1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Niết bàn là gì

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi aitinhthiensu, 21/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aitinhthiensu

    aitinhthiensu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn, câu hỏi này chắc hẳn người bình thường ko đặt ra bao giờ nhưng người học đạo như chúng ta đều ít nhất vài lần nghĩ đến. Thông thường mọi người thường nghĩ rằng nếu khi sống làm nhiều điều thiện thì khi chết ta sẽ lên thiên đàng, còn ngược lại thì xuống địa ngục. Trong đạo giáo, mọi người thường hiều là mục đích cao nhất của người tu luyện là kết đan, sau khi hoàn đan rồi thì thành tiên thánh, vậy tiên thánh theo các bạn có chết không, và họ sẽ có một " hình thái sống " như thế nào, có phải như một số tranh vẽ tiên cưỡi hạc tiêu du khắp chốn không ? Hay như đức Phật trị vì cõi Tịnh độ với những lâu đài tráng lệ. Hẳn người nghiên cứu nhiều về khoa học thì đều cho rằng khi chết đi thì các sóng tinh thần của các vị ấy sẽ tồn tại vĩnh hằng ...

    Thế nhưng nếu các bạn tìm hiểu về kinh Phật, các bạn sẽ thấy ko phải như vậy. Niết bàn chính là trạng thái giác ngộ, là trạng thái mà hành giả cảm nhận thấy mọi thứ "như đúng là nó" . Cảm giác này sẽ đến với bất kỳ ai khi sống trong thiền định, đó chính là cái tâm thanh tịnh mà ai cũng có, chỉ vì vọng động niệm khởi mà vô minh che lấp. Cái tâm này chính là cái tâm trong lời dạy của đức Phật "Phật tại tâm" đó, câu mà mọi người vẫn thường nói khi thấy ai đó lên chùa cúng bái mâm cao cỗ đầy, cầu cho Phật phù hộ ăn nên làm ra, tiền bạc chức vụ.. mà ko biết rằng Phật tại tâm. Hạnh phúc hay yên vui đều ở tâm mình mà ra, nếu sống cho tốt, hướng thiện, thì hạnh phúc sẽ đến, còn có cầu trời cầu Phật đến mấy mà tham lam vô độ thì tiền tài cũng chỉ đem lại tai ương mà thôi.

    Vậy niết bàn là ở hiện tại này, ở cuộc sống này, không ở đâu và khi nào khác, khi ta sống với cái tâm thanh tịnh của mình. Cũng không có cõi tịnh độ với những lâu đài nguy nga, không có những con hạc trắng để ngao du sơn thủy, mà cũng chẳng có sóng tinh thần hay chiều không gian gì gì đó. Đức Phật cũng không bao giờ nói cuộc sống sau khi chết là thế nào, cũng chẳng nói kiếp trước của người ra sao, vì bản thân ngài đã chết đâu mà biết, mà khi ngài chết rồi thì làm sao ngài nói cho các đệ tử của ngài được. Nhiều người cứ cho rằng, tu luyện để được thoát khỏi sinh tử luân hồi, để khi chết đi không phải đầu thai lại làm người, ai cũng cho như vậy và cuối cùng cũng đều tin như vậy, người có học hơn thì cho rằng khái niệm luân hồi hay đầu thai sẽ giống giống như sóng tinh thần của con người sẽ di chuyển qua không gian và thời gian, rơi vào không gian khác... , các quan điểm đó hoàn toàn không phải những gì Phật dạy. Rất nhiều điều Phật dạy, lại bị người đời hiểu sai, cùng với trí tưởng tượng bay bổng của mình mà thêu dệt lên bao điều kỳ bí. Đạo sự thật đơn giản gần gũi và niết bàn cũng không phải đâu xa ...
  2. aitinhthiensu

