1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nỗi buồn" trên phố - Đâu là lối thoát?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi NHANDAN, 14/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết trên báo điện tử DÂN TRÍ:
    Nạn...tè bậy
    (http://dantri.com.vn/diendan/2005/7/71800.vip )
    [​IMG](Dân trí) - Nói tới chuyện ?otè? là nhiều người muốn đỏ mặt lắm rồi, thậm chí có những người được chúng tôi phỏng vấn hoặc không muốn trả lời, hoặc nhất nhất không cho chụp ảnh. Thế nhưng, điều tưởng như khó nói này lâu nay lại được nhiều người thản nhiên ?olàm? ngay giữa phố phường, giữa thanh thiên bạch nhật, trước con mắt của bàn dân thiên hạ.
    ?oHiên ngang? giữa ngày thường

    Chị Nguyễn Thu Huệ, công ty Môi trường đô thị Hà Nội, phụ trách vườn Việt Xô (đoạn đường Trần Khánh Dư) khẳng định với người viết: ?otrong vòng 15 phút, không có ai tè bậy thì tôi xin... bỏ nghề?. Quả nhiên, chưa hết khoảng thời gian ngắn ngủi trên, đã có tới ba người đàn ông dừng xe, ghé vào ?obắn phá? bức tường.
    Những người viết bài này đã cố gắng liên lạc với Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, Sở giao thông công chính để tìm kiếm con số nhà vệ sinh của thành phố cũng như có những ý kiến ?ochính thống? cho vấn đề tè bậy nhưng đã không thực hiện được. Dường như đến nay, vấn đề này thuộc trách nhiệm quản lí của nhiều cơ quan mà rất khó có được tiếng nói thống nhất.
    Thậm chí, ở phí bên này đường, có người đứng ngay tại gốc cây sát mép lề đường, mở cửa nhà máy nước. Chị Huệ, cho biết nhiều khi chị và những người làm ở đây phải chứng kiến cảnh 4, 5 người cùng dàn hàng ngang tè tập thể. Có những người đi xe con, ăn mặc chỉnh tề vừa đỗ xịch xe là xuống ?oxả? luôn. Chưa hết trong đó còn có cả những người mặc quân phục, vai đeo quân hàm cũng ?ohiên ngang? tè bậy như ai...
    Cảnh quan như vậy khiến nhiều người đi đường muốn đổi hướng nhìn rồi chạy thật nhanh. Năm trước, một đội quản lí trật tự đô thị đã bắt phạt những người vi phạm tại đây nhưng vẫn không xuể.
    Bức tường thành trên đoạn đường Phùng Hưng từ lâu cũng nghiễm nhiên trở thành nhà vệ sinh công cộng. Chị Lê Thị Cúc, nhân viên vệ sinh tại đây cho biết, dù đã có nhà vệ sinh rất lớn đặt ở giữa đoạn đường, nhưng nhiều người vẫn thích ?othiên nhiên? giữa phố phường. Cũng theo chị Cúc, những quán lẩu, quán bia bên kia đường vô tình trở thành nơi nạp nguyên liệu cho thực khách để rồi sau đó họ ?onã pháo? vào bức tường.
    Thậm chí, nhiều người mặc nhiên tè thẳng luôn vào dòng chữ ?ocấm đái bậy? viết trên tường. Màu úa vàng của bức tường và nền vỉa hè đã tự nói lên độ ô nhiễm của không khí tại đây. Nhiều người nói, họ thường tránh đi qua dãy phố này vào lúc trời mưa vì sợ nguồn nước từ phía tường thành, vỉa hè dội xuống.
    Những khu phố ở trung tâm cũng không được những người thích ?otè tự do? kiêng nể. Phố Hai Bà Trưng, sang trọng, nhiều công sở, người qua lại như nêm mà vẫn không thiếu ?oanh hùng? giữa ngày thường.
