1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Niết bàn là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi quyhutmau83, 10/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyhutmau83

    quyhutmau83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Niết bàn là gì?

    Ai mà giải thích được niết bàn là gì tui bái thành sư phụ?
    Đùa thôi, chứ tui thường được nghe người ta nói nhiều về hai chữ niết bàn. Có bạn nào hiểu được thì nói cho tui nghe
    mà tui cũng được biết là ngay cả Phật cũng ko thể giải thích được thì phải, ko biết có đúng ko?
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chưa chứng nên chẳng biết nó sao? mà chứng rồi chắc khỏi ngồi đây bàn cãi nữa nhỉ?
    Kinh Phật thì không có nói Niết Bàn nó ra làm sao nhưng mà chỉ có nói cánh cổng đi vào niết bàn và tính chất của Niết Bàn thôi....
    Niết Bàn là phiên âm tiến Phạn của Nivara. Trong kinh sách có ghi lại la cổng vào Niết Bàn hẹp đến nổi, nếu lấy một cọng tóc chẻ ra làm bảy, rồi lấy 1/7 này chẻ ra làm 7, chẻ đi chẻ lại 7 lần thì vẫn còn lớn hơn cánh cổng này một chút. Hiển nhiên ta hiểu đây chỉ tính khó khăn khi vào Niết Bàn.
    Bởi vậy Phật dạy muốn đi vào Niết Bàn phải bỏ tất cả bỏ cả danh, lợi sắc nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải bỏ cả ý niệm phải bỏ cả ta, bỏ cả ý niệm về ta hay nói cách khác vô ngã thì mới nhập được Niết Bàn.
    Niết Bàn chỉ là tên gọi chung của các cảnh giới an lạc nên Niết Bàn cũng phân cấp (kiểu như khách sạn 4 sao 5 sao). Niết bàn có Hữu dư y niết bàn, vô dư y Niết Bàn. Là những cảnh giới khác nhau nhưng đều có hai tính căn bản là an lạc và tịch tĩnh. Là một trong tam pháp ấn của PHật giáo: Chư hạnh vô thường ấn, chư pháp vô ngã ấn và niết bàn tịch tĩnh ấn.
    Phật không giải thích được hai chữ Niết Bàn là đúng vì thật Niết Bàn là thực tại vượt ngoài ngôn ngữ. Như người uống nước twj biết nóng lạnh độ nào. Việc giải thích Niết Bàn ra làm sao cũng giống như việc tả màu trắng cho người mù.
    sáng: màu trắng như tuyết ấy.
    mù: tuyết trắng làm sao?
    sáng: tuyết trắng nhw bông ấy.
    mù: bông trắng làm sao...
    sáng: bông trắng như sữa ấy....
    Về căn bản là không thể giải thích, mà chúng ta chỉ có thể so sánh một cách hình tượng khiên cưỡng và càng giải thích càng không chính xác và ta càng đi xa thực tại.
    honghoavi
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Nirvana là từ chỉ Niết bàn trong tiếng Phạn (Sanskrit). Còn hai chữ "Niết bàn" theo tại hạ có lẽ là có nguồn gốc từ Nibbana trong tiếng Pali, cũng xuất phát từ Nirvana trong tiếng Phạn.
    Chỉ biết sơ thế thôi, còn về bản chất của Niết Bàn thì có lẽ phải nhờ các cao nhân chỉ điểm thêm...
  4. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm to!!!
    Phật đã định nghĩa rất rõ: "Đoạn tận Tham sân si là Niết Bàn!"
    Khi nào mà tham lam, sân hận, si mê không còn khởi lên trong tâm của bác thì khi đó là Niết Bàn.
  5. quyhutmau83

    quyhutmau83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có biết Phật là danh từ hay tính từ ko?
  6. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Danh từ
  7. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Cho em vài lời góp ý...
    Thứ nhất: Phật vừa là danh từ, vừa là tính từ vì một từ ở Việt Nam thường có sức biến đổi thành nhiều dạng.
    Thứ hai: Niết Bàn là gì thì em ko biết...vì em chưa lên bao giờ. Tóm lại là Niết Bàn gần với cái thế giới ý niệm của Platon hoặc cái vô cực của thuyết Âm- Dương, hoặc cái Thiên Đường của Chúa... Tóm lại là chẳng là cái gì cả.
    Nếu có Niết Bàn thì trên đó chẳng có vị gì đâu...
    Theo em, cuộc sống chúng ta chính là Niết Bàn, cứ sống thoải mái, hạnh phúc, gạt bỏ mọi muộn phiền lo lắng... là Niết Bàn rồi. Phật dậy: "Phật tại tâm" vì thế theo em "Niết Bàn tại thế"
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cái chú này nói cứ y như Vi tiểu bảo trong truyện Kim Dung.... nói chín phần trên bố láo bố lếu hết chỉ có câu cuối là đúng... trình độ cỡ này thì quả là he he he Kim Dung cũng phải bái phục.
    honghoavi
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ vốn là kẻ vô minh, không cho rằng Niết bàn là tại thế. Khi con người còn tại thế thì vẫn còn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên vì con người là một sinh vật, vẫn cần ăn uống đại tiểu và các nhu cầu xác thịt khác... Hậu quả là không ai còn sống mà dám tự nhận mình là đạt đến Niết bàn hết. Chứ vẫn còn là sinh vật mà dám nói là mình được giải thoát, không bị sự vật lung lạc, tại hạ cho rằng bất khả. Ngay đức Phật cho dù xưng mình đã thành Phật tại thế, có thể cho là đã nhập Niết bàn được chăng? Sao người vẫn còn quyến luyến tình cảm gia đình, ba lần ngăn chặn không cho vua Vidùdabha của nước Kosala đến tiêu diệt thân tộc của mình là dòng họ Sakya ở thành Kapilavatthu làm chi?
    Xét về các quan niệm về Niết bàn, tại hạ vẫn cho rằng quan niệm của Nam Tông là hợp lý hơn... Chứ còn gì gì Hữu Dư Y với Vô Dư Y, nghe quan niệm Thiên đường tại thế của đạo Thiên Chúa còn dễ hiểu và dễ cảm hơn... Mong rằng đức Thế Tôn khai sáng cho...
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Niết Bàn không phải là một vùng đất, một nơi chốn, không không gian xác định. Niết bàn không phải là một cái gì đó có hình tướng nên nói nhập Niết Bàn là cách diễn đạt không chính xác nhưng vì không có từ ngữ để thay thế nên ta tạm chấp nhận cách nói như vậy. Niết bàn là một trạng thái của tâm, một cảnh giới khi đạt được một trình độ tâm linh nhất định. Cho nên dù cho ở thế giới nào dục giới, sắc giới hay vô sắc giới đều có thể nhập Niết bàn được hết.
    Về việc đức Phật ngăn chặn nước Kosala tiêu diệt dòng họ Sakya thì hình như Liv nhớ nhầm thì phải. Theo như nhiều kinh sách ghi lại Đức Phật quán chiếu thấy rằng thọ mạng của dòng họ Sakya đã hết tuy nhiên Mục Kiền Liên thỉnh đức Phật trổ thần thông cứu dòng họ Sakya nhưng Ngài không chịu. Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất mới hoá phép giấu cả dòng họ Sakya vào bình bát đem giấu ở dung trời Đao Lợi. Nhưng cuối cùng thì họ vẫn chết do ngạt thở....
    honghoavi

Chia sẻ trang này