1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nỗi buồn" trên phố - Đâu là lối thoát?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi NHANDAN, 14/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haphicong1

    haphicong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy 1 số nhà VSC rất đẹp, sáng sủa, nhưng toàn bị khóa. Không hiểu đặt làm gì trang trí chắc?
    Vì vậy khó tránh được tè bậy lắm.
    Chẵng nhẽ buồn rồi ko chịu được thì tè dầm chắc, mà có điều ko tìm thấy nhà VS thì trước mắt tìm chỗ tối tối, khuất khuất giải quyết.
    Chúng ta cũng nên có cách nhìn "thoáng" vì tui cam đoan là 70% những người đàn ông đứng đắn đều tè bậy chí ít là 2, 3 lần.
    Dù rất phản đối việc này nhưng khó giải quyết vđ tè bậy lắm.
    Còn việc, nhiều người rất hồn nhiên vứt rác ra đường thì bó tay, tôi đã chứng kiến trên Nguyễn Du, đoạn hồ Ha-Le, 1 chị ăn mặc lịch sự mang rác trong quán cafe ra đổ, mặc dù ngay cạnh cái sọt rác của cty Môi trường nhưng chị hồn nhiên trút ra ........... ngay cạnh thùng, nào là sỉ than, bã chè, ... rác rưởi. Chắc là nghĩ đóng tiền VS thì có quyền này chắc.
    Không lời NX,..... nín luôn
  2. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chào các bạn, "Tè Bậy" nhiều lúc có thể ngụy biện do nhu cầu bức xúc quá, và ko có nhà vệ sinh đầy đủ nhưng rõ ràng là "Vứt Rác" lung tung thì thể hiện là do ý thức. Chúng ta vứt rác khắp nơi. Các bạn cứ thử xem trong tất cả các quán ăn bình dân, phở v.v.v đều vứt rác khắp ra sàn nhà. Người ta vứt rác khắp mọi nơi, chỗ nào tiện thì vứt :đường phố, chùa chiền ( chùa Hương chẳng hạn- vứt rác và ăn uống lung tung beng mất hết cả linh thiêng). Thật là khó chịu. Rõ ràng thói quen này là nhận thức, con người Thủ Đô thanh lịch còn như thế thì chắc chắn cả nước phải như thế hoặc hơn nữa. Ý thức cộng đồng của chúng ta rất kém. Làm sao mà khắc phục được bây giờ. Chỉ có một cách là phải "Đánh đập" hoặc "Phạt thật nghiêm" như Singapore. Còn lại chả còn cách nào cả. Theo tớ thì phải phạt roi. Bắt vào đồn CA rồi phạt roi. Phải nhờ QH thông qua bộ luật này.
  3. SirZozzo

    SirZozzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Dạ những "nỗi buồn" thì ai chẳng có, nhưng điều quan trọng là làm sao để xua tan những "nỗi buồn" này, mang lại nét văn minh cho xã hội chúng ta !!??
    -Ý thức người dân chưa được tốt
    -Quy hoạch hạ tầng của chúng ta yếu kém
    -Thiếu chỉ dẫn để xua tan nỗi buồn
    Làm sao làm sao đây, đó là một bài toán không khó, cách thực hiện thì đã biết, nhưng ... tại sao vẫn chưa thể thực hiện được triệt để ? Có lẽ câu hỏi dành cho các nhà lãnh đạo thành phố!
    - Tuyên truyền, cảnh tỉnh, ran đe, có hình thức xử phạt
    - Quy hoạch cùng với đó là phân bố cho hợp lý các điểm wc công cộng
    - Cần nhiều thêm các bác chỉ dẫn sao cho văn minh lịch xự
  4. nguyenhoangvan

    nguyenhoangvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    858
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép đính chính của bạn, tên mình là nguyenhoangvan nhé. Hì...

  5. hoacucbien

    hoacucbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bác anhtuanol mến! Cô redcólo thân! Và các bác nghiêng về quan điểm đánh đồng việc "tứ khoái" với việc ý thức này!
    "đại tiện" hay "tiểu tiện" là một nhu cầu thiết yếu của con người. Ta ví dụ đứa trẻ cho dễ hiểu. Khi một đứa trẻ buồn tè nó sẽ nói "đái, đái,.." thì ngay lập tức người lớn phải ghé cho nó cái bô, ghé không kịp là nó cho ướt quần liền, lớn lên cũng vậy, tập nhịn ăn thì ok, còn "ấy" thì không kìm lâu được (ko hiểu tại sao). Giả sử là em ở ngoài đường trong hoàn cảnh tương tự thì thà bị một vài người nào đó.."soi" còn hơn là mặc cả quần ướt đi hết quãng đường về nhà..
