1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi bàn luận về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi pikami, 07/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pikami

    pikami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nơi bàn luận về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI.

    Ý kiến ủng hộ : Để QH ta không bị lép vế trước cơ quan hành pháp .
    Ý kiến phản đối:tạo nên sự độc tài đa số, ví dụ TPHCM có 25 đại biểu , trong khi 1 số tỉnh nghèo chỉ có 5 hay 6 DB , tiếng nói làm sao áp đảo = TP HCM
    Cách giải quyết :Cơ cấu UBTVQH sao cho có đầy đủ đại biểu các tỉnh thành và thật đồng đều, các bạn nghĩ sao ??


    Bell is not a bell untill you ring it
    Love is not love untill you feel pain of it.



    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 06/08/2003
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Để trả lời câu hỏi trên
    theo tui chỉ cần tự trả lời câu hỏi:Tại sao các quốc gia khác lại có 2 viện trong Quốc hội!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  3. pikami

    pikami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Theo tui được biết:
    Ở Anh :Do cuộc CMTS ko triệt để dẫn đến Tư sản phải nhường cho quí tộc thượng nghị viện
    Ở Mĩ :vì Mĩ là nhà nước liên bang, cho nên nếu nghị sĩ được bầu theo số dân từng ban thì sẽ dẫn đến sự áp đảo của các bang giàu có đông dân. Để bảo vệ quyền lợi các bang nhỏ,nghèo các nhà lập pháp Mĩ nghĩ ra phải chia quốc hội ra làm 2 và trong đó thượng nghị viện được cơ cấu là mỗi bang có đồng đều 2 thành viên
    Em chỉ biết Anh và Mỹ còn những nước khác thì không biết
    Còn một ý kiến nữa ( không được chính thống lắm ): việc chia quốc hội thành hai viện nhằm để phân tán quyền lực quốc hội,có vậy thì giai cấp tư sản mới khiển soát Qh tốt được
    Còn theo ý kiến của em, ở nước ta QH đã là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao rồi (không có tam quyền phân lập như các nước TB), ai còn có thể có thể kiểm soát được QH nữa ?,chính vì thế 1viện hay 2 viện ko còn là vấn đề lớn lắm , hơn nữa nếu chọn hình thức lưỡng viện như Mĩ thì theo em quyền lợi của các tỉnh nghèo ở nước ta sẽ được bảo vệ tốt hơn . Vậy sao các bác nhà ta thích đơn viện thế
    (Giờ em đang mượn nick của bạn em, chắc vài bữa nữa mới có nick riêng, các bác có chửi thì nhẹ nhẹ dùm ,tội nghiệp bạn em,xin cảm ơn nhiều ,chúc các bác vui)

    Bell is not a bell untill you ring it
    Love is not love untill you feel pain of it.

  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào pikami,
    Theo mình thì Việc chọn Quốc hội đơn viện hay hai viện (tại mình chưa nghe người ta gọi là nhị viện bao giờ cả) ngoài việc xuất phát từ phân chia quyền lực và tạo cơ chế kiểm soát lẫn nhau thì nguyên nhân chính lại xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và các yếu tố chính trị xã hội khác.
    Giờ thử tưởng tượng Việt Nam mình mà có hai viện nhỉ? Những thành phần nào sẽ là Thượng nghị viên? Những thành phần nào sẽ là Hạ nghị viên? Để bàn với bạn về vấn đề này mình e rằng sẽ liên quan một chút đến cái gọi là nhạy cảm chính trị, mà ở TTVN thì cấc admin không cho phép chúng ta đề cập đến.
    Còn việc bạn bảo là Quốc hội Việt Nam không đảm bảo tính đại diện của các tỉnh, thành, dân tộc ... là sai lầm đấy. Để tớ về đọc lại Luật bầu cử quốc hội và Luật tổ chức quốc hội rồi sẽ tranh luận thêm với pikami nhiều hơn nhé. Nói chung vấn đề bạn hỏi rất tế nhị nên cần phải nghiên cứu cho thật cẩn thận đã để tránh có những sai lầm đáng tiếc.
    Hẹn pikami một ngày gần nhất. Mon pikami sớm quay trở lại diễn đàn để cùng trao đổi nhé.
  5. phuongham

