1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Niết bàn là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi quyhutmau83, 10/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hơ lạc đề tí Đợt vừa rồi nghe nói thầy Nhất Hạnh về thăm quê hương và có giảng đạo ở một số nơi.Ở đây không biết có ai được nghe thầy giảng không
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Niết bàn có phải là một nơi chốn đâu mà nhập với xuất hả bác luuthuy!
    Các vị Bồ tát chưa có ai được Niết bàn hết! Nếuđược Niết bàn rồi thì không còn gọi là Bồ tát nữa!
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Vì bận nên Tôi chỉ có thể tham dự một buổi thuyết giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh buổi sáng ngày 27/01 tại tịnh xá trung tâm - quận Bình Thạnh. Đề tài về làm thế nào để tạo dựng giữ gìn sự giao tiếp (communication) với những người thân?
    Với giọng nói chậm rãi Ông đã bắt đầu bằng câu truyện có thật xảy ra trong một gia đình người Việt Nam ở Canada, trong một lần qua đó nghỉ đêm trước khi có một buổi thuyết giảng vào ngày hôm sau ở hội đồng thành phố. Câu truyện đại ý là trong gia đình đó có một người cha khá nghiêm khắc chỉ có một người con, nhưng vì người cha bắt con phải theo ý của mình nên xảy ra bất đồng quan điểm và hai người đã nhiều năm ko nói chuyện được với nhau. Trong cái đêm hôm đó vì ko thể chịu đựng được nữa người con đã rời khỏi nhà và nhảy xuống sông tự tử và người đó đã chết. Đây là một câu truyện hết sức đau lòng.
    Trong cuộc sống hiện nay ở các gia đình đặc biệt là gia đình Á đông hay có hiện tượng gia trưởng, một người nào đó trong gia đình có một quyền quyết định rất lớn. Nên hay xảy ra trường hợp độc đoán coi thường những quan điểm riêng của người khác. Thế nhưng trong thời đại nay khi mà nhịp độ của cuộc sống thay đổi rất nhanh, thông tin đến rất nhiều con người ta càng sớm có những chính kiến riêng của mình. Vì vậy trong một gia đình rất dễ xảy ra bất đồng ý kiến, cái này thầy Nhất Hạnh gọi là ?omầm mống bạo động? chính cái mầm mống phản kháng này sẽ rất dễ dẫn đến những hành động đáng tiếc nếu ko được tháo gỡ kịp thời. Giải pháp của thầy Nhất Hạnh đưa ra đó là lòng yêu thương thật sự, đó là sự cảm thông sự thấu hiểu sự lắng nghe từ cả hai phía với tấm lòng cởi mở thật sự ko có một định kiến. Điều này nói có vẻ rất dễ, nhưng làm ko phải dễ. Bởi vì con người ta ai cũng chỉ thích nghe những điều mình thích, những gì ko hợp ý mình thì lập tức trong vô thức có ngay sự phản đối và cuối cùng thì sẽ ko ai còn nghe ai nữa mà chỉ nói ra cái ý kiến riêng của mình thôi. Nhân rộng ra xã hội chúng ta tồn tại, tư duy ở trong các mối quan hệ, nếu trong gia đình với người thân ta còn ko thiết lập được mối giao tiếp thì ra xã hội làm sao có thể làm được việc đó. Khi gần kết thúc buổi thuyết giảng thầy Nhất Hạnh có khuyên mọi người là "nếu ai trong các bạn ở vào trường hợp tương tự thì khi về nhà hãy ngay lập tức ôm lấy cái người mà mình đã lâu ko gắn kết được mối quan hệ. Chỉ ôm thôi, với toàn bộ lòng yêu thương để cái năng lượng của yêu thương ấy tỏa sang cái người thân của mình". Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều.
