1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi mucchien, 31/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chẳng bao giờ đọc văn các ông Việt Nam. Chán kinh!
    Có đọc Dương Thu Hương. Cũng nhạt.
    Thơ thì công nhận Vnam rất nhiều ng hay. Ko chỉ LQV.
    Mà VTL là cái con điên làm dáng.
  2. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn 2 tay và 1 chân. Các nhà văn Việt Nam viết hay là rất hiếm. Quả thực là không nên đọc Dương Thu Hương. Cũng không nên xếp DTH vào nhóm các nhà văn. Tôi đã từng đọc một số thứ ngắn và dài của DTH. Đọc xong thấy rằng, chị viết cũng được, nhưng không có gì để thích thú và khâm phục. Những gì mà chị ấy viết dễ đoán kết cục như truyện trẻ con vậy. Vì chị này viết 10 truyện thì giống nhau cả 10. Giống như lấy một con dấu "cộp" lung tung vậy. Giời sinh ra nhà văn để biết sáng tạo. Nhà văn tự ngắm mình phải tự xấu hổ vì sao mình lười suy nghĩ, sáo mòn thế nhỉ? DTH là người không có phẩm chất tự chán mình. Không thể xếp vào nhóm nhà văn được. Tình cờ, có một lần tôi cùng khoảng vài chục người được nghe trực tiếp chị ấy nói chuyện. Có một chi tiết rất trùng khớp với suy nghĩ của tôi 100%. DTH nói rằng: Tôi không phải là nhà văn. Tôi là một nhà chính trị, chỉ dùng văn chương để phục vụ mục đích chính trị của mình. Tuy vậy về mặt chính trị thì DTH cũng chỉ là người có ý chí chứ phương pháp hoạt động thì quá ngây thơ. Vậy thì nên xếp DTH vào nhóm nào đây. Nản nhỉ.
  3. pinklighter

    pinklighter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    1
    Em đã đọc qua một số tác phẩm của HAT như Mười lẻ một đêm, Tiếng thở dài sau rừng kim tước (gồm nhiều truyện ngắn)...... nhưng cá nhân em thì thấy HAT cũng chỉ là một Nhà văn thường thường bậc trung. Truyện của ông ấy mang tính giải trí bởi giọng văn khá châm biếm, hài nước. Cá biệt có tác phẩm mang tính xã hội như Tiếng thở dài sau rừng kim tước viết về vấn đề con gái và hồi môn tại Ấn độ. Tất nhiên cũng không thể đòi hỏi HAT quá cao bởi vốn dĩ ông ấy là một nhà ngoại giao và với văn học, ông ấy là một kẻ ngoại đạo. Và xét cho cùng, khi một nhà ngoại giao/ một chính trị gia viết văn thì có lẽ, khó có thể đánh giá rằng tác phẩm ấy là một tác phẩm văn học thực sự
  4. mucchien

    mucchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Pinklighter à Tiếng thở dài qua rừng kim tước hay sao ấy chứ. Thấy nhiều người khen cuốn này lắm mà. Nguyễn Thị Thu Huệ còn nhận xét đây là một cuốn sách sẽ được đọc nhiều mà.
    Được mucchien sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 25/02/2008
  5. pinklighter

    pinklighter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    1
    "Tiếng thở dài qua rừng kim tước" chỉ là một chuyện ngắn thôi, mucchien ạ. Chuyện đó cũng được, nó viết về nỗi đau và hệ quả của việc có con gái + hồi môn trong xã hội Ấn Độ. Còn cuốn sách TTDQRKT mà một cuốn bao gồm nhiều truyện ngắn của HAT. Nhìn chung, với cá nhân tớ, HAT cũng chỉ là một nhà văn thường thường thôi, ko có gì đặc sắc cả.
  6. mucchien

    mucchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ tìm được cái này:
    Một đoạn "phim" ngắn về nhà văn Bảo Ninh
    Tại sao đời sống văn học hiện đại lại yên ả một cách đáng buồn như hiện nay? Đâu rồi những tác phẩm làm lay động độc giả như những lời tuyên bố của các nhà văn? Thế rồi một ngày, ?ongười phát hiện? ra thực trạng này chính là nhà văn Phạm Ngọc Tiến, một tri kỷ của Bảo Ninh. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến khẳng định rằng trong văn học hiện đại, chỉ có duy nhất Bảo Ninh là biết viết tiểu thuyết! Còn những người khác thì chỉ viết? phóng sự thôi.
