1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ninh Bình bây giờ còn có Hoa Lư không nhỉ????

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi simabmc, 04/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. simabmc

    simabmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Ninh Bình bây giờ còn có Hoa Lư không nhỉ????

    Box Ninh Binh dạo này sôi nổi quá, mọi người post bài tới tấp như chảy hội chứng tỏ con em Ninh Binh trôi dạt năm châu bốn bể cũng nhiều đấy chứ (hehe).
    Nhưng đọc mãi mà chẳng thấy có ai ở Hoa Lư cả. Hay là Hoa Lư tách huyện sáp nhập vào thị xã Ninh Bình rồi, nếu thế thì tiếc cho mảnh đất đã từng một thời là kinh đô của nước Đại Cồ Việt quá!
  2. simabmc

    simabmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Ôi không có ai trả lời sao? Hay là không có ai ở Hoa Lư tham gia vào box Ninh Bình này. Nhắc tới Ninh Bình là phải nhắc tới Hoa Lư vậy mà không có người Hoa Lư nào cả. Đáng tiếc, đáng tiếc quá!!!
  3. brave15

    brave15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đất Hoa Lư sẽ mãi mãi còn chứ bạn ơi.Tôi Nghĩ dù sau thành phố NB sẽ lớn mạnh như thế nào thì Hoa Lư vẫn sẽ còn.Tuy nhiên có lẽ do thị xã quá lấn át rồi nên Hoa Lư có vị thế hơi yếu đó thôi
  4. simabmc

    simabmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Gửi đến các bạn bộ sưu tập ảnh về Tam Cốc - Bích Động, một trong số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của miền đất Hoa Lư
    Tam Cốc-Bích Động được ví là vịnh Hạ Long trên cạn ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đã từng được cụ Nguyễn Nghiễm, thân sinh của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du tới thăm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. KongTonSach

    KongTonSach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    thế Hoa Lư sẽ thuộc tỉnh thành nào hả bạn
  6. kem_no1

    kem_no1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    ơ, cảnh đẹp quá nhỉ !
  7. o0o_se7en_o0o

    o0o_se7en_o0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Tam cốc Bích động đẹp quá . nhiều lần muốn đi nhưng chưa có dịp chắc năm nay sẽ đi. Cám ơn đã cho mình biết Tam Cốc Bích Động như thế
  8. simabmc

    simabmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Bài này tôi mạn phép nói một chút về các thắng cảnh của Hoa Lư, rất mong nhận được ý kiến bổ sung của các bác để cho Hoa Lư nói riêng cũng như Ninh BÌnh nói chung ngày càng được biết đến nhiều hơn.
    Tam Cốc - Bích Động
    "Tiềm năng du lịch của Ninh Bình thật tuyệt vời. Đến nơi đây, bạn có thể tham quan Tam Cốc - được ví như Hạ Long cạn của Việt Nam. Xa xưa, Tam Cốc là biển cả mênh mông. Muốn vào Tam Cốc, bạn phải đi thuyền qua eo núi, qua một chiếc cầu đá nhỏ có tên là cống Rồng. Xa xa, bên tay phải là hang Múa hắt ra những tia nắng đủ bảy sắc cầu vồng xuyên rọi xuống mặt sông những ánh lung linh, hồn người chợt như hòa tan vào bức tranh thủy mặc. Hang Cả, Hang Hai và Hang Ba chìm trong những đợt sóng vỗ hàng triệu năm bào mòn núi đá, để lại thành vết lõm đều nhau chạy dọc cả một bờ núi như những kỳ quan kiệt tác. Hang Cả neo dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi bên đôi bờ sông Ngô. Dòng sông như thắt mình lại, luồn qua hang với lớp nhũ đá muôn hình buông xuống như những đám mây bay. Dừng mái chèo, không gian yên ả, mát lạnh, lắng nghe âm thanh của những giọt nước tí tách rỏ xuống dòng sông như bầu sữa mẹ đem lại sinh khí. Thuyền qua 127m lòng hang, cửa hang bừng sáng như báo hiệu một thế giới mới lạ. Thấp thoáng trên triền núi cao bóng người đốn củi, những đàn dê nhở nhơ nhai lá và sắc màu của trăm ngàn cụm hoa phong lan, vạn tuế bám vào vách đá. Qua Hang Hai, Hang Ba, đi sâu hơn 4 km nữa là suối Tiên. Dưới làn nước trong vắt là những đàn cá tung tăng bơi lội, ẩn mình vào đám rong xanh. Phảng phất trong không gian là hương hoa rừng thơm ngát
    Và đây, chùa Bích Động với lối kiến trúc cổ, mái cong lượn, đường nét trang nghiêm, đậm nét phương Đông được xây theo hình chữ Tam dọc theo sườn núi từ thấp lên cao, được mệnh danh là cảnh đẹp thứ nhì trời Nam. Núi, động và chùa đan quện hài hòa ẩn hiện giữa những cây đa cổ thụ xanh biếc như bức tranh núi rừng dát lên một phù điêu gồm ba ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong. Nhìn lên những dãy núi cao vút quanh chùa Bích Động sẽ thấy năm ngọn núi xung quanh giống như 5 cánh hoa sen. Gần đó là Động Tiên với những vòm đá cao rũ xuống dải nhũ thạch lấp lánh như những nét chạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo và sống động tài hoa. Toàn cảnh sáng, tối kỳ ảo, hư hư, thực thực như có khói phủ, mây bay đan xen hòa quện...."
    (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
    Được simabmc sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 15/06/2006
  9. simabmc

    simabmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Cố đô Hoa Lư
    Hoa Lư là kinh đô của nước Ðại Cồ Việt (tên xa xưa của nước Việt Nam) có cách đây gần 10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam.
    Cố đô Hoa Lư trước đây rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam.
    Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án.
    Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình.
    Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài.
    Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội.
    Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.
    Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư hầu như bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII.
    Ðền vua Ðinh được xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc" gồm 3 toà: Bái đường, Thiên Hương- nơi thờ tứ trụ triều đình của nhà Ðinh, Chính Cung-thờ vua Ðinh (ở giữa) bên trái là tượng Nam Việt Vương Ðinh Liễn (con trai cả vua Ðinh), bên phải là tượng Ðinh Toàn và Ðinh Hạng Lang (con thứ vua Ðinh).
    Cách đền vua Ðinh 500 mét là đền vua Lê, thờ Lê Ðại Hành (còn gọi là Lê Hoàn). Ðền Lê qui mô nhỏ hơn nhưng cũng có ba toà: Bái Ðường, Thiên Hương- thờ Phạm Cự Lương người đã có công đưa Lê Hoàn lên ngôi, Chính Cung- thờ Lê Hoàn (ở giữa), bên phải là Lê Ngọa Triều (con trai vua Lê), bên trái là Hoàng Hậu Dương Vân Nga.
    Ở trên đỉnh núi Mã Yên Sơn hiện có lăng mộ của vua Ðinh và vua Lê.
    Ấn tượng Hoa Lư
    Đến Hoa Lư - kinh đô xưa của nước Đại Cồ Việt, điểm đầu tiên du khách tham quan là ngọn Mã Yên Sơn. Vượt qua 265 bậc đá cheo leo, mọi người sẽ lên đến lăng mộ Đinh Tiên Hoàng - vị hoàng đế cách đây hơn 1000 năm đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. Lăng được xây bằng đá, xung quanh là cây cối um tùm và những mỏm đá vút lên trông rất ngoạn mục. Dưới chân Mã Yên Sơn là đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Đền được xây trên nền cung điện chính thuở xưa, theo kiểu "nội công ngoại quốc" uy nghi với ngọ môn quan, hồ sen, nút giả, vườn hoa, nghi môn ngoại, nghi môn nội cùng ba toà bái đường, thiêu hương và hậu cung. Tại bái đường có "Long sàng" làm bằng đá nguyên khối với đôi nghê đá rất sống động. Tiếp đó là nhà thiêu hương thờ các vị khai quốc công thần. Trong cùng là hậu cung đặt tượng Đinh Tiên Hoàng cùng các con trai ông. Các hình chạm khắc trên đá, trên gỗ với các đề tài rồng, mây, tiên nữ, hoa lá? trang trí tại đền đều khá tinh xảo. Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh chừng 500m. Tại hậu cung của đền đặt tượng vua Lê Đại Hành. Cạnh tượng vua là tượng Dương Vân Nga và Lê Long Đĩnh (con trai của hai người). Đền vua Lê còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện. Tại đây người ta đã tìm thấy di tích nền cung điện cũ cùng một số đồ gốm sứ cổ. Những hiện vật quý này được lưu giữ tại phòng bảo tàng phía trái khu đền.
    Ngoài ra, khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa khá đẹp như: chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200m) thu hút nhiều du khách đến dâng hương vãn cảnh.
    (Nguồn: TBDL)
    Được simabmc sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 16/06/2006

Chia sẻ trang này