    Đó là nói em còn các bác lao động phổ thông, các bác làm gì có tiền mà đòi bắt chẹt họ. họ vì miếng cơm manh áo mới di dịch về thủ đô. Từ sáng tới giờ chờ 2,3 tiếng đồng hồ chưa nhặt được xu nào, ngồi lâu thì buồn mà buồn thì phải giải quyếtt. Sáng mất 2 nghìn tiền xôi ruốc, 2 điếu thuốc rồi, chưa no giờ lại phải rút tiền nữa, ứ chịu!
    Bố tưởng người thủ đô "dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Xây nhà xí riêng mấy chục triệu đồng, trong khi tao là khách đến "vừa làm vừa chơi" lại chẳng có một chỗ mà tè, chỗ cho tè vừa thúi lại thu tiền (tham thế). Không cho ông đái trong nhà (miễn phí) thì ông đái trước cổng vậy. (Dù vẫn nhớ mười mươi ra đi vợ có n.ặn dặn là của riêng em đó và bản thân cũng ý thức được rằng mình chỉ có cái này là...quý nhất).
    Đọc cái câu này thấy thật vô nghĩa! Thế mà bạn lại đưa để rao giảng cho mọi người.
    sao bạn ko ghi thêm là ...., cầu thang nhà mình bao nhiêu bậc, cái lược ta chải có mấy chiếc răng
    Cầu thang là để bạn đi lên tầng trên, lược là để bạn chải tóc, còn nó có mấy cái thì chỉ những đứa rỗi hơi vô công rồi nghề mới suy nghĩa và...đếm. - đừng cố gắng làm những điều như thế, ko có đứa đọc xong bài của bạn lại, cúi xuống áo mình cả thảy có bao nhiêu cúc, màu gì, mấy lỗ thì nguy.
    Được hoacucbien sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 17/03/2006
  6. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    He sao chủ đề này lại xôn xao trong HĐXH nhỉ. Hay là ta bê quách sang box Môi trường, mod box đó đang kêu buồn đấy .
    Một là xin lỗi bạn Văn hay Vân gì đó nhé. May chưa viết nhầm họ .
    Hai là vote cho bài của bạn hoacucbien 4* nhé. Uh tớ thích đọc bài viết "gai góc" như thế, chính kiến rõ ràng, "xỏ chân vào giày người khác" để nói. Chứ bạn Tuấn thân mến ạ, tớ thấy càng lún sâu vào CTXH bạn càng trở nên "dĩ hòa vi quý" chả giải quyết được vấn đề gì, lúc nào cũng nói nước đôi.
  7. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên website: zhttp://www.vietdemocracynetwork.net
    Xin Giới Thiệu với các anh chị và các bạn trong diễn đàn một bài viết phóng sự trong nước khá hấp dẫn mà đọc xong ngồi ngẫm nghĩ bảo đảm rất vui nhộn và sau đó thì cảm thấy buồn cho số phận của các bạn trẻ Việt Nam.
    Phải nói thật là Việt Nam rất là lãng phí tài năng và sức lực của tuổi trẻ khi mà tổ chức những hình thức phát triển xã hội giống như là đội đặc nhiệm "BĐB".
    Mình nghĩ mình có cái sáng kiến này có thể là hay hơn cái sáng kiến "Đội Đặc Nhiệm BĐB", cách này lịch sự tư bản hơn chứ không cần các bạn trẻ phải bỏ công đứng rình người khác "cởi quần" như thế (khổ thật )
    Sáng kiến của mình đó là các bạn trẻ Việt Nam nên dựng một cái nhà vệ sinh lưu động bằng nhữnh vật liệu đơn giản sẵn có ví dụ như Nylon, vải nhựa, hay là lá dừa (cái này hình như Việt Nam rất hay dùng lợp nhà). Tại cái chỗ mà các bạn rình người ta đó các bạn hứng một cái xô nước rồi chụp các nhà vệ sinh lưu động đó lên. Nếu có ai muốn đi thì họ vào cái nhà vệ sinh lưu động đó đi vào trong cái xô nước vừa sạch sẽ vừa lịch sự. Còn các bạn thì không phải bắt quả tang người ta "cởi quần" mà còn dạy người ta được một bài học lịch sự văn minh đường phố nữa. hihihi
    Nói chơi với các bạn vậy thôi chứ theo mình thì Việt Nam thật là lãng phí khi dùng tuổi trẻ vào những việc như tham gia "đội đặc nhiệm BĐB". Mình không biết nói gì hơn là có một nhận xét như vậy thôi. Nếu có những phân tích chi tiết hơn thì có lẻ còn nhiều vấn đề liên quan khác nữa. Thoát ra được thế giới bên ngoài thì mới hiểu được rõ ràng thế giới bên trong của mình đó các bạn!!!
