1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói chuyện các môn thể thao khác (trừ bóng đá nam)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi hoa_khanh, 23/08/2017.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1):
  2. darkara
  1. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.172
    Đã được thích:
    5.386
    Bóng đá nữ mạnh là do mô hình thể thao học đường của bọn nó, trong khi châu Âu lại là do mô hình chuyên nghiệp ăn theo các CLB. Điều này rất quan trọng khi mà có đầu tư, có tiền vào thì chuyên nghiệp ăn đứt nghiệp dư, nhưng trong thực tế bóng đá nữ không ai xem, đầu tư dè xẻn, không có tiền bản quyền, quảng cáo không ăn thua nên độ phủ sóng không lớn, không thu hút được giới trẻ. Trong khi đó với mô hình bóng đá học đường các trường đại học đua nhau tuyển người, bọn trẻ cũng luôn có hi vọng được vào đại học tuyển thẳng miễn học phí nên độ cạnh tranh gắt gao hơn, cũng có cả phong trào nữa nên nó phát triển hơn là đương nhiên thôi.

    Khi nào bóng đá nữ ( chắc là không bao giờ ) ở một mức độ chuyên nghiệp hơn, được quan tâm nhiều hơn thì mô hình CLB chuyên nghiệp mới vượt qua được kiểu phổ thông, xã hội hoá học đường của Mỹ. ( Hoặc là kiểu quân luật nuôi gà nòi như kiểu VN và Bắc Triều Tiên ).

    Cái thống kê kia xem cũng hoảng nhỉ, dân số Mỹ tầm 300 triệu mà tính ra như thế 15 phụ nữ thì có 1 đứa chơi đá bóng, trừ đi các độ tuổi, ngành nghề thì đó là một con số kinh khủng. Không biết là tính theo kiểu "trong đời đã từng tham gia các CLB bóng đá các lứa tuổi" lấy thành tích hay là đá thật.
    VN tính ra toàn bộ chị em chơi bóng đủ các nhóm tuổi không biết có nổi 1000 người không. Chưa nói thể hình thể chất mà số lượng đã chênh lệch khủng khiếp rồi.

    Nhớ hồi xưa đọc ở đâu thống kê dân Hà Lan tầm 16,17 triệu mà 2.5 triệu người chơi bóng đá. Đổi sang VN cái tỉ lệ đó chắc là tỉ lệ người uống bia rượu.
  2. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.372
    Đã được thích:
    18.731
    Ông già Fed gần bốn chục tới nơi rồi mà vẫn còn vl thế nhỉ? Vòng 4 Wimledon hạ đối thủ 6-1, 6-2, 6-2 :eek:
  3. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.372
    Đã được thích:
    18.731
    Ông già Fed tiếp tục hạ gục Nadal ở BK để vào CK với Djokovic :eek:
  4. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.368
    Đã được thích:
    6.816
    Lâu lắm rồi không nghe nói đến Ánh Viên. Không biết kỳ này mục tiêu trước mắt là gì? AV giờ đã 23t, chắc là hết đi lên được nữa rồi, thôi thì cố lượm mấy cái SEA Games vàng nữa trước khi về hưu. Nói về hưu là nghỉ bơi chứ còn trẻ chán, mới hai mấy mà hình như đã có hàm thiếu tá rồi chứ ít đâu. Nghỉ bơi cứ 1 năm đóng quảng cáo 1 ngày cũng đủ ăn, chưa nói chuyện mở trung tâm dạy bơi nọ kia.

    Hôm trước tôi có đọc bài báo trên tuổi trẻ nói về AV. Nói là mỗi năm đầu tư không ít, đặc biệt là năm 2018 đổ vào tới 350K USD. Năm nay ít hơn nhưng cũng là 180K. Trong khi tiền dầu tư cho tất cả những người khác (trong môn bơi) đâu chưa tới 100K. Tương tự như vậy, tiền đầu tư cho tất cả những VĐV điền kinh VN cũng chỉ trong khoảng 100K trở lại.