    Kể từ khi tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đến nay đã 16 năm. Bạn đọc của ông đã chờ đợi cuốn tiểu thuyết thứ hai với nhiều hy vọng giờ đã không chờ đợi nữa. Trong mắt nhiều người, Bảo Ninh đã thuộc về quá khứ. Dư luận văn đàn hơn mười năm qua rầm rập chạy theo các nhà văn mới như người ta chạy theo mốt. Và Bảo Ninh một lúc nào đó như bị bỏ quên trong thế giới văn chương lúc nổi lúc chìm của hàng trăm tên tuổi khác. Nhiều bạn đọc không biết bây giờ Bảo Ninh làm gì và có viết văn nữa không?
    Chúng tôi hẹn nhau ở một quán cà phê. Bảo Ninh đến khá đúng giờ nhưng ?orụt rè? và thi thoảng nhìn quanh quất như tìm một cái gì hay tìm một ai đó. Ông là một trong quá ít nhà văn nổi tiếng rất ít xuất hiện trong các bài phỏng vấn. Và một thực tế cho thấy rằng: các nhà báo luôn luôn rơi vào trạng thái mất cảm hứng và mệt mỏi khi phỏng vấn ông. Vì ông luôn luôn tìm cách đi ra ngoài câu hỏi. Ông trả lời rời rạc và thường không trả lời trực tiếp câu hỏi. Có lúc phóng viên VieTimes nhận thấy rằng: câu trả lời của ông thực sự ở bên trái nhưng ông lại chỉ tay về bên phải.
    Dùng phép tu từ để đánh bóng ngôn ngữ nói của ông hay biên tập những câu của ông cho dễ nghe, dễ hiểu quả là một công việc quá ư dễ dàng nhưng đó không phải là mục đích của Đối thoại Việt. Trong chuyên mục Đối thoại Việt, phóng viên VieTimes cố giữ lại một cách tương đối đầy đủ nhất không khí của cuộc trò chuyện với nhân vật để bạn đọc như được tham gia trực tiếp vào câu chuyện.
    Và chúng tôi muốn bạn đọc thấy được Bảo Ninh rõ hơn trong cuộc đối thoại này.
    Tôi đặt tên bài viết của mình như thế với một ý đồ rõ ràng: tôi không tham gia vào các câu chuyện của Bảo Ninh. Nghĩa là tôi không nghe thấy ông nói gì hết. Tôi chỉ ghi lại một số hình ảnh của ông trong một thời gian dài kể từ khi tôi gặp ông giống như người ta làm một bộ phim câm. Như thế có lẽ cũng là một sự công bằng khi tôi viết về ông.
    Bởi có những điều mà Bảo Ninh, hay những người khác và ngay cả tôi, không muốn ai đó nghe được những câu nói của mình rồi đưa ra luận bàn hay phân tích. Nhiều lúc làm như vậy, tính khách quan thường dễ bị đánh mất. Vậy chúng ta cứ việc nhìn con chim bay, con cá bơi, con người đi, bông hoa nở, ngọn lửa cháy, dòng nước chảy, cái ghế đổ, cái ly vỡ? như toàn bộ hiện thực của chúng và suy ngẫm trong im lặng về tất cả những chuyển động đó.
    Đoạn phim bắt đầu: Tôi gặp ông lần đầu ở nhà một người bạn. Lúc đó, Thân phận tình yêu chưa ra mắt bạn đọc. Cả hai chúng tôi có biết lơ mơ về nhau. Cả hai có vẻ lúng túng. Cả hai đều như không muốn có nhau ở đó. Người này định ra về trước người kia và người này cũng muốn người kia ra về trước mình. Sau này có lúc cả hai chúng tôi đã "hài hước" về cuộc gặp gỡ đó.
    Cũng sau này tôi biết tôi phải là người ra về. Và hôm đó tôi đã ra về trước. Cũng là do linh cảm. Rồi Thân phận tình yêu ra đời và được Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam. Tôi đọc cuốn sách đó và nó đã cuốn hút tôi. Rồi cuốn sách của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Đấy là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên từ trước đến giờ được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới.