    Xin trích một câu trong bài Chuyển hóa phiền giận sống đời an vui của thầy Nhất Hạnh ?oKhi mà mình thương ai, món quà quý giá nhất mình tặng cho người đó là sự có mặt đích thực của mình. Và vì vậy cho nên nếu mình tập đi thiền hành, tập thở cho có ý thức, và có mặt thực sự, rồi mình tới ngồi bên người mình thương và nói rằng: "Con ơi, bố đang có mặt thực sự cho con đây, con có bằng lòng không?" thì em bé sẽ rất hạnh phúc. "Em ơi, anh đang có mặt cho em đây" thì người thương của mình sẽ có hạnh phúc. "Anh ơi, em đang có mặt cho anh đây" thì người thương của mình sẽ có hạnh phúc. "Darling, I''m here for you". "Tôi có mặt đây" không phải là một lời tuyên bố suông tại vì mình phải thực sự có mặt mới được. Thân và tâm của mình phải hợp nhất. Mình phải thật sự có mặt với người thương của mình thì mình mới có thể mở miệng nói: " I''m here for you". Nếu mình tuyên bố mình thương mà mình không có mặt ở đó cho người mình thương, thì mình thật sự không có thương gì hết. Vì vậy nếu mình là một người thương đích thực, mình phải thực tập chánh niệm. Mình làm thế nào để cho mình thực sự có mặt, và mình đem sự có mặt đó để hiến tặng cho người mình thương.?
    Cái Năng Lượng Của Yêu Thương ấy nó huyền diệu lắm, nếu nó tỏa ra trong từng giây phút bạn ở bên người thân, chứ ko phải khi họ bị đau ốm hay gặp khó khăn. Khi chúng ta nhìn thấy những khuôn mặt nụ cười tràn đầy hạnh phúc của người thân mỗi khi chúng ta hiện hữu bên họ thì theo tôi đó thật sự là cái Niết Bàn mà chúng ta đang nhọc công định nghĩa. Điều này thì bản thân tôi đã và đang thực hành.
    Nếu chúng ta ko tìm thấy cái Niết Bàn ngay ở bên cạnh mình thì theo tôi làm sao có thể tìm thấy Niết Bàn ở xa mãi tận đẩu tận đâu.
    Người Việt Nam chúng ta nên cảm thấy tự hào có một người như Thầy Nhất Hạnh, thầy nói về đạo Bụt với một ngôn ngữ hiện đại khoa học rất hợp với chúng ta mà ko chỉ nói mà còn thực hành. Tôi đã thử đọc các kinh sách phật xưa nhưng rất khó hiểu vì ngôn ngữ, cách hành văn ko hợp với ngày nay. Nhưng khi đọc những tác phẩm của thầy thì thật dễ hiểu và gần với đời sống.
    Nếu các bạn quan tâm thì có thể vào trang web thuvienhoasen, hay có thể mua đĩa CD về các bài thuyết giảng của thầy Nhất Hạnh được bán ở nhà phát hành của một số chùa lớn ở TPHCM.
  4. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ , thầy Nhất Hạnh nói dễ hiểu , gần gũi nên nhiều người thích.Có những người tu cũng chứng,có những kiến giải sâu sắc nhưng không diễn tả thành lời cho người khác hiểu được , có lẽ là do duyên độ chúng sinh khác nhau.
    Bạn seabird ở sài gòn có gặp nghe thầy Chơn Quang giảng bao giờ chưa
  5. muadonglainhodenanh

    muadonglainhodenanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Thầy Chơn Quang dễ thương lắm nha , nhìn thầy đẹp trai như vậy mà đi tu quả là tiếc thật , giọng nói của thầy nhẹ nhàng chậm rãi , nghe là mê liền . Nghe thầy giảng về tâm lý đạo đức đến là hay
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Gửi budda, theo kinh Phật thì ai nhập vào niết bàn rồi là đã tự ngộ ra, tự giải thoát mình khỏi thất tình lục dục..... tức là niết bàn đã là chốn giải thoát hoàn toàn(nên nhớ tiên và thánh vẫn chưa đuợc tính là đã tự giải thoát hoàn toàn), và ở nơi đó ko còn bị ảnh huởng của vòng luân hồi nữa.
    Để đưọc nhập niết bàn thì phải tu đạt đến trình độ a la hán. Cao hơn chỉ có bồ tát và phật. Chính vì vậy có thể coi niết bàn là một chỗ ảo.
    Việc nhập và ra niết bàn chính là tái sinh trong nguời trần mắt thịt để giải cứu nhân loại.
  7. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Trời, lại chuyện Nirvana.
