1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi bàn luận về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi pikami, 07/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, cô Constancy đã nghe cái từ LƯỠNG VIỆN bao giờ chưa? Từ Hán-Việt đôi khi cũng thâm thúy lắm; NHỊ, SONG, LƯỠNG đều hàm ý là hai (2) nhưng cách dùng của chúng không phải là một. Bạn nào muốn biết thêm chi tiết, xin mời qua diễn đàn Tiếng Việt hỏi thăm! Bàn về vấn đề pháp lý mà từ ngữ không rõ ràng minh bạch thì khó ăn khó nói lắm.
    Còn về nội dung bàn luận của chủ đề này, tôi chỉ xin có một ý kiến nhỏ. Ở những nước dân chủ như Anh và Mỹ, quốc hội không những có ?ođịa vị pháp lý? mà còn có QUYỀN HÀNH PHÁP LÝ nữa. Nói cách khác, quốc hội của họ không ngồi trên cái ?ođịa vị pháp lý? ấy để làm vì cho ai cả. Ở một số nước khác trên thế giới, quốc hội lập ra cho có tiếng, để khỏi bị người ngoài chỉ trích chế độ nước đó là độc tài. Nếu bàn về ĐỊA VỊ PHÁP LÝ của một quốc hội nước nào đó, trước tiên phải xét xem nó có làm vì cho một cá nhân hay tổ chức nào không; sau đó mới nên bàn tiếp chuyện viện này viện nọ. Nếu là một quốc hội bù nhìn thì một viện hay nhiều viện cũng chả khác gì không có viện nào cả.
    Như ở Cuba chẳng hạn, suốt mấy chục năm chẳng có quốc hội hay viện viết gì trơn, vậy mà người ta vẫn tiến lên CNXH có thua gì Việt Nam đâu. Cho nên, theo ý tôi, ở những nước theo CNXH và muốn theo cho tới chết, chả cần phải có nhiều viện làm gì cho?thối ma; chỉ cần một viện để cho thiên hạ thấy là đủ rồi.
    THÁI HỒNG ANH.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ấy đại biểu quốc hội thì có 2 tư cách đại diện cho cả nước và đại diện cho địa phương nơi mình được bầu, ý em là nhấn mạnh khía cạnh thứ 2 ạ
    em thì đồng ý cả 2 tay với bác về việc qui định số lượng đại biểu tối thiểu, nhưng em vẫn không đồng ý về 2 chữ cào bằng của bác ở Mỹ thượng viện có quyền lực rất lớn và mỗi bang có 2 đại diện ở thượng viện dù đó là bang giàu hay nghèo , bé hay lớn đông dân hay ít dân họ không cho nó là cào bằng mà cho đó là cách để bảo vệ quyền lợicác bang nghèo ít dân. Dĩ nhiên việc thành lập ra thượng viện còn có yếu tố lịch sử vấn đề này bác constancy đã nói rõ rồi nhưng lịch sử không thể qui định tất cả , em muốn nhấn mạnh về việc thượng viện thành lập là còn do những quan niệm về quyền lợi của các khu vực nghèo ,về sự độc tài đa số hình như quan niệm này ít thấy nhắc đến ở nước ta
    Có bác nào đã từng nói rằng dù TP HCM có những 25 đại biều , nhưng con số như vậy lại rất ít so với tổng số ĐB QH , suy ra không thể có sự lấn át của những khu vực giàu đông dân so với khu vực nghèo ít dân. đành rằng thực tế thì thế nhưng em lại muốn tranh luận với các bác về 1 vấn đề lý thuyết học thuật , về 1 quan niệm , vậy chúng ta phải bàn cho tới cùng phải không ạ
    Còn về số ĐB chuyên trách em không biết bác ngualuoi có lầm không vì theo em được biết thì số ĐB chuyên trách hiện nay là 11% ạ, còn 25% là dự kiến cho tương lai
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    To anh thái, Em không rõ anh bảo Cuba không có Quốc hội trong mấy chục năm là mấy chục năm nào nhưng em có cái tài liệu này, anh xem thêm nhé.