    Hy vọng sẽ được trao đổi với các anh chị và các bạn nhiều hơn trong tương lai.
  8. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Đội đặc nhiệm ?obê-đê-bê?
    Theo báo điện tử Lao động: (http://www.nld.com.vn/thoisu/view.php?pID=...c=Mw==&fontchu=)
    ?oĐội đặc nhiệm? đang mời đối tượng vi phạm về xử lý
    Rất nhiều người đã tròn xoe mắt khi lần đầu tiên được nghe tên ?ođội đặc nhiệm BĐB?. Một đơn vị mới của ngành công an chăng? Không, đó chỉ là những con người bình thường, những đoàn viên thanh niên và những sinh viên tình nguyện đi ?obắt đái bậy, bắt đá banh?
    Người dân phường 8, quận 11 hẳn chưa quên một thời kỳ ?ođau khổ? vì những đường phố ngang nhiên bị biến thành sân bóng và ?onhà vệ sinh công cộng?. Thế là giữa năm 2002, đội BĐB chính thức ra đời tập hợp những đoàn viên thanh niên và sinh viên tình nguyện lao vào trận địa khó khăn và khá tế nhị này. Giờ đây, những trận bóng ác liệt trên đường phố đã được giải quyết nhưng chuyện người tiểu bậy vẫn còn diễn ra nhan nhản. Chính vì điều này mà đội BĐB tiếp tục ?oxắn tay áo?...
    Hai giờ thử làm BĐB
    Ngày 23-9, chúng tôi tháp tùng theo đội BĐB, lần đầu tiên đối mặt với người tiểu bậy, thật tình tôi rất ái ngại, bởi từ trước đến nay, mỗi khi bất đắc dĩ gặp những trường hợp ấy mình chỉ biết vội vã ngoảnh mặt đi chỗ khác. Cho nên tôi cứ hồi hộp, lúng túng chưa hình dung được mình sẽ hành xử ra sao. Đúng 19 giờ, chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Hiền, một ?ocăn cứ? dã chiến là chiếc bàn học sinh đặt trước sân trường để xử phạt người vi phạm và các đội viên của BĐB cũng vừa được chia nhóm xong. Nguyễn Trọng Tín - Bí thư Đoàn phường 8, ?ochủ xị? của BĐB - phân công tôi đi với Nguyễn Đức Thuận, chàng sinh viên năm thứ 2 của ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghệ có nhiệm vụ ?otrực chiến? ngay đầu đường Dương Đình Nghệ - Lãnh Binh Thăng. Với mái tóc hoe vàng thời trang, chiếc quần jean bạc màu, nhìn Thuận giống hệt một dân chơi nhưng đây lại là thành viên nhiệt tình nhất của đội BĐB. Chúng tôi dừng xe chưa đầy 5 phút, thì phía bên kia dãy tường của một nhà xưởng khá tối tăm đã xuất hiện người tiểu bậy. Nhanh như cắt, Thuận đề máy chiếc Viva của mình để băng qua đường nhằm ngăn đối tượng ?ohành sự? nhưng quá muộn. Người đàn ông nồng nặc mùi rượu, chưa kịp kéo dây quần nhanh chân đạp máy xe khi thấy chúng tôi xuất hiện. Ông bắt đầu lè nhè năn nỉ: ?oChú biết lỗi rồi, mấy con tha lỗi cho chú. Chú hứa ngày mai chú sẽ không dám nữa...?. Thấy tôi có vẻ lúng túng, Thuận chen vào: ?oCon muốn thông cảm cho chú lắm nhưng có mấy ông giám sát đằng kia đứng kiểm tra. Có gì thì chú đến đó trình bày, họ có cách xử lý?. Rồi nhanh tay dắt chiếc xe về ?ocăn cứ?. Tại đây đã có 2 trường hợp tương tự của nhóm đứng phía cuối đường đang bị lập biên bản.
