1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nỗi buồn" trên phố - Đâu là lối thoát?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi NHANDAN, 14/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    "Nỗi buồn" trên phố - Đâu là lối thoát?


    Hoan nghênh bạn đã ghé vào topic của Vì Việt Nam!

    Hẳn các bạn còn nhớ chúng ta đã cùng nhau giải quyết ?oSự xuống cấp của diễn đàn các tỉnh?, ?oSự quản lý yếu kém của box giáo dục giới tính?. Tuy nhiên đó là vấn đề trên mạng còn bây giờ chúng tôi muốn nhận được ý kiến của bạn về vấn đề thực: ?oGiải quyết nỗi buồn trên phố?. Đây thực sự là một vấn đề tế nhị - khó nói và là bức xúc của người dân trên địa bàn thủ đô nói riêng hiện nay và chúng tôi cần ý kiến khách quan của bạn. Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết nó nhé! Tất cả những ý kiến góp ý, đề xuất ở đây đều đáng trân trọng và sẽ được thu thập để gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

    Xin lưu ý:
    - Hãy cùng nhìn nhận một cách nghiêm túc trên phương diện tìm hiểu, nghiên cứu những gì topic đề cập chứ không lợi dụng để nói xấu thủ đô hay gửi các hình ảnh bậy bạ.
    - Vấn đề này dự định sẽ kéo dài và rất phức tạp nên các bạn ghi nhớ đường link để tiện theo dõi về sau.
    - Các bạn ở các diễn đàn khác, qua websites chat khi nhận được thông tin ở đây mà không có nick trên TTVNOL muốn đóng góp ý kiến có thể gửi vào email: yeunuocviet@gmail.com chúng tôi sẽ chuyển ý kiến bạn vào topic này.
  2. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Xin được bắt đầu bằng thư kêu gọi của Vì Việt Nam:
    Vì Việt Nam xin chào bạn!
    Vì Việt Nam là một tổ chức tình nguyện, hiện đang phối hợp với các Hội Thông tin Khoa học tổ chức cuộc triển lãm: ?oThực trạng ?oấy? nơi cộng cộng tại Hà Nội?. Hơn ai hết bạn là người sống ở thủ đô, bạn biết rõ những gì đang xẩy ra xung quanh, những bức xúc và khó khăn của người dân. Vì vậy Vì Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của bạn. Và đây là lúc để bạn phản ánh ý kiến của mình với chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng.
    Vì Việt Nam hy vọng sớm nhận được những tài liệu, bức ảnh phản ánh sinh động về vấn đề ?oấy? nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội để cuộc triển lãm gây được tiếng vang lớn hơn. 1 tấm ảnh không nói lên điều gì nhưng 1000 hay 10.000 tấm sẽ cho ta thấy bức tranh toàn diện về thủ đô trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới WTO, hội nghị thượng đỉnh APEC, 1000 năm Thăng Long,?
    Hãy gửi thư chia sẻ cùng Vì Việt Nam! Vì Việt Nam đánh giá cao ý kiến đóng góp của các bạn và cam kết sẽ chuyển những ý kiến đó đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
    -----------------------------------------
    TM BAN VẬN ĐỘNG
    Ghi chú:
    - Thư gửi về địa chỉ: vi_viet_nam@yahoo.com , nếu là ảnh thì có độ phân giải lớn càng tốt để tiện phóng to.
    - Những hình ảnh, tài liệu bạn gửi chỉ được phép đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được sự đồng ý của bạn. Và chúng tôi sẽ có chú thích rõ ràng về tên tác giả, vị trí chụp, tên bức ảnh (nếu có) khi đưa vào cuộc triển lãm,?
    - Chúng tôi sẽ thông báo lại với bạn về thời gian, địa điểm của cuộc triển lãm để các bạn tiện theo dõi.
    - Vui lòng forward (chuyển tiếp) thông tin này đến bạn của bạn có thể họ đang muốn làm một việc gì đó để góp phần bảo vệ thủ đô xanh sạch đẹp, văn minh.
    - Bên cạnh đó Ban tổ chức sẽ có nhiều phần thưởng giá trị khuyến khích cho những bức ảnh được đánh giá cao và những bạn tích cực có số lượng ảnh nhiều.

    RẤT MONG CÁC BẠN THAM GIA HƯỞNG ỨNG.
    Hưởng ứng lời kêu gọi trên đã có 2 topic liên quan được mở:
    [topic]674451[/topic]
    [topic]453708[/topic]
    Tuy nhiên mục đích của các topic trên chỉ nằm trong phạm vi hẹp. Ở đây tôi xin trình bày khái quát và trích dẫn một số tài liệu, bài báo để các bạn có cái nhìn tổng quát hơn.
