1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nobel Vật Lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tucurie, 02/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nobel Vật Lý



    CÁC GIẢI NOBEL VẬT LÝ

    Năm Tên người đoạt giải
    2002 Raymond Davis Jr., Masatoshi Koshiba, Riccardo Giacconi

    2001 Eric A. Cornell, Wolfgang Ketterle, Carl E. Wieman

    2000 Zhores I. Alferov, Herbert Kroemer, Jack S. Kilby

    1999 Gerardus 't Hooft, Martinus J.G. Veltman

    1998 Robert B. Laughlin, Horst L. Störmer, Daniel C. Tsui

    1997 Steven Chu, Claude Cohen-Tannoudji, William D. Phillips

    1996 David M. Lee, Douglas D. Osheroff, Robert C. Richardson

    1995 Martin L. Perl, Frederick Reines

    1994 Bertram N. Brockhouse, Clifford G. Shull

    1993 Russell A. Hulse, Joseph H. Taylor Jr.

    1992 Georges Charpak

    1991 Pierre-Gilles de Gennes

    1990 Jerome I. Friedman, Henry W. Kendall, Richard E. Taylor

    1989 Norman F. Ramsey, Hans G. Dehmelt, Wolfgang Paul

    1988 Leon M. Lederman, Melvin Schwartz, Jack Steinberger

    1987 J. Georg Bednorz, K. Alex Müller

    1986 Ernst Ruska, Gerd Binnig, Heinrich Rohrer

    1985 Klaus von Klitzing

    1984 Carlo Rubbia, Simon van der Meer

    1983 Subramanyan Chandrasekhar, William A. Fowler

    1982 Kenneth G. Wilson

    1981 Nicolaas Bloembergen, Arthur L. Schawlow, Kai M. Siegbahn

    1980 James Cronin, Val Fitch

    1979 Sheldon Glashow, Abdus Salam, Steven Weinberg

    1978 Pyotr Kapitsa, Arno Penzias, Robert Woodrow Wilson

    1977 Philip W. Anderson, Sir Nevill F. Mott, John H. van Vleck

    1976 Burton Richter, Samuel C. C. Ting

    1975 Aage N. Bohr, Ben R. Mottelson, James Rainwater

    1974 Martin Ryle, Antony Hewish

    1973 Leo Esaki, Ivar Giaever, Brian D. Josephson

    1972 John Bardeen, Leon N. Cooper, Robert Schrieffer

    1971 Dennis Gabor

    1970 Hannes Alfvén, Louis Néel

    1969 Murray Gell-Mann

    1968 Luis Alvarez

    1967 Hans Bethe

    1966 Alfred Kastler

    1965 Sin-Itiro Tomonaga, Julian Schwinger, Richard P. Feynman

    1964 Charles H. Townes, Nicolay G. Basov, Aleksandr M. Prokhorov

    1963 Eugene Wigner, Maria Goeppert-Mayer, J. Hans D. Jensen

    1962 Lev Landau

    1961 Robert Hofstadter, Rudolf Mössbauer

    1960 Donald A. Glaser

    1959 Emilio Segrè, Owen Chamberlain

    1958 Pavel A. Cherenkov, Il´ja M. Frank, Igor Y. Tamm

    1957 Chen Ning Yang, Tsung-Dao Lee

    1956 William B. Shockley, John Bardeen, Walter H. Brattain

    1955 Willis E. Lamb, Polykarp Kusch

    1954 Max Born, Walther Bothe

    1953 Frits Zernike

    1952 Felix Bloch, E. M. Purcell

    1951 John ****croft, Ernest T. S. Walton

    1950 Cecil Powell

    1949 Hideki Yukawa

    1948 Patrick M. S. Blackett

    1947 Edward V. Appleton

    1946 Percy W. Bridgman

    1945 Wolfgang Pauli

    1944 Isidor Isaac Rabi

    1943 Otto Stern

    1942 - 1940 Không phát giải

    1939 Ernest Lawrence

    1938 Enrico Fermi

    1937 Clinton Davisson, George Paget Thomson

    1936 Victor F. Hess, Carl D. Anderson

    1935 James Chadwick

    1934 Không phát giải

    1933 Erwin Schrödinger, Paul A. M. Dirac

    1932 Werner Heisenberg

    1931 Không phát giải

    1930 Venkata Raman

    1929 Louis de Broglie

    1928 Owen Willans Richardson

    1927 Arthur H. Compton, C. T. R. Wilson

    1926 Jean Baptiste Perrin

    1925 James Franck, Gustav Hertz

    1924 Manne Siegbahn

    1923 Robert A. Millikan

    1922 Niels Bohr

    1921 Albert Einstein

    1920 Charles Edouard Guillaume

    1919 Johannes Stark

    1918 Max Planck

    1917 Charles Glover Barkla

    1916 Không phát giải

    1915 William Bragg, Lawrence Bragg

    1914 Max von Laue

    1913 Heike Kamerlingh Onnes

    1912 Gustaf Dalén

    1911 Wilhelm Wien

    1910 Johannes Diderik van der Waals

    1909 Guglielmo Marconi, Ferdinand Braun

    1908 Gabriel Lippmann

    1907 Albert A. Michelson

    1906 J. J. Thomson

    1905 Philipp Lenard

    1904 Lord Rayleigh

    1903 Henri Becquerel, Pierre Curie, Marie Curie

    1902 Hendrik A. Lorentz, Pieter Zeeman

    1901 Wilhelm Röntgen