    Vừa trở lại đầu đường, chúng tôi đã thấy một tiểu gia đình đang ?ogóp nước tưới cây?. Trong lúc đợi chồng và con ?ohành sự?, người vợ ung dung ngồi trên xe dựng sát lề đường ăn bánh mì như không hề cảm nhận được mùi khai đang bốc lên nồng nặc. Hai vợ chồng đã phản ứng khá mạnh, không tiếc lời mắng nhiếc chúng tôi để bảo vệ lý do hết sức ngây ngô ?ovì trời tối không nhìn thấy bảng cấm nên...?. Khi Thuận cương quyết xử lý thì người chồng nhào tới toan hành hung nhưng rất may lực lượng dân phòng đến hỗ trợ kịp lúc để mời tiểu gia đình này về xử lý. Thuận nhìn tôi hỏi đùa: ?oSợ chưa? Làm BĐB chẳng phải chuyện đùa đâu, vừa ô nhiễm lại dễ bị ăn ?ođục? nữa?. Dứt lời thì người đàn ông say rượu lúc đầu nẹt pô, phóng ngang hăm dọa: ?oHai đứa bây đứng đó chờ tao, tao kêu người lên xin huyết tụi bây?.
    Chừng mươi phút sau lại có người đến ?ogóp nước?. Thậm chí có lúc xuất hiện 3 người cùng đến ?ohành sự? khiến tôi và Thuận hết sức vất vả để giữ chân họ, chờ viện binh từ cuối đường đến giúp. Tôi đã không nín được cười khi một thanh niên còn nguyên bộ đồ đồng phục của công ty điện lực năn nỉ: ?o Làm ơn đợi một chút, mình làm xong rồi muốn phạt gì thì phạt. Thông cảm nhe! Cùng là thanh niên mà?. Nhưng Thuận cho biết, đây chỉ là một trong những điệp khúc quen thuộc mà tất cả đội viên của BĐB đã nghe hàng trăm lần.
    Đủ mặt: Từ xe ôm đến viên chức Nhà nước...
    Khi bắt những trường hợp đầu thì còn hứng thú nhưng càng về sau tôi càng thấy mệt mỏi. Thấy điệu bộ uể oải của tôi, Thuận động viên: ?oAi cũng thế thôi! Làm riết rồi quen. Nhiều lúc đi qua những khu vực khác thấy người ta tiểu bậy lại muốn nổi máu BĐB đến xử lý?. Chưa kịp dứt câu, Thuận lại vọt xe qua bên kia đường để thực hiện nhiệm vụ đã nhập vào máu của mình. Tôi nhìn theo chợt nghĩ về nơi mình đang sống, ước gì ở đó có một đội BĐB như thế thì bà Xíu bán cà phê trước ngõ chẳng phải vừa chửi thề, vừa còng lưng dội nước, dọn dẹp ?ochiến trường? của những người đi tiểu đêm. Đến trường hợp thứ 9, chiếc Viva của Thuận không còn khả năng đề nữa phải để máy liên tục mới có thể kịp thời ngăn tiểu bậy. Quá 21 giờ, chúng tôi trở về ?ocăn cứ? với thành tích khá ?ooanh liệt?: bắt 14 người vi phạm từ xe ôm đến viên chức nhà nước, từ xe ba gác đến Honda!
    Khi tôi hỏi ?ochủ xị? Tín làm BĐB buồn hay vui?, Tín cười gượng đáp: ?oCả hai, vui vì không bao giờ gặp lại những người mình từng bắt. Nhưng cũng buồn vì số người vi phạm vẫn chưa giảm nhiều?. Trên đường trở về, tôi chợt chạnh lòng khi nghĩ đến con số 500 trường hợp đã bị BĐB xử lý với số tiền lên trên 20 triệu đồng mà con đường Thanh niên của đoàn viên phường 8 vẫn chưa thể hoàn thành. Rồi chợt bật cười khi nghĩ đến điều may mắn của Thuận khi làm BĐB là chưa bắt được người phụ nữ nào, nếu có thì thật sự ?obó tay?!
