1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi bàn luận về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi pikami, 07/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào satthutinhdoi
    Muốn bàn về Quốc hội đơn viện (chữ dùng của bạn) hay song viện (chữ dùng của hoanghanlam) thì phải quay về lịch sử một chút. ?" Qua đó sẽ thấy bối cảnh lịch sử và chế độ chính trị có ảnh hưởng như thế nào.
    Mình tạm chưa bàn về Việt Nam mình vội mà mình muốn lấy một ví dụ trên thế giới cho bạn thấy đã, rồi từ đó bạn có thể suy rộng sang trường hợp của Việt Nam ta. Như đã nói với bạn, từ thời bạn còn là pikami (cái nick này nghe hay hơn satthutinhdoi .. hix ....)
    Mình lấy nước Anh là nước có Quốc hội sớm nhất trên thế giới.
    Khoảng từ thế kỷ 13, do quý tộc Anh ngày một suy yếu, tầng lớp thị dân lớn mạnh, Vua Anh là Hăng-ri III lo sợ không giữ vững được vương quyền, đã triệu tập Hội nghị đại biểu chư hầu (gồm quý tộc ?" chư hầu, kỵ sỹ, thị dân). Cuộc hội nghị này được coi là mở đầu của Quốc hội Anh. Tuy nhiên, quốc hội lúc đó chỉ có vai trò trong việc quyết định các Luật thuế mới.
    Từ năm 1343, Quốc hội Anh chia làm 2 viện, Thượng nghị viện gồm đại biểu của Đại quý tộc và Giáo hội. Hạ nghị viện gồm đại biểu của kỵ sỹ và thị dân. Nguyên nhân là do lúc này Thị dân đã vươn lên mạnh mẽ, số lượng ngày càng đông và quay lưng lại với giai cấp nông dân trước đây là lực lượng hậu thuẫn mạnh của mình, chúng muốn lợi dụng bọn đại quý tộc và giáo hội tuy suy yếu nhưng vẫn có vị trí nhất định trong xã hội. Vì vậy, quốc hội Anh trở thành hai viện. Như vậy, tuy hai viện có lợi ích kinh tế đối lập nhau, nhưng vẫn thống nhất trong lợi ích chính trị.
    Đến thời nữ hoàng Êlizabeth I, quốc hội đóng vai trò quan trọng: từ những việc lớn của quốc gia như tuyên chiến, giảng hoà, cải cách tôn giáo, trưng thu thuế má, đến những việc hôn nhân và thừa kế của quốc vương.
    Khi cách mạng Tư sản Anh nổ ra, Giai cấp tư sản nhận thấy sự tồn tại của Thượng nghị viện vẫn còn có ích trong việc lấy sự ủng hộ của quý tộc lỗi thời và tôn giáo, Vì vậy mà chúng chấp nhận quốc hội 2 viện. Tuy nhiên, sự tồn tại của Thượng nghị viện chỉ mang tính hình thức, danh nghĩa, tuy nhiên vẫn được coi là ở thế kìm chế, đối trọng với Hạ nghị viện. Điều đó giải thích ở việc tránh cho Hạ nghị viện thông qua những dự luật nào đó theo sức ép của dân chúng. Như vậy, suy cho cùng thì sự tồn tại của hai viện cũng là phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền - chiếm bộ phận nhỏ trong dân chúng.
    Đó là giải thích cho lý do hoàn cảnh lịch sử tác động.
    Còn thể chế chính trị?
    Tuy hiện nay Anh vần tồn tại chế độ quân chủ, nhưng sự tồn tại của Nữ hoàng Anh hiện giờ chỉ mang tính danh nghĩa và hình thức: nữ hoàng là biểu tượng cho sự thống nhất của dân tộc Anh, là đại diện cho Vương quốc Anh trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. (Trong những năm gần đây, nhiều lần quốc hội đã trưng cầu dân ý để xme ý kiến của dân chúng đối với sự tồn tại của Vương quyền, nhưng đại đa số dân Anh vẫn đồng tình - họ đã quen có sự tồn tại của Hoàng gia từ bao đời nay). Về bản chất, Anh là nước theo chế độ tư sản. Theo lý luận chung về Nhà nước thì Anh theo chế độ Quân chủ đại nghị. Chế độ tư sản xét theo tiến trình lịch sử thì tiến bộ hơn chế độ phong kiến. Tuy nhiên, trong xã hội của nó, quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động không được bảo đảm thật sự (nếu nói không bảo đảm thì hơi ngoa vì... chế độ an sinh xã hội của nhiều nước rất tốt), chủ yếu nó bảo vệ cho giai cấp cầm quyền ?" giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản Anh lại thấy rằng sự tồn tại của nó sẽ yếu nếu không thừa nhận sự tồn tại của phong kiến và giáo hội trong thành phần giai câp thống trị. Và thế là Thượng nghị viên vẫn tồn tại. Cũng có thời chính trong nội bộ giai cấp tư sản đề nghị giải tán thượng nghị viện, nhưng cuối cùng nó vẫn tồn tại.