    Thậm chí, người viết đi qua đoạn đường này còn bắt gặp một anh chàng quá đỗi liều lĩnh: thản nhiên ghé sát vào hàng rào sắt và dây leo bao bọc trước toà nhà sang trọng của Bộ Công nghiệp để trút nỗi buồn... Ban ngày như vậy nên ban đêm, việc tè nhiều khi trở nên tuỳ tiện, tuỳ hứng trên nhiều dãy phố của khu trung tâm.
    Xa khu trung tâm, như dọc sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... tè bậy không còn là độc quyền của nam giới. Bờ sông Tô Lịch đã được kè khá đẹp nhưng nhiều người đi trên đường Láng đoạn gần Cầu Giấy, nhiều khi phải giật mình khi trót phóng tầm nhìn sang phía bên kia... ?oPhải có người đứng canh, may ra người ta mới không làm bậy?, chị Nguyễn Thị Lan, bán rau tại chợ Cầu Giấy, cho biết.

    Được NHANDAN sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 15/03/2006
  2. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Thực ra những hành động đó đều do ý thức cá nhân mỗi người gây ra + thêm những lý do khách quan khác . Việc quy hoạch và quản lý của các bên liên quan cũng chỉ đóng 1 phần vai trò vào việc cải thiện vấn đề này .
    Dù biện pháp là tuyên truyền hay quy hoạch , xử lý hành chính cũng nhắm mục đích đưa người dân đến với 1 thói quen , 1 ý thức giữ gìn chung , và tất nhiên điều đó có lợi .
    Cứ thử nhìn và đánh giá , ngoài đường , trong công viên việc quy hoạch thiếu nha vệ sinh ... làm nguyên nhân dẫn đến các hành dộng đó , những hãy thử nhìn tiếp vào các cơ quan , trường học .. nơi được xem là văn minh , lịch sự ??? bạn thử bước vào nhà vệ sinh chung , sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh không mấy thiện cảm .Đơn cử như khu vệ sinh ở trường cán bộ công đoàn - 290 Tây Sơn , nhà vệ sinh nằm nối tiếp các lớp học , mỗi khi cơn gió nổi nên thì .... . hệ thống bồn cầu thì bị niêm phong ko cho dùng , chỉ được tiểu tiện mà không được đại tiện , hệ thống xả nước cũng hỏng ... Sinh viên thì không ý thức , không bao giờ dội nước sau khi đi VS .
    Chỉ mới lấy 1 vài ví dụ như vậy thôi cũng hiểu , việc hạn chế hay ngăn chặn các hành động , hành vi như vậy nhất thiết phải do cá nhân mỗi người và sự quan tâm nâng cao cải thiện các công trình công cộng . Hãy thử nhìn vào giải pháp mà các nước khác đã áp dụng !
  3. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    Đội đặc nhiệm chống ?otè bậy? tại sai không?
    Chị Lan, nhân viên quản lí nhà vệ sinh: ?oCần có đội chuyên trách kiểm soát việc tè?. Ôi giời! Mỗi việc đi tè mà vô vàn thứ chuyện. Nhà vệ sinh nằm ở trung tâm, ngay giữa ngã tư mà cũng chẳng có mấy ai vào. Mỗi ngày tống số lệ phí chúng tôi thu được chẳng đáng là bao, nhiều nhất cũng chỉ ba mươi ngàn.
    Kinh nghiệm ?onghề nghiệp? cho biết, hầu hết những người tè gốc cây, hè phố là dân lao động ngoại tỉnh, xe ôm, dân nghiện ngập hoặc cánh chơi đêm.

    Anh Quân, cán bộ VH: ?oĐừng để người ta ?obí làm liều??. Không chỉ có người dân thường mà nhiều cán bộ cũng có hành vi này, thậm chí có lần tôi bắt gặp cả cảnh sát giao thông...
    Giáo dục ý thức là quan trọng. Các nhà vệ sinh cần làm dày hơn, nhưng phải tạo ra cảm giác thuận tiện, thoải mái, tự nhiên khi vào đó; các nhà vệ sinh cũng không nên thu tiền...