    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2002
    NHỮNG KHÁM PHÁ BÍ MẬT VŨ TRỤ
    Ba nhà vật lý học thiên thể đã đoạt giải Nobel Vật lý 2002 vì phát hiện ra những bí mật trong "lò hạt nhân" của Mặt trời và khám phá ra nguồn năng lượng của tia X vô hình phủ quanh vũ trụ.
    Từ trái sang: Raymond Davis Jr của Mỹ, Masatoshi Koshiba)
    của Nhật Bản và nhà nghiên cứu Riccardo Giacconi)

    Hai nhà nghiên cứu Raymond Davis Jr của Mỹ và Masatoshi Koshiba của Nhật Bản nhận một nửa giá trị giải Nobel Vật lý 2002, còn nửa kia thuộc về nhà nghiên cứu Riccardo Giacconi của Mỹ. Công trình của các ông được Hội đồng Giám khảo Nobel đánh giá là "làm thay đổi cách thức chúng ta nhìn nhận vũ trụ". "Một tập hợp vô cùng to lớn những thiên thể quan trọng và xa lạ đã được phát hiện ra và nghiên cứu. Vũ trụ hôm nay có cảm giác rõ rệt hơn so với những gì mà chúng ta được biết 50 năm trước nhờ thiên văn học X-quang" - bản thông báo giải thưởng của Hội đồng Giám khảo viết. Những người đoạt giải Nobel Vật lý năm nay đã sử dụng những thành phần nhỏ nhất của vũ trụ để tăng thêm hiểu biết của con người về Mặt trời, những vì sao, những dải thiên hà và sao băng.
    50 năm trước, người ta tin rằng vũ trụ tồn tại trong trạng thái thăng bằng và chuyển động chậm. Nhờ những phát hiện của ba nhà vật lý học thiên văn này, mà người ta mới vỡ lẽ ra rằng vũ trụ thực tế là hiện trường của các vụ nổ phát ra nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng chỉ kéo dài chưa đầy một giây. Thiên văn học X-quang, lĩnh vực do Giacconi mở đường, đã cho phép nghiên cứu hiện tượng này chặt chẽ hơn. Davis được ca ngợi vì đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài đến 30 năm. Nhờ đó mà ông khám phá ra rằng năng lượng của Mặt trời không bắt nguồn từ sự phân rã hạt nhân của nguyên tử, mà từ sự kết hợp của chúng. Koshiba đã nghiên cứu vấn đề này kỹ hơn bằng cách xây dựng bộ tách neutrino có thể thu giữ được hàng chục phần tử quý báu bắn ra khỏi những ngôi sao bốc cháy ở rất xa (thường được gọi là sao băng - supernova).
    Ông Davis (87 tuổi) là Giáo sư Danh dự Đại học Tổng hợp Pennsylvania (Mỹ), ông Koshiba (76 tuổi) là Giáo sư Danh dự tại Trung tâm Quốc tế về Vật lý hạt Cơ bản Tokyo, còn ông Giacconi (71 tuổi) là Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học ở thủ đô Washington (Mỹ).
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  3. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Bài em hoàn toàn về Vật Lý đơn thuần sao lại cho là vi phạm nội quy thế này, nếu các bác định xoá thì cho em xin lại bản gốc cái, mất công type quá.
    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không sao ! Tôi đã giải quyết rồi vừa đi đòi về ! Vấn đề là ở chỗ bài của bạn có một số từ trong danh mục từ bị cấm trên TTVN . Đây là lỗi của bộ phận lọc tự động bài của bạn không vi phạm gì cả và sẽ được trả lại trong thời gian sớm nhât có thể .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  5. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Dạo này TTVN lỗi lọc nhiều quá, nhiều cái chả sao cũng bị hết.
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Toi rồi ! Nó không hiển thị được đang đi " đòi " admin
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Liệu có xin cho Box chúng ta tự quản được không, đã bao giờ có bài bậy bạ trên Box này đâu
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. key

    key Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Buồn cười nhất khi Anhstanh nhận giải Nobel không phải là thuyết tương đối. Đơn giản vì những vấn đề ông đưa ra không một ai trong ban giám khảo có thể hiểu được !
  9. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Ê hê hê!Các mod không bàn luận lạc đề thế đâu nhé!
    --------
    Đến bao giờ thì Việt Nam có được một cái giải Nobel Vật Lý nhỉ?

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  10. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ có một giải nobel Vật Lý khi nào mà các cầu thủ bóng đá VN đoạt được World Cup. Xem xong sướng quá thế là đưa ra được ý tưởng lớn để đoạt giải Nobel
    _________________________________________
    Đường đi khó, không phải vì ngăn sông cách núi. Mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Chia sẻ trang này