    aitinhthiensu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đúng như một số bạn đã nói, niết bàn là tại đây và bây giờ, chứ ko ở đâu khác, sau khi chết hay ở kiếp nào đó. Cuộc sống còn ý nghĩa gì khi mà bố mẹ vợ con bạn bè, tất cả những người thân yêu của bạn ko còn bên bạn, có lẽ nào bố mẹ vợ con bạn cũng chẳng qua là một ai đó từ kiếp trước có duyên với bạn nên sống với bạn thôi sao. Đó là nói trên quan điểm của Ấn độ giáo cổ xưa, còn theo khoa học ngày nay thì con người cũng chỉ là một loài vượn tiến hóa, còn tổ tiên xa xưa của chúng ta cũng chỉ là những hợp chất hóa học do các nguyên tố cơ bản cấu thành nên. Từ đó, có thể thấy nếu dùng lý luận (mà khoa học là ví dụ điển hình) , thì cuộc sống giường như quá " vật chất", vô tình, vô nghĩa lý. Có lẽ nào tất cả những gì tốt đẹp mà bạn cảm nhận được từ cuộc sống cũng chỉ đơn giản giải thích được bằng những định lý và những công thức khoa học hay sao ? Và theo bạn trên đời này chỉ có một chân lý duy nhất, đó là khoa học hay sao. Bạn có biết đâu rằng khoa học cũng chỉ là sản phẩm của sự suy lý của con người, mà đã dùng lý thì vô minh sinh khởi, làm sao nhận thức được thực tại thường hằng.

    Chính vì vậy mới sinh ra triết học. Đó là khi con người bắt đầu cảm nhận thế giới đi đôi với cảm nhận về bản thân sự tồn tại của mình, tức là cái tôi, trong thế giới đó. Những trường phái lờ mờ cảm nhận được cái tôi, nhưng vẫn cho rằng cái tôi cũng chỉ là sản phẩm của thế giới tạo hóa, như Hồi giáo cho rằng con người do Chúa trời tạo ra, còn triết học Mark cho rằng con người là sản phẩm của tiến hóa. Các trường phái này, gọi là duy vật, tức là dựa vào những cái bên ngoài giải thích cho ngay cả sự tồn tại của bản thân chủ thể nhận thức. Điều này có thể hơi khó chấp nhận với nhiều người từ lâu tin rằng, Hồi giáo hay các tôn giáo nói Chúa tạo ra tất cả là duy tâm, thực tế vẫn là duy vật, với định nghĩa duy vật như đã nói trên. Đa số mọi người từ khi sinh ra đến khi lớn lên đều là những người duy vật, và duy vật như là chân lý đương nhiên. Nếu không tin vào Chúa như người tạo ra thế giới, thì cũng tin vào thiên nhiên tạo hóa như trong triết học Mark. Đặc điểm chung của trường phái duy vật là tin rằng có một cái gì đó ban đầu, như Chúa hay vụ nổ Big Bang đã hình thành nên mọi thứ như bây giờ. Nhưng nếu hỏi tiếp Chúa từ đâu đến, vì sao có Chúa thì ko ai giải thích nổi. Còn với những nhà khoa học thì họ cho rằng vụ nổ Big Bang là cái khởi đầu của không gian và thời gian, còn trước đó không có cái gì cả, là hư không trống rỗng. Nhưng bản thân hư không cũng là một cái gì đấy, nếu nó không là cái gì đó, ko là cái gì cả, thì tại sao nó lại sinh ra vụ nổ Big Bang.
    Tôi tin rằng rất khó để một nhà khoa học từ bỏ các quan điểm của mình, nhưng nếu bạn nghiên cứu kỹ về khoa học hiện đại, bạn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi mà khoa học phải bó tay, hay dừng bước. Hãy lấy một vài ví dụ.

    Hình học Ơclit là cái ai cũng biết, rất dễ hiểu, trực quan, nhưng các bạn có biết là cả hệ thống hình học đó phải xây dựng trên một số tiên đề, và tiên đề là cái không chứng minh mà thừa nhận, ví dụ các góc vuông thì luôn bằng nhau, hay hai đường thằng hoặc cắt nhau, thì sẽ cắt ở một điểm, hoặc sẽ song song tức là không bao giờ cắt nhau (tiên đề thứ 5). Từ những tiên đề trên, và dựa trên hệ thống các suy luận logic ( các suy luận này cũng là đương nhiên đúng, ko giải thích vì sao) ta có cả một hệ thống hình học đồ sộ. Một chuyện có lẽ không còn gì để bàn, cho đến khi có một ai đó phát hiện những điều chưa thực sự hợp lý và muốn cải tiến hệ thống này. Đó chính là khi Lobachevski nghĩ ra hình học phi Ơclit, trong đó không thừa nhận tiên đề thứ 5, mà cho rằng các đường thẳng song song sẽ cắt nhau ở vô cùng. Hình học phi Ơclit vẫn được ứng dụng ngày nay trong thiên văn học.

