1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi dành cho các câu hỏi nhỏ về quân sự

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dot224, 29/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn Antey,
    Bạn xem lại đi nhé. Das Boot là phim Đức, sản xuất năm 1981, được coi là tác phẩm tiêu biểu về chiến tranh tàu ngầm trên Đại Tây Dương thời thế chiến thứ hai.

    Altus
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Có câu hỏi phân loại chiến hạm.
    Thiêt vân ha.m,
    hô tô'ng ha.m,
    duong vân ham,
    ngu loi ha.m,
    thiêt giap ha.m,
    khu tru hô tô'ng ha.m,
    hàng không mâu ha.m,
    khinh tôc đi?nh,
    tiê?u đi?nh,
    giang ha.m ,
    giang pha'o ha.m,
    tuân duyên ha.m,
    tro*. chiê'n ha.m,
    yêm tro ha.m,
    co* xuong ha.m,
    bênh viê.n ha.m,
    ho?a vân ha.m,
    duyên tô'c đi?nh,
    tuâù duyên đi?nh,
    duyên ki'ch đi?nh,
    soa'i đi?nh,
    tiê`n phong đi?nh ,
    quân vâ.n đi?nh ,
    tiê?u vâ.n đi?nh,
    tru.c vo*'t đi?nh,
    Ha?i ki'ch đi?nh ,
    ca?ng tha'm đi?nh,
    ca?ng pho`ng đi?nh .... nhieu qua'
    Nhiều không, ta làm chút chút thôi các bác nhé.
    Từ xưa đã có các tầu theo chức năng: tầu tấn công nhỏ, tầu tấn công nhanh, tầu lớn (lâu thuyền, có thành cao, dùng đa năng), Tầu liên lạc.
    Theo biên chế trong hạm đội: Tầu chỉ huy, tầu hộ tống, tầu tải thương, tầu liên lạc (thông báo hạm, vừa có chức năng thông tin, ngày nay dùng đi sứ),
    Theo vùng biển phục vụ: tầu tuần duyên, tầu tuần dương.
    Em chỉ biết vài loại.
    Chiếm hạm chủ lực: đây là chiến hạm có sức tấn công lớn nhất đội tầu. Có thể là tầu mang tên lửa (thiết giáp hạm đóng mới), hay thiết giáp hạm của WW2, hay tầu sân bay lớn (80000 tấn-100000 tấn) của Mỹ, hay tầu sân bay nhỏ (45000 tấn, nhưng trang bị "tận răng") của Nga.
    Tuần dương hạm, xuất phát từ xưa, tầu lớn đi biển. Đây là tầu đa năng, có hoả lực mạnh và quan trọng hoạt là độc độc lập. Hiện tại Mỹ dùng tầu cỡ trên 50000 tấn, trang bị tên lửa, pháo lớn (còn lại thời thiết giáp hạm), hệ thống phòng không theo dỗi đánh chặn 250 mục tiêu một lúc. Hoả lực diệt tầu lớn.
    Tầu chủ lực và tuần dương hạm có vỏ dầy.
    Tầu chỉ huy: nơi đặt bộ chỉ huy thứ nhất (một số hạm độ có tầu chỉ huy dự phòng), liên lạc-radar-trinh sát chiến lược.
    Ngư lôi đỉnh: loại tầu cũ nay ít dùng. Thay vào đó là các tầu tấn công nhanh. Mang 2, 4, 6 ống phóng, tốc độ cao, biên chế ít (vài người, thậm chí 1 người buồng lái trần.
    Hộ tống hạm: tầu mang hệ hoả lực đa năng để hoạt động độc lập được.
    Tầu quét mìn, mìn càng ngày càng hiện đại nên nó được trang bị rất tối tân.