    Bài và ảnh: Đoàn Phú"
  9. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Ờ không biết có phải nước đôi không , nhưng đúng là tớ không được giỏi cái khoản phân tích , hay " xỏ chân vào giày người khác ". Nói nước đôi là để diễn tả cái mà mình không chắc chắn , còn hơn là khẳng định nó , phải không bạn hiền .
    Cuộc sống có nhiều mặt của nó , nếu các bạn đưa ra quản điểm này thì sẽ có người đưa ra quan điểm khác , nếu ất cả đều cùng 1 quan điểm thì chẳng có gì để bàn luận cả .
    Đối với vần đề " tè " bậy ra đường cũng thế , có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi này , do ý thức , do quản lý , do quy hoạch , hoặc do những cái cụ thể hơn như " không nhịn được "
    Các bạn đưa ra mặt kia của vấn đề thì mình xin đưa ra mặt nghuyên nhân do ý thức ( đừng nói những người đưa ra và nhấn mạnh vào nguyên nhân ý thức là không biết gì về quản lí và quy hoạch ) . Chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế , như đã lấy ví dụ ở trên , 1 cơ quan , 1 công sở , nơi được coi là nơi văn minh ,lịch sự thì tình trạng cái nhà vệ sinh chung của 1 số thế nào ? Hoặc như sự phân tích của bạn nào đó ở trên : thà mất mặt với 1 gia đình con hơn là với toàn bộ người đi đường -> cái nguyên nhân do không nhịn được là có thể giải quyết được . . Trước khi lên xe đi xa hàng trăm cây số các bạn có chuẩn bị " giải quyết " từ trước không ? có đúng không / vậ tại sao khi đi làm hay đi học các bạn không thể nghĩ đến điều này ?
    Nhìn chung ý thức con người gop phần không nhỏ vào hành vi này .
    Về mặt quản lí và quy hoạch thì có thể nhìn rõ quá rồi , sự yếu kém , thiếu quan tâm .... Cái này thì 10 người tranh luận thì 8 người đưa ra ròi khỏi phải bàn .
    Tôi chỉ muốn nói vấn đề ý thức vẫn là vấn đề muôn thủa .
    To HA : chẳng giải quyết được gì là được gì ?
    [/sign]
    Được anhtuanonline sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 18/03/2006
  10. Tim_Kiem

    Tim_Kiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Em mời các bác đọc bài viết này"
    http://vietnamnet.vn/vanhoimoi/2006/03/550753/
    197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore, nếu...
    17:17'' 15/03/2006 (GMT+7)
    Ông IL Houng Lee, Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam (VN) nhận đinh, VN có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore.

    Ông Il Houng Lee
    Sau 20 năm đổi mới đã đến thời điểm thích hợp để đặt ra câu hỏi: ?oKhi nào Việt Nam (VN) mới đuổi kịp các nước trong khu vực và bằng cách nào?
    Dưới đây là góc nhìn của Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại VN, ông IL Houng Lee.
    Thu nhập bình quân đầu người của VN năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ là 552 USD). Một số nhà nghiên cứu VN đặt giả thiết, nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng phát triển, VN sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm với Thái Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm với Singapore. Ý kiến của ông ra sao?
    Những phân tích trên rất đáng quan tâm và có thể phản ánh một cách gần chính xác độ chênh lệch thực sự trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng cũng có thể không phản ánh mức độ chênh lệch thực sự về phát triển giữa các nền kinh tế.
    Nếu dựa trên giả thiết rằng tất cả các nước mà bạn đề cập ở trên giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì thời gian để VN đuổi kịp các nước có phần lâu hơn.
    Ví như VN có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh trong 10 năm qua.
    Một số người cho rằng VN ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây được xem là một thách thức lớn, không chỉ là nguy cơ. Ông bình luận gì về điều này?
    Theo quan điểm của tôi là về lâu dài, vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là phải cải thiện nguồn vốn con người, tỷ lệ tiết kiệm phải cao hơn và cần một cơ chế quản lý tốt.
    Những yếu tố này đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tiết kiệm và sự liêm chính. Nguy cơ về sự phát triển không bền vững sẽ càng cao hơn nếu chính phủ cương quyết theo đuổi những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng mà lại thiếu đi ba yếu tố trên.