    Một ví dụ khác, đó là thuyết tương đối của Einstein. Vào trước thế kỷ 20, vật lý cổ điển mà đại diện là các định lý của Newton thống trị khoa học thời đó. Cho đến một ngày, các thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng của nhà bác học Mỹ Michelson chỉ ra rằng, vận tốc ánh sáng khi trái đất truyền động cùng chiều với ánh sáng hay khi trái đất chuyển động ngược chiều đều như nhau. Điều này là hoàn toàn phi lý nếu xét trên vật lý cổ điển, và khoa học đã phải khủng hoảng mất vài thập kỷ tìm câu trả lời cho đến khi một nhà nghiên cứu ở một phòng thí nghiệm ở Đức chỉ ra rằng mọi việc sẽ êm đẹp nếu ta chịu khó thay đổi nhận thức " một chút " .Thay vì việc coi thời gian và không gian là tuyệt đối với mọi người quan sát, thì ta phải nhận thức rằng, thời gian và không gian chỉ là tương đối, thay đổi tùy người quan sát, chỉ có vận tốc ánh sáng trong mọi hệ quy chiếu đều không đổi mà thôi. Và lý thuyết đó của Einstiein đã mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học. Ngày nay ai cũng chấp nhận khái niệm thời gian tương đối, cái mà ông cha ta chắc không bao giờ tin nổi. Điều đó cho thấy tính chất của "chân lý" ,chẳng qua cũng chỉ là cái lý có chân, tức là mang tính tương đối và bị chi phối bởi hoàn cảnh.

    Một ví dụ nữa về tính tương đối của khoa học, đó là nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử ...
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Vào đầu thế kỷ 20, khi giới khoa học chưa hết bàng hoàng về những gì mà thuyết tương đối của Einstein mang lại trong vật lý thiên văn thì bản thân Einstein cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài toán ở lĩnh vực vi mô, tức là cấp độ các hạt cơ bản. Cho đến khi, một nhà vật lý người Đức tên là Weinner Heisenberg đề ra nguyên lý bất định, là tiền đề cho vật lý lượng tử. Nguyên lý bất định cho rằng ta không thể đo được chính xác cả động lượng và xung lượng của hạt. Càng đo chính xác đại lượng này thì càng trả giá về sai số đo cho đại lượng kia và ngược lại. Điều đó phản ánh lưỡng tính sóng hạt của các hạt cơ bản. Bản thân Einstein cũng ko đồng ý với câu nói nổi tiếng của ông : "Chúa ko chơi trò xúc xắc" , nhưng cuối cùng Chúa vẫn cứ chơi, còn vật lý lượng tử vẫn phát triển và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.

    Còn một ví dụ khác nữa, đó là về nguyên lý vị nhân sinh. Trong các hệ thống khoa học, luôn tồn tại các hằng số, ví dụ hằng số vận tốc ánh sáng c = 299.792.458, hay hằng số Plank h = 6,62.10^(-34). Các hệ thống đó dù có phức tạp đến đâu cũng không giải thích vì sao các hằng số đó là như vậy, mà không phải thế khác, từ đó nảy sinh ra một lý giải gọi là nguyên lý vị nhân sinh, tức là các hằng số trên là như thế bởi vì nếu khác đi một chút, thì các hoàn cảnh thiên nhiên sẽ hoàn toàn khác, và các điều kiện sống cho con người sẽ ko còn được đảm bảo như trước nữa (ví dụ lúc đó nhiệt độ trên trái đất sẽ rất cao chứ ko như bây giờ), và sẽ ko có con người tồn tại, tức là ko có cái chủ thể đang đặt ra câu hỏi "tại sao các hằng số đó là như vậy".