    Tôi đã nhìn thấy giá sách trong phòng làm việc ở nhà ông. Một dãy dài những bản in với nhiều thứ tiếng khác nhau của Thân phận tình yêu. Nhưng trong tất cả các bản dịch tên gốc cuốn sách được trả lại: Nỗi buồn chiến tranh. Bây giờ có lẽ giá sách đã thêm nhiều bản dịch khác. Đấy là giấc mơ của tất cả các nhà văn. Lúc đó Bảo Ninh đã có computer, một phương tiện mà quá nhiều các nhà văn Việt Nam hồi đó không dám ước mơ. Một phòng riêng để nghỉ và viết. Một tủ sách đẹp có cửa kính.
    Những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng và được in với nhiều khổ sách khác nhau. Tính chuyên nghiệp của một nhà văn đã tràn ngập căn phòng. Quả thực từ lúc đó, sự đợi chờ của cá nhân tôi vào một tác giả lớn của văn xuôi Việt Nam đương đại đã hiện lên. Tôi bước ra khỏi bậc cửa nhà ông với một hy vọng mãnh liệt. Đã có người nghĩ đến một giải văn chương thế giới cho tác giả của nó. Tôi nhớ có một ngày cách đây nhiều năm, một tin nóng bỏng được truyền đi trong giới cầm bút: Bảo Ninh được trao giải Nobel văn học. Tin đó thổi qua và phân chia giới nhà văn Việt Nam làm hai phía: một phía chạm ly chúc mừng và một phía lặng lẽ ngoảnh mặt đi. Nhưng ngày đó là ngày Cá tháng Tư.
    Giờ đây, mười lăm năm đã trôi đi kể từ khi Thân phận tình yêu được trao giải. Chắc chắn tôi là một trong những người đọc ông đã đợi cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông ra đời. Tôi đã được nghe về nội dung cuốn tiểu thuyết thứ hai đó. Nhưng tôi không nhớ là nghe từ Bảo Ninh hay từ một ai đó. Tôi không chắc chắn nên không dám kể lại nội dung cuốn tiểu thuyết này. Nhưng nếu nội dung của nó thực sự như tôi biết, thì có lẽ cuốn tiểu thuyết thứ hai sẽ gây chấn động hơn nhiều Thân phận tình yêu. Bởi cuốn sách thứ hai không tựa vào cuộc chiến tranh mà tác giả của nó đứng trong đội ngũ những người chiến thắng viết về những bi thương của cuộc chiến này. Mà dù tôi có biết mười mươi nội dung cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông, thì tôi cũng không kể. Bởi như tôi nói ở đoạn mở đầu bài viết này là tôi chỉ làm một đoạn phim câm ngắn về Bảo Ninh mà thôi.
    Đoạn phim câm tiếp tục: Cuối năm 1996 hay đầu năm 1997, tôi cũng không nhớ rõ, Bảo Ninh về làm việc ở Văn Nghệ Trẻ. Tôi biết ông không phải là người làm báo mà chỉ là người viết báo. Nhưng lúc ấy, cá nhân tôi đồng ý nhận Bảo Ninh về Văn Nghệ Trẻ khi được hỏi chỉ với một lý do: ông cần có một nơi yên tĩnh hơn để viết cuốn tiểu thuyết thứ hai. Ông gần như là người được tự do nhất cơ quan. Ông được đi muộn. Ông được nghỉ họp với hầu như bất cứ lý do nào. Ông không bị thúc ép viết bài. Ông được tự do vì cái tên Bảo Ninh và nhiều lúc cũng không được tự do vì chính cái tên đó.

    Từ chối viết tiểu thuyết "ba xu", Bảo Ninh còn ý thức được sự thiêng liêng của văn học
    Thi thoảng ông có viết tản văn với một vài cái tên khác. Tôi chỉ nhớ được một cái tên mà thôi: Nhật Giang. Quê gốc ông ở vùng sông Nhật Lệ. Tất nhiên ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức trí thức ở Hà Nội với một cái tên giống như tên của một ?ocậu ấm? con nhà giàu: Hoàng Ấu Phương. Cho đến bây giờ, tôi vẫn cứ bần thần với cái tên này. Nhiều lúc, tôi thấy ông đầy vẻ khép nép trước một đám đông. Những lúc như thế, tôi thấy cậu Ấu Phương hiện ra.
