1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NỖI ĐAU (đặc biệt đối với người PT và Lâm Thao)

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi canhrausan, 02/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    NỖI ĐAU (đặc biệt đối với người PT và Lâm Thao)

    Tôi tình cờ đọc được bài báo này, ngồi gõ lại để nhà mình cùng đọc, cùng suy nghĩ, và...
    Xóm Mon Dền,
    sao lại trở thành hoang địa?
    Tôi đã hai lần lên Thạch Sơn (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), xứ sở kinh hoàng của những câu chuyện ung thư, để tìm hiểu về nguyên nhân của thảm họa. Để đau với nỗi đau không làm sao chia sẻ ấy, tôi đã đi theo cái mùi thối của các xe chở chất thải của nhà máy công nghiệp được xem là một thủ phạm gây ra nỗi đau ấy.
    Thạch Sơn giữ kỷ lục Việt Nam (chắc chắn thế) về một làng ung thư. Chỉ thống kê của một dòng họ trong làng mà có đến 24 người chết vì ung thư. Một người đàn bà có 11 người thân lần lượt nổi hạch và chết. Cả một xóm làng trù phú năm xưa nay thành hoang địa, do người chết hoặc bỏ đi.
    Báo chí đã viết rất nhiều rồi, tôi chỉ muốn hỏi thêm một câu nữa, rằng: tại sao suốt nửa thế kỷ rồi mà người ta vẫn vô cảm trước nỗi đau này?
    * Nhìn đồng hồ đếm lùi
    50 năm làm trạm trưởng Trạm y tế xã Thạch Sơn, ông Quản Văn Lộc đã cần mẫn điều tra, ghi tỉ mỉ danh sách những người đã chết vì ung thư trong cuống sổ nhàu nhỏ, năm nhiều thì hơn hai chục người, năm ít cũng ngót chục người- với tên tuổi, địa chỉ, bệnh tình đầy đủ. Ông Lộc kiến nghị, kiện cáo, kêu thương đã nửa thế kỷ nay. Nhưng, ông cứ tuyệt vọng rồi lại tuyệt vọng nhìn cái xóm Mon Dền quê ông vốn trù phú là vậy mà giờ đã biến thành cái nghĩa địa theo đúng nghĩa đen (toàn bộ là mồ mả, không còn một mái nhà, nền nhà). Bà con trong vùng không dám ở vùng đất chết (vì các loại chất thải của nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, cùng một số nhà máy lân cận). Người nổi hạch toàn thân rồi rụng răng, rụng tóc, teo tóp chết trong đau đớn tột cùng. Nhiều người chờ chết, cả những thanh niên 16-17 tuổi cũng? ra nghĩa địa.
    Thêm một lần nữa tôi buồn bã khi đọc loạt bài điều tra công phu trên tờ An ninh thế giới và Pháp luật TP.HCM (loạt 4 bài của Phan Thọ và Anh Tuấn)- các bài viết đã được đăng trong tháng 10/2005. Các đồng nghiệp đã giúp tôi bớt bất lực, bớt thấy có lỗi trước sự tin tưởng của những người Thạch Sơn khi họ tuyệt vọng níu lấy mình trong vai trò nhà báo. Tôi đã không cất nổi những dòng chữ của mình khi chợt nghĩ: mình viết về nỗi đau này để làm gì, khi mà nửa thế kỷ qua, người Thạch Sơn đã kêu khắp mọi cửa rồi mà nỗi đau vẫn đâu vào đấy. Vẫn chỉ là những lời hứa sẽ, sẽ và sẽ? cải thiện tình hình. Rồi cái gì đến vẫn cứ đến.
    Hãy nghe chị Nguyễn Thị Việt, sau 20 năm làm dâu họ Đào, kể lại với các nhà báo: Sau bố mẹ, sáu, bảy đứa em chồng cũng lần lượt ra đi. Chồng chị là người thứ 24 trong dòng họ chết vì ung thư!. Nạn ô nhiễm môi trường đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của người Thạch Sơn. Họ đã kêu cứu lên huyện, lên tỉnh, lên cả Trung ương? nhưng đáp lại chỉ là lời hứa.