    Đào đâu ra Nirvana? Đó chỉ là một quan điểm? Mà quan điểm này thì đúng là trời ơi đất hỡi..........
    Ai là La hán? Ai tu luyện đến mức thành bồ tát? Chả có ai!
    Diệt dục? Vậy các nhà sư có muốn tu thành chính quả không? Có --> có ham muốn --> không diệt được dục ---> một cái vòng luẩn quẩn như một cái rọ cua mà thui.
  8. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Nói bác Luu thuy đừng buồn nhé!!! thứ nhất là bác chưa được đọc một cách đầy đủ về Kinh Phật!
    Thứ hai với những gì bác đã đọc thì e rằng bác đã hiểu sai lầm về chúng!!!
    Buddha__vn xin giải thích rõ lại cho bác rõ:
    "Niết Bàn" nguyên văn Tiếng Pali là "NIBB?NA" có nghĩa là: mát mẻ, nguội lạnh, diệt tắt (lửa phiền), giải thoát, an vui tuyệt đối.
    -Mát mẻ đây không phải là mát mẻ ngoài da thịt, mà là mát mẻ trong tâm hồn. Sự mát mẻ đây có được là nhờ tham lam,sân hận và si mê. Khi bạn bực tức thì đó là nóng.
    - Nguội lạnh đây không phải là mát mẻ ngoài da thịt, mà là Nguội lạnh trong tâm hồn. Cụ thẻ là nguội lạnh tham lam,sân hận và si mê.
    - Diệt tắt đây là Diệt tắt tham lam,sân hận và si mê.
    - Giải thoát đây là giải thoát khỏi tham lam,sân hận và si mê.
    - Khi tham lam,sân hận và si mê đã bị đoạn diệt không có dư tàn, không còn sanh khởi trong tương lai thì đó chính là sự an vui tuyệt đối, an vui vĩnh cửu.
    Tóm lại khi mà trong tâm hồn bác không còn sự xuất hiện của tham lam,sân hận,si mê thì khi đó được gọi là Niết Bàn. Và nó rất thực với những người đạt được, hoặc kinh nghiệm được một phần của nó chứ không hề ảo tí nào!!!
    Xin nói thêm:Tham lam, sân hận, si mê đều được sinh ra từ sự nhân thức cho rằng cái thân và cái tâm này là ta,cuộc đời này là thực có. Nếu sự nhận thức này bị mất đi thì Tham lam, sân hận, si mê sẽ vĩnh viễn không còn sanh khởi trong tương lai. Cuộc sống này sẽ không còn quan trọng nữa, và cũng không có gì còn quan trọng nữa! Cả nhân loại cũng chẳng có! Cuộc đời chỉ là một giấc mộng huyễn, thì làm gì có vấn đề giải cứu nhân loại để mà tái sinh????
    Giống như câu chuyện sau: Bác LT một giấc mơ khủng khiếp, trong đó bác LT và Buddha__vn anh đang bị kẻ thù đuổi giết,hai người đang bị dồn vào đường cùng thì bỗng bác LT tỉnh mộng. Vậy Buddha__vn xin hỏi bác LuuThuy là sau khi bác LT tỉnh mộng rồi thì có bao giờ bác LT lại cố gắng mơ trở lại giấc mơ đó để giải cứu cho Buddha__vn đang bị đuổi giết ở trong đó không?
    Được buddha__vn sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 18/02/2005
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Không biết thì hãy dựa cột mà nghe!!!!
    Sao bạn biết là chả có ai????
    Bài Kinh sau sẽ giải đáp vấn nạn của bạn (nhưng không biết bạn có biết đọc không nữa ):
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-51.htm
    15.V. Bà-La-Môn (S.v,271)
    1) Như vầy tôi nghe.
    Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
    2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa với Tôn giả Ananda:
    3) -- Do mục đích gì, thưa Tôn giả Ananda, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?
    -- Với mục đích đoạn tận dục (chanda), này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama.
    4) -- Có con đường gì, thưa Tôn giả Ananda, có đạo lộ gì đưa đến đoạn tận lòng dục?
    -- Có con đường này, này Bà-la-môn, có đạo lộ này đưa đến đoạn tận lòng dục.
    5) -- Con đường ấy là gì, thưa Tôn giả Ananda? Ðạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận lòng dục?
