn sử dụng sổ tay, nó gây 1 cảm giác truyền thống cho người được phỏng vấn, nhưng ngược lại nó tạo cho bạn 1 sức ép về tâm lý vì bạn phải quá tập trung vào quyển sổ tay, cố sức để ghi lại được những gì người được phỏng vấn đang nói với độ chính xác cao nhất. Điều này sẽ làm bạn mất tập trung để chuẩn bị cho những câu hỏi tiếp theo. Chiếc máy ghi âm là 1 phương tiện rất phổ biến hiện nay. Nó tạo cho bạn 1 tâm lí thoải mái khi phỏng vấn đối tượng, cuộc phỏng vấn lúc này sẽ diễn ra như 1 cuộc nói chuyện thông thường giữa những người bạn. Nhưng mặt trái của nó lại là tâm lí ức chế của người được phỏng vấn. Người được phỏng vấn khi biết bạn có 1 chiếc máy ghi âm, họ sẽ có cảm giác như đang bị theo dõi 1 cách chặt chẽ từng lời, cho nên họ sẽ trở nên thận trọng hơn trong lời nói, vì thế có thể bạn sẽ thấy ở đối tượng phỏng vấn 1 cái gì đó mất tự nhiên, đây cũng là 1 trong những hệ quả của truyền hình. Tôi khuyên bạn khi sử dụng máy ghi âm hoặc máy quay, hãy thông báo cho người được phỏng vân về điều này, nhưng sau đó, bạn hãy để máy ghi âm( hoặc thu hình) vào 1 vị trí ít gây chú ý. như vậy sẽ tạo không khí thoải mái hơn.
    1 điều nữa, đó là sau cuộc phỏng vấn, bạn nên hỏi lại người được phỏng vấn về điểm nào trong cuộc phỏng vấn nên được nhấn mạnh hơn( điều này tạo nên cảm giác được tôn trọng hơn cho người được phỏng vấn), và tốt nhất là trước khi phát đi cuộc phỏng vấn( báo, radio, truyền hình) bạn nên 1 lần nữa hỏi ý kiến của đối tượng về những gì bạn định phát đi.
  8. le_nam69

    le_nam69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Tuy nhiên, thể loại phỏng vấn-đối thoại này tuyệt đối không nên lạm dụng trong báo viết. Báo viết hiện đại chỉ nên đưa về hai thể loại cơ bản: tin tức và phóng sự.[/QUOTE]
    Tớ không hiểu sao, nhưng tớ thích những bài phỏng vấn đối thoại, vì nó tỏ rõ được tính cách của người được phỏng vấn (nếu như bài đăng đúng những gì người kia nói). Ở Việt Nam, PV một đàng, viết ra một nẻo, viết theo lối hành văn của người viết báo. Ở nước ngoài, đến cả những ý hiểu ngầm, P/Viên phải mở ngoặc ra để cho người đọc biết rằng đó là ý của P/Viên suy diễn.
    Đúng là báo chí hiện đại Vn cũng phải bớt cái PV đối thoại vì cứ viết theo kiểu của P/viên thay vì của người trả lời thì tội nghiệp người ta lắm. Đi hỏi 10 người được nhà báo tới PV, 9 người bảo "tôi có nói thế đâu", còn 1 người thì "thôi kệ, tại tôi nói không hay bằng trên báo viết thế"
    :))
    Được le_nam69 sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 07/08/2004
  9. cuuvanchu

    cuuvanchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Khó chịu nhất là khi phỏng vấn các quan chức "hắc xì dầu". 99% các đề nghị đều bị các ngài từ chối, nhất là khi mình chưa có quan hệ. Vậy thì...
    Sau mấy cú phỏng vấn qua điện thoại không toại nguyện, lần này tuyên đoán ông ta sẽ có mặt tại hội nghị đó, tôi quyết định giở mẹo mà một tiền bối đã dạy cho: Xông đến khoác tay ngài để nói với các đồng nghiệp xung quanh rằng "lão này là của tôi". Lão đẩy ra, từ chối cương quyết. Đành phải giở võ: "Thưa ông, có thông tin cho rằng đề nghị của ông với Bộ mới đây là hoàn toàn bất hợp lý...". Lão ta sừng cồ: "Cái gì bất hợp lý?". Hề hề, lão ta mắc hỡm, vậy là hỏi tới hỏi lui, lão vào cuộc luôn. Mình có bài phỏng vấn ngon lành.
    Một lần khác, cách đây hơn một năm rồi, còn nhát gan lắm. Thấy mấy ông thứ trưởng là cứ thấy mình chưa đủ "tầm", chỉ dám hỏi ké hoặc "chiêm ngưỡng" từ xa. Một lần, vượt qua chính mình, hì, mò theo lão ta ra công. Xe con trờ tới, không còn đồng nghiệp nào bám theo. Lão mở cửa xe chuẩn bị chui vào, mình đánh liều chạy tới chặn ngang cửa. Lão khó chịu nhưng đành phải trả lời. Được cái, sau vụ đó lão nhớ mặt mình, các lần trò chuyện sau này với lão rất thuận lợi. Hề hề.
    Một lần nữa. Chầu chực ngoài cửa cuộc họp kín giữa 3 bộ. Nhập nhổm để sổng mất nhân vật chính: lão ta đi vòng qua đường... toa lét. (Híc, mình cũng nghĩ đến khả năng lão đi qua đường đó, nhưng ngại đứng ở chỗ nhạy cảm). Lúc đó, mình tức quá đứng đờ ra, không biết làm thế nào nữa, nghĩ là mất toi cả buổi sáng chầu chực. Ấy vậy mà ông bạn Tuổi Trẻ đỉnh hơn, nhẹ nhàng chuồn xuống phòng nghỉ của lão ta - phán đoán rất chính xác. Và khi đội bạn hỏi mất tới 10 phút rồi mình mới nghĩ ra khả năng lão ta trốn vào phòng nghỉ, híc, xông vào và cũng vớt vát được chút ít. Từ đó, trước khi nhắm tới nhân vật phỏng vấn nào cũng phải dự trù mấy khả năng và phải tập xử lý tình huống cho nhanh nhạy.
    Một lần khác, đi theo đàn anh gạo cội. Xông thẳng vào không thèm gõ cửa, "xin lỗi" trinh bày với thái độ gấp gáp rồi tấn công luôn. Nhân vật phỏng vấn đờ người ra một chút rồi nhận ra mấy tay phóng viên quen mặt nên cũng không đành lòng từ chối. Thế là thành công. Lần đó, phải nói là cách cách của ông đàn anh làm mình choáng, nhưng thấy hiệu quả. Nhưng nghĩ lại vẫn thấy độ rủi ro cao. Tất nhiên là phải tùy tính khi của mỗi nhân vật.
  10. tapsinh

    tapsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Em không có máy ghi âm vì thế khi đi phỏng vấn em rất sợ , không thể nhớ hết những gì đối tượng nói đc .Em có nhất thiet phải ghi lại hết câu nói của người ta không ? hay chỉ cần nhớ ý chính thôi ,sau đó về tự "bịa ra " từ những ý chính đó

Chia sẻ trang này