    Vâng, không chỉ riêng Thạch Sơn, có quá nhiều lời hứa vô cảm như thế mà tôi đã gặp. Tôi đã ngồi trong chiều muộn ở xóm tiệt không còn một căn nhà nào ấy (xóm Mon Dền), đến cỏ rả cũng không mọc được, cá và lúa đều chết ngáp; tôi ngồi đó và xem người dân đang nỗ lực "còn da lông mọc, còn chồi nảy cây": họ đào đất nung gạch. Đúng rồi, đất bị ô nhiễm thế chỉ có thể nung gạch mà kiếm miếng ăn lần hồi được thôi, chứ còn biết làm gì được nữa. Biết trồng cây gì, nuôi con gì? Có bác nông dân bảo: "Tôi bán gạch này, có anh còn chê, gạch ở cái làng ung thư, đem xây nhà không khéo dính bệnh. Tôi bảo, nung than cám mấy trăm độ, ung thư nó chết tiệt rồi chớ. Họ vẫn không tin" Đất đã vô tri rồi, đất lại còn bị giết thêm mấy lần nữa?
    Mà nghĩ kỹ thì cái ông cán bộ xã còn đáng trách hơn (vẫn theo báo viết): Hồi còn sống, ông Đào Văn Thách hãi cái nhà máy khốc hại kia quá, ông rục rịch chuyển gia đình ra gần đường cái để ở. Ông chủ tịch xã không cho chuyển với lý do rất oách: "Chưa có chủ trương của trên mà dám chuyển. Anh định phá cái làng này đấy à?". Cái ông chủ tịch xã Thạch Sơn (cũ) kia lại không cho xóm mạc của mình rời vùng đất chết chỉ vì chưa có chủ trương. Quan liêu thế là cùng! Cuối cùng thì ông Đào Văn Thách và gia đình đã chết vì ung thư?
    * Những lời "cãi chày cãi cối" và những lời hứa: vô cảm
    Vâng, chỉ có thể gọi tên đúng sự việc bằng một lời như thế: vô cảm!
    Nửa thế kỷ nay, Thạch Sơn dần dà biến thành biểu tượng của sự chết chóc, thế mà chẳng thấy ai ra tay hữu hiệu để cứu bà con cả. Nhà báo kêu rồi có khi chỉ để kêu mà thôi. Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ (trước đây) động viên bà con: "nhà máy không thể chuyển đi được và Thạch Sơn cũng không thể bốc đi được. Bà con cứ yên tâm, chúng tôi sẽ yêu cầu nhà máy cải thiện tình hình".
    Họ cứ hứa, và Thạch Sơn cứ dần biến thành cái nghĩa địa. Đến tận giờ phút này, sổ tử của xã do ông Quản Văn Lộc tự nguyện ghi vẫn cứ ngày một dài ra, thỉnh thoảng lại có người hốt hoảng kêu la khi trong người nổi lên vài cái hạch. Trong sổ tử của ông Lộc, cô con dâu của dòng họ Đào có 24 người chết vì ung thư ấy có khi sắp "được" ghi tên? Có khi người đàn bà có 11 người thân bị chết ấy ngày mai lại nổi lên cái hạch ở đâu đó, ông Lộc lại lụ khụ ghi "K (ung thư) vòm họng" hoặc "K gan"?
    Tôi, dù rất kính trọng GS Tiến sỹ Bùi Ngọc Phong và các cộng sự của ông, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, trong sự bất lực của ông có một sự vô cảm nào đó. Theo báo Pháp luật TP.HCM, ông Phong cho biết: từ năm 1981, đề tài khoa học cấp nhà nước của ông đã khẳng định chất thải của nhà máy đã làm nhiễm độc cả một khúc sông Hồng. "Ở vùng cực đại (xã Thạch Sơn), ô nhiễm SO2 cao gấp 23-24 lần so với tiêu chuẩn cho phép ở khu dân cư". Lời cảnh báo ung thư đã được phát đi từ hai mươi năm trước, sổ tử dành riêng cho những người ung thư đã được lập từ nửa thế kỷ trước, sao bây giờ thảm trạng đâu vẫn còn đấy?