    Qua số liệu thu thập được thì hiện nay Hà Nội có cả thảy khoảng 4000 nhà vệ sinh công cộng.
    Được chia làm 3 nhóm như sau:
    Nhóm 1: Nằm rải rác ở các hè phố, các quảng trường - chịu sự quản lý của Công ty Môi Trường Đô Thị.
    Nhóm 2: Nằm trong công viên, nhà ga, bến xe, chợ... và chịu sự quản lý của riêng những nơi ấy.
    Nhóm 3: Thuộc các khu dân cư, dĩ nhiên chịu chung sự quản lý trực tiếp của các cấp trông coi đời sống của cư dân xung quanh. (Loại này hiện vẫn còn một số lượng lớn, tập trung nhiều nhất tại các khu dân cư tự phát (những "xóm lều", "xóm trại"), các xóm ven nội, và ở cả những khu phố cổ nữa.)
    Nhìn chung các nhà vệ sinh công cộng của thủ đô: Đều đã xuống cấp vì các thiết bị được xây dựng, lắp đặt ? lâu lắm rồi. Và dĩ nhiên tình trạng hư hỏng, xuống cấp, không được sạch sẽ là điều dễ nhận thấy. Một điều nữa là hầu hết các nhà vệ sinh này đều thu tiền. (Sắp tới thông qua việc khảo sát thực tế chúng ta sẽ có những thông tin chính xác, cụ thể hơn).
    Sau đây là một vài hình ảnh đã gửi:
    Trước cổng khách sạn Kim Liên
    [​IMG]
    Trong công viên Việt Nam - Angiêri
    [​IMG]
    Phố Tràn Tiền - bên cạnh Nhà hát thành phố
    [​IMG]
    Được NHANDAN sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 14/03/2006
    Được NHANDAN sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 14/03/2006
  3. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    Theo hiểu biết của cá nhân tôi thì hiện nay chưa có bất cứ bài báo, tài liệu nghiên cứu nào quan tâm đúng mức về vấn đề này. Đa số chỉ phản ánh tình trạng hiện tại ở một góc độ nào đó, số còn lại đưa ra một vài gợi ý, giải pháp giải quyết hời hợt nếu không muốn nói là bế tắc, bỏ ngỏ.
    Còn việc thảo luận ở trên các diễn đàn chỉ dừng lại ở mức vui vẻ, bức xúc cá nhân là chính chứ chưa có ý kiến nghiêm túc và có phương án, hành động cụ thể.
    Dường như lãnh đạo thành phố không mấy mặn mà về vấn đề này lắm (có lẽ họ không có nhu cầu hoặc chưa nghe ai bàn tới), còn người dân lao động các tỉnh, khách du lịch, những người ?olỡ đường?.. thì đối với họ tìm cách giải quyết nhu cầu ?ocấp bách?, giảm thiểu chi phí là việc tối quan trọng nhất. Đó có lẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bức tranh quen thuộc không mấy đẹp đẽ hàng ngày xuất hiện càng nhiều đập vào mắt chúng ta và du khách nước ngoài trên địa bàn thủ đô. Một điều đáng buồn hơn là dường như đang có rất nhiều người ?otrố mắt ngạc khi nhìn các đôi tình nhân hôm, hôn nhau nhưng lại thản nhiên khi thấy ai đó tè bậy trên phố?.
    Vì thế đây là lúc cần đến ý kiến của các bạn, cần đến trí tuệ tập thể.
    Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, thảo luận và đưa ra giải pháp để giải quyết nhé!:
    - Bạn đã bao giờ gặp tình huống tương tự trên chưa và lúc đó bạn nghĩ gì?
    - Nên hay không đề nghị chính quyền xóa bỏ việc thu lệ phí WC công cộng? Lý do?
    - Làm thế nào để giải quyết tạm thời, trước mắt tình trạng trên?
    - Theo bạn chính quyền thành phố cần làm gì trước tình trạng này?
    - Nếu bạn nghiêng về ý kiến là cần tuyên truyền giáo dục ý thức thì làm cách nào?
    - Nếu bạn có đủ tiền thì phương án giải quyết của bạn ra sao?
    - Các ý kiến khác, các bài viết liên quan mà bạn thu thập được?..