    Đã đành AV là nhân tài cần được đầu tư trọng điểm, nếu đúng là xứng đáng đồng tiền bát gạo thì chẳng nói làm gì. Nhưng mà thật sự đã từ lâu (cách đây 3-4 năm) tôi đã cảm thấy có cái gì kỳ kỳ trong cách nó thi đấu và tập luyện. Không hiểu sao bao giờ ra thi đấu nhìn nó cũng như đang táo bón, hay có gì buồn bực trong lòng. Bơi xong cũng éo bao giờ cười hay vui vẻ lấy một cái giống con người ta. Thi đấu, thắng giải cũng là niềm vui, chứ thi đấu mà không thấy vui thì làm sao kết quả nó cao được? (Biết là nó thắng giải SEA Games, nhưng mà mặc dù nhiều tiềm năng, kết quả Asiad/Asian/Olympic thường là dưới khả năng).

    Một điều nữa là tay HLV của AV. Nước nào cũng vậy, lúc nhỏ tập bơi 1 ông, lúc hơi hơi tốt tốt tập 1 ông, nhưng đến khi thi đấu đỉnh cao thì phải cần 1 ông khác thì mới nâng tầm được. Chứ éo đâu HLV làng mà lúc nào cũng kè kè, be sát một bên, éo cho con người ta thở. Trong khi trình độ thì rõ ràng là chỉ thuộc hạng ao làng là cùng chứ cũng chưa tới trình châu Á nữa kia. Tôi đoán cha này cứ bám theo AV để đào mỏ cho béo, vì AV nổi tiếng quá, được đầu tư nhiều quá mà, bỏ ra thì chả thấy uổng quá. Chứ còn, xin lỗi các bác chửi thề 1 cái, Đ M người ta nếu thực sự cầu thị và mong điều tốt cho học trò thì người ta đã tự thấy được cái hạn chế của mình, thấy lực bất tòng tâm thì người ta sẽ tự nguyện khuyên học trò đi tìm thầy khác, hoặc tìm hiểu ai tốt để dạy cho học trò đi lên xa hơn. Chứ còn éo mẹ, thành tích thì cứ từ từ đi xuống (từ 2016 đến giờ) mà thằng chả vẫn bám lấy AV như đỉa đói. Hắn bao bọc quá thì AV nó còn biết gì hơn để mà lựa chọn, rất khó. Giờ có muốn cho thằng chả nghỉ cũng không được, vì làm sao liên lạc với ai (email, phone thằng chả nắm hết, viết lá thư nó cũng duyệt mới cho qua, éo mẹ như cầm tù). Nhất cử nhất động đều phải qua thằng chả.

    Chỗ này tôi muốn mở ngoặc giải thích với các bác một chút. Không phải như VN mình hay nghĩ là cứ đi tập huấn là cần tiền, muốn thầy dạy giỏi thì cần nhiều tiền. Nước khác tôi không biết, nhưng ở Mỹ này cái đó tùy môn. Những môn "quí tộc" mà môi trườ`ng phát triển mạnh nhất thuộc về tư nhân, phải trả thật nhiều tiền thì có ví dụ như quần vợt, hoặc đấm bốc. Những môn này nếu muốn thi đấu chuyên nghiệp, có HLV riêng cho mình thì phải trả lương cho họ khá cao.

    Còn những môn mà môi trường phát triển mạnh nhất thuộc về nghiệp dư, ví dụ như điền kinh, bơi, bóng chuyền, thì chỉ cần bác có khả năng đã được kiểm chứng, bác có thể có học bổng học 1 trưỜng đại học ở đây. Bên Mỹ này phong trào thể thao trong các trường đại học rất mạnh, trường nào nó cũng hăng hái tuyển chọn VĐV tiềm năng cho tuyển trường (giống VN mình thì mời chào những đứa đoạt giải Toán Lý Hóa Anh quốc gia, thì bên này nó rộng hơn, nó mời chào tất cả những đứa có trình độ hơn người đạt tầm quốc gia hoặc tiềm năng tầm QG, trong mọi lĩnh vực, học vấn, thể thao, robotic, cờ, ... Nói chung cứ hễ khả năng xuất chúng là nó mời & cho học bổng học với nó). Trình độ AV năm 2012 đã đạt chuẩn B Olympic, lúc đó mới 16t, nếu xin học bổng 1 trường ở Mỹ thì chắc chắn là được. Thậm chí các trường nó còn giành nhau mời về nữa kia, mình có thể chọn trường nào mà mình thấy đội tuyển bơi của nó mạnh, HLV nó giỏi (ví dụ như đội bơi của University of Texas ở Austin chỗ thằng School học có HLV rất giỏi, đã từng hai lần huấn luyện tuyển quốc gia Mỹ đi dự Olympic).