    phuongham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy ! vấn đề của luật hiến pháp luôn phải dính tới chính trị . mà dính tới chính trị thì lại phải xem lại cái vụ cơ quan an ninh sờ gáy chúng ta lần trước . nên thật khó bàn .
    tuy nhiên , đồng ý với Constancy là nếu nói QH việt nam không đại diện hết cho mọi tầng lớp người dân việt nam là không chính xác về mặt quy định pháp luật . Constancy sẽ trích dẫn sau .
    Tuy nhiên , nói như bạn nào đó không đại diện hết thì cũng có điểm đúng . Bởi vì , nhân dân việt nam cũng luôn có một lực lượng nhất định đã và đang chống phá chính quyền , đi ngược lại lợi ích của nhà nước , của Đảng , của những người dân như em như các bác . như vậy , ít nhất cái lực lượng này không thể có đại diện trong QH . Chúng ta chưa hay chính xác là không chấp nhận đa nhuyên chính trị và đa đảng lãnh đạo nên không thể có chuyện chấp nhận lực lượng đối lập với Đảng công sản của dân và vì dân trong QH được .
    còn chuyện số lượng đại biểu các Đoàn không bằng nhau không thể nói rằng quyền lợi các Tỉnh không được đảm bảo . Nếu quá chú trọng đến quyền lợi địa phương mình thì dẫn tới hiện tượng địa phương cục bộ . Đây là điểm rất nguy hiểm , xét toàn cục chỉ có hại nhiều mà lợi ít ..
    Mỗi đại biểu QH việt nam là người đại diện cho lợi ích toàn dân việt nam chứ không phải chỉ cho dân nơi bầu họ ra .Đây là điểm cần lưu ý khi nói về đại biểu QH của việt nam .
    Mỗi người sẽ có một ý , bác AU nói đúng ! nhưng mà e rằng thâm ý quá cao siêu mọi người khó tiếp thu hết .
    quốc hội đơn viện ở việt nam . AI đó đã học lịch sử việt nam thì đều biết vấn đề này là hợp lý . Còn tây , tàu thế nào làm sao có thể mang ra so sánh với ta được nhỉ .
    Lúc nằm mơ em đã nghĩ quốc hội việt nam là 3 viện , như vậy đi họp vừa đông vừa vui
    hì.....hì......em lại nói lung tung ruìi .các bác thông cảm nhé !
  6. hoanghanlam

    hoanghanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có biết có nước Quốc hội có đến 3 viện không (một thời kỳ ở Nam Phi)? Ngoài ra, lại có hai xu thế trái ngược nhau: một số nước từ hai viện chuyển thành một viện (như ở Thụy Điển, Đan Mạnh), một số nước khác lại từ một viện sang hai viện (như ở một số nước Đông Âu trong thời gian gần đây)
    Độc viện hay đa viện phụ thuộc chủ yếu vào bối cảnh lịch sử và chính trị của từng nước. Như ở nước ta, trong quá trình thảo luận, thông qua Hiến pháp 1946 đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề nên thành lập nghị viện một viện hay nghị viện song viện. Phe ủng hộ một viện cho rằng thành lập một viện sẽ giúp cho quá trình làm luật hiệu quả hơn (chủ yếu là những người trong *********). Còn phe ủng hộ hai viện cho rằng nghị viện với hai viện sẽ đại diện đầy đủ hơn ý chí của nhân dân (chủ yếu là phe Việt Quốc, Việt Cách). Cuối cùng, phe một viện đã thắng và mô hình này tồn tại cho đến ngày nay.
    Theo tôi, để quyết định thành lập một viện hay hai viện ở Việt Nam cần phải xét đến tính đại diện của nghị viện. Tức là mô hình nào sẽ thể hiện đầy đủ và chính xác hơn ý kiến của số đông quần chúng nhân dân. Hiện nay, với Quốc hội một viện bạn đã thấy các đại biểu Quốc hội của chúng ta đã thể hiện hết ý kiến của nhân dân chưa?
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Xin làm quen với tất cả các bác , Em là satthủtìnhđời (nghe hơi sến nhưng vì bạn em lỡ tạo cho em cái nick như vậy rồi, đổi lại thì em không biết làm sao , học năm 2 và đang học luật HP) , Hôm nọ em có mượn nick của pikami nhưng bây giờ thì trả lại rồi
    theo dẫn chứng em đã đưa thì quốc hội ta thiếu tính đại diện , ở HDND cũng vậy , có nơi số xã còn cao hơn cả số đại biểu của HDND, vậy thì làm sao bảo đảm được tính đại diện ? Mở rộng số lượng đại biểu ra thì cũng không ổn vì chính quốc hội cũng đang kêu gọi chính phủ tinh giảm biên chế. Hơn nữa phụ cấp cũa 1 đại biểu QH kiêm nhiệm là 100 ngàn /1 tháng , còn của đại biểu HDND là 30 ngàn, với phụ cấp như vậy làm sao các đại biểu đảm nhận tốt vai trò đại diện của mình
    Cảm ơn các bác nhiều