    Im lặng có thể hiểu là đồng tình, chúng tôi gửi chủ đề lên diễn đàn này là chúng tôi tin rằng các bạn - những người có điều kiện hơn hàng chục triệu người Việt Nam về mọi mặt nhất là có cơ hội tiếp cận nền tri thức tiên tiến. Các bạn ít nhiều biết đến đất nước Singapore, hay thủ đô Băng Cốc láng giềng. Các bạn sẽ nói lên tiếng nói của mình để cùng chính quyền thủ đô, các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần làm cho thủ đô của chúng ta ngày một sạch đẹp, văn minh và hiện đại hơn.
  4. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Một số bài báo liên quan:
    Suỵt! Chuyện về người Việt gốc? cây
    (đây là bài được nhiều website, diễn đàn tiếng Việt đăng tải nhất. Bài này nguồn từ: http://www.dongdu.org)
    [​IMG]Cho cây đời thêm... xanh tươi?
    Giải quyết nỗi buồn nơi công cộng à? Nói nhỏ nhé, chuyện này tế nhị lắm. Tất nhiên, chẳng ai muốn phơi? mình ra giữa đường để giải quyết cái óc ách trong bụng. Nhưng bà con nông dân: ?oThôi đành đi bậy vì nếu vào đúng nơi quy định phải mất một cân thóc mỗi lần?. Còn anh thành phố được tiếng văn minh thì lại? chưa dứt được mác nông dân. Thế nên mới có những chuyện cười về người Việt gốc cây thế thế...
    Nhà văn Tạ Duy Anh kể: Khi vãn cảnh chùa Hương, muốn đi vệ sinh anh phải vào một khu vệ sinh được Ban Tổ chức xây qua quýt, lấy ngay sườn đồi làm nền. Nước tiểu và phân cứ việc chảy xuống thung lũng. Anh đành nhắm mắt, nín thở để đi vệ sinh cho xong, bởi vì nó bẩn, gây lợm giọng.
    Khi trở ra, anh mới thấy dòng chữ ?oĐi tiểu tiện: 1.500 đồng? Anh nhân viên mặt lạnh tanh giật tiền từ tay khách. Nhà văn nhẩm tính: Đi vệ sinh mất toi một cân thóc. Đến mình còn xót nữa là nông dân. Thảo nào các bà, các chị em chẳng ngại đông người, ngồi giăng hàng ngay bến lên chùa chứ chẳng chịu vào nhà vệ sinh vừa bẩn vừa mất tiền của Ban Tổ chức Hội chùa Hương xây.
    Trước cảnh này, nhà văn nhớ lại khi sang Hàn Quốc, ông quan sát thấy nhà vệ sinh công cộng ở Hàn Quốc đều rất sạch sẽ, rất xịn, có mặt ở khắp mọi nơi, luôn có nhân viên vệ sinh dọn rửa, đôi khi chỉ là lượm bã kẹo cao su hay một mẩu bao bì bị rơi. Thùng rác thường gắn với tường, cực kỳ mĩ quan và luôn được đóng kín. Giống như hưởng các dịch vụ khác, nếu quá đông người thì phải xếp hàng. Vạch đánh dấu điểm xếp hàng in bằng mầu nổi bật trên mặt sàn. Vệ sinh xong có xà phòng rửa tay, giấy thơm lau, soi gương chỉnh trang lại đầu tóc rồi mới ra. Tất cả các dịch vụ trên đều miễn phí.
    Hiện nay, không chỉ ở Hàn Quốc mà ở nhiều nước, chính quyền bỏ tiền ra xây dựng những công trình vệ sinh công cộng sạch sẽ và miễn phí như vậy ở khắp các nơi qua lại trong thành phố. Và cũng vì thế, chính quyền phạt rất nặng những ai đi vệ sinh không đúng chỗ. Chẳng hạn, ở San Francisco (Mỹ) mức phạt là 500 đô la Mỹ (tương đương khoảng 7,5 triệu đồng tiền Việt Nam).
    Còn ở Litva vừa xẩy ra chuyện một chuyên viên cảnh sát Kewin Pitte 49 tuổi từ nước Nga đến Vilnnius (Litva) công tác, quyết định qua đêm trong các quán bar tại khu phố cổ của thủ đô Litva. Sáng ra, sau khi đã uống 2,5 lít bia loại nặng và trên đường trở về khách sạn, anh ta có nhu cầu ?ogiải quyết nỗi buồn?. Thật không may cho anh, khi anh đang đi vệ sinh bậy trước một cơ quan Nhà nước của nước này thì camera theo dõi ghi được hình ảnh đó và cảnh sát nước sở tại có mặt ngay lập tức bắt anh ta, buộc tội vi phạm trật tự công cộng và bị nộp phạt số tiền tương đương 35 bảng Anh.