    Lời GS Phong cứ đeo đẳng tôi mãi, sau mỗi lần giở những tấm ảnh về Thạch Sơn ra xem. Khi được hỏi, sao đã biết nguy cơ ung thư nhãn tiền rồi mà các ông không quan tâm đến phương án di dân để tránh những thảm họa đáng tiếc như hôm nay, ông Phong nói: "chúng tôi có gửi khuyến cáo lên Bộ. Còn di dân hay không thì không thuộc thẩm quyền. Cái đó các anh (nhà báo-PV) phải đi hỏi các nhà quản lý, chính quyền, nhà máy, chứ chúng tôi chỉ là những nhà khoa học làm công tác nghiên cứu mà thôi". Vẫn biết, không phải vị GSTS vừa đạt giải thưởng khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2005 kia nói vậy không có nghĩa là ông vô cảm với nỗi đau ở làng ung thư Thạch Sơn. Nhưng, không lẽ nhà khoa học cứ sòn sòn đẻ con- các công trình- ra giao nộp cho bà vú nuôi rồi chẳng biết số phận nó sẽ ra sao ư?
    Thật ra thì tôi có mãi đeo đẳng mãi Thạch Sơn, nhưng ngẫm cho cùng, tôi vẫn chẳng làm được gì cho họ. Thấy chúng ta vô cảm quá thì nói vậy thôi, viết vậy thôi? Chẳng lẽ những bài viết tiếp về tình trạng này lại rơi vào sự im lặng vô cảm?
    Đỗ Doãn Hoàng
    Báo Thể thao văn hóa,
    số 116, ngày 28.10.2005
    trang 34-35
  2. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Em và anh sinh cùng năm. Ngày xưa, bố mẹ và cậu mợ thường hay hỏi han, so sánh hai anh em mình với nhau. Rồi một lần bố mẹ đưa anh sang gặp em lần cuối. Nhìn thấy anh, mợ khóc oà. Cậu gầy và già hẳn đi. Người em nổi nhiều hạch. Em đau. Không nói được gì. Anh cứ nghĩ em chết vì ung thư. Bây giờ anh mới hiểu vì sao em chết, Huấn ơi!
  3. fool_girl

    fool_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    ,đau...
    Đọc bài báo xong,ko biết nên nói thế nào...
    Chỉ có thể nói,,giá như...
    giá như có bà tiên trong truyện cổ tích,vẩy cây đũa thần 1 cái,biến rác thải thành những bọt bong bóng xà phòng để khu dân cư đó ko phải chịu khổ nữa,để ko còn ng` nào phải ra đi với những căn bệnh giống nhau đó nữa...Vẩy 1 cái,biến những tên VÔ Cảm thành những con chuột cống,vẩy cái nữa,biến những bọt bong bóng xà phòng thành cỗ xe,đưa những ng` phải ra đi 1 cách oan ức đến nơi đẹp nhất của thiên đường...
    giá như...
    hik,,mãi mãi chỉ là giá như...
    Mình kiện Mỹ vì chúng rải chất độc màu da cam,,,còn bây giờ,chính dân mình lại hại dân ta như thế này đây,còn đòi kiện cáo ai đc nữa chứ...
    Ôi....đời.........
    Vậy mới biết đc thế nào là bất công ở đời...
  4. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Chương trình thời sự VTV 19h, ngày 03.05.2005, có một phóng sự dựa trên bài báo này. Cũng những con số này, cũng phỏng vấn ông Quản Văn Lộc, cũng cuốn sổ tử của ông, cũng bãi tha ma... Nhưng tiếc thay, không cần học trường báo, cũng không cần có nghiệp vụ báo để có thể nhận ra rằng đây là phóng sự kiếm tiền. Phóng viên chỉ phỏng vấn ông Lộc về số liệu, phóng vấn một người nhà có bệnh nhân ung thư về những khó khăn. Về nguyên nhân, họ chỉ quay một đám khói, một đoạn kênh dẫn chất thải. Không dám nêu đích danh nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, không một hình ảnh của nhà máy này, không có ý kiến của lãnh đạo nhà máy, không ý kiến của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo tỉnh. Nguyên nhân chung chung đưa ra là vì ô nhiễm do chất thải của một số nhà máy. Mẹ chúng nó, chắc bọn nhà máy phân kia phải đắp mấy cục vào mồm lũ PV này mới được phớt lờ như thế.
  5. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    fool-girl ơi, không phải dân mình mà là quan mình, bạn ạ.