    Có lần tôi kể với bạn bè về cái vẻ sợ sệt của Bảo Ninh trước đám đông nào đó, một nhà văn bĩu mỗi: "Thằng này có biết sợ ai bao giờ. Nó diễn đấy". Có thể người đó nghĩ ông là một nhà văn nổi tiếng và viết những vấn đề mà thời đó ít người dám viết thì cho rằng ông là kẻ không biết sợ ai chăng (?). Nhưng với tôi, ông là một kẻ thường có những phút hoảng hốt và như sợ hãi điều gì đó.
    Nhiều lúc tôi cảm tưởng như ông từ từ thò đầu ra khỏi cái cổ áo và dè dặt nhìn ra xung quanh. Một lần tôi gợi ý ông viết về hai nhân vật của quê hương ông. Một người bên này sông Nhật Lệ và người kia ở một bờ khác con sông. Một người là nhà cách mạng đầy vinh quang và tên tuổi lừng danh khắp toàn cầu còn một người đứng ở phía bên kia mà tên tuổi cũng vô cùng ghê gớm.
    Tôi nói với ông hãy viết về số phận và con đường của hai nhân vật này và lấy dòng sông như là một nhân chứng và sự công bằng. Bởi cả hai người đó là đồng hương của ông. Nhưng ông nhún vai, lè lưỡi. Tôi lại có cảm giác như cái đầu ông thụt sâu hơn vào cái cổ áo mỏng manh. Bảo Ninh có lẽ chẳng bao giờ viết về hai nhân vật ấy. Nhưng tôi nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ viết. Dòng sông ấy cũng giống bao dòng sông khác đã chảy ra biển và chia đôi những miền đất nó đi qua. Nó cũng chia ra những thân phận khác nhau. Một người là cái này còn một người là cái kia. Và đấy chính là bi kịch chứ không phải là sự đúng sai.
    Tôi chỉ thấy ông xuất hiện ở cơ quan khi có họp hành. Một cái mũ lưỡi trai cũ nhiều bụi được vò trong hai bàn tay. Ông ngồi xuống ghế và dè dặt nhìn xung quanh. Dù chẳng có chuyện gì đáng e ngại nhưng tôi vẫn mang cảm giác ông đang cố giấu mình trước thiên hạ.
    Bạn tôi bảo, khi uống rượu Bảo Ninh hiện ra đúng là một anh hùng Lương Sơn Bạc. Có lẽ thế. Vì không biết rượu bia từ lúc sinh ra cho nên tôi chẳng mấy khi chứng kiến Bảo Ninh những lúc ông có rượu hậu thuẫn để xem ông "Lương Sơn Bạc? đến nhường nào. Tôi chỉ nhìn thấy ông lờ mờ đi qua cơ quan vào những ngày có họp, nơi mà tôi có lúc còn lờ mờ hơn cả ông. Bởi có lúc tôi tự hỏi: Này, mình có đang ở cơ quan không nhỉ? Mà ở cơ quan thì lúc nào Bảo Ninh cũng e dè như một cậu sinh viên mới về thực tập. Tôi không thấy ông nổi giận cả khi người ta phê phán ông một điều gì đó. Ông chỉ nhún vai và ngọ nguậy cái đầu rồi nói một mình câu gì đó mà chẳng ai nghe thấy.
    Vừa rồi, ông Trịnh Thanh Sơn viết một bài mắng ông sa sả trên Văn Nghệ Trẻ mà ông cũng lặng im. Tất nhiên, tôi biết, sự lặng im ấy của ông không đồng nghĩa với sự chấp nhận hay đuối lý. Sự lặng im ấy là Bảo Ninh, là chính ông. Ông là người hay đi nước ngoài. Nhưng hầu như tôi chưa đọc một bài viết nào của ông về những chuyến đi đó. Không phải những điều mắt thấy tai nghe trong những chuyến đi không gợi cho ông điều gì mà có lẽ ông đã chọn im lặng là bảo bối cho cuộc sống cá nhân của ông chăng? Nhưng hình như sự im lặng ấy đã làm ông trở nên u u trầm trầm hơn mười mấy năm trước kia.