    Còn ở nước ta thì sao? Bạn T.N.T.M (Q9 thành phố Hồ Chí Minh) kể, có lần dừng chân nghỉ hóng mát ở bãi cỏ công viên trước dinh Thống Nhất vào một buổi trưa mà quay đầu chỗ nào cũng thấy cứ khoảng 5 - 7 phút lại có người đi vệ sinh bậy ở gốc cây, thậm chí ở ngay bãi cỏ một cách rất tự nhiên như không có ai ở chung quanh cả, mà cũng chẳng có ai nhắc nhở và phạt.
    ...........
    Do sự buông lỏng của các nhà quản lý, không để tâm đến việc quản lý môi trường vệ sinh công cộng nên có trường hợp để giữ sạch sẽ vùng mình đang ở, người dân phải dùng mẹo. Người Hà Nội còn nhớ chuyện ở một góc phố gần quán bia, nhiều người khi có nhu cầu cứ ra đứng ở góc chân một cột điện gần đó và ?oxả? bừa bãi, gây ra mùi xú uế không thể chịu nổi cho những nhà lân cận.
    Người dân nơi đây bèn lấy vôi viết chữ: ?oCấm đái bậy ở đây? nhưng không có hiệu quả. Lại viết chữ: ?oCấm đái bậy ở đây. Ai không chấp hành sẽ bị phạt? nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì hơn, vì doạ thế thôi chứ có ai phạt đâu nên những kẻ đi vệ sinh bậy chẳng sợ.
    Người dân ở đó bèn nghĩ ra một giải pháp thông minh hơn, trong ngày chủ nhật họ vận động bà con xung quanh khu vực cột điện đó ra làm vệ sinh sạch sẽ, quét vôi lại rồi đặt một bát hương, một đĩa hoa quả ở chân cột điện và dán lên cột một tờ giấy đỏ, viết một chữ ?othần? bằng chữ nho, mực tầu.
    Thế là từ đó những kẻ vẫn quen đến đó xả bậy không dám bén mảng đến nữa, vì bọn họ không sợ làm mất vệ sinh nơi công cộng nhưng đều sợ thần thánh.
    Còn chuyện tiếu lâm nữa mà người ta vẫn thì thầm kể cho nhau nghe khi bất chợt phải đi qua các bức tường đầy mùi trần tục. Chuyện kể rằng người Nga phàn nàn về thói đi bậy lung tung của người Việt. Người Việt bực quá, khẳng định ở Matxcơva cũng có những con phố? khai lòm. Thế là thành thoả thuận giữa hai bên. Trong một tối, nếu người Nga ở Hà Nội phát hiện ra người Việt nào đi bậy thì có quyền bắn ngay lập tức và ngược lại.
    Sáng hôm sau, người Nga tuyên bố đã bắn được 3 người Việt đang giải quyết nỗi buồn ngay ở đền Ngọc Sơn. Lập tức, người Việt ở Nga cũng hân hoan tuyên bố bắn được 1 anh chàng đang đi? trộm trên quảng trường Đỏ. Tối đó, đài truyền hình Nga đưa tin: "Một nhân viên sứ quán Việt Nam bị bắn ngay trên? quảng trường Đỏ mà chưa rõ nguyên nhân".
    Kể chút thật và cả chuyện hài để chúng ta cùng suy ngẫm và tự trào về một thói xấu của không ít người Việt Nam. Dường như chúng ta chỉ biết giữ sạch nhà mình mà chẳng hề quan tâm giữ vệ sinh nơi công cộng.
    Chính vì thế mà người dân thì cứ thoải mái ?oxả? bậy ở bất kể chỗ nào ngoài đường phố khi có nhu cầu, còn chính quyền địa phương thì cũng ít quan tâm đến, coi đó là chuyện nhỏ nhặt trong khi có bao việc lớn đang cần phải làm cho thành phố này.
    Lời bàn: Quy trách nhiệm cho ai đây? Vì thành phố quá thiếu nhà vệ sinh công cộng nên mới xẩy ra người Việt gốc cây. Nhà nước chỉ lo kinh doanh lớn, xây nhiều khách sạn 4,5 sao, lo thu tiền các du khách ghé qua sân bay, lo buôn bán lớn, chậy chọt chỗ nọ chỗ kia, nhưng lại ít lo cho người dân. Không hiểu là nữ giới Việt-Nam có bị gán cho tên Người Việt gốc cây không?
    Thảo Dân
    Bưu điện
    Được NHANDAN sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 14/03/2006
  5. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của tác giả Hà Sĩ:
    Chuyện ... khó nói !