    (Nguồn: Nghị viện các nước trên thế giới)
    Hiến pháp năm 1976 thiết chế 1 hình thức Quốc hội một viện và 1 thể chế bán chế độ đại nghị ở cả cấp trung ương cũng như địa phương. Quốc hội (Đại hội nhân dân toàn quốc ?" tên chính xác gọi ở Cuba) là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao với hai chức năng cơ bản là lập hiến và lập pháp.
    Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội trên 18 tuổi được Đại hội nhân dân các tỉnh bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội họp 1 năm 2 kỳ, trong trường hợp có yêu cầu của 1/3 số đại biểu Quốc hội hoặc của Hội đồng nhà nước, Quốc hội có thể tổ chức phiên họp đặc biệt. Một phiên họp được tổ chức phải có quá nửa tổng số các đại biểu quốc hội có mặt. Mọi quyết định do Quốc hội đưa ra, trừ những quyết định liên quan đến cải tổ Hiến pháp, đều phải được thông qua bằng đa số phiếu tán thành. Các đại biểu Quốc hội có thể bị cử tri phế truất bất cứ lúc nào. Chủ tịch Quốc hội điều khiển các phiên họp của Quốc hội.
    Vậy theo anh Cuba có còn không có Quốc hội mà vẫn ?~?Tchạy?T?T tốt không ạ?
    p/s:Tạm thời em chưa bàn về cái Tiếng Việt của anh vội. Chỉ chép cho anh một đoạn thế này đề anh xem Cuba có Quốc hội không nhé. Xin phép chỉ chép, chưa lạm bàn gì.
    size 3 blue url "http://www.ttvnol.com/forum/f_246" b KHOA HỌC PHÁP LÝ /b /url /blue /size 3
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Vai trao đổi với Satthu:
    - Bàn về khía cạnh thứ hai của bạn:
    Theo Luật thì: ĐB ... khng chiỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
    Đơn vị bầu ra mình là gì: một tỉnh được chia ra một số Đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị bầu cử bầu không quá 3 ĐB.
    Như vậy, ví như ở TP HCM thì ĐB A được bầu ở quận 1, ĐB A không chỉ đại diện cho nhân dân ở quận 1 (chứ không phải nhân dân TP HCM) mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
    - Bàn về chia đại biểu theo địa phương.
    Nhìn chung, các nước liên bang có 2 viện, trong đó một viện có số đại biểu chia đều cho các bang (và hình như một viện theo dân số thì phải). Tại sao có sự chia đều cho các bang, một quan điểm đặt ra là: mỗi bang là một đơn vị gần như nhà nước (có pháp luật riêng ...), vị trí pháp lý của mỗi bang là ngang nhau nên các bang có số đại diện như nhau trong Thượng viện.
    Ở Mỹ, có quan điêm cho rằng: khi thảo luận về nghị viện, có sự tranh đấu giữa bang ít dân: đòi có số đại biểu bằng nhau giữa các bang, và bang nhiều dân: đòi có số đại biểu theo dân số ---> thỏa hiệp là có 2 bang, trong đó Thượng viện có số đại biểu chia đều các bang.
    Ở nhà nước đơn nhất, các tỉnh, thành phố không phải là đơn vị nhà nước độc lập mà là sự thống nhất từ trung ương xuống địa phương, do đó, không có sự đấu tranh giữa các địa phương ---> không cần chia đều đại biểu theo địa phương. Ở các nhà nước đơn nhất, việc tách, nhập các tỉnh là chuyện bình thường. Tất nhiên, cũng có một số nhà nước đơn nhất có hai viện, tuy nhiên, tôi không rõ lắm về:
    1. Cấu trúc đơn nhất của nhà nước đó (có phải đơn nhất hay là sự pha trộn giữa đơn nhất và liên bang)
    2. Thượng viện của họ có chia đều đại biểu cho các địa phương không.
    - Bàn về số ĐB chuyên trách
    Không biết bạn lấy số liệu từ đâu, nhưng số liệu chính xác là thế này:
    QH khóa X (1997-2002) có chừng 40-50 đại biểu chuyên trách (con số đầu nhiệm kỳ ít hơn, cuối nhiệm kỳ có nhiều thay đổi nên được bổ sung) ---> có chừng 40-50/450 đại biểu = 11%
    QH khóa XI (2002-2007) mỗi tỉnh có 1 đại biểu chuyên trách = 61 đại biểu. Trung ương có 58 đại biêu chuyên trách làm việc ở các Ủy ban của QH ---> 61+58= 119/498 đại biểu = 23,89%.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Từ năm 1959 cho đến 1975, Cuba hoàn toàn không có quốc hội. Mọi thứ đều do Fidel Castro và đảng của ông quyết định. Đến năm 1976 thì quốc hội mới được lập ra. Những đại biểu quốc hội do các hội đồng nhân dân tỉnh bầu lên. Tuy nhiên, những người ứng cử vào hội đồng nhân dân tỉnh phải được đảng của ông Fidel chấp thuận. Mãi đến năm 1992, các đại biểu quốc hội mới được dân chúng Cuba trực tiếp bầu lên.
    Khi nói ?omấy chục năm? là tôi chỉ tính đến năm 1992, là năm quốc hội thực sự do dân bầu. Chứ còn năm 1976, ai muốn ra ứng cử phải được đảng của ông Fidel chấp thuận thì như thế làm sao gọi là ?ođại diện nhân dân? được?
    Nếu như Constancy vẫn cho như thế là ?ođại diện nhân dân?, là ?oquốc hội? thì tôi sửa ?omấy chục năm? thành ?omười sáu năm? (làm tròn thành ?ohai mươi năm? vậy), có được không? Nếu được, hì hì, thì ?ohai mươi năm? có thể gọi là ?omấy chục năm? không? Dầu sao, trong suốt ?omười sáu năm? (không có quốc hội) ấy, CNXH ở Cuba vẫn ?ochạy tốt? đấy chứ!
    THÁI HỒNG ANH.
  6. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thaihonganh:
    Đồng ý là "có thể" đã từng chạy tốt khi không có QH (tất nhiên là nói về Cuba) nhưng thời điểm đó đòi hỏi phải thế (ở gần một ông Kẹ như Mỹ mà không thế thì tiêu từ lâu rồi), nhưng xu thế dân chủ tất yếu đòi hỏi một nhà nước phải từ nhân dân mà ra, phải có cơ quan đại diện cho nhân dân. Trong một bài viết, tôi đã nói, xu thế tất yếu ở nhứng nước "QH còn lép vế" (các dùng từ của một bạn), Qh sẽ dần có "thực quyền" hơn.
    Thân mến.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào satthu, về vấn đề bạn thắc mắc thật ra thì đã nói rõ từ rất lâu rồi, và anh ngualuoi cũng đã khằng định thêm rồi. Tuy nhiên, mình thấy satthu chưa hiểu rõ lắm về cơ cấu hai viện của Hoa Kỳ cũng như việc bạn vận dụng hoàn cảnh của Hoa Kỳ để thắc mắc cho Việt Nam là không hợp lý. Vì vậy, xin có đôi điều về Quốc hội Hoa Kỳ (hình như cách đây khoảng 3 tháng khi trình bày về Quốc hội Anh tôi cũng có hứa sẽ một ngày nào đó nói về Quốc hội Hoa Kỳ).
    To anh Thái, hy vọng qua phần trình bày dưới đây cũng lý giải cho anh phần nào về vấn đề này mà anh đề cập.
    Quốc hội Hoa Kỳ
    Theo quy định tại Điều 1 (khoản1) Hiến pháp của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tất cả quyền lập pháp thuộc về Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội bao gồm 2 viện (anh Thái ạ, đang có xu hướng dùng từ thuần Việt cho dễ hiểu, rõ nghĩa mà, còn dĩ nhiên thì LƯỠNG, SONG, NHỊ thì cũng sẽ cố gắng xin được thụ giáo ở anh): Thượng nghị viện (Senat) và Hạ nghị viện (House of Representative).
    1. Hạ nghị viện
    - Gồm: 435 đại biểu, do nhân dân các tiểu bang tuyển lựa hai năm một lần. (như vậy là giống Việt Nam mình đấy chứ?) Các đại cử tri tại mỗi tiểu bang phải hội đủ các điều kiện bắt buộc như đối với đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông nhất. (khoản 2 điều 1 HP). Những người có thể được bầu làm Hạ nghị sỹ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm và vào thời điêm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó được lựa chọn. Theo HP nguyên thuỷ thì số dân biểu được phân cho các tiểu bang tương ứng với tỷ lệ dân số của từng tiểu bang và cứ 30.000 người thì có 1 dân biểu. Nhưng theo số liệu từ năm 1965 thì là 410.000/1 dân biểu. (Chắc là dân số của nó tăng lên).
    - Chủ tịch Hạ nghị viện do Hạ nghị viện bầu ra có tên gọi là Speaker. Ngoài chủ tịch viện, Hạ nghị viện còn bầu ra các chức vụ khác nhau như chủ tịch các uỷ ban thường trực của viện.
    2. Thượng nghị viện
    - Nếu Hạ nghị viện đại diện cho tầng lớp dân cư trong xã hội và bầu theo tỷ lệ dân số (giống VN) thì Thượng nghị viên đại diện cho quyền lợi của các tiểu bang. Các tiểu bang dù lớn hay nhỏ thì đều có hai đại biểu vào Thượng nghị viện. (Về vấn đề ''cào bằng'' này thì anh ngualuoi có giải thích rồi đó. Tuy nhiên, mình cũng sẽ có đôi điều nói thêm ở phía dưới). Các đại biểu trước đây do Quốc hội lập pháp của mỗi tiểu bang tuyển lựa nhưng từ năm 1923 theo tu chính án 17 thì do nhân dân các bang bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm. Các ứng cử viên vào Thượng viện phải đủ ít nhất là 30 tuổi, là công dân Mỹ ít nhất 9 năm và phải là người đang cư trú tại bang tuyển lựa mình.
    - Phó Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo quy định của Hiến pháp giữ chức chủ tịch Thượng nghị viện nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ khi trường hợp số phiếu thuận và chống nganh nhau trong một cuộc biểu quyết (mục 4, khoản 3, điều 1). Trường hợp Phó tổng thống vắng mặt, hoặc Phó Tổng thống đảm nhận nhiệm vụ Tổng thống thì Thượng nghị viện có quyền bầu một thành viên khác giữ chức chủ tịch lâm thời).
    ------------------------------
    Khi hiểu rõ về cơ cấu hai viện Hoa Kỳ rồi thì satthu sẽ hiểu rõ hơn về đơn viện hay đa viện.
    ------------------------------
    Trước hết phải khẳng định rằng Thượng nghị viện là đại diện cho ý chí của mỗi bang. Còn Hạ nghị viện là đại diện cho ý chỉ của toàn liên bang, không phân biệt các bang hợp thành. Xuất phát từ bản chất khác nhau đó mà quyền hạn, trách nhiệm của các viện rất khác nhau. Ví dụ như: Hạ NV có quyền buộc tội các quan chức cấp cao nhất của Nhà nước Hoa Kỳ, kể cả Tổng thống nhưng Thượng NV lại giành cái quyền luận tội và kết tội. ===> Vậy là Thượng NV có quyền cao hơn Hạ NV. Tuy nhiên với tổ chức hành chính theo cơ cấu liên bang của nhà nước Hoa Kỳ thì điều này là hợp lý, và bạn có thể xem thêm ý kiến của anh ngualuoi (đã nói khá rõ rồi, và thiết nghĩ tôi không cần phải nói lại nữa).
    -----------------------------------
    Còn lý do tại sao lại có cơ cấu hai viện như trên thì có nhiều quan điểm khác nhau, tựu chung lại cũng giống như những gì mà tôi đã trình bày ở những bài đầu tiên: hoàn cảnh lịch sử và chế độ chính trị, cũng như mưu đồ chính trị của giai cấp cầm quyền.
    Khi phân tích lịch sử hình thành cơ cấu hai viện của Hoa Kỳ, có tác giả cho rằng để đạt mục đích cân băng với bộ máy hành pháp, tránh cho Nghị viện quá cao sẽ trở thành lấn át các cơ quan nhà nước khác (bác thái ơi, làm sao lại cho là nghị viện là bù nhìn nhỉ?), người làm luật Mỹ đã chia nghị viện thành 2 viện. Để ngay trong bản thân nghị viện đã có sự kiểm soát quyền lực, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau.
    Nhưng dựa vào lịch sử hình thành Nhà nước Mỹ, lại có quan điểm khác cho rằng: Tại hội nghị lập hiến Philadenphia, hình thành hai phe đối lập. Một phe đại diện cho các bang lớn, với số dân đông, muốn nghị sỹ được phân bố theo số dân không phân biệt các bang. Phe còn lại, là đại diện cho các bang nhỏ hơn, dân số ít, thì lại yêu cầu mỗi bang phải có một đại diện ngang nhau trong cơ quan lập pháp. Giải quyết mối quan hệ này, các nhà lập hiến sau này được gọi là những ''''người cha sáng lập lên Hợp chủng quốc'''' đã đưa ra một phương án thoả hiệp. (Anh ngualuoi trình bày rồi nhưng đang liền mạch nên em xin được nói lại. Anh thông cảm nhá.)
    Đó là Quốc hội Mỹ hai viện.
    ------------------------------
    Satthu thân mến, tôi đã trình bày cho bạn hai đại diện khá điển hình về cơ cấu hai viện (Anh và Mỹ). Không biết là bạn có còn có thắc mắc gì thêm về cơ cấu hai viện không?
    Còn tình hình VN mình thì tôi nghĩ anh ngualuoi có nhiều kiến thức hơn và qua những gì mà anh ngualuoi trình bày thì tôi nghĩ là bạn đã thấu đáo vấn đề rồi đó. Vấn đề của bạn đặt ra rất hay, là cái mà vẫn sờ sờ trước mắt nhưng theo như tôi được biết thì ít người nghiên cứu về vấn đề này. Việc bạn lấy ví dụ về số lượng đại biểu chuyên trách, phụ cấp lương ... đối với bản thân tôi là rất bổ ích. Rất muốn vote thêm cho bạn nhưng than ôi, tôi đã vote mất rồi mà mấy cái nick ảo thì tôi ngại dùng lắm. hihi.
    Thân mến,
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thank vì mấy tài liệu của các bác
    To các bác, chúng ta tranh luận tiếp về ĐB kiêm nhiệm, chuyên trách, tiền lương phụ cấp, hoạt động của từng loại ĐB nhé, trong trường thì em cũng có học nhưng chưa thõa mãn
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  9. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nếu chưa thỏa mãn về điều gì, Satthu có thể nêu ra luôn.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Khi đại biểu kiêm nhiệm thôi tư cách ĐB QH , họ lại trở về với công việc của mình( làm công chức hay trong 1 cơ quan đoàn thể nào đấy), còn đại biểu chuyên trách thì đầu ra của họ sẽ giải quyết làm sao ?
    Ví dụ 1 ông giám đốc của 1 cơ quan nhà nuớc nào đấy được bầu làm đại biểu QH và là ĐN chuyên trách, vậy thì ông ta phải từ bỏ chức vụ hiện tại của mình , khi thôi làm đại biểu ông ta có thể trở về với chức vụ cũ hay không ? ĐB QH vì 5 năm bầu 1 lần còn chức vụ thì có thể làm tới suốt đời , vậy nếu làm đại biểu chuyên trách thì có thiệt thòi cho ông ta quá không
    Phụ cấp của ĐB kiêm nhiệm là 290000/ tháng , theo em là quá quá ít để ĐB ấy đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của mình
    Tiện cho em hỏi lương của 1 đại biểu chuyên trách là bao nhiêu ạ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào

Chia sẻ trang này