    -----------------
    Sự tồn tại 2 viện ở Mỹ lại khác. Mỹ là nước liên bang. Hạ nghị viện đại diện cho ý chí chung của toàn liên bang do cử tri không phân biệt các bang hợp thành trực tiếp bầu ra. Còn Thượng nghị viện có trách nhiệm đại diện cho ý chí và mối quan hệ giữa các bang hợp thành do cử tri từng ban bầu ra. ............. Bạn quan tâm đến Bầu cử tổng thống Mỹ thì chắc sẽ rõ hơn.
    ----------------------------
    Còn ở Việt Nam, mình có vài ý thế này:
    - Nước ta từ một nước nô lệ, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc và giành được độc lập. Cuộc cách mạng của chúng ta là cách mạng triệt để. Nhân dân Việt Nam từ nay có quyền làm chủ đất nước. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Hơn nữa Việt Nam là nước đơn nhất. Vậy thì lý do gì mà có hai viện.
    - Hiện nay, theo như Nghị quyết Đảng và được thể chế hoá trong Hiến pháp, Việt Nam theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Bản chất của xã hội chủ nghĩa là gì? (bạn chắc rõ hơn mình) Từ đó có thể giải thích Việt Nam chỉ có duy nhất 1 viện trong quốc hội thôi chứ?
    Có lưu ý với satthutinhdoi: bạn có thể sẽ thấy sự giải thích của mình về Việt Nam có sự trùng hợp giữa hai ý, tuy nhiên, ở VN, và đa phần các nước trên thế giới, Hoàn cảnh lịch sử và chế độ chính trị có liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, vì thế cũng chẳng có cách nói khác cả. Nếu bác nào có cao kiến gì, xin cho ý kiến tiếp, vì em cũng dốt mấy cái lịch sử này lắm, mà các thầy cô chỉ nói chung chung thôi.
    -------------------------------------
    Còn việc bạn bảo quốc hội không đại diện hết các thành phần dân cư, bàn phải hiểu thế này: Tính đại diện của các đại biểu quốc hội phản ánh mối tương quan tỷ lệ thành phần dân cư sống trên lãnh thổ đơn vị bầu cử và trên lãnh thổ địa phương dưới nhiều góc độ như thành phần giai cấp, các giới, tôn giáo ......... Như vậy là không chỉ là thành phần dân cư như bạn nói.
    Còn số lượng đại biểu hội đồng nhân dân thì lại phụ thuộc vào số lượng dân cư sống trên địa bàn đó. ---- số lượng đại biểu của mỗi điạ phương là khác nhau.
    Bạn phải hiểu là không phải chỉ cử tri sống ở địa phương đó mới có thể đại diện cho địa phương đó trong Quốc hội mà bất cứ ai cũng được. Có điều này là do cơ chế giới thiệu đại biểu của Việt Nam ta. Bạn xem thêm Luật bầu cử đại biểu quốc hội về trình tự giới thiệu ứng cử viên và tự ứng cử.
    Thân,
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    , giờ em đang bận thi cho em thư thư cái nhá, rồi em sưu tập tài liệu hầu bác sau
  3. hoanghanlam

    hoanghanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Trả lời sát thủ tình đời:
    Không thể nói TPHCM có nhiều đại biểu hơn các tỉnh, thành phố khác sẽ dẫn đến độc tài về đa số được. Bạn phải lưu ý là "đại biểu Quốc hội không chỉ đại diện cho địa phương mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước" (không rõ điều mấy của Luật tổ chức QH nữa). Như vậy, khi phát biểu tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Quốc hội không chỉ phát biểu với tư cách là đại diện của một địa phương mà còn là đại diện của nhân dân cả nước.
    Ngoài ra, cần phải đặt vấn đề là với 25 đại biểu, tiếng nói của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố HCM có tạo nên đa số ở Quốc hội hay không? Thưa rằng không vì một quyết định của Quốc hội đưa ra phải được một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Điều đó có nghĩa là phải có ít nhất 498/2=249 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. 25 so với 249 thì e rằng quá ít. Thậm chí, số 25 đại biểu Quốc hội thành phố HCM cũng chưa đủ số lượng để yêu cầu UBTVQH đưa một vị bộ trưởng ra bỏ phiếu tín nhiệm (cần ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội).
    Cuối cùng, cách giải quyết của bạn là dàn đều đại diện của các tỉnh thành trong UBTVQH cũng không ổn bởi vì UBTVQH không có vị trí như Thượng nghị viện ở các nước khác. Để bảo đảm các địa phương có tiếng nói ngang bằng nhau trong các quyết định lập pháp, các nước thường thành lập Thượng nghị viện với thành phần đồng đều nhau, mỗi địa phương một đại diện (thường là ở các nước liên bang). Thượng nghị viện thường có vai trò ngang với vai trò của Hạ viện trong việc ra quyết định lập pháp. Khi đó, quyền lợi của các địa phương sẽ được đảm bảo đồng đều. Trong khi đó, Hạ viện có các đại biểu do cử tri ở các địa phương bầu lên nhưng không đồng đều nhau mà dựa vào số dân. Thông thường luật bầu cử các nước sẽ quy định bao nhiêu người dân sẽ có một đại biểu. Dựa trên tỷ lệ đó người ta sẽ quyết định số lượng hạ nghị sỹ ở từng địa phương. Điều này sẽ dẫn đến có địa phương nhiều đại biểu hơn các địa phương khác.
    Trở lại với Việt Nam, theo tôi thì việc TPHCM có nhiều đại biểu hơn các tỉnh, thành khác là điều tất nhiên vì số dân ở đây nhiều hơn so với các nơi khác. Để tránh sự độc tài đa số như bạn nói (hay nói đúng hơn là để bảo đảm quyền lợi giữa các địa phương) thì nên thành lập một Thượng viện bên cạnh QH như hiện nay (nếu theo phương án này sẽ hoàn toàn tương tự như mô hình của Cộng hoà Pháp dưới thời đệ tứ và đệ ngũ cộng hoà (các nền cộng hoà trước đó của Pháp tôi không có đủ tài liệu)). Điều này còn tránh được sự mẫu thuẫn giữa quyền lợi của các địa phương và quyền lợi các cấp trung ương. Chẳng hạn, khi quyết định 1 vấn đề gì đó có mâu thuẫn giữa quyền lợi của cấp trung ương và cấp địa phương (về ngân sách hoặc biên chế chẳng hạn) thì với cơ chế hiện nay khó có thể nói QH nước ta đang đại diện cho quyền lợi của cấp nào: địa phương hay trung ương (có nghĩa là có lợi cho lợi ích của toàn dân tộc)?
    Sẽ trả lời bạn về chuyện phụ cấp cho đại biểu Quốc hội sau.

    Thân!
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em đang tìm tài liệu về đại biểu QH, khi tìm ra em sẽ post lên sau ạ
    Còn về tính đại của hội đồng nhân em có các thông tin sau (nằm trong : báo cáo về những nội dung cơ bản trong dự án luật tổ chức HDNH và UBND(sữa đổi) ngày 17/3/2003)
    Về số lược DB của HDNH
    Theo qui định hiện hành ,xã có 19-25DB,huyện:25-36DB,tỉnh:45-75DB, riêng HN và TPHCM được bầu không quá 85 DB
    Qua thực tiễn hoạt động cho thấy:số lượng DB HDND như trên là chưa phù hợp với nhiều ĐP có dân số đông và có nhiều đặc thù về địa bàn lãnh thổ . Thực tiễn hoạt động của HDND các cấp nhiệm kì 1994-1999 và nhiệm kì 1999-2004 cho thấy số DB HDND ở các cấp như hiện nay chưa phản ánh đầy đủ tính đại diện cho cộng đồng dân cư, đơn vị hành chánh , chưa đảm bảo cơ cấu thành phần XHvà vì vậy chưa phản ánh đầy đủ tính đại diện cho ND ở địa phương nhất là ở cấp xã
    Để khắc phục hạn chế trên , ban soạn thảo đề nghị tính số lượng DB cơ bản vẫn dụa trên số dân và có tính đến cơ cấu ,thành phần , số lượng cần thiết đại diện cho đơn vị HCvà cộng đồng dân cư theo 2 phương án:
    PA 1: tăng số DB của HDND cấp xã để đạt 25-35 DB
    -------------------------------------huyện-----35-50
    -------------------------------------Tỉnh-------50-90
    Riêng ở HN và PHHCM không quá 110
    phương án 2
    số luợng DB ở tỉnh và xã như PA 1
    huyện có tăng nhưng với tỷ lệ ích hơn (dự kiến 30-40)
    TL này em mới biết đó ạ, em không chắc có tìm được cái nào về GH hay không , nếu có em sẽ post lên , chúc các bác vui
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    cái chú đưa ra chỉ là con số. CÒn chú phải xem xem là họ có đại diện cho các tâng lớp, thành phần dân cư, thành phần kinh tế, tôn giáo .... nữa chứ?
    Úi, tớ cũng phải thi đây, mệt với cái Qh và hội đồng nhân dân của chú quá.
    Mà chú là chuyên gia về luật hành chính và hiến pháp hả?
    OK, thank chú nhiều vì tham gia diễn đàn rất nhiệt tình.
    Thế mấy cái tài liêu, chú tìm được chưa?
    12 A - Phổ thông Chuyên ngoại ngữ - ĐH NN - ĐH QG HN
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    [topic]229028[/topic]
    Qua đây xem Lịch sử Văn hoá họ trả lời nhá.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  7. tiendpnam

    tiendpnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    tôi xin giới thiệu với các bạn 1 cuốn sách phân tích khá hay : Luật Hiến Pháp đối chiếu
    Các bạn hãy tìm đọc trong thư viện của trường sẽ thấy nói khá đầy đủ !
    pascal_dophan@yahoo.fr
    Profile :[nick]PASCAL_DOPHAN[/nick]
  8. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Ôi, tôi đọc cái thảo luận này hấp dẫn quá, cũng muốn tham gia cho thêm phần hiểu biết, nhưng các bạn bàn luận đến nhiều vấn đề, nên dẫn đến mất tập trung trong thảo luận:
    1. Cơ cấu đơn viện hay đa viện.
    2. Quốc hội
    3. Hội đồng nhân dân
    Tôi chẳng biết mọi người nói về cái gì nữa, mà trong một thảo luận mà đề cập đến cả 3 thì theo tôi là hơi nhiều. Tất nhiên, chúng có sự liên quan đến nhau, nhưng hãy tập trung vào một thôi, bởi vì chỉ một nội dung cũng đủ rộng để bàn luận rồi.
    Tôi đọc thấy các bạn có một số thông tin chưa chính xác, ví dụ về phụ cấp đại biểu QH hiện nay là 1,0 của lương cơ bản (tức là 290.000đ), hay số lượng ĐB chuyên trách là 119/498 ĐB...
    Một số vấn đề liên quan đến HDND và UBND thì Luật tổ chức đang sửa, do đó, có thể tìm hiểu hướng sửa đổi sau, ví dụ việc điều động công tác Chủ tịch UBND, luật hiện nay quy định CT UBND phải là ĐB HDND, đó là một vướng mắc và sắp tới, Luật sẽ sửa cái sự vướng mắc này.
    Thế thôi nhé, các bác tập chung vào một vấn đề để tôi còn theo với.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
    Được ngualuoi sửa chữa / chuyển vào 13:13 ngày 06/08/2003
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Ngứa lưỡi thân mến. Tớ cũng rất đồng ý với bạn về việc chúng ta sẽ dần dần thảo luận từng vấn đề trong 03 vấn đề mà bạn nêu ra.
    Do tình trạng của Box ĐH Luật trước đây, có số lượng người tham gia rất hạn chế và số chủ đề có giá trị là rất ít, chính vì vậy mà hầu như topic nào cũng phải ôm đồm nhiều vấn đề cùng một lúc.
    Bây giờ, khi chúng ta đã có điều kiện về con người, về địa chỉ tớ đồng ý cả hai tay hai chân với ngứa lưỡi về việc xẻ ra thảo luận từng vấn đề. Bây giờ bắt đầu từ Cơ cấu đơn viện hay đa viện nhé.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  10. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Gửi NF và các bạn:
    Tôi đã đọc thảo luận này và thấy rằng lý do, nguyên nhân hình thành cơ cấu đơn viện hay đa viện đã được các bạn trình bày đầy đủ.
    Về Luật nước ngoài, không phải là sở trường của tôi, những hiểu biết của tôi là hạn chế (sẽ phải tham khảo thêm thôi).
    Do đó, tôi không có ý kiến nhiều về đơn viện hay đa viện. Tuy nhiên, Amour_unique cho rằng tìm hiểu cơ cấu đơn viện hay đa viện để giải thích câu hỏi của Pikami về việc để làm sao Qh không lép vế trước Cp là không chuẩn xác lắm.
    Việc mối quan hệ giữa QH và CP ở VN, theo tôi cũng có lý do lịch sử của nó. Đó là Chiến tranh. Về nguyên tắc làm việc của QH và CP chắc các bạn đều biết, CP giải quyết một việc cụ thể sẽ nhanh hơn là QH, do đó, trong thời gian chiến tranh, vị trí của QH cũng không được đề cao. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, khi vấn đề dân chủ ngày càng được chú trọng và phát huy, vị trí của QH đã và đang phát triển mạnh mẽ, các bạn có thể thấy trong giai đoạn rất gần đây, từ QH khóa IX (1992-1997), QH khóa X (1997-2002) và hiêẹ nay Qh khóa XI đã có bước tiến đáng kể trong công tác làm luật, quyết định những vấn đề quan trọng của QG.
    Theo một mô hình phát triển, theo tôi hình dung là theo hình SIN kể cả các nước tư bản cũng vậy (chú ý: Quyền lực đề cập không phải theo nghĩa pháp lý mà là quyền lực thực tế): 1. CP có thực quyền, quyền lực của QH chưa phát huy ---> 2. khi đòi hỏi dân chủ phát triển, quyền lực của QH ngày càng cao ---> 3. tuy nhiên, quyền lực của một tập thể cao quá sẽ dẫn đến chậm chễ trong điều hành, không quyết được các vấn đề quan trọng (người ta còn gọi là dân chủ quá trớn) thì một yêu cầu tất yếu là làm suy giảm dần quyền lực của QH.
    Và hình như là hiện nay, ở Mỹ, Tổng thống đã nhiều lần "phớt lờ" nghị viện trong khi ban hành các quyết định của mình.
    Có lẽ chúng ta chuyển vấn đề sang Quốc hội nhé.
    Vẫn thấy Satthutinhdoi còn tham gia, nên có vài trao đổi với bạn dù là trao đổi đã cũ.
    - Về nguyên tắc, ĐBQH là đại diện cho toàn dân (như một bạn đã nói) chính vì vậy không có việc phân chia theo địa giới.
    Tại sao có Đòan ĐBQH? Các nước chỉ sinh hoạt theo Đảng mà không theo địa giới hành chính. Đây là một đặc trưng rất riêng biệt của chúng ta. Thứ nhất, chúng ta là một Đảng, do đó, không thể sinh hoạt theo Đảng phái được. Thứ hai, ĐB của chúng ta phần lớn là kiêm nhiệm, hoạt động của các ĐB không nhiều, do đó, đòi hỏi các ĐB phải tập hợp trong một tổ chức là Đoàn ĐBQH. Một lý do nữa là vấn đề phục vụ.
    Theo nghiên cứu, ở nhiều nước tư bản, mỗi ĐB của họ được cấp một khoản tiền đủ để thuê người làm, mở văn phòng, việc thuê bao nhiêu người còn phụ thuộc vào tài chính của riêng ĐB đó, vì vậy, một đòi hỏi là cần có một bộ phận phục vụ cho các đại biểu này, Do đó, hình thành nên ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương một Bộ phận phục vụ cả Đoàn.
    Như vậy, việc ĐB tập hợp thành một Đoàn có ý nghĩa như vậy, không nên hiểu là địa phương chủ nghĩa.
    - Số ĐB ở các địa phương có khác nhau do dân số khác nhau, một địa phương như Bắc Kạn có chừng 500.000 dân thì 6 đại biểu là phù hợp không thể so sánh với thành phố Hồ Chí Minh.
    Bạn đòi hỏi sự công bằng theo địa phương, trong khi dân số các địa phương là khác nhau. Vậy mỗi địa phương có số DB như nhau thì là CÀO BẰNG chứ không phải công bằng.
    Nếu tính theo dân số thì một số tỉnh ít dân không thể có tới 6 đại biểu, do vậy, luật đã quy định số ĐB tối thiểu, sau đó mới tính đến dân số, đó cũng là một sự công bằng rồi phải không.
    Mong được trao đổi tiếp về vấn đề Quốc hội.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười

Chia sẻ trang này