    Khi có học bổng bác vẫn đi học ở đó bình thường, nhưng vừa học bác vừa có thể tham gia đội tuyển bơi của trưỜng đi thi đấu trong nội bộ nước Mỹ, và khi cần vẫn có thể về thi đấu cho quốc gia của mình (ví dụ 1 năm 1 lần từ những giải như SEA Games trở lên). Quan trọng nhất là bác không mất tiền nong gì cả, thậm chí còn được trả tiền học bổng. Nên nếu phải trả thêm thì chỉ là để trả tiền nhà + ăn uống tí đỉnh chừng 1-2K / tháng là hết nước. Vì bác đi thi có thành tích thì cái trường đó, ông HLV đó được thơm lây, cái tiếng là cái họ cần chứ không phải tiền của bác. Hệ thống giải thi đấu giữa các trường (mà bên này nó gọi là NCAA) là hệ thống thi đấu thành tích cao nhất của Mỹ (tương đương ĐHTT toàn quốc của mình), toàn VĐV trình độ Olympic không. (Nếu có thua giải nào thì chỉ thua ở 6 môn có hệ thống giải chuyên nghiệp: quần vợt, bóng rổ, bóng đá, bóng chày, khúc côn cầu trên băng, bóng bầu dục Mỹ). Vì trình độ nó cao như vậy nên tất cả những cái gì gọi là tiên tiến nhất trong huấn luyện đều sẽ được người ta áp dụng, từ video, máy móc đo đạc, cho đến ăn uống, sức khỏe, thể lực, etc. VĐV bơi người Hungary Katinka Hosszu (thần tượng của AV, người mà AV mơ ước bắt chước nhưng chẳng bao giờ tiếp cận được) cũng trưởng thành qua hệ thống này. Cô nhận học bổng sang học ở University of Southern California, cũng thi đấu trong hệ thống giải NCAA nhiều năm, lúc đầu có ông bồ làm HLV, sau vài năm thấy không khá thì bỏ ông bồ (lúc này đã là chồng, nên phải ly dị), sau đó theo học 1 ông HLV khác, từ đó lên như diều, cuối cùng đoạt ba HCV Olympic. Ngay cả Lê Quang Liêm nhà mình đi học ở Webster University cũng theo dạng đó, tức là nhận học bổng vi` có thành tích cờ vua, sang đó vừa đi học vừa đánh cho trường, trường có cái tiếng mình có cái bằng. Thằng Schooling của Sing cũng vậy thôi, nó sang Mỹ theo diện học bổng bơi, vừa học ở University of Texas, vừa bơi cho đội tuyển trưỜng ở các giải NCAA. Nếu đạt thành tích cao ở giải NCAA thì coi như là có trình độ thế giới rồi (vì trình độ NCAA tương đương top đầu của Mỹ), có khả năng thắng giải châu Á thừa sức.

    Cái dở của các ông nhà mình là quá ích kỷ, quá cầu toàn, quá tham (tôi dám chắc lúc qua Mỹ lần đầu, có trường nó đã đặt câu hỏi sao không tìm học bổng, vì thế quái gì có cô con gái mới 17-18t mà không cho đi học, bắt đi bơi toàn thời gian? ). Tôi nghĩ không phải họ không biết, nhưng mà họ sợ "mất" kho vàng cho họ đào mỏ & chấm mút, họ muốn AV 1 năm 2 lần về thi đấu ba cái giải phọt phet như Đại hội TDTT hay hội khỏe Phù Đổng để ẵm 10-20 cái HCV vô thưởng vô phạt. Chứ họ đâu có nghĩ xa cái gì là tốt cho AV, cái gì là tốt cho quốc gia. Đổ vào 350K chứ không biết bao nhiêu đã bị chấm mút bởi mấy ông, và thực tế 350K đổi lại được cái gì? Con số 0 tròn trĩnh. Thất bại toàn tập ở Asiad. Thiếu tá nhưng trình độ lớp 10. Trong khi AV ít ra cũng đã có thể đi theo con đường của Katinka Hosszu, có thể không có HCV Olympic như thằng Schooling nhưng ít ra cũng có thể vào nhóm cạnh tranh huy chương, còn ở tầm Asiad thì có thể đã có vàng (vì nội dung sở trường của AV ở châu Á ko có nhiều VĐV mạnh). Đồng thời có thể có thể có thêm tấm bằng ĐH Mỹ, sau này làm gì cũng ngon, mà nếu ở lại trong quân ngũ thì lên hàng tướng mấy hồi.
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.629
    Đã được thích:
    4.611
    AV sẽ tham gia giải vô địch thế giới bắt đầu từ cuối tuần sau. Đầu tư mấy trăm ngàn lấy được mười mấy cái HCV xi ghêm, không thể nói là không được gì, nhiều nước ao làng mơ cũng không được.