  6. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Từ bài viết của fool-girl, tôi có ý tưởng thế này, đồng chí nào là luật sư, hay hiểu biết, làm việc trong lĩnh vực này, vận động và đại diện các gia đình bị hại (như trong vụ các nạn nhân chất độc da cam) kiện nhà máy hóa chất Lâm Thao (như ta kiện các nhà máy hóa chất Mỹ).
    Không thành công cũng thành nhân!
  7. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Ngay sau khi đọc bài báo, anh cũng có ý định viết thư cho nhà báo Hoàng. Đơn giản là để cảm ơn bác ấy, ủng hộ bác ấy. Qua bài của bạn fool-girl và bài của em, anh có thêm nhiều ý kiến để trao đổi cùng với bác ấy, cám ơn em, PA, cả bạn FG nữa.
    Tuổi thơ của anh có bao kỷ niệm với cái xóm bất hạnh này.
  8. fool_girl

    fool_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Với tớ,quan thì cũng là dân,chẳng có sự khác biệt gì ở đây cả.CÒn ngồi trên ghế quan hay ko,do dân hết.Kỳ sau bỏ phiếu ,ko bỏ cho mấy lão đó nữa.
    Nói đi thì cũng phải nói lại,nói cái hại rồi,giờ thì ta nói cái lợi.
    Thực ra tớ so sánh vấn đề này với vụ kiện Mỹ cũng hơi quá,bởi,Mỹ nó rải Đioxin xuống VN,là vì lợi ích của riêng chúng nó,còn nhà máy supe lâm thao trước hết là cái lợi của lão giám đốc,cùng với nó cũng là cái lợi của dân ta,của nước ta.
    Lão giám đốc có lợi gì,khỏi nói ai cũng biết,còn cái lợi của dân ta là gì?
    Chắc ở đây nhiều bác xuất thân từ thành phố,đô thị xa hoa,có bác học bên nước ngoài,nên ko biết đc cái khổ của ng` làm nông.Ngày xưa để bón ruộng,những nhà làm nông phải đi mua "chất thải cao cấp" ,(nói tránh đi 1 tý),bốc mùi nồng nặc,giờ mà còn kéo cái xe đấy đi mua,thể nào cũng bị mấy bà thành thị mặc áo gấm chửi cho nát mặt,rồi bón,rồi cày,cuốc,đốt rơm rạ,ủ ... Nói thế chắc ai cũng có thể hình dung ra 1 chút vất vả rồi...Từ ngày có hoá chất,công việc có thể nói đỡ vất vả hơn bao nhiêu,người ta có thể ra bất cứ đại lý nào để mua,phân lân,đạm,urê giá cả phải chăng...về đổ vào nước,khoắng lên vài cái cho tan,rồi đem đi tưới,phun...nhàn,mà năng suất,sản lượng cây trồng cao hơn,nhà nông cũng có lãi hơn,nâng cao đời sống nd hơn....
    CÒn cái lợi của nước ta ?
    Nhiều cái lợi em chưa biết,chỉ biết cái lợi đàu tiên,đó là khoản thuế thu đc từ công ty.
    Và,1 cái lợi nữa,giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân.Em nghĩ,trong box này,có ko ít ng` có ông bà,bố mẹ,anh chị em làm trong cty Supe...phải ko ?
    ----
    Xong 1 vấn đề.
    Sang vấn đề tiếp theo .
    Mọi người thấy đc cái lợi của nhà máy rồi đấy,mà,nhà máy cũng ko thể chuyển đi chỗ khác,dân cũng ko thể rời đc.Vậy giải quyết cái gì ?
    Theo tớ,cái cần giải quyết,đó chính là nguồn rác thải,nhà máy vẫn ở đấy,dân cũng vẫn ở đấy.Cái cần thay đổi là nguồn rác thải.
    Tớ ko rõ lắm,nhưng có vẻ để lọc rác thải đó tốn rất nhiều tiền,vì vậy họ mới giảm nhẹ quá trình này.(hik,ko đọc sách báo nhiều nên chỉ biết sơ sơ).
    Ý của bạn cũng đc đấy,có điều,bạn có nhiều tiền ko ?
    Thời buổi này,muốn giúp ng` ta,phải có 3 thứ : chức + quyền + tiền,ko thì khó có thể làm gì đc.
    (hik,có khách,lại phải out đã)

  9. canhrausan

    canhrausan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    @ P.A: biết làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với em được nhỉ? cám ơn em nhiều, thật nhiều!