    -- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Ðây là con đường, này Bà-la-môn, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận lòng dục.
    6) -- Sự thể là vậy, thưa Tôn giả Ananda, thời một công việc liên tục (santaka), không có chấm dứt. Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xẩy ra.
    -- Này Bà-la-môn, về vấn đề này, tôi sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, xin hãy trả lời.
    7) Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Có phải trước có lòng dục (ý muốn) nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tinh tấn nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tinh tấn ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tâm nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tâm ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tư duy nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tư duy ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    8) -- Cũng vậy này Bày-la-môn, khi Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ. Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.
    9) Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự thể là vậy, thời một công việc có chấm dứt liên tục hay là một công việc không chấm dứt?
    -- Thực vậy, thưa Tôn giả Ananda, sự thể là vậy, một công việc có chấm dứt, không phải là một công việc không chấm dứt.
    10) Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda!... Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
    Được buddha__vn sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 18/02/2005
  10. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Chào Buddha_vn
    Trích từ bài của Voldo viết lúc 12:16 ngày 18/02/2005:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trời, lại chuyện Nirvana.
    Đào đâu ra Nirvana? Đó chỉ là một quan điểm? Mà quan điểm này thì đúng là trời ơi đất hỡi..........
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không biết thì hãy dựa cột mà nghe!!!!
    Xét luôn quan điểm không biết dựa cột mà nghe của bạn đầu tiên. Quan điểm đó chỉ có ích cho những người ở trên Niết bàn mà thôi. Ngoài đời thực thì không biết nên mở mồm ra mà hỏi. Hỏi không ra thì làm thử, sai rồi thì mới biết. Dựa cột làm cái giề?
    Hơn nữa ngồi dựa cột nghe ai nói? Người đó có đáng nghe hay không? Nếu không đáng nghe thì lướt ngay cho đỡ dựa cột vừa tốn thời gian, vừa mỏi lưng hềy?
    Và again, chắc anh không dựa cột nghe chú phán đâu. Tranh luận thì còn rỗi rãi tí@

    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ai là La hán? Ai tu luyện đến mức thành bồ tát?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Người mù có thể thưởng thức được vẻ đẹp của bình minh hay không????
    Chú cứ trả lời thẳng phéng đi, vòng vo làm cái giề? Chú cho anh định nghĩa "Bậc La hán là gì" và xem thử xem ai đạt đến cảnh giới đó chưa?
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chả có ai!
    --------------------------------------------------------------------------------
    Sao bạn biết là chả có ai????
    ---------------> Vậy hãy chỉ ra đi! Please!!!
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Diệt dục? Vậy các nhà sư có muốn tu thành chính quả không? Có --> có ham muốn --> không diệt được dục ---> một cái vòng luẩn quẩn như một cái rọ cua mà thui.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bài Kinh sau sẽ giải đáp vấn nạn của bạn (nhưng không biết bạn có biết đọc không nữa ):
    Cảm ơn. Bài kinh rất hay nhưng nó mang tính "chủ nghĩa không tưởng" vốn là tư tưởng chủ đạo của đạo Phật cho thấy sự hay ho của tôn giáo này trong việc suy ngẫm nhưng chẳng mấy hữu dụng trong cuộc sống thực tại.
    Sự lặp lại của hình tượng "trước khi đến khu vườn", "tư duy muốn đến khu vườn" "đến được khu vườn" "tịnh chỉ" có thể so sánh như "chưa diệt được dục", "ham muốn diệt dục" "đạt cảnh giới" và "thoát dục". Nhưng đây thực ra là sự đánh tráo khái niệm vì bể dục của con người đạt đến đâu dễ dàng như chuyện đi đến khu vườn? Lấy một việc làm dễ dàng để làm ví dụ cho một việc làm rất khó khăn đâu mang tính tương đương nữa?
    Lý thuyết thủng nên trên thực tế làm gì có ai thoát khỏi vòng dục?
    Mà việc quái gì phải diệt dục? Khổ thế để làm cái giề? Mơ tưởng về một Nirvana hão huyền không rượu ngon, nhạc đẹp và thiếu đi bóng hồng của mỹ nữ ư?

Chia sẻ trang này