    Ăn tiền nhà nước thì phải làm nhiệm vụ nhà nước, phải chịu thôi không thể khác được. Thằng Schooling nhà có điều kiện mới được như thế, kiểu như Quang Liêm vậy, đợi kinh phí nhà nước thì lỡ hết mịa cơ hội rồi. Hy vọng a chấu giờ là Huy Hoàng và Kim Sơn. HH huấn luyện trong nước với TQ là chủ yếu nên không tốn mấy, còn KS nhà có điều kiện nên mong là tránh được kết cục như AV.
  6. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.368
    Đã được thích:
    6.816
    Trong bài báo kia có nói, đội tuyển điền kinh chỉ được 100K/năm mà cũng 13-15 cái HCV. Cho nên cũng phải có giới hạn chứ không phải nói cứ HCV là đổ hết tiền tấn vào :) Vẫn còn những VĐV bơi khác nữa cần được đầu tư chứ. Nhất là đổ tiền tấn và lưu giữ tay HLV đã hết đát chưa chắc đã là phương án tối ưu.

    Nhân nói chuyện bơi, mời các bác xem lại cái clip này. Chung kết 400m hỗn hợp nam năm 2017. Đúng là hồi hộp, gay cấn, và sướng :) Tài không đợi tuổi. Nhớ ngày nào chưa xa VN đi thi bơi toàn bị loại từ vòng đầu, họ đã tới hết mình còn ở giữa hồ :) Tới lúc Nguyễn Hữu Việt được cái HCB bơi ếch mừng húm. Giờ xem SEA Games lại ngóng bơi với điền kinh. Nghe nói Hoàng Quí Phước sẽ quay lại và còn lợi hại hơn xưa, trong khi Nguyễn Hữu Kim Sơn vẫn đang duy trì phong độ, hy vọng sẽ còn nhiều màn như thế này nữa:

    --- Gộp bài viết: 14/07/2019, Bài cũ từ: 14/07/2019 ---
    Xem lại cái race này, sau 200m đầu (bơi b ướm với ngửa) KS sau bọn kia gần 1/3 hồ :) Vậy mà chỉ 100m ếch đã lên gần ngang ngửa bọn kia :)
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.629
    Đã được thích:
    4.611
    Thánh Fed có vẻ đã tới lúc nghỉ rồi, quả trái tay đã xuống cấp nghiêm trọng, quả bỏ nhỏ mất chính xác. Giờ chỉ còn cách về đấm gối mà than trời sao đã sinh tao mà còn sinh 2 thằng kia.
  8. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.372
    Đã được thích:
    18.731
    Tuổi này vào tới CK là kinh lắm rồi!

    Mà nghĩ cũng lạ! Fed vốn là vua các loạt tiebreak mà lại thua Djo cả 3 loạt mới sợ chứ? Ko lẽ giờ Djo mới là vua tiebreak?
  9. madau999

    madau999 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    752
    Đã được thích:
    309
    Ít khi xem tennis , kể cả khi thằng Nole vào chung kết đánh với thằng khác nhưng khi nào Nole nó đánh với móm nhất định phải xem vì chả khác gì như 1 phim siêu anh hùng vậy , một mình chống lại cả thế giới . Dcm hôm qua bọn truyền hình nó cũng dìm hàng Nole khi quay lại những pha đáng chú ý trong set chỉ quay những pha đánh đẹp của thằng móm còn Nole nó chỉ quay những pha ngã ra sân khi cứu bóng .
  10. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.372
    Đã được thích:
    18.731
    Bộ tam Fed-Nole-Nadal kinh thật! Fed 20 Grand Slam, Nadal 18, Nole 16. Toàn ba mấy mà vẫn thống trị làng quần vợt!

Chia sẻ trang này