    Rượu đã đều đều và kiên nhẫn chảy vào ông như là để chớp lấy một cơ hội nào đó bắt cho ông phải cất tiếng nói ra những gì ông đã và đang suy ngẫm và có thể là đang cố giấu đi. Rượu đã chiến thắng quá nhiều người nhưng với ông thì hình như rượu đã thất bại. Người ta có thể đổ nước đầy vào một cái hồ lớn nhưng không ai đổ đầy được sự im lặng hay là sự sợ hãi hay là một cái gì khác nữa? Có thể những gì tôi nói cũng chỉ là sự võ đoán mà thôi. Bởi tôi không ngồi nhậu với ông, không trà lá với ông? chúng tôi chỉ nhìn thấy nhau vào những ngày cơ quan có họp. Hay chính tôi mang sự sợ hãi nào đó trong người mà lại đổ sang ông (?)
    Đã mười lăm năm kể từ khi cuốn tiểu thuyết đầu tay ra đời cho đến nay, Bảo Ninh vẫn chưa cho cuốn tiểu thuyết thứ hai xuất hiện. Trong khoảng thời gian ấy thi thoảng hiện ra một tập truyện ngắn của ông. Nhưng cái người ta đợi chờ từ ông lại là tiểu thuyết và cụ thể là cuốn tiểu thuyết thứ hai. Đối với các nhà văn Việt Nam khác cũng vậy, họ có thể viết những truyện ngắn hay nhưng thường thất bại trước tiểu thuyết. Điều này gián tiếp cho chúng ta thấy một điều gì đó vô cùng quan trọng của một nhà văn viết văn xuôi. Trước kia, người ta đoán non đoán già về cuốn tiểu thuyết thứ hai của Bảo Ninh và lý giải nhiều cách vì sao cuốn sách đó chưa ra mắt. Họ bảo ông muốn gây một tiếng nổ lớn. Họ bảo ông sợ bị phê phán. Xin thưa, đã ai biết ông viết gì đâu mà phê hay phán. Ngay cuốn tiểu thuyết thứ nhất của mình thì ông cũng nhận vinh quang nhiều hơn là phê phán. Họ lại bảo ông chọn thời điểm thích hợp mới cho sách ra đời. Họ bảo ông thất vọng về cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình. Có người còn cho rằng ông có viết gì đâu mà đợi.
    Đoạn phim câm vẫn tiếp tục: Thế rồi, đám đông bạn đọc đứng trước cửa ?onhà xuất bản? đợi cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông tản dần đi. Bây giờ thì chỉ còn lác đác mấy người đợi chờ cuốn sách đó. Mười lăm năm quả là một khoảng thời gian dài. Còn tôi, vì tôi thường nhìn thấy ông ít nhất mỗi tuần một lần ở cơ quan. Và thế tôi lại nghĩ đến cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông. Ông là kẻ biết giấu ý nghĩ thật của mình. Tôi cũng thử đoán vài điều nhưng tôi lại im lặng. Nhưng tôi tin ông đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết đó. Khi tôi đang viết dở bài báo này, thì thấy Bảo Ninh trả lời một tờ báo nước ngoài về cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông. Nhưng trả lời như vậy cũng đồng nghĩa với không trả lời gì cả. Mỗi khi trở về phòng viết của mình, Bảo Ninh đóng cửa lại và mở computer ra. Nhưng chúng ta không biết ông viết gì trong những buổi tối của mười lăm năm qua. Chẳng lẽ chỉ là những tản văn lúc mặn lúc nhạt ấy ư ???
    Rất may là Bảo Ninh không hùng hồn tuyên bố rằng mình sẽ viết như thế này hay như thế nọ. Ông có quyền sống với duy nhất một cuốn sách. Bạn đọc có quyền đợi cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông và cũng có quyền quên lãng ông. Nhưng nếu ông cảm thấy cuốn tiểu thuyết thứ hai không hay hơn Nỗi buồn chiến tranh thì ông có quyền không cho nó ra đời. Nhưng nếu chỉ vì ông lo âu hay sợ hãi một điều gì đó mà không cho cuốn tiểu thuyết thứ hai ra đời, thì thật là chuyện đau lòng...