    Ông II Houng Lee và các chuyên gia IMF giải thích rằng, khoảng thời gian trên là kết quả của những tính toán đơn thuần về mặt cơ học
    Nó có thể không phản ánh đúng sự chênh lệch thực sự giữa kinh tế VN và các nước trong khu vực

    Một số chuyên gia cho rằng có khu vực kinh tế không chính thức ở VN. Vì vậy GDP thực sự của VN không chỉ 52 tỷ USD (năm 2005) như con số chính thức mà tăng lên 75 tỷ USD, gần bằng Philippines. Phải chăng họ muốn nói rằng VN đang có tiềm năng rất lớn và khoảng cách chênh lệch thực tế giữa VN và các nước khác được thu hẹp?
    Các nhà kinh tế đôi khi so sánh thu nhập của các nước bằng cách sử dụng ?otỷ giá sức mua tương đương? hơn là tỷ giá thực. Đơn giản là tỷ giá sức mua tương đương tính cả đến khía cạnh giá tài sản và giá các hàng hóa phi thương mại thường tương đối thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp.
    Khi chúng tôi áp dụng tỷ giá này, sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa VN và các nước khác đã giảm xuống rất nhiều.
    Ví như với Indonesia từ 2,1 xuống còn 1,5 lần; với Brunei từ 28,8 xuống còn 8,2 lần và đáng chú ý nhất là với Singapore từ 43,9 xuống còn 9,3 lần.
    VN đang ở vị trí nào trong bản đồ kinh tế khu vực ASEAN, khi nào và làm thế nào để nhanh chóng bắt kịp nhóm các nước giàu có hơn trong khu vực?
    VN hiện đứng thứ 7 trong 10 nước thành viên ASEAN về mức thu nhập, sự phát triển kinh tế. VN có những lợi thế nhất định như lực lượng lao động có năng suất khá, Chính phủ có quyết tâm cao, cơ cấu xã hội ổn định và công bằng.
    Vì vậy tôi nghĩ, VN có thể nhanh chóng vươn lên về trung hạn. Tuy nhiên, để thực sự gia nhập vào nhóm dẫn đầu, VN cần có được ba yếu tố mà tôi đã đề cập ở trên.
    Theo ông, liệu VN có cần những khoản tài trợ quốc tế lớn hơn nữa để đuổi kịp các nước khác nhanh hơn hay không?
    Tiền viện trợ chỉ có hiệu quả ở những nước mà các điều kiện cơ bản cho sự phát triển đã sẵn có nhưng chỉ thiếu vốn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tiền viện trợ đã có tác động khá hiệu quả trong hỗ trợ phát triển, giảm đói nghèo ở một số nền kinh tế châu á, đặc biệt là VN.
    Ngân sách viện trợ toàn cầu có giới hạn và tôi có thể đưa ra một số lý do tại sao VN nên và không nên nhận thêm viện trợ so với hiện nay.
    Nếu so với GDP, VN nhận viện trợ từ các nhà tài trợ ở mức trung bình so với các nước thu nhập thấp ở châu á, không kể bốn nước nhận viện trợ nhiều nhất (Bhutan, Campuchia, Lào và Mông Cổ).
    Nếu nhìn nhận một cách công bằng thì những hỗ trợ hiện tại như thế là phù hợp. VN có thể kiếm những khoản tiền lớn từ xuất khẩu dầu thô, chiếm 7% GDP.
    Điều này có thể được lấy làm lý do để giảm hỗ trợ ODA. Hơn nữa, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập thị trường vốn quốc tế, đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng vay thương mại.
    Tuy nhiên, VN sử dụng tiền viện trợ hiệu quả hơn nhiều nước khác. Vì thế nếu xét về tính hiệu quả thì VN nên nhận thêm viện trợ. Hơn nữa, Việt Nam có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, việc chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ vượt quá khả năng vay thương mại của VN. Vì vậy, VN cần tiếp tục nhận sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ trong những năm tới.
    VN đặt mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP so với năm 2000 và trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Theo ông, mục tiêu này liệu có khả thi?
    Có một mục tiêu tốt sẽ là động lực thúc đẩy. Do đó, cần có một mục tiêu rõ ràng. Tôi quan tâm tới việc bảo đảm những điều kiện giúp cho sự phát triển bền vững và công bằng về trung hạn. VN sẽ nằm ở vị trí nào sau 10 hay 20 năm nữa chưa hẳn đã quan trọng bằng.
    Xin cảm ơn ông!
    Trí Đường (Tiền phong)

Chia sẻ trang này