    Còn về xử lí vi phạm, chúng ta đã có những nghị định, chỉ thị liên quan đến tệ nạn này, nhưng chưa thực hiện triệt để... Những năm trước ở Hồ Gươm người ta đã chụp ảnh những người tè bậy, bắt họ phải trả tiền ảnh rồi đem ảnh đó dán lên bảng trưng bày tại khu vực đó. Đó cũng là một cách làm hay.

    [​IMG] Chị Hoa: ?oHãy để họ đi lao động công ích?. Nói thật, mỗi lần bắt gặp hành vi ấy trên đường, đi một mình thì không nói, chứ đi cùng với ai đó là tôi không nén nổi bức xúc trong lòng. Nên xử phạt bằng cách cho họ đi lao động công ích, quét rác, làm vệ sinh ở chính nơi họ đã phạm lỗi.
    Tè bậy không chỉ làm bẩn một gốc cây, một góc tường mà còn làm mĩ quan thành phố tụt hẳn xuống. Nếu cứ như thế này, chưa nói tới chuyện chúng ta xấu hổ với người nước ngoài mà chúng ta đã tự xấu hổ với nhau rồi.

    [​IMG] Anh Vông - xe ôm: ?oBớt tiền đào bới đường đi...?. Quả thực, cánh lái xe ôm, tắc xi hay tiện đâu "phang" đấy. Nhưng mỗi lần có cảm giác ?omót? tè, ai cũng ngại vào nhà vệ sinh công cộng hoặc vì khó tìm hoặc không có tiền lẻ, chưa kể phải gửi xe mới yên tâm vào được...
    Mà nhiều bộ phận khác cứ đà uống bia nhiều mà thiếu chỗ xả như hiện nay thì còn lâu chúng ta mới văn minh như Tây được. Thành phố có quĩ xanh sạch đẹp, lại có nhiều tiền để làm đường, làm cống, đào lên đào xuống... mà sao không trích ra làm nhà vệ sinh.


    Tại TPHCM, có một đội ?ođặc nhiệm? thuộc Đội quản lí trật tự đô thị, có nhiệm vụ tuần tra, xử lí các trường hợp phóng uế bừa bãi. Trong vòng hơn ba tháng, đội ?ođặc nhiệm? này đã xử phạt trên 300 trường hợp với khung hình phạt từ 100- 300 ngàn đồng/lần và bắt buộc phải ?okhắc phục hiện trường?.
    Trong các đối tượng bị bắt, những người hành nghề tài xế xe khách, xe tải, taxi, xe ôm, xe xích lô chiếm 63%; người bán dạo, vé số chiếm 25%; các thành phần còn lại chiếm 12%... Mỗi người bị bắt tè bậy mỗi kiểu khác nhau nhưng tất cả đều ngượng và viện đủ thứ lí do, có người vì quá hoảng đã mua luôn chai nước đóng chai rửa chỗ vừa tè để được giải quyết sớm, tránh bị bẽ mặt khi mọi người xúm lại.
  4. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Các bài báo ở đây nhằm giúp các bạn có cái nhìn khái quát về những việc làm của các cơ quan chức năng hiện nay gần như bất lực vô vọng:
    Đi bắt người... tè bậy
    Theo Tin nhanh Việt Nam
    [​IMG]
    Thản nhiên tè bậy giữa 2 xe buýt
    9h30 sáng, tại Công viên 23/9, TP HCM, đông người qua kẻ lại, có cả khách du lịch và người dân ngồi hóng mát, vậy mà anh Lợi (ngụ ở quận 4, hành nghề xe ôm) thản nhiên đứng "tè" vô tư vào trạm điện thế không thèm quan tâm đến biển báo nguy hiểm treo ngay trước mặt.
    Thấy nhân viên đội Quản lý trật tự đô thị xuất hiện, anh Lợi vội vàng kéo quần bỏ chạy để lại cái "cần câu cơm" của mình là chiếc xe gắn máy. Trên đường chạy theo anh Lợi, nhân viên đội đặc nhiệm bất ngờ phát hiện thêm một người đàn ông khác cũng đang đứng "tè" bậy... Khi người của đội đặc nhiệm la lớn đòi "hốt" xe lên phường, anh Lợi hoảng sợ mới chịu quay trở lại, xin nước của nhà vệ sinh công cộng (VSCC) gần đó rửa sạch nơi vừa mới "xả".
    Ngay trước chợ Bến Thành (quận 1) - biểu tượng của đất Sài thành và cũng là nơi khách du lịch quốc tế ra vào tấp nập tham quan, mua sắm - nhưng anh Phúc (tài xế xe buýt) lại can đảm đứng giữa 2 chiếc xe buýt để "tè". Phúc mải mê đứng "trút bầu tâm sự" đến nỗi nhân viên đội đặc nhiệm ghi hình mà không hề hay biết. "Xả" xong, Phúc thản nhiên leo lên xe buýt ngồi. Lúc nhân viên đội đặc nhiệm đến lập biên bản vi phạm thì anh ta chối phăng như không biết chuyện gì. Phải đến khi nhân viên đội đặc nhiệm đưa hình vi phạm ra thì Phúc mới hết chối cãi.
    Các trục đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi - nơi sầm uất thuộc bậc nhất của TP HCM cũng là những điểm "nóng". Cách đây không lâu trên đường Nguyễn Huệ, đội đặc nhiệm phát hiện một người đàn ông quần áo bảnh bao, cổ thắt cà vạt lịch sự bước xuống xe, mở cửa sau xe ra... Thấy nghi vấn, các nhân viên đội đặc nhiệm ập đến thì phát hiện một vũng nước dưới chân người đàn ông này. Với "tang chứng vật chứng" rõ ràng, người đàn ông này đành ký vào biên bản vi phạm.

    [​IMG]Trở ngược lên hướng Sở Văn hóa - Thông tin thành phố, đội đặc nhiệm lại bắt quả tang ông Hơn (ngụ ở quận Bình Thạnh, hành nghề xe ôm) đang đứng ?otè? ngay tại ngã tư Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng (quận 1) đông người. Ông Hơn năn nỉ xin tha: "Tôi mới chở ông kia về. Mắc tiểu từ khúc đường Nguyễn Văn Cừ nhưng cố nín đến tận đây. Tôi bị thận mà. Tha cho tôi lần này thôi!". Cuối cùng, ông Hơn cũng chịu "hình phạt" vào quán nhậu gần đó xin nước, xắn áo quần múc từng gáo nước rửa chỗ mình mới làm ô uế.
    Ông Nguyễn Đức Nhị - nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 kể chuyện thật mà như đùa: "Có trường hợp, chồng bị lập biên bản vi phạm nhưng không xuất trình được giấy tờ tùy thân, phải gọi điện thoại nhờ vợ mang giấy tờ lên bảo lãnh về". Một cán bộ trong đội đặc nhiệm đã liệt kê một loạt điểm "nóng" mà tình trạng tiểu tiện vô tội vạ liên tục xảy ra gồm: khu vực hàng rào bảo vệ các công trình xây dựng; các công viên 23/9, Thống Nhất, Lê Văn Tám, vách nhà thờ Đức Bà, Huyện Sĩ - bến xe buýt trước Công viên 23/9; các tuyến đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur - tường rào Tòa án thành phố và Thư viện quốc gia; các giao lộ, ngã tư tụ tập số người sinh sống bằng nghề xe ôm...
    Thường thì chuyện "tè" bậy mỗi người mỗi kiểu nhưng khi bị bắt thì ai cũng đều ngượng và viện đủ thứ lý do, có người hoảng quá mua luôn cả nước uống đóng chai rửa chỗ mình "tè" để được giải quyết sớm, vì càng dây dưa, mọi người càng xúm lại xem thì bẽ cả mặt. Trong số trường hợp vi phạm, nam chiếm đa số nhưng...
  5. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Nữ ?otè? bậy thì... bó tay
    Ông Nguyễn Đức Nhị thẳng thắn: "Việc tiểu tiện là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng đối với những người có ý thức thì họ tìm nhà vệ sinh để giữ vệ sinh chung, ngược lại thì có người đụng đâu xả đấy. Tuy nhiên, không phải gặp trường hợp nào cũng xử phạt được. Người bán hàng rong, vé số vi phạm thì chỉ nhắc nhở cảnh cáo, bắt "khôi phục lại hiện trạng" chứ xử phạt thì tiền đâu mà họ nộp; hoặc gặp trường hợp phụ nữ "làm bậy" thì khó ghi hình xử lý vì... anh em ngại". Đó cũng là một trong những khó khăn mà Đội đặc nhiệm phải đối mặt.
    Ngoài ra, sau khi bị lập biên bản vi phạm, ông Phước (ngụ ở quận 3) cũng phàn nàn về phương thức xử phạt quá rườm rà: "Tôi không phàn nàn chuyện xử phạt này nhưng nếu được nộp phạt ngay tại chỗ thì hay hơn, như thế đỡ phải đi lại mất thời gian". Theo quy trình, sau khi lập biên bản vi phạm, nhân viên đội đặc nhiệm mang hồ sơ về đội lập bản quyết định xử phạt, sau đó chuyển cho UBND quận ký. Bước kế tiếp, đội gửi quyết định qua đường bưu điện hoặc yêu cầu người vi phạm đến nộp phạt. Công đoạn này mất ít nhất 7-8 ngày, không thuận tiện cho người bị phạt lẫn người xử lý. Thêm vào đó, hiện đội chưa có phương án xử lý triệt để các trường hợp không mang theo giấy tờ tùy thân; người vi phạm khai man địa chỉ; người buôn bán hàng rong, vé số, người vi phạm ở tỉnh, thành khác... Vì vậy đã có trường hợp "nhiều người vi phạm khi bị lập biên bản vi phạm tỏ thái độ xem thường, không nghiêm túc, khai báo quanh co gây không ít khó khăn cho nhân viên" - một cán bộ của Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 bức xúc.
    Ông Nguyễn Thế Định, Đội trưởng cho biết thêm: "Sắp tới đội sẽ gửi thông báo đến các cơ quan, đơn vị quản lý và gửi thông báo đến chính quyền địa phương người vi phạm để tăng tính răn đe giáo dục. Từ sau khi triển khai xử phạt, tình hình tiểu tiện trên địa bàn quận có giảm rõ rệt".
    Chính thức ra quân từ giữa tháng 4 đến nay, Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 đã xử phạt hơn 300 trường hợp vi phạm tiểu tiện, với số tiền phạt 43 triệu đồng. Trong đó, đối tượng vi phạm hành nghề tài xế xe khách, xe tải, taxi, xe ôm, xe xích lô chiếm 63%; người bán dạo, vé số chiếm 25%; các thành phần còn lại chiếm 12%. Mức phạt đối với hành vi ?otè? bậy là từ 100.000 - 300.000 đồng/lần và bắt buộc phải ?okhắc phục hiện trường?.
  6. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Thiếu nhà vệ sinh, ?otè? ở đâu?
    Phải nhìn nhận một thực tế là số nhà vệ sinh công cộng trên toàn địa bàn thành phố hiện thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là quận 1. "Mấy ổng phạt thì tôi chấp hành nhưng nói đi phải nói lại. Thử hỏi trên địa bàn quận 1 có được mấy nhà vệ sinh. Tôi bí phải xả. Nộp phạt thì tôi làm được chứ nín "chuyện đó" thì khó lắm anh ơi" - đó là bức xúc của một người vi phạm bị phạt ở trung tâm thành phố. Ở khía cạnh nào đó, bức xúc của người đàn ông trên là chính đáng. "Hiện quận 1 có 26 nhà vệ sinh nhưng so với quy mô địa bàn quận thì quá thiếu. Mới đây, sau khi tiến hành khảo sát ở 10 phường cho thấy cần xây dựng cấp bách thêm 16 nhà vệ sinh công cộng nữa. Mà con số này cũng chỉ mới chỉ đáp ứng tương đối nhu cầu..." - một cán bộ của Công ty Công trình công cộng quận 1 thừa nhận. Ngoài ra, có không ít nhà vệ sinh được xây dựng liền kề với các dịch vụ giải khát hoặc không để bảng nhà vệ sinh công cộng khiến nhiều người đi đường không nhận ra.
  7. redcolor

    redcolor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi lý do chính vẫn là do ý thức thôi,có thể nêu lý do thiếu WC công cộng,đúng thế,nhưng nếu là một người biết suy xét thì không vì thế mà lại xả tâm sự ngay ngoài đường,có cách giải quyết cơ mà,hoặc là vô đại quán cafe nào đó nhờ vả chút,cùng lắm là tìm một nhà nào đó nhờ vậy,chắc sẽ gây tâm lý xấu hổ khi nhờ vả chuyện đó nhưng các bạn nghĩ mà xem,nếu ngoài đường hàng ngàn con mắt lướt qua,có vố số ánh mắt khinh thường khi nhìn thấy(nếu là người quen nữa thì...),thế nên thà xấu hổ với chỉ những người mình đang nhờ còn đỡ hơn.Và để cẩn thận hơn,nếu đã một lần lâm vào tình huống buộc phải giải quyết kiểu ấy,tai sao lần sau ko chú ý hơn để ko lâm vào tình huống ấy,tôi nghĩ là do ý thức.Ý thức còn nằm ở hành động của những người sử dụng nhà WC công cộng,nhiều người có thói quen chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến người khác,không chịu giữ vệ sinh chung,vì thế khiến cho WC công cộng không được nhiều người chú ý sử dụng--->hiện tượng giải quyết ngay ngoài đường.Vì thế,khoan hãy tìm cách đổ lỗi cho một cá nhân hay một tập thể nào đó,chúng ta hãy tự nhắc nhở ý thức trong mình,để không còn thấy những hình ảnh khó coi ấy và hơn cả là giữ thể diện cho chính bản thân mình.
  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Bên Box YTST có một Topic về ý tưởng gia công lắp đặt hệ thống ống dẫn xuống chân .....
    Tôi nhớ câu chuyện hồi đc đi học bên Trung Quốc khi xe o to chở chúng tôi từ trường về biên giới , do liên hoan nên cả lái xe người bản xứ lẫn anh chị em chúng tôi đều khủng .... Rồi đến 1 đoạn đường tay lái xe móc xuống 1 vỏ chai nước khoáng ...và thế là ....sau này ở cơ quan đi công tác chúng tôi đều không vứt vỏ chai nước khoáng đi ngay
    Nhưng nếu có thể xây ngầm dưới lòng đất thì hay quá! Và những điều hướng dẫn sử dụng có thể in thật to và kèm hình ... thì ai ai cũng dễ sử dụng thiết bị hiện đại thôi. Cứ dưới mỗi trạm xe Bus mà có 1 cái thì tốt quá!
    Ngoài ra những nhà công cộng di động như thuở xa xưa vẫn nên có , hình thức trang nhã lịch sự , nhằm bổ xung kịp thời cho những buổi trình diễn hay ngày lễ lớn mà công chúng tập trung đông ....
    Tiền không nên thu nữa thay vì thu thì có thể phát hành thẻ cho văn minh ! NHưng rốt cục là ko nên thu vì tiền đó nó nằm trong các loại nhân dân đóng góp ....quĩ này nọ kia kìa rồi...
    Nhưng sẽ phạt cực nặng ai lái bậy !
    Không cần bản đồ khi mà mỗi bến xe là 1 cái WC ngầm !
    Hê hê !
    Chứ bây giờ mà có Công ty kinh doanh cái vụ đầu ra này theo kiểu hãng Taxi P ( phaan ) có khi lãi nhớn !
  9. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Nhandan đã PM cho tôi. Những câu hỏi nêu ra trong topic này tôi sẽ trả lời vào một hôm khác. Nhưng giờ có mấy ý kiến thế này:
    - Theo những gì tôi được biết thì biện pháp được thực hiện ở TP HCM là khá hiệu quả: khi công an bắt quả tang những ai đang "gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường" thì sẽ bắt đi lấy nước làm sạch cái nơi mình vừa làm bậy xong. Viết đến đây tôi nhớ đến một bộ phim đã xem - Kate and Leopold - trong đó có một tình huống anh bá tước (từ quá khứ lọt vào tương lai - tức là người lần đầu tiếp xúc với văn minh công cộng chứ gì) khi dắt chó đi dạo đã để con chó "làm bậy" trên phố. Cô cảnh sát khu vực đã bắt anh ta phải tự tay dọn đi. Tất nhiên anh chàng từ chối và thế là nhận được một cái giấy phạt.