    Vào dịp Tết Mậu Dần, độc giả của nhiều tờ báo ở nước ngoài đã được đọc một bài viết nói về thân phận khốn cùng của người dân hành nghề buôn bán "phân người" ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả ký tên là "Hàn Sĩ", là một người sống tại Hà Nội. Lần này, qua bài phiếm luận "Chuyện... Khó Nói", Hàn Sĩ cũng nói đến chuyện "phân", nhưng không phải là "phân" ở miền quê xa lắc, mà là ở giữa ngay thành phố ngàn năm văn vật Hà Nội. Ðọc "Chuyện... khó nói", chúng ta sẽ thông cảm được tại sao nhiều du khách ngoại quốc "bỏ của chạy lấy người" và thông cảm với ý nghĩ lẩn thẩn của tác giả vào cuối câu chuyện. Xin mời bạn đọc.
    Ngôi nhà ở giữa vườn hoa.
    Khách ở tỉnh xa về hay khách quốc tế đến Hà Nội, ai cũng háo hức đi thăm Hồ Gươm. Ngay dân Hà Nội chính gốc, vào ngày lễ tết hoặc gặp hôm đội tuyển bóng đá quốc gia thi đấu với đội nước ngoài thắng được một trận xuất sắc, cũng ào ào đổ ra bờ hồ để hò reo hỉ hả. Ðây là nơi "muôn phương tụ hội ", là trung tâm văn hoá của Thủ đô. Mà phàm nơi nào đông người, nơi ấy bao giờ cũng phải có chỗ cho người ta.... "giải tỏa nỗi lòng".
    Tôi vòng vo vậy chỉ cốt để nói rằng cái chỗ mà tôi sẽ nói tới trong bài báo này là quan trọng lắm.
    Ðó là cái toa-lét công cộng được gọi cho oai là Nhà Vệ Sinh. Ðó là ngôi nhà đặc biệt, duy nhất của cái vườn hoa ôm trọn lấy Hồ Gươm. Hẳn nhiều người cũng biết: nó ngự ở quãng giữa đường Ðinh Tiên Hoàng, hình tròn, màu trắng, lấp ló sau vài lùm cây cảnh. Cũng lại xin nói ngay rằng tôi đi tìm hiểu về nó không phải vì "không còn chuyện gì để mà nói ", hoặc có mưu toan tìm đề tài độc đáo hầu mua vui cho bạn đọc, kiếm chút nhuận bút còm đâu.
    Số là chủ nhật rồi tôi có đưa một anh bạn Nhật Bản đi thăm thú một vòng Thủ đô. Trong khi dạo bộ quanh bờ hồ, tôi huyên thuyên giới thiệu cho anh mọi thứ thuộc về "đất nước ta giàu và đẹp", "nhân dân ta anh hùng". Nhưng ngắm cảnh thì ngắm, nhưng ngay từ đầu buổi đi dạo xem ra anh bạn tôi đã không tỏ ra hào hứng cho lắm mà lại còn có chiều lúng túng. Cuối cùng, không thể chịu thêm nữa, anh bạn rỉ tai tôi hỏi chỗ đi... "toa lét". Thôi chết rồi, lại mấy món đặc sản bữa trưa ở nhà hàng Thanh Lịch rồi! Tôi vội vã dẫn anh ta thẳng tiến vào ngôi nhà ấy, với sự yên chí lớn trong lòng. Xong nhiệm vụ, tôi thở phào, đứng chờ bên ngoài. Loáng sau đã thấy anh ta mặt mày xanh xám rảo cẳng bước ra. Tôi bắt gặp một ánh bàng hoàng kỳ lạ trong ánh mắt anh, cái mà người ta gọi là "thất thần" hoặc "thất tinh lạc". Cái ánh mắt hoảng hốt đến thất thần ấy, tôi từng thấy ở một ông Tây tại nhà vệ sinh công cộng tại thung lũng Thiên Trù, chùa Hương, đầu năm nay. Khi tôi từ ngoài vào thì gặp ông ta từ trong đó xồng xộc chạy ra, mặt tái mét. Một phút sau tôi cũng xốc quần chạy ra theo ông ta. Ngày hôm ấy tôi hiểu ra được một điều: không phải cuộc chạy trốn nào cũng là do hèn nhát.
    Thỉnh thoảng tôi vẫn còn nằm mơ thấy cái chuồng xí ấy! Tôi cương quyết không tả nó cho bất cứ ai. Tôi là người mang trong tâm hồn chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ánh mắt người bạn Nhật hôm rồi đã chạm tới một miền tâm thức rất nhạy cảm trong tôi, đánh thức lòng tự ái dân tộc đã ngủ li bì nhiều năm trong tôi.