    Có lần tôi định làm một cuộc phỏng vấn ông về sự đóng cửa những tâm sự của ông với công chúng. Nhưng tôi biết ông sẽ nói vòng vo hoặc lại thụt đầu vào trong cái cổ áo mỏng manh của mình. Có lúc tôi đã bật cười khi ví Bảo Ninh giống như một con rùa. Con rùa đang bò chợt thụt đầu lại khi có một cái gì đó rơi xuống cái mai của nó và thậm chí cái vật vô hại kia rơi ở đâu đấy rất xa.
    Có lẽ tôi phải dừng đoạn phim câm của tôi lại vì dù nó có hay thì cũng không ai ngồi xem nó mãi mà chẳng thấy có một tiếng động hay một lời bình nào cả. Phim câm là thứ phim khó làm, nhất lại là một thứ phim câm không hài. Có thể xem xong đoạn phim câm này, Bảo Ninh sẽ vụt đứng dậy và nói: "Tôi sẽ nói cho ông biết tôi đã viết gì và bao giờ tôi sẽ công bố chứ im lặng mãi thế này chính tôi cũng thấy mệt mỏi lắm rồi". Cũng có thể ông lại nhún vai và thụt cái đầu vào cái cổ áo mỏng manh của mình và lờ mờ đi qua cơ quan.
  7. mucchien

    mucchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Nhờ hội nhập, một cuốn sách hay đã trở lại với bạn đọc!

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng nhận xét Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạn đọc nhiều nước trên thế giới trước hết là vì nó "đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại". Theo nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, đây cũng chính là lý do quan trọng nhất khiến cho cuốn tiểu thuyết này mấy năm qua lại gây một "cơn sốt nhỏ" ở VN. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông:
    Con số thống kê vốn xa lạ với giới xuất bản Việt Nam. Chưa nói Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp?tính đến nay đã in ra cả thảy bao nhiêu bản cũng không ai biết. Bởi vậy tôi không thể kể ra ở đây trong vòng vài năm nay, tổng số Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được bán là bao nhiêu bản.
    Chỉ biết cuốn sách đã trở lại theo quy luật của thị trường. Có yêu cầu tức có sự thỏa mãn. Mà cái sự thỏa mãn của giới xuất bản với Nỗi buồn chiến tranh thì hào phóng lắm. Cùng lúc, mấy nhà xuất bản (Phụ nữ, Văn học, Hội nhà văn) cho in; sách tồn tại theo nhiều quy cách khác nhau, sau những tấm bìa khác nhau, trong nhiều xê - ri sách khác nhau.
    Khó có cuốn sách nào có số phận kỳ lạ như cuốn sách này. Thật chẳng khác số phận của những người con gái đẹp trong các truyện nôm dân gian. Ở đây hai chữ truân chuyên đã quá cổ lại có vẻ khá thích hợp.
    Thoạt đầu là những ngày đẹp trời. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của một chiến binh được trích in trên Tạp chí Tác phẩm mới của Hội nhà văn. Rồi sau khi đổi tên thành Thân phận tình yêu thì được in ra rộng rãi. Được mang ra thảo luận trên báo Văn Nghệ với những lời khen ngợi thực lòng của những bậc đàn anh khó tính nhất. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyến Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng, năm ấy Thân phận tình yêu được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, cái giải duy nhất trong vòng mười lăm năm nay thường được nhắc tới như bằng chứng về con mắt tinh đời của những người chấm giải.
    Cũng chỉ khoảng một năm sau khi xuất hiện, cuốn sách đã tìm được người muốn dịch ra tiếng nước ngoài để rồi bắt đầu một cuộc sống tưng bừng mà có lẽ là chưa tác phẩm Việt Nam nào có nổi. Trên đường đi đến nhiều nước khác nhau, đến đâu nó cũng tìm được độc giả. Xem cái cách nó nói về chiến tranh, người ta nhớ lại những Phía Tây không có gì lạ của E.M.Remarque, Mặt trời vẫn mọc của E.Hemingway?
    Nhưng ở trong nước thì lại có tình hình ngược lại. Gian truân ập đến. Xưa sao phong gấm rủ là - Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?o (Kiều). Từ lẻ tẻ vài lời chê bai ban đầu thấy nổi bùng lên một phong trào phê phán. Cả những người năm 1991 hết lời khen ngợi cuốn sách qua năm 1994 cũng nói khác. Người ta hối hận. Có người kêu là mình bị lừa, bị bùa mê thuốc lú. Và cuốn sách bị ném vào im lặng. Tưởng như không ai muốn nhìn mặt nó nữa và chỉ muốn quên đi rằng nó đã sinh ra ở trên đời. Không ai nhắc tới cũng như một thời gian dài, giá ai có muốn mua cũng không tìm được sách.