    - Việc bàn luận trên các diễn đàn không phải là vô ích như bạn mod box Nhiếp ảnh và box Mỹ nói. Tôi đã học được từ bác John Stuart Mill một chân lý là "Kể cả chân lý cũng phải được thường xuyên thảo luận, để nó là một chân lý sống chứ không phải một giáo điều chết." Hơn thế nữa, quan điểm về chuyện "ý thức đi lên" của tôi khác với bạn analyst. Đúng là đời sống đi lên (thực chất là thể hiện sự phát triển) thì ý thức sẽ đi lên (vì bản chất của sự phát triển là phát triển con người mà ý thức là một điểm quan trọng). Nhưng vấn đề là thời gian. Cứ cho là theo tốc độ phát triển bình thường của xã hội thì chúng ta mất khoảng 20 năm để thanh toán vấn nạn này (số liệu này là tôi giả dụ) nhưng nếu chúng ta làm-một-cái-gì-đó thì có thể quãng 20 năm đó ssẽ chỉ còn 10 năm, thậm chí 5 năm (vì chúng ta đi sau những gì thế giới đã trải qua, về lý thuyết là được học theo những gì đã thành công và tránh những gì đã thất bại và nhìn được nguyên nhân, tìm ra giải pháp sớm hơn.) Còn nếu chúng ta không làm gì, biết đâu 20 năm của thế giới lại mất những 40 năm, 60 năm ở VN? Lịch sử thế giới đã cho thấy chế độ phong kiến tồn tại rất ngắn ở châu Âu nhưng kéo dài và kìm hãm châu Á suốt nhiều thế kỷ đấy thôi.
    "Thực ra cái châm ngôn nói rằng chân lý luôn chiến thắng sự ngược đãi là một trong những lời dối trá êm tai mà người ta cứ từng lặp lại với nhau đến thành nhàm chán, nhưng lại bị mọi trải nghiệm bác bỏ. Lịch sử đầy rẫy những thí dụ chân lý bị triệt hạ bởi sự ngược đãi. Nếu không bị dập tắt vĩnh viễn thì cũng bị đẩy lùi lại hàng trăm năm."
    Trích "Bàn về tự do" - John Stuart Mill.
    Tôi cho rằng bạn nguyenvanhoang đã phân tích khá đầy đủ và đúng rồi. Việc bàn luận rốt cục cũng để đi đến chỗ tìm ra giải pháp. Bản thân việc bàn luận cũng đã là một giải pháp rồi - khi mà bản thân mỗi người tham gia bàn luận và những người đọc được nó càng ý thức hơn với những "cái cũ" trong xã hội mà chúng ta đang lên án và kiên quyết loại bỏ. Việc biết rằng nhiều người khác cũng có cùng quan điểm như mình không nhiều thì ít cũng củng cố cho niềm tin vào cái đúng và đi theo nó, thay vì buông xuôi "Thiên hạ ai cũng thế, thôi thì ta cũng thế!"
    Hôm khác có nhiều thời gian hơn sẽ viết tiếp.
    6hsangHN
  10. H_Mongman

    H_Mongman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác vuathegioi đã PM cho em
    Em thì không dám bình luận gì lớn lao. Em chỉ nghĩ đơn giản là từ bản thân mỗi người phải tự ý thức được vấn đề giữ gìn VSCC nói chúng và cái việc "tè bậy" kia nói riêng thôi. Nếu chúng ta có ý thức hơn, thì việc thiếu nhà VSCC cũng đâu phải là vấn đề. Không lẽ cứ thiếu nhà VSCC thì thích xả ở đâu thì xả hay sao.

Chia sẻ trang này