    Tầu khu trục. Ra đời sau 1905. Lúc này các ngư lôi đỉnh làm mưa gió. Một xuồng bé tí ti đảm bảo đắnh đắm tuần dương hạm to uỳnh. Vậy đẻ ra: tầu diệt tầu phóng lôi, tức khu trục hạm. Nói như vậy: nó là tầu hộ tống của thế kỷ 20. Đúng thế, đến thế kỷ 21, nó đã phát triển thay chức năng tuần dương hạm. Vì phải diệt những vũ khí tối tân nhất, nên nó được trang bị nhiều loại hoả lực tối tân nhất, mạnh nhất (trừ đường băng). Chống tất cả các mục tiêu: nổi, chìm, bay, chậm, bay nhanh. Đánh chặn tất cả đạn: bom, mìn, ngư lôi, tên lửa. Vũ khí thế hệ mới: tên lửa và súng thông minh. Đây đúng là con đẻ của thế kỷ. Với chiều dài 150 met, tàng hình, bãi đỗ trực thăng, tốc độ cao nó thực sự thay chỗ tuần dương hạm, để đỡ tốn công đóng. Vì thay chỗ tuần dương hạm nó cũng được trang bị vũ khí đánh chìm tầu lớn. Chiến lược phát triển Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản đều lấy nó làm tầu chủ lực. Trong đó, Nga đưa đi kèm một loại "tuần dương hạm kiểu Nga-tầu sân bay 45000-50000 tấn".
    Tuần duyên hạm: tuần tiễu ven bờ, một thu bé của tuần dương hạm. Tốc độ cao trang bị súng tầm xa: tấn công nhiều cách nhiều loại mục tiêu.
    Thiết giáp hạm: WW2 là xe tank trên biển với 3 tháp pháo, mỗi tháp pháo 3 khẩu 450mm, vỏ dầy, chuyên dùng diệt tầu. Hiện được dùng làm trận địa pháo-tên lửa chi viện nổi trên biển. Các tầu tuần dương và thiết giáp hạm cũ đều đóng mới kiểu đó.
    Tầu tấn công nhanh-khinh tốc đỉnh: đây là loại tầu thay thế khu trục hạm trước đây, khi khu trục hạm chuyển thành tuần dương hạm. Thay thế cho ngư lôi đỉnh, khi đạn tên lửa diệt ngư lôi đỉnh trước khi vào tầm phóng. Trang bị ngư lôi, tên lửa, đánh chặn tên lửa, đại bác bắn nhanh tốc độ cao. Thay thế tầu lớn đe doạ được (không diệt nó thì nó diệt cả tầu sân bay). Có thể trông nom các mục tiêu nhỏ yếu cho hạm đội hay bờ biển.
    Tầu ngầm tấn công: tầu ngầm nhỏ, tốc độ cao, trang bị vũ khí đối kháng mạnh, dùng phóng tên lửa, rải mìn, ngư lôi diệt tầu địch.
    Tầu ngầm chiến lược: to tướng, ẩn kỹ, nếu WW3 đến thì diệt thế giới.
    Tầu đổ bộ lớn: đây là loại tầu trung bình, vỏ dầy. Mang nhiều vũ khí đánh bộ: đại bác, tên lửa cấp chiến dịch (Kachuysa), tên lửa đạn đạo chính xác (SCUD), tầu chở lính thuỷ đánh bộ nên có đủ cầu phà (mũi tầu) cho tank pháo đi. Có sân đỗ trực thăng (cho đổ bộ đường không)
    Tầu đổ bộ nhỏ: chở trung đội hợp thành (3-4 tank), trang bị đại bác bắn nhanh nhẹ, tên lửa. Khi thực hành đổ bộ, cần chi viện mạnh.
    Tầu đổ bộ cao tốc: đổ quân đặc nhiệm hay xe khu trục(tank destroyer xe nhẹ bắn tên lửa có điều khiển, diệt tank, hàng rào, mìn, trực thăng-kèm đại liên hay cối bắn nhanh chống bộ binh) mở đầu cầu, chạy đệm không khí nên đi được cả trên bộ lẫn dưới nước.