  6. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Tiếp của tác giả Hàn Sĩ (xin đính chính lại ở trên)
    Trở lại cái nhà vệ sinh công cộng "xê-ri 1997" của ga Hà Nội. Nó được xây dựng trong khu vực các phòng đợi dành cho khách, có lắp máy lạnh hẳn hoi, nhân dịp nối lại đường sắt liên vận quốc tế (5/97). Về trang thiết bị cũng như cách bố trí, dẫu chưa thật hiện đại, theo cách nhìn của những người quen sống ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, nhưng những ngày đầu nó cũng tạo được cảm giác sạch sẽ, thoải mái cho khách. Thế nhưng, bây giờ thời buổi khác xưa, nhân dân làm chủ có ý thức tập thể cao, chỉ ưa dùng các phương tiện công cộng, còn công bộc của dân thì dùng các phương tiện cá nhân chủ nghĩa, từ xe ô tô con cho tới hố xí bệt Italia. Có điều các ông chủ hay táy máy, cho nên cái Nhà vệ sinh qua sử dụng một thời gian ngắn, lại phát sinh ra lắm vấn đề mà nhà thiết kế không ngờ tới. Trước hết là mấy ông khách tỉnh lẻ, quen ngồi xổm cả ở trên ghế nhà mình, cứ leo lên ngồi chồm hổm trên "bệ bệt" mà nhún nhẩy cho đã, "đi " xong không cần (và không biết cách) giật nước, cứ thế ung dung đi ra. Bãi nọ chồng lên bãi kia, lâu lâu lại gây ra sự ùn tắc không kém gì giao thông trên các phố. Rồi đến mấy ông khách có tính đã tò mò lại hay "cầm nhầm", xong việc đi ra không quên "cầm" theo một số linh kiện trong két nước xả. Các khóa nước ở chậu rửa hỏng rất nhanh, do vặn quá tay, cứ hai tháng lại phải thay mới toàn bộ một lần. Chưa nói, có một vài gã nghiện thấy đây sạch sẽ kín đáo, vờ vào "đi " để ngồi "phi " hê-rô-in, hết cơn "phê " mới lừ khừ mò ra.
    .......tình trạng các nhà vệ sinh công cộng như hiện nay rõ ràng là không ổn cả về số lượng cũng như về chất lượng. Tuy vậy việc nâng cấp và xây thêm nhà vệ sinh công cộng sao cho theo được "tiêu chuẩn quốc tế " quả là bài toán khó. Bên cạnh điều kiện "đầu tiên" - tức tiền đâu, còn cả vấn đề trình độ dân trí và ý thức người sử dụng.
  7. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    Nguồn ô nhiễm... dồi dào!
    Sẽ không khỏi giật mình nếu bạn biết: cái bể xử lý phân của nhà vệ sinh công cộng "xê-ri 1997 " ở ga Hà Nội chỉ có dung tích... 9 mét khối. Thực chất, nó chỉ có một ngăn để chứa chứ chả "xử lý " gì ráo(!).
    Tôi chưa biết để xử lý phân của cái nhà vệ sinh công cộng bờ hồ kia có mấy ngăn (hỏi chị nhân viên ở đây, chị bảo không biết, thấy cứ 6 tháng phải cho xe bồn vệ sinh đến hút một lần). Nếu nó cũng loại "một ngăn" như ở ga Hà Nội thì ôi thôi, các "cụ " rùa Hồ Gươm nhà ta đang nguy to!
    Về vấn đề xử lý phân ở Hà Nội, một cán bộ ban chỉ đạo quốc gia về Cung Cấp Nước Sạch và Vệ Sinh Môi Trường cho biết: "Chỉ tính riêng nội thành, một ngày lượng phân thải ra đã khoảng 180 tấn, trong đó lượng phân được xử lý kém hoặc chưa được xử lý chiếm tỷ lệ rất lớn (các nhà vệ sinh công cộng phần lớn đang ở dạng hố thùng, hoặc tiến bộ hơn là hố xí hai ngăn). Tình trạng úng vào mùa mưa của thủ đô mấy năm gần đây đẩy vấn đề lên thành bức xúc; nếu không có giải pháp sẽ rất dễ phát sinh dịch bệnh, bên cạnh việc ô nhiễm nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm."
