1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi đề cử bài viết cho hợp tuyển của box Lịch Sử Văn Hoá.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NguCong, 03/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mystery_aries

    mystery_aries Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tui đề cử mấy bài này :
    Cuoihaymeu
    Lần trước các bác có tranh luận xem tôn giáo nào hiếu chiến hơn. Tôi lại có ý nghĩ khác. Lúc khởi đầu, mọi tôn giáo đều hướng thiện và sau này thì về hình thức nó vẫn là hướng thiện. Phật giáo giương cao ngọn cờ giải thoát chúng sinh ( khỏi mọi nỗi khổ). Vẫn ngọn cờ ấy, nhưng Thiên Chúa cụ thể hoá nó bằng tự do và bình đẳng ( cho giai cấp nô lệ), còn Hồi giáo với 5 trụ cột lý thuyết cơ bản : Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương và tin vào A-la cũng không gì khác hơn là kêu gọi lòng thiện của con người đối với đồng loại.
    Nhưng cũng chớ có vội tin vào nó. Trong quá trình phát triển của mình thì các tôn giáo dường như lại bộc lộ một bản chất khác, có lẽ gốc rễ bắt nguồn từ những điều kiện KT-XH (xin các bác đừng vội quy nó là hệ quả của học thuyết Mác). Nói chung thần quyền cũng nhanh chóng trở thành một thứ quyền lực thế tục và nói chung đã là thế quyền thì ắt sẽ có tranh giành quyền lợi và bóc lột(nhân dân). Trong lịch sử, tất cả các tôn giáo lớn không gì hơn đều đã là hoặc đã từng là những thế lực Kinh tế có vai trò thống trị XH trong những giai đoạn LS nhất định ( không phải ngắn).
    Với châu Á, Phật giáo đã là thế lực chính trị và KT chủ yếu ở Ấn Độ trong khoảng TK 3 trCN cho đến công lịch và ảnh hưởng của nó với khu vực Châu Á lục địa những TK sau đó. ( Không đâu xa, chính Phật giáo là lực lượng khuynh đảo chính trị trong giai đoạn Đinh- Lý -Trần ở VN ta, gây nên những cuộc thay đổi vương triều, chi phối đời sống KT-XH và lĩnh vực sinh hoạt tinh thần. Cho đến Hồ Quý Ly, quá nửa số ruộng đất của đất nước, tư liệu SX chính, thuộc về nhà chùa, nhân dân xấp xỉ tỉ lệ ấy đi tu... ).
    Với châu Âu, Ki tô giáo góp phần tạo nên và duy trì cái gọi là "Đêm trường trung cổ" kéo dài ròng rã trong suốt 8 TK, trong đó nhà thờ là trung tâm quyền lực tối cao.
    Còn Trung Cận Đông từ TK VII, chính xác là từ sau giai đoạn năm 622-630 sau CN bắt đầu bước vào kỷ nguyên Hồi giáo, trong đó tôn giáo đồng thời là chính trị, là Nhà nước, là Khoa học, là nghệ thuật...
    Giữa Hồi và Ki tô thật khó nói bên nào hiếu chiến hơn. Có một điểm khác nhau là Hồi giáo chủ trương dùng bạo lực để truyền bá và cưỡng bức sự tiếp nhận tôn giáo đối với các dân tộc khác. LS đạo Hồi cũng gắn liền với những cuộc xâm lăng, họ đã đánh đến tận nước Pháp (ngày nay) thống trị Tây Ban Nha và một phần châu Âu trong tk VIII, chiếm toàn bộ Bắc Phi, Tiểu Á, Trung Á, đánh cả Ấn độ, Trung Quốc và đến tận Đông nam Á. Rốt cục là vào thời kỳ cực thịnh, TK8-9 sau CN, lãnh thổ Hồi giáo trải dài trên một vùng đất mênh mông dài 12.000km từ sông Ấn ở phía Đông đến tận bờ Đại Tây Dương. Năm 1258, đế quốc Hồi giáo chính thức sụp đổ dưới vó ngựa của một đế quốc khác còn hùng mạnh hơn là Đế Chế Mông cổ của Thành cát tư hãn. Tuy vậy đạo Hồi không mất đi, số tín đồ khoảng 750-800 triệu có mặt ở 90 nước , trong đó khoảng hơn 40 QG lấy Hồi làm quốc giáo.
