1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nobel Văn học năm nay

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pittypat, 12/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bác VNHL khéo quá đi thôi :-)
    Hình như bây giờ có tiêu chí chung là cái gì cũng phải sài bản tiếng Anh mới là xịn . là hiểu biết.
    ĐỆ còn nhớ ngày xưa có mấy bài viết về "Phía tây ko có gì lạ" của Remarque , người viết cứ phải viết thành "The quiet..." cái cóc chết gì đó, thông cảm, đệ vốn dốt ngoại ngữ hị hị
    Mà đệ chả biết tại sao lại "..phải đọc Nỗi buồn chiến tranh " mới có thẻ hiểu về chiến tranh

    V@
    [/size=4
  2. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Đọc Nỗi buồn chiến tranh để hiểu rõ về chiến tranh Việt Nam thôi.
  3. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0

    Cái nhà bác Chùa rõ là nhà quê , vì chiến tranh nó buồn nên để hiểu chiến tranh nên đọc nỗi buồn chiến tranh chứ không nên đọc niềm vui chiến tranh, thế mà cũng hỏi.

    Gót chân ai qua mùa lá đổ...

  4. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy khá nhiều chuyện về "niềm vui chiến tranh" đấy chứ. Đọc xong mình cũng muốn tham gia chiến tranh quá.
  5. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, em là em nhớ có 1 bác từng viết trong 1 topic cũng ở cái Văn học này, Trong chiến tranh thì chỉ một số ít có lợi. Số ít ấy, buồn thay, thường là còn sống sau khi chiến tranh kết thúc, và sống khỏe mạnh. Động cơ để kích thích số nhiều ra trận và bắn vào nhau chính là tình yêu. Khi số nhiều không còn yêu được nữa, số ít sẽ dùng đến những biện pháp khác....
    Khi số nhiều còn có tình yêu để tin và ra trận thì có niềm vui chiến tranh. Khi số nhiều ấy không còn yêu được nữa, chiến tranh thành nỗi buồn. Và số ít thường là cũng chẳng thích cái nỗi buồn ấy.

    Gót chân ai qua mùa lá đổ...

  6. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    "Giãi thây trăm họ làm công một người". Chiến tranh là như vậy đó.
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Pagoda quá khen rồi. Có gì đâu mà khéo
    Lâu lắm mới lại thấy nàng Cỏ ở đây.
    Nhưng liệu có đúng là số nhiều ấy không còn yêu được nữa không? Nếu thế thì chiến tranh sẽ chẳng còn chỉ là nỗi buồn không đâu mà sẽ trở thành nỗi tủi hổ, đau đớn...Và những người đi qua chiến tranh (và có lẽ cả những người chưa từng biết chiến tranh) khi đó cũng sẽ ôm mặt khóc như DTH bên lề đường đô thành hoa lệ Sài Gòn năm 1975 cả ư? Tớ không nghĩ thế đâu.
    Cuộc chiến tranh nào cũng là một nỗi buồn, một nỗi buồn dai dẳng. Niềm vui chiến tranh vẫn tồn tại nhưng những niềm vui ấy chỉ có tính thời điểm, nó khác với tính trường cửu của nỗi buồn. Nhưng trong cuộc sống thì nỗi buồn cũng cần thiết như niềm vui vậy. Có khi nó còn là cái giá phải trả cho niềm vui nữa. Và chiến tranh thì cũng thế.
    Còn cái chết của những người hy sinh vì tình yêu từ muôn đời nay vằn là những cái chết đẹp nhất, đáng trân trọng nhất. Thật bất hạnh nếu một ngày đẹp trời nào đó, tất cả chúng ta lại nghi ngờ về giá trị của những sự hy sinh đó, và sự thương hại lại thay thế cho sự kính trọng và biết ơn. Nhưng tớ không nghĩ sẽ có một ngày như thế.
    Tớ post lại ở đây một bài hát của Trần Tiến mà tớ rất thích.
    Người Thích Tình Ca

    Trần Tiến

    Người bạn phòng bên tôi thường gặp anh, người bạn bình thường.
    Cửa sổ phòng anh luôn cơ chậu hoa, đêm đêm anh về khói thuốc lá vẫn bay ra cùng với những bản tình ca.
    Người bạn của tôi như người bạn anh thường gặp hàng ngày.
    Chuyện bình thường như, bao người quanh ta, cuộc sống...( )
    Rồi một ngày kia vì ngoài biên cương, giặc tràn về
    Bạn bè của anh như những ngày xưa khoác súng lên đường
    Ôi bao thân yêu, bài hát đồng ca
    Tuoi trẻ dàn hàng gánh đất nước trên vai
    Ôi bao thân yêu, bài hát anh hùng ca
    Của một tuổi trẻ lớn lên trong đạn bom
    Của một tuổi trẻ ra đi vì tình yêu

    Rồi một ngày kia, tôi không gặp anh trên đường về nhà
    Cửa sổ phòng anh không thấy chậu hoa, đêm đêm tôi về khói thuốc lá không bay ra và đâu rồi những bản tình ca
    Người bạn của tôi chắc lại ra di, Ồ !chuyện bình thường
    Bạn bè của ta ... quen rồi giặc giã ... là đi ( )
    Rồi một ngay kia, trên đường hành quân gặp lại bạn bè
    Chuyện trò buồn vui, nhắc đến bạn tôi anh khuất xa rồi
    Tôi nghe trong tôi... bài hát anh thường hát
    Về một người tình vắng xa nơi làng quê
    Tôi nghe trong tôi... bài hát anh hùng ca
    Về một người bạn rất yêu tình ca
    Về một người bạn ra đi vì bản tình ca...



    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya

    Được vnhl sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 12/11/2002
  8. bo-doi

    bo-doi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Có người buồn, có người đớn đau, tủi hổ, có người đến giờ vẫn dùng chiến tranh để ,<i>t-h-ủ d-â-m</i> tinh thần. Cảm xúc thì có nhiều cung bậc lắm bác ạ.
    Văn bác hay lắm. Cơ mà chết trận, cho dù vì tình yêu, và giá trị của nó là 2 chuyện khác nhau. Thiếu gì những cái chết trận vì tình yêu nhưng vô ích! Không nên dùng cảm xúc đồng nhất 2 thứ đó với nhau, bác của em ạ.
    Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường ... (à mà kẻ thù buộc ta ôm cây súng!)
  9. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh đòi hỏi phải sám hối, dù có niềm vui hay nỗi buồn đi chăng nữa, nhất là chiến tranh giữa hai miền của đất nước và kéo quá lâu như vậy.
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chà em bodoi.
    Vâng, cái tật mà em phải dùng dấu gạch nối để tránh kiểm duyệt ấy, nó là hình thức tự thoả măn, đem lại sự tự tin cho các dân tộc nhược tiểu. Chẳng phải chỉ có chiến tranh là cái cớ mà cũng chẳng phải chỉ dân tộc ta mới có tật đó đâu.
    Hình như em là người đầu tiên khen/chê văn tớ hay. Cảm ơn cái.
    Nhưng tớ đâu có nhầm lẫn gì nhỉ. Đúng là trong nhiều trường hợp cái chết vì tình yêu có thể không có giá trị thậm chí là ngu ngốc. Những thiếu niên Đức ra trận năm 1945 cũng chết vì tình yêu, những thằng dở hơi giết chết người yêu rồi tự sát cũng là chết vì tình yêu.
    Nhưng ở đây tớ đã phân biệt giữa giá trị của những cái chết ấy (nhờ thế mà ngày nay, tớ có quyền tự hào là người dân của một dân tộc ngoan cường, dám chấp nhận chiến đấu và đã chiến thắng) và vẻ đẹp của những cái chết đấy (chết vì tình yêu theo tớ là những cái chết đẹp nhất). Đối với tớ những cái chết như thế là đầy đủ rồi.
    Chiến tranh thì chẳng bao giờ vui cả. Thế nhưng có những cuộc chiến mà sự tham gia nó không những là cần thiết mà còn là nghĩa vụ và niềm tự hào và có những cuộc chiến mà sự tham dự là vô nghĩa, là nỗi nhục.
    Thế nên chúng ta thấy sự vô nghĩa của chiến tranh (thế chiến thứ Nhất) khi nhân vật của Hemingway trở thành anh hùng nhờ bị thương trong khi đang ăn uống, còn nhân vật chính của Remarque thì chết một cách hết sức kỳ cục trong một ngày khi mặt trận hoàn toàn yên tĩnh.
    Cũng Hemingway, cũng Remarque đã có những thái độ khác khi đề cập tới cuộc chiến tranh Tây Ban Nha hay Thế chiến thứ Hai. Gioócđan trong Chuông nguyện hồn ai, sẵn sàng chết để phá huỷ cây cầu, mặc dù anh biết rằng cái chết đấy có khi cũng chẳng có giá trị nhiều nhặn gì trong việc ngăn chặn quân phát xít và phía quân cộng hoà cũng từng làm nhiều điều tồi tệ chẳng kém quân phát xít đối với kẻ thù. Nhân vật chính trong Đêm Lisbon của Remarque, một người không tên, đến cuối truyện đã xung phong gia nhập đơn vị quân quốc tế để chiến đấu chống lại những người đồng bào của mình mặc dù anh cũng chẳng cảm thấy nhiều an ủi và vẵn tuyệt đối cô đơn trong hành động đấy. Đối với những người như thế, đó chỉ là nghĩa vụ cần phải làm, đứng về phía cái đúng, lẽ phải mặc dù tất nhiên chẳng có lẽ phải nào là tuyệt đối cả.
    Cảm xúc con người tất nhiên có nhiều cung bậc. Có người thế này, có người thế khác. Nhưng có những cảm xúc chung của cả dân tộc (tức là đa số người dân) trong những thời điểm nhất định và về những sự kiện nhất định. Tôi tin rằng cảm xúc tủi hổ hối hận, hay chua xót mà bạn nói không phải là cảm xúc chung của đa số mọi người khi nghĩ về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chứ nếu không thì tôi sẽ thực sự xấu hổ khi được sinh ra là người Việt Nam.

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya

Chia sẻ trang này