    Dù không thể gọi là gặp nạn như những Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ những năm chiến tranh, song khoảng trên dưới chục năm ấy, giữa những đợt đi nước ngoài để gặp gỡ bạn đọc và dự các cuộc hội thảo, tác giả chỉ có cách im lặng làm chân biên tập một tờ báo, thỉnh thoảng cho in vài bài phiếm luận làng nhàng.
    Giá kể thời trước thì cứ thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ cần bị ném ra khỏi các thư viện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn.
    Cái may của Nỗi buồn chiến tranh là ở chỗ nó ra đời vào thời hội nhập. Nhiều khách phương xa đặt chân đến đây với cuốn truyện của Bảo Ninh. Trong chừng mực mà ở nhiều nơi, hai tiếng Việt Nam mới có nghĩa một cuộc chiến tranh - nó đã trở thành người đại sứ duy nhất của văn học mời gọi người ta đến với sứ sở này để khám phá tiếp.
    Khoảng chênh lệch giữa sự đánh giá ở trong nước và khi ra nước ngoài ngày càng hiện lên như một trớ trêu vô lý .?oCái kim trong bọc mãi cũng lòi ra?o. Đến 2003 thì các bản tiếng Việt mới lục tục được in lại; lúc đầu rụt rè dưới cái tên Thân phận tình yêu, sau chính thức là Nỗi buồn chiến tranh. Và một cơn sốt nhẹ đã xảy ra, đã kéo dài như trên đây tôi vừa nói, dù chỉ là ?oáo gấm đi đêm?o người bán sách biết với người mua, chứ báo chí ít khi nhắc nhở.
    Có thể nhìn vào cuốn sách này để thấy nhiều nỗi niềm của văn chương mười lăm năm qua. Những mệt mỏi sau một cuộc chiến tranh quá lâu. Những ngần ngại khó khăn trong việc đi tìm sự thực. Sự chênh lệch quá rõ giữa ý muốn và thực tế. Đã có những háo hức đi tìm tài năng để rồi lại ngần ngại khi phải đối diện với tài năng thực thụ, lại thấy e ngại. Tôi biết có những đồng đội của chúng tôi hôm qua muốn chìa tay ra với Nỗi buồn chiến tranh lắm mà không sao làm nổi. Bởi công nhận cuốn sách của Bảo Ninh tức là phủ nhận quá khứ của chính mình, mồ hôi nước mắt của chính mình và bao người khác những năm chiến tranh. Oái oăm là ở chỗ đó!
    Nhưng thử nghĩ lại xem, hai chục năm nay, bao thay đổi đã đến với đời sống chúng ta và trong đầu óc chúng ta! Bao giá trị hôm qua tưởng không thể chấp nhận, hôm nay được ngợi ca trọng vọng. Quan niệm về tương lai khác đi, quan niệm về hiện tại khác đi, thì làm sao quan niệm về quá khứ cứ giữ mãi như cũ?!
    Điều quan trọng nhất: nay là lúc ta biết rằng ta không thể sống một mình mà sẽ tồn tại trong khuôn khổ và theo những chuẩn mực chung của cộng đồng thế giới. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã điểm trúng huyệt của vấn đề khi viết trong TT&VH số ra 28-10-06: ?oNỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh?Chỉ có những tác phẩm như vậy mới thực sự được đón nhận và sẻ chia?.
    Với sự giúp đỡ của bạn bè, cái ta nhận được ở đây không gì khác lại là cái mà chúng ta đã làm ra nhưng quên lãng. Ta được làm giàu thêm bằng chính sản phẩm của giờ phút xuất thần của mình. Đứa con lưu lạc đã trở về trong vòng tay xã hội. Sự phục hồi của Nỗi buồn chiến tranh biết đâu chẳng mở đường cho nhiều tác phẩm viết về chiến tranh theo một kiểu mới đang được âm thầm chuẩn bị?!
    Nguồn: VƯƠNG TRÍ NHÀN
    Báo Thể thao và Văn hóa

Chia sẻ trang này