    Từ các ví dụ trên, các bạn có thể có một hình dung về khoa học hiện đại, những khó khăn cơ bản mà khoa học luôn gặp phải. Đó là cuối cùng khoa học cũng ko giải thích được tất cả, mà vẫn phải thừa nhận một cái gì đó là hiển nhiên đúng và ko thể bàn tới. Và bạn cũng có thể thấy rằng khoa học là một sự cố gắng của con người để giải thích về thế giới xung quanh, nhưng chính cái thế giới xung quanh đó cũng là một sản phẩm của trí tuệ con người. Suy nghĩ này đã được Heisenberg nói đến trong câu nói nổi tiếng của mình : " Nhà khoa học không bao giờ có thể giải thích đúng được thế giới thực tại, vì những gì anh ta nhìn thấy đều qua lăng kính vô hình của ý niệm " .


    Gần đây, để thống nhất giữa thuyết tương đối và thuyết lượng tử, một số nhà vật lý, trong đó có Geofrey Chew đã đưa ra lý thuyết dung thông (bootstraps), nhưng chính ông cũng đã phát biểu : "Trong một ý nghĩa rộng thì ý niệm Dung thông, mặc dù hấp dẫn và hữu ích, nó là phi khoa học. Khoa học, như ta đã biết, đòi hỏi một ngôn ngữ dựa trên những khuôn khổ không bị tra vấn. Vì thế mà về mặt ngôn ngữ, nếu muốn giải thích tất cả mọi khái niệm, điều đó khó gọi là khoa học được". Để kết thúc loạt trình bày về khoa học, ta hãy đến với câu nói của nhà bác học Niels Bohr : " Để tìm sự song hành với lý thuyết các hạt cơ bản, ta phải đến với cách đặt vấn đề về nhận thức mà các đầu óc từ ngàn xưa như Đức Phật hay Lão Tử đã từng đối mặt, nếu ta muốn hòa điệu vị trí của chúng ta vừa là khán giả vừa là diễn viên trong màn kịch lớn của thế gian"


    Ở trên ta đã phân tích về duy vật, hay một đại diện của nó là các lý thuyết khoa học, bây giờ ta hãy nói về triết học duy tâm. Như đã nói, duy tâm ở đây ko nên hiểu như việc ai đó tin là có ma, có hồn, có thần thánh, lòng tin như thế, như đã phân tích, cũng chỉ là duy vật mà thôi, có nghĩa là tin vào cái gì đó độc lập với ta, ảnh hưởng đến ta, ta ở đây là chủ thể nhận thức. Vậy như nào gọi là duy tâm. Duy tâm là tư tưởng triết học trong đó quan niệm rằng thế giới khách quan lại chính là sản phẩm của chủ thể nhận thức. Một vài đại biểu cho triết học duy tâm phương Tây là Plotinus, Immanuel Kant, Hegel. Plotinus cho rằng: " linh hồn đã tạo nên thế giới vì không có nơi nào dành cho vũ trụ này ngoài linh hồn hay tâm thức ". Còn nhà triết học Đức Immanuel Kant cho rằng tất cả những gì ta có thể biết là các ấn tượng trí óc, hoặc các hiện tượng, mà thế giới bên ngoài (có thể tồn tại hoặc không tồn tại) tạo ra một cách độc lập trong tâm thức ta; tâm thức ta không bao giờ có thể nhận thức thế giới bên ngoài một cách trực tiếp. Những quan điểm trên rất giống với những quan điểm của Duy thức học, một chi phái của Phật giáo Đại thừa, ra đời vào những thế kỷ đầu sau CN với 2 đại biểu là Thế Thân (Vasubandhu) và người anh là Vô Trước (Asanga). Duy thức học quan niệm rằng mọi pháp đều không có thật thế, đều do vô minh phân biệt (thức) mà vọng khởi.