    Ðể hiểu vấn đề được kỹ hơn, tôi được giới thiệu đến gặp Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nguyên ở Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia. Ông Nguyên cho biết: "Bài toán về xử lý phân theo công nghệ "sạch", phù hợp các điều kiện vệ sinh môi trường đô thị hiện đại, tìm lời giải ở Hà Nội hiện không đơn giản chút nào. Tại khu phố cổ hoặc các khu tập thể cao tầng xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại theo phương pháp thông thường (do thiếu không gian hoặc phải giữ nguyên không gian hiện có). Bản thân các nhà vệ sinh tự hoại (bể xử lý gồm nhiều ngăn, dùng các vi khuẩn yếm khí tự nhiên để phân huỷ chất thải rắn thành chất thải hoà tan "sạch" hơn ) khi bị úng ngập vẫn có hai điều bất cập: các vi khuẩn gây bệnh trong bể xử lý sẽ theo nước tràn lan đi các nơi; mặt khác khi nước rút thì hệ vi sinh trong bể đã bị phá vỡ, tác dụng "xử lý" của bể chỉ được phục hồi sau thời gian khá lâu.
    Những năm gần đây, một số cơ quan khoa học đã tích cực nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ vi sinh vào xử lý phân một cách nhanh hơn cách "tự hoại" kia (rộng ra là xử lý nhanh cả rác thải, nước thải). Họ đã thành công trong việc tạo ra các chủng vi sinh rất mạnh. Nhờ tốc độ phân giải nhanh (gấp 10 đến 15 lần vi sinh tự nhiên), nguồn vi sinh vật được nuôi cấy nhân tạo sẽ giúp ta xây lắp các bể xử lý với dung tích rút đi nhiều lần; điều đó cho phép xây dựng các nhà vệ sinh "mi-ni " trong các không gian chật hẹp như ở phố cổ, căn phòng của chung cư cao tầng... Sử dụng nguồn vi sinh vật này vào các bể xử lý tự hoại hiện có cũng có tác dụng giúp cho thời gian cặn lắng đầy kéo dài (bể lâu phải hút cặn hơn), đặc biệt nhỡ khi bị úng ngập loại bể "xử lý nhanh " này sẽ hạn chế được rất đáng kể việc lan nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
    Ông Nguyên dẫn ra một loại chủng vi sinh "xử lý nhanh" đang có bán trên thị trường, cho kết quả tốt trong thực tế. Ðó là sản phẩm của Viện Công Nghệ Sinh Học với sự có mặt của một chuyên gia nổi tiếng của ngành - Phó giáo sư - phó tiến sĩ Lý Kim Bảng. Ông Nguyên cũng cho biết trung tâm của ông cũng bắt đầu đưa ra thị trường một chủng vi sinh "háu ăn khủng khiếp", được đặt tên là "DW''97". Giống này cho tốc độ phân hủy tăng gấp 20 lần cách phân hủy "tự hoại "! (Với một căn phòng 10 người ở, theo cách truyền thống phải xây một bể xử lý phân dung tích 3,5m3; nếu sử dụng "DW''97" thì chỉ cần lắp một bể xử lý phân dung tích 150 lít, hoàn toàn có thể đặt gọn gàng góc phòng).
    Vậy là bài toán về xử lý phân "sạch", cũng như bài toán về tình trạng thiếu bất khả kháng nhà vệ sinh ở nhiều gia đình của thủ đô ta, bước đầu đã có lời giải chăng?
    Trước khi bài báo này lên khuôn, ông Nguyên gọi điện báo cho tôi một tin vui: mẫu nước thải của bể xử lý sử dụng "DW ''97" đem xét nghiệm cho thấy cái giống "vi sinh đói khát " kia trong lúc phân hủy phân đã kịp thời "xơi tái " sạch trơn luôn mọi loại trứng giun sán có trong đó. Tôi vui lây với ông, nhưng trong lòng vẫn còn một chút băn khoăn...
    Tôi cứ nghĩ lẩn thẩn : giá như... cái giống "DW''97" kia tiêu diệt luôn cả loại vi khuẩn gây bệnh "trì trệ " trong áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào cuộc sống, và bệnh "cha chung không ai khóc" nữa, thì mới thật là hay cho các nhà vệ sinh công cộng thủ đô ta. Vấn đề còn tùy thuộc ở các công bộc nhân dân cấp thành phố cũng như cấp trung ương sẽ quan tâm vấn đề này đến mức nào, trong khi họ chẳng có một chút nhu cầu nào cả cho bản thân ?
    Hàn Sĩ
  8. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    Bản đồ có đánh dấu WC?
    Bài viết của bạn Việt Khang trên ASHUI.com (mạng Kiến trúc và Xây dựng Việt Nam trực tuyến)
    Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những thành phố lớn, nhỏ của nước ta, đang có cuộc vận động giữ gìn thành phố ?oXanh, sạch, đẹp?. Ví như Hà Nội, quả có vẻ đẹp hơn với những con đường mới mở, với những thảm cỏ mượt mà, dải hoa nhiều màu sắc. Thế nhưng cái chuyện thiết yếu mà các cụ xưa dạy là một trong ?otứ khoái?, thì lại chưa được giải quyết đúng với sự cần thiết, cho nên mới sinh ra cái cảnh ?oúp mặt vào tường?, ?oôm gốc cây?, mà giải quyết nỗi buồn, nhưng chỉ là nỗi buồn ?otiểu? thôi, nỗi buồn ?ođại? thì đâu dám lộ liễu như vậy.
