1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Niềm tin ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Red_fanatical, 12/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nghi ngờ tức là tin vào sự cẩn thận!
  2. NgoMyUyenAU

    NgoMyUyenAU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề không phải hỏi: "Chúa và quyền năng của Người có thật không?" mà là hỏi: "Tin vào Chúa và không tin vào Chúa, cái nào có ích cho ta hơn?"
  3. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    không nói đùa chứ có 1 niềm tin thì ít bị stress hơn là nguời vô thần , đấy là ít nhất 1 niềm tin , còn người nào có nhiều niềm tin thì nguời vô thần là mầm mống để tạo ra sự chia rẽ niềm tin trong chính họ bởi ít nhất thì phật cũng nói , "kẻ thù lớn nhất của đời nguời là ..ai đó " , do vậy phật cũng đã chỉ rõ rằng tiêu chuẩn của niềm tin mà lấy sự suy đoán cá nhân để so sánh thì đó là tiêu chuẩn của sự ..đổ vỡ . sự thành công lớn của những nguời thành công đều đuợc đo trên tiêu chuẩn của chân lý chung , không phải chỉ từ tiêu chuẩn của chính bản thân họ , đấy là sự phản cộng đồng và lối chết của chân lý cá nhân .
  4. NgoMyUyenAU

    NgoMyUyenAU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì ngày nay người ta nói đến niềm tin nghĩa là muốn nói ngoài niềm tin tôn giáo còn có niềm tin triết học. Những ai tin và sống trung thành theo triết của Nietzche là người có niềm tin triết học vì Nietzche chủ trương vô thần. Vì vậy, khi một người vô thần không có nghĩa người đó không có niềm tin.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Niềm tin là 1 khái niệm có cấu trúc và tuỳ ở bạn tự chọn cho mình những tiêu chí. Chẳng hạn :
    -Tôi không có ý thức ư ? Vậy tôi có niềm tin không ?
    - Tôi không tự trọng ư ? Tôi có niềm tin không ?
    - Tôi không có lương tri ư ? Tôi có niềm tin không ?
    .............................................................
    Như thế có thể tạm kết luận:
    Niềm tin = 1 chút ý thức + 1 chút tự trọng + 1 chút lương tri.
    Thiếu 1 trong 3 thứ ấy bạn không có niềm tin, ít nhất cho riêng mình, hoặc bạn bán linh hồn cho kẻ khác.
  6. vitchocobo

    vitchocobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    "thần" tồn tại trong "thân" , nguời "vô thần" là nguời không định nghĩa rõ " thân" phát từ đâu , "thần" ngự chỗ nào . cái gì phát triển vào bên trong là đi nguợc lại thuyết tiến hoá , vốn là trụ cột cho sự phát triển ngoại sinh để tạo ra cộng sinh .
    "vô thần" , theo nhận thức của triết học định huớng XHCN là "duy lý chí" . khi bản thân là nguời duy lý trí thì "thân đuợc định" , "thần không tồn tại" , điều này phản bác mối quân hệ giữa " cảm xúc" và "lý trí" do "thân" và " cảm xúc" là mối quan hệ không thể tách rời trong cuộc sống .
    sự phát triển của triết học XHCN muốn tiến tới 1 xã hội " thông tri" - " bằng giới " -"khai luân"- "đả thần" , trong đó "đả thần" là để cá nhân không bị phụ thuộc vào chính giáo để từ đó tạo buớc tiến cho quá trình "khai luân" , là buớc đệm cho sự "thông tri" và "bằng giới" . khoa học của chính giáo đã giải thích gần như đầy đủ sự hình thành xã hội loài nguời căn bản dựa trên "thực tiễn" thời đại . cũng từ "thực tiễn" này mà triết học XHCN đuợc manh nha hình thành , tuy nhiên do thời đại biến đổi và lệch lạc nhận thức cho nên quá trình "khai luân" của triết học XHCN đã cắt ngắn và bỏ qua rất nhiều các quá trình hình thành xã hội truớc đó. sự lệch lạc này xuất phát từ những tranh luận về ý thức hệ của các luồng xã hội khác nhau .
    "niềm tin" là " khai luân" . nếu muốn "khai luân" mà vẫn muốn "đả thần" thì thần không tới , mà niềm tin cũng không tồn tại . hậu quả là XXX...
  7. nina06

    nina06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Là Chúa không khoa học chút nào mọi người đã tin, nay tử vi đầy bí ẩn nhưng có thêm 1 chút khoa học thuyết phục nữa nên mọi người càng tin ầm ầm .
    Đọc trong Hành trình phương đông thấy đạo sư nói một câu " Nếu chúa (thượng đế) hiện ra trước mặt ngài thì ngài có tin không", hị
  8. gago

    gago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Con người sống bằng niềm tin , chơi chứng khoán bằng niềm tin,đến với tôn giáo bằng niềm tin , kết giao bằng niềm tin và cuối cùng thì .. khủng hoảng, hay tự tử khi niềm tin bị sụp đổ (mọi giá trị gán cho sự việc trong trí não bị đảo lộn )
  9. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Niềm tin vào niềm tin dẫn đến mù lòa, Mù lòa rồi thì khó thấy đường sáng. Mù lòa đi trên con đường sáng thì niềm tin trở thành giá tri không dổi, trở thành vĩnh cữu. Nhưng cũng có mù lòa đi trên đường tối, những người này sẽ kiến tạo phần kia của thế giới. Cái nào cũng có vai trò. Hiểu là được. Tranh luận là bất tận vì khó nhận thức được bản thân mình mù lòa.

Chia sẻ trang này