    Việc diệt tầu bây giờ rất khác. Nga dùng khu trục hạm kết hợp tầu sân bay nhỏ. Có khả năng tấn công xa hàng nghìn km, hoả lực áp đảo ở 300km. Mỹ dùng tầu sân bay, các máy bay mang tên lửa và bom. Tầu sân bay Mỹ được bảo vệ đặc kín. Trung Quốc không có chiến lược hải quân rõ ràng cho thấy vũ khí của họ chưa đủ sức hình dung ra cuộc chiến trên biển. Trước đây, các nỗ lực phát triển tầu ngầm giống Nga, tầu nổi giống Mỹ thất bại. Hiện họ mua tầu sân bay 80 nghìn tấn(hạm đội Hắc Hải) và có 2 chiếc cỡ đó tự đóng(chiến lược Mỹ), tầu ngầm Killo và tầu khu trục lớn(chiến lược Nga-Hàn quốc). Cho thấy: chưa thể tập trung sức mạnh kỹ thuật cho cuộc chiến được.
  3. tinhcavungtau

    tinhcavungtau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Chính xác. Dù B41 có tầm có thể lên đến 1000m (Đoàn 10 Rừng Sác cải tiến để đánh tàu) nhưng nói chung chỉ hiệu quả trong tầm 300m trở lại. DKZ82 có giá 3 chân, bắn xa và chính xác hơn nhiều. DKZ75 còn xa hơn nữa (7000m - trong chiến tranh VN đã đuợc dùng bắn cầu vồng để pháo kích sân bay Biên Hòa).
  4. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Về quân sự mình thấy có cái sáng kiến này khá là vô lí ....người ta bôi chất gì đó vào viên đạn , khi bắn đi vào ban đêm cái chất này ma sát với không khí , cháy và phát sáng ....người ta giải thích là để nhìn rõ đường đạn đi ....thế thì quá là lạy ông tôi ở bụi này ... đối phương nhìn đường đạn có thể xác định vị trí của mình và phản kích..... ai có lời giải thích nào đúng hơn thì trả lời hộ ...thanks
  5. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Tớ mới học được món vẽ 3D của CAD 2004, muốn thực hành vẽ mấy cái món tớ thích là máy bay, xe tăng, tàu chiến. Các bác có biết chỗ nào có mấy cái Sketch (ko biết tớ viết có đúng ko), mấy cái hình lưới có tỉ lệ kích thước chi tiết chuẩn của các loại máy bay xe tăng thì làm ơn chỉ cho tớ với, nếu trang nào có cả hình 3D luôn thì càng tốt.
  6. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Nạp đạn cho pháo phản lực:
    [​IMG]
    Cái này là dạng BM-21 version của Tàu. Hai cái xe chở đạn phía bên trên hình (Đạn ở mỗi xe đó chỉ vẽ hai dãy hai bên). Bắn xong, lùi đít vào nhau, đẩy nguyên dàn đạn qua xe phóng. Nếu không lôi từng quả ra nạp bằng tay cũng được.
    [​IMG]
    Cái này cũng hàng Tàu. Đạn dự trữ ngay trên xe. Bắn xong thì quay đít dàn ống phóng lên phía trước, đẩy đạn qua tự động. Hết 3 phút để reload.
    [​IMG]
    Cái này cũng hàng Tàu nữa, nhưng làm trên tank chasis. Hộp chứa đạn dự trữ nằm ngay phía trước. Bắn xong chỉ cần hạ nòng xuống, đẩy đạn qua.
    [​IMG]
    RM-70, kiểu BM-21 của Tiệp. Còn gọi là M1972 theo năm ra đời. Cabin có giáp mỏng bảo vệ. Cũng chở theo 40 viên để reload. Hết 1.5-3 phút để nạp lại.
  7. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Rè lọt kiểu Mẽo. Thảy nguyên dàn ống hết đạn, lắp dàn ống mới vào. Kiểu này nó phải làm cái khung hộp cho mớ ống và hộp của xe có độ chính xác cao chứ không mỗi lần thay mớ ống là đạn bắn đi một chỗ khác.
    Tháo ỗng rỗng
    [​IMG]
    Lắp ống đầy
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kiểm lại hàng
    [​IMG]
    Sẵn sàng chơi tiếp
    [​IMG]
    Được hairyscary sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 09/05/2005

Chia sẻ trang này