    Thành phố hàng triệu dân, lúc nào cũng ?ongựa xe như nước, áo quần như nêm?. Bất cứ việc gì nhỏ nhất của đời sống cũng không thể ?otự nhiên nhi nhiên?. Cho nên phải đặt đúng tầm cần thiết, tầm quan trọng, để có giải pháp thích hợp. Nhiều nơi, trên bản đồ du lịch, ngoài ký hiệu các địa chỉ văn hóa, du lịch, thương mại, người ta có chỉ dẫn nhà vệ sinh công cộng.
    Khách qua đường có đôi chút văn hóa, khách nước ngoài đành tạt vào những hàng bán đồ uống, với mục đích để ?othoát?, nhưng lại phải trả tiền một tách cà phê, một chén chè gì đó. Có khi chẳng uống, mà chỉ để hợp lý hóa cái việc mình muốn nhờ người ta để giải tỏa nỗi ?obuồn?. Cà phê... WC là thế !
    Ở các công viên như Công viên Lê-nin, trong dịp nâng cấp này cũng xin làm ngay các nhà vệ sinh công cộng ngầm. Văn Miếu, Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của cả nước, ngày nào cũng đầy ắp khách du lịch trong và ngoài nước, nghĩ nên xóa bỏ cái nhà vệ sinh quá bẩn hiện nay, làm vệ sinh ngầm ở phía vườn cây ngoài tường rào, ven đường Tôn Đức Thắng là hợp lý nhất.
    Quản lý cho tốt, thu tiền hợp lý, nghĩ chẳng ai chê trách. Nên chăng là một trong những chỉ tiêu xanh, sạch, đẹp mà Công ty Môi trường đô thị. Tôi cứ mơ ước một ngày nào đó thành phố công bố một quy hoạch WC đến năm 2005-2010. Và khách du lịch có bản đồ hướng dẫn có đánh dấu những điểm WC.
    Không biết có thành hiện thực không, cái mơ ước ?olớn? vậy!
  9. coca_cola_nhe

    coca_cola_nhe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    Ôi, tình iu...
    Trong công viên, một đôi tình nhân cùng ngồi trên một ghế đá, anh chàng này là một người nhút nhát, sau một lúc lấy can đảm. Chàng trai nhỏ nhẹ:
    - Em ơi, em?..
    Chàng chưa nói hết câu nàng đã thẹn thùng đáp một cách ngọt ngào:
    - Dạ!
    Nhưng đợi mãi không thấy chàng trai nói gì, cô gái giận dỗi bỏ đi, chàng trai chạy theo và gọi:
    - Em ơi, em à?..
    Nàng bối rối chờ đợi lời tỏ tình của chàng nhưng cũng kịp đáp:
    - Dạ!
    Chàng trai đỏ cả mặt nói:
    - Anh giẫm phải *** rồi?
    CHUYỆN NÀY EM CAM ĐOAN ĐÍCH THỰC LÀ Ở TRONG CÔNG VIÊN THỦ ĐÔ RỒI
  10. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Tôi chuyển luôn bài phản ánh này vào đây vì ở Box Nhiếp ảnh các bạn chỉ dùng để...gửi ảnh mà thôi
    Tôi muốn phản ánh xã hội Việt Nam...
    Nguồn: http://phananh.blogvietnam.net/post/2005/09/05/302
    Hôm nay đi đường gặp phải mấy đứa bán phim *** công khai trước cửa BV Bạch Mai, hôm sau vào BV Việt Nhật thấy cảnh xuống cấp nhanh chóng hạ tầng cơ sở, về nhà gặp mấy đứa đái bậy giữa trung tâm thành phố, người cứ khó chịu muốn ghi nhận lại để Phản ánh Xã hội hiện nay.
    Với một chiếc máy ảnh số, một chiếc máy ghi âm tôi muốn ghi lại những hình ảnh và âm thanh của Xã hội Việt Nam, đó là những hình không mấy tốt đẹp nhưng dường như mọi người luôn phải va chạm thường xuyên với nó, tôi muốn chúng ta hãy cùng hành động để chỉ ra rằng đất nước còn rất nhiều việc cần phải làm.
    (12) phản hồi

Chia sẻ trang này