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 09/08/2003
  8. hoanghanlam

    hoanghanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bác về Quốc hội trước nhé:
    - Thứ nhất, theo tôi, tăng thêm số lượng đại biểu Quốc hội không làm tăng tính đại diện của Quốc hội. Điều quan trọng là đại biểu Quốc hội có nói lên được ý kiến của người dân hay không? Điều này không phụ thuộc vào số lượng đại biểu mà phụ thuộc và cơ chế chính trị.
    - Thứ hai: Tăng số lượng đại biểu không đi ngược lại quá trình giảm biên chế, cải cách hành chính. Chỉ so sánh một cách đơn giản: Hiện tại Quốc hội chỉ có 500 đại biểu, giả sử có tăng lên thành 1000 đại biểu thì có lẽ cũng chỉ mới bằng số lượng nhân viên của hai bộ của Chính phủ. Hơn nữa, quy trình làm việc của Quốc hội khác hoàn toàn với Chính phủ. Không thể nói tăng số lượng đại biểu Quốc hội lên sẽ làm quy trình làm việc của Quốc hội trở nên rắc rối hơn.
    - Thứ ba: Đúng là phụ cấp của đại biểu Quốc hội hiện nay là rất thấp. Nhưng phải nói thêm rằng đó là khoản phụ cấp bên cạnh khoảng thu nhập chính mà các đại biểu Quốc hội nhận được từ công việc chính của mình. Vậy thì vấn đề không nằm ở khoản phụ cấp mà nằm ở tính kiêm nhiệm của đại biểu Quốc hội. Nếu lương của đại biểu Quốc hội khi họ làm công việc đại biểu một cách chuyên nghiệp thì mới nên tính đến chuyện tăng lương cho họ. Như hiện nay thì
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ok. Bác Lam trả lời hết sẩy rồi. Có điều em muốn làm rõ hơn chút:
    Ý thứ nhất của bác: phải hiểu là dù có tăng hay giảm số lượng đại biếu Quốc hội thì mỗi khu vực cử tri mà họ đại diện vẫn đảm bảo tính đại diện. (Ví dụ, trước đây, khu vực cử tri A có 3 Đại biểu đại diện, giờ tăng lên - có vấn đề gì đâu)
    Ý thứ hai: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước, không ảnh hưởng gì đến cải cách hành chính cả. Có chăng, một cơ quan thuộc Quốc hội ảnh hưởng đến Cải cách hành chính là ''Văn phòng quốc hội" và các cơ quan trực thuộc thôi.
    Ý thứ ba: Đại biểu Quốc hội Việt Nam là kiêm nhiệm. Nói trắng ra là ngoài Uỷ ban thường vụ quốc hội và các Uỷ ban khác và Hội đồng dân tộc của Quốc hội là hoạt động thường xuyên thôi. Những người này có phụ cấp cao hơn. Ngoài ra còn có những thu nhập khác, cái này thì tự hiểu thôi ....
    Có một vài ý kiến thế, các bác chỉ giáo tiếp.
    Hẹn bác sathutinhdoi với một loạt câu hỏi về mối quan hệ giứa x UBND và HDND sau nhé. Tuy nhiên, em có một gợi ý thế này, bác xem thế nào: Bác thử xem xét mức độ trực thuộc của chúng với nhau đó, chiều nào tác động mạnh hơn, chiều dọc hay chiều ngang. Nhân đây cũng nhắn bác là một số câu hỏi của bác đã được giải đáp nhưng chẳng thấy bác có ý kiến gì cả? Bác cho ý kiến đề anh em còn biết mình đứng hay sai và ở mức độ nào chứ? Vote cho bác 5* vì tinh thần nhiệt tình với box. A`, quên, cả bác hoanghanlam nữa.
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Chào bác hoanghanlam
    Ở điểm 1, ý em là tăng số lượng đại biểu QH hay HDND không để cho đông mà là để đại diện đầy đủ các tầng lớp và tiếng của các địa em xin trích dẫn :
    "Ý kiến phản đối:tạo nên sự độc tài đa số, ví dụ TPHCM có 25 đại biểu , trong khi 1 số tỉnh nghèo chỉ có 5 hay 6 DB , tiếng nói làm sao áp đảo = TP HCM
    Cách giải quyết :Cơ cấu UBTVQH sao cho có đầy đủ đại biểu các tỉnh thành và thật đồng đều, các bạn nghĩ sao ??"
    Và:."..ở HDND cũng vậy , có nơi số xã còn cao hơn cả số đại biểu của HDND, vậy thì làm sao bảo đảm được tính đại diện.."
    Em đồng ý với bác QH của ta đơn viện là do yếu tố lịch sử và hoàn cảnh, àh, bác nói rõ hơn về việc yếu tố đại diện phụ thuộc vào cơ chế chính trị để em tham khảo được không ạ
    +Điển thứ 2 em thì em thank you bác ,vậy là em có thêm tài liệu để tham khảo rồi
    +điểm thứ 3 em phản đối : tuy đó là phụ cấp nhưng nó là số tiền mà DBQH nhận được với tư cách là ĐB của mình , còn lương của DB là do ĐB nhận được với 1 tư cách khác nên nó là 1 chuyện khác.Tiện cho em hỏi lương của 1 ĐB chuyên trách là bao nhiêu ạ ? ( hình như hiện nay QH ta có 11% ĐB là ĐB chuyên trách thì phải

Chia sẻ trang này