    Các bạn có thể tìm hiểu thêm về triết học duy tâm với các đại biểu mà tôi đã nêu trên, tuy nhiên có thể nói đối với đa số mọi người, con đường nhận thức từ duy vật chuyển sang duy tâm sẽ là rất dài và khó có thể hiểu ngay được những ý tưởng mà các nhà triết học duy tâm đã nêu lên. Bạn có thể sẽ vẫn là một nhà duy vật, vẫn tin vào khoa học, nhưng tôi cũng đã nêu lên rất nhiều ví dụ về những bức tường mà khoa học ko thể vượt qua. Vậy Đức Phật của chúng ta là một nhà Duy vật hay Duy tâm.


    Trong Bát nhã tâm kinh, Đức Phật có nói : "Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế, .... Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
    Không có khổ, tập, diệt, đạo.
    Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc."
    Vậy cái này không đúng mà không phải cái này cũng không đúng. Hay Lão Tử nói : " Cái gì sâu thì lại đầy, cái gì cũ thì lại mới " . Cho nên lại nói như Lão Tử : Đạo mà nói lên được thì đã không phải là Đạo, hay Trang Tử nói Bên này cũng là bên kia, bên kia cũng là cái bên này, khi bên này hay bên kia ko còn mâu thuẫn nữa, đó chính là Đạo ".


    Và nếu bạn đem những thắc mắc này mà gặp những vị thiền sư, thì chắc hẳn cũng sẽ như câu chuyện sau : " Một vị tăng đến thưa với Triệu Châu: Con có nhiều thắc mắc, xin thầy chỉ giáo. Triệu Châu hỏi : "ăn cơm chưa ? ", Tăng đáp " Dạ rồi", Triệu Châu nói : "Thì rửa bát đi". Vậy chỉ khi nào sống thực trong hiện tại, mà cảm nhận được cái tâm thanh tịnh vĩnh hằng của bản thể, lúc đó mới đạt tới Niết bàn. Như một câu thơ :
    Mầu nhiệm thay bí ẩn thay
    Ta đi gánh củi, ta đi múc nước
    hay :
    Khi ta ngồi yên tĩnh lặng
    Mùa xuân tới và lá cỏ reo vui ./.,
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    mình chỉ biết niết bàn là một tính từ, chỉ trạng thái không còn khổ (nirvana)
  4. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
  5. quyhaythanh

    quyhaythanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2009
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Neu noi Niet Ban la gi thi toi chi co the duc ket lai thanh 2 tu : TRong Khong . Niet ban ko la gi ca , chi la hu vo . Ai hieu duoc hu vo se biet duoc Niet Ban la gi , ngoai ra ko con gi het .
    Ai co y kien khac ko ?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngoai ra co the hieu nghia khac , Niet Ban la cai ban , tren do nguoi nam va nguoi nu an ai voi nhau . Qua that nhu ai do da noi , ca the gioi quay quanh chiec giuong la vi the . Nen toi noi dao phat rat tom cung la vay .
  6. antidep

    antidep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    bác này đang ở cõi niết bàn có khác, viết cứ như là giáo sư đa khoa: thần học, triết học, vật lý học, thiên văn học...:))
    Kurt Cobain của Nirvana chắc cũng nghĩ phải chết đi mới lên đc niết bàn nên dí khẩu súng lục vào đầu head shot :-ss
    theo tôi thì sống ở đời mà vẫn có sức khỏe đó là niết bàn rồi, còn hết sức khỏe đó là địa ngục, một thằng hót cư t mà sức khỏe tốt cũng như đang sống trên thiên đàn, một thằng tỷ phú nhưng bịnh tật coi như là địa ngục tra tấn.
    cho hỏi bác chủ thớt là có linh hồn ko zậy. mà linh hồn "sống" thế lào nhể ;))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    ps: các bác mà bị bệnh em đó các bác thiền định với cả tâm thanh tịnh đấy, sk chính là niết bàn
  7. Bong_hong_cai_ao

    Bong_hong_cai_ao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    "Tôi uống hết cả trăm lít rượu rồi mà vẫn không thấy vợ quay về...!"

Chia sẻ trang này