    @ F.G: mình không biết bạn học gì và làm gì, nhưng cách nhìn về chính trị bạn hơi ngây thơ. Về quy định, quan do dân bầu, OK, bạn không bầu thì nhiều người khác bầu, mà thông tin về mấy người trong danh sách được bầu ai tốt, ai không tốt, ai làm được việc, ai không làm được việc, dân chịu. Đấy là cứ đằng thẳng, ví dụ cuộc bầu cử minh bạch. Chưa tính đến chuyện cơ cấu, cài cắm. Đợt bầu cử vừa rồi, hơn 51 triệu cử tri đi bỏ phiếu, dân ta có 80 triệu, mình trừ phần chưa đến 18 tuổi, các cụ già không thể đến hòm phiếu, đồng bào vùng sâu vùng xa không thể tiếp cận được, con số này cũng đến 30 triệu nhỉ, nghĩa là 100% cử tri đi bỏ phiếu, tin được không? ngay ngày hôm sau, ít nhất 8 tỉnh số phiếu thu vào cao hơn số phiếu phát ra, bạn tin được không? mình đi hơi xa rồi thì phải
    Nói về cái nhà máy phân lân kia, mà không chỉ có nó, cái gì chẳng có tính hai mặt. Những mặt được, bạn kể hầu như đã đầy đủ rồi, mình không nhắc lại. Nhưng nhà nước mình là "của dân, do dân, và vì dân" cơ mà. Sức khoẻ và tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu chứ? Mình so sánh như thế này tuy hơi khập khiễng, dịch cúm gà đợt 1, nước mình có bao nhiêu người chết? thế mà toàn bộ gia cầm thuỷ cầm trên toàn quốc bị tiêu diệt hết, hậu quả là ảnh hưởng cả đến tăng trưởng GDP cơ mà. Trong khi đó số nạn nhân chết vì ung thư do ô nhiễm của nhà máy phân lân LT lên đến cả trăm người rồi, cái nhà máy đó có đập đi thì cũng liệu có đến nỗi ảnh hưởng đến GDP không?
    Mình nói như thế không có ý muốn đập nhà máy đi. Mình nghĩ, trước mắt, nhà máy phải có tinh thần chịu trách nhiệm trước những hậu quả mình trực tiếp gây ra chứ. Truyền hình cũng đưa tin rồi, một gia đình nạn nhân, để chạy chữa bệnh cho người thân, đã lâm vào khuynh gia bại sản, không vay nợ được nữa, phải nhờ anh em vay ngân hàng hộ, số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng. Người nông dân tỉnh mình có chi trả được số nợ này không? Nhà máy, theo bài báo bạn trích thì mỗi năm lãi đến hơn 40 tỷ cơ mà! Về lâu dài, nhà máy phải có biện pháp xử lý khí thải, nước thải. Chẳng nhẽ vì chi phí đắt mà không làm? Đất nước này, thế giới này chỉ có mỗi một nhà máy phân lân LT à? Tư duy thế thì dân gần các nhà máy đó chết hết à?! "Có ở đâu như đất này không?"
    Vấn đề này không biết kiện lên toà án nào?
  10. fool_girl

    fool_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bức xúc quá rồi,bình tĩnh lại đi,nóng nảy là ko làm đc việc gì đâu.
    Tớ hiểu cảm giác của cậu.
    Tớ còn định nói nữa,nhưng nghĩ lại,chỉ nói ko cũng chẳng ích gì==>thôi,chẳng nói nữa.Cậu có thể liên lạc với ai trên truyèn hình ko? Tớ nhớ 1 lần coi TV,cũng thấy họ chiếu 1 nhà máy làm ô nhiễm đến khu dân cư xung quanh,nói chung là,qua đó cậu sẽ biết phải làm gì.
    Bản thân tớ chẳng thế giúp gì cho cậu.Nhưng tớ sẽ thử hỏi 1 số anh chị xem sao.
    (lần đầu tiên tớ đi bỏ phiếu,tớ nghe thấy 2 bà ngồi nói chuyện với nhau,1 bà bảo là bỏ làm gì,chỉ là hình thức,ng` ta xếp hết rồi.Bà còn lại gắt lên,quát cho bà kia 1 trận,"bà nói với vẩn,xếp gì mà xếp,bầu cử công bằng..." )

Chia sẻ trang này