    Còn Thiên Chúa núp dưới cái vỏ ôn hoà hơn, nhưng 12 cuộc thập tự chinh dưới danh nghĩa giải phóng đất thánh ra khỏi tay bọn tà đạo về bản chất cũng là những cuộc xâm lăng mở rộng lãnh thổ và truyền bá tôn giáo về phía Đông mà thôi.
    Nhưng nhìn chung có nhiều lý do để khẳng định Đạo Hồi cực đoan và hiếu chiến hơn . Cái máu chiến đấu nó đã ăn vào xương tuỷ của các chiến binh Hồi giáo . Đối với người theo đạo Hồi thì "Tử vì đạo" là điều thiêng liêng và vinh dự nhất. Những gia đình có người đàn ông tham gia chiến trận bao giờ cũng được trọng hơn trong cộng đồng, đặc biệt là những gia đình có chiến binh tử trận. Tôi không nhớ chính xác con số tỉ lệ phân chia chiến lợi phẩm giữa các chiến binh với thủ lĩnh và gia đình "liệt sĩ", nhưng vẫn nhớ đó là một tỷ lệ công bằng...
    Thực ra Hồi giáo đã có một vai trò rất lớn trong LS văn minh nhân loại. ( Đạo Hồi tiếng A-rập là Islam = "phục tùng", do tộc người "Hồi hột" ở TQ theo đạo này nên gọi là đạo Hồi, tên gọi này được truyền bá vào VN nên ở ta cũng gọi nó là đạo Hồi)
    Về văn học, tiêu biểu nhất là bộ truyện nổi tiếng "Nghìn lẻ một đêm ", tác phẩm mà theo nhà sử học Will Durant là bộ sách được đọc nhiều nhất trên TG. Kinh Cô-ran đối với TG Hồi giáo cũng là một tác phẩm văn học vĩ đại.Nhà thờ Hồi giáo ở khắp nơi trên TG từ Trung cận đông cho đến Châu Âu, Bắc phi, Trung Á ... là một nét son trong LS Kiến Trúc TG, như Taji Mahal ở Ấn độ, Alhambra ở T B Nha với đặc trưng chủ yếu là những mái vòm cong, các hành lang và hàng cột đá, sân và bể nước cùng các hoa văn tượng hình. Về âm nhạc, người Hồi tạo ra đàn Luýt (Luth),đàn lia (Lire), sáo , trống,... cái đũa nhạc trưởng và gần gũi nhất với chúng ta là cây đàn Ghi-ta, nhạc *****i giáo được đưa vào TBNha từ TK 10 và toả ra khắp TG vì những ưu điểm độc đáo của nó. Những thuật ngữ cơ bản và quen tai của toán học như sin, cos, tang, cotang là sản phẩm của văn minh Hồi giáo vv. và vv vv... Nói chung để biết cụ tỷ thì các bác nên tìm lấy một vài quyển LS văn minh TG là đủ hết những thành tựu của văn minh Hồi giáo.
    Nhưng nói chung có 2 điểm, vốn không được đánh giá xứng đáng trong các sách đại cương LSVM, mà tôi rất muốn được nhắc lại.
    - Thứ nhất, các học giả Hồi giáo là người đã dịch gần như toàn bộ (văn bản) những công trình KH, những tác phẩm văn học nghệ thuật của 2 nền văn minh Hy Lạp, La mã cổ đại và bảo lưu nó ( trong thời gian này TK 5-13 châu Âu đang chìm trong đêm trường trung cổ và bị đứt đoạn với QK của mình), mà về sau này, chính nhờ những bản dịch này của người Hồi giáo, người châu Âu thời Phục hưng tìm lại được gốc gác văn minh của mình. Có thể nói rằng nếu không có các học giả Hồi giáo thì nhân loại chưa chắc đã biết đến những thành tựu Triết học, khoa học khổng lồ của châu Âu cổ đại.
    Thứ 2, trong thời kỳ toàn bộ châu Âu ngủ quên trong đêm trường trung cổ thì nền văn minh Hồi giáo đóng vai trò là điểm sáng của văn minh TG, sự phát triển của nó trong các TK từ 6-13 góp phần giúp cho LS văn minh TG không bị đứt đoạn.
    M_A
  2. mystery_aries

    mystery_aries Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Đây một bài nữa :
    Terrorist
    Các bác thân mến, tôi thấy là Việt Nam hiện giờ đang rất cố gắng để vươn lên. Điều đó thể hiện ở chỗ Đảng và nhà nước luôn cố gắng mở rộng cửa để thu hút vốn đầu tư đồng thời luôn muốn đẩy mạnh tiến trình globalisation bằng việc ký hợp định thương mại Việt-Mỹ và tiến tới cố gắng vào WTO.
    Tuy nhiên theo tôi thấy điều khó khăn trước tiên đó là khả năng quản lý của người Việt mình phải nói là còn rất kém. Chính vì vậy cho nên đúng như bác Trinity nói sai đâu sửa đó ( còn sai đâu sửa đó thì bác nói hơi quá, thỉnh thoảng cũng có cái đúng đấy chứ). Nói đơn giản như luật đầu tư nước ngoài, muốn mở cửa nhưng lại có rất nhiều luật linh tinh, giấy má lằng nhằng làm cho những người đầu tư rất sợ và ngại.
    Mà như tôi thấy, phép vua còn thua lệ làng nhiều lắm. Đấy là kết quả của một hệ thống quản lý chưa đồng bộ, luật pháp còn lỏng lẻo. Đơn cử như việc giấy phép con, trên chỉ đạo, dưới ko nghe. Hay như việc đào đường thôi, cũng ko có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có chức năng.
    Một ví dụ nho nhỏ nữa chắc các bác đều biết, chúng ta đang muốn vươn ra và hội nhập với thế giới, trong đó Internet đóng một vai trò rất quan trọng, vậy mà giá Internet phải nói là cắt cổ. Chỉ mấy hôm trước thôi, các bác bộ tài chính vừa ra một quyết định như là đặt dấu chấm hết cho những công ty kinh doanh thông tin trên mạng.
    Theo tôi thấy muốn vươn ra thế giới trước tiên phải xem lại chính bản thân mình đã. Muốn đi ra ngoài chơi mà lại mắc bệnh phổi thì ra ngoài để hít bụi mắc thêm bệnh lao à???
    Một đất nước mà từ hồi bé chúng ta đã được học những câu như nước VN có rừng vàng biển bạc, có nghĩa là chúng ta đã giàu rồi, ko cần gì phải cố gắng nữa, thế thì làm sao khá cho nổi???
    Và bài trả lời của ANHQUAN
    So sánh một cách hình tượng, nước ta hiện giống như một nghệ sỹ xiếc đi trên dây.
    Đặc điểm của trò mạo hiểm này là vội vàng và phiêu lưu thì sẽ có nguy cơ xảy chân ngã, nhưng nếu cẩn trọng quá thì cũng không khác gì chới với giữa dòng.
    Sự phát triển theo phương châm "sửa đâu sai đó, sai đâu sửa đó" thì chắc cũng không khác gì kiểu biểu diễn bịt mắt đi dây.
    Một màn nguy hiểm, li kỳ và tương đối rùng rợn.
    Bởi vậy, bản lĩnh và nội lực của nghệ sỹ sẽ đóng một vai trò quyết định. Trái tim nóng, nhưng cái đầu có lẽ cần phải rất lạnh.
    Nhưng không thể vì thế mà coi nhẹ vai trò của cây sào - vật dụng giữ thăng bằng. Thiếu nó thì lắm khi không thể về đích hoặc về vô cùng vất vả và dài lâu. Giao lưu ngoại thương, sự ổn định chính trị (một cách tương đối), cũng như sự ủng hộ của quốc tế trong một chừng mực nhất định sẽ tạo nên phần lớn cây sào ấy.
    Thời đại tên lửa và tri thức, hy vọng "nghệ sỹ" sẽ đi chóng tới nơi, về nhanh tới chốn, đừng chuệch choạc giữa đường!
    M_A
  3. mystery_aries

    mystery_aries Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Và đây nữa :
    Yuyu
    Một trong những bản chất đặc sắc của Văn Hoá Việt Nam không đâu có đó là sự phong phú cực kỳ của các Đại Từ Nhân Xưng.
    Không một người ngoại quốc nào dù biết tiếng Việt giỏi đến đâu có thể kể hết được các Đại Từ Nhân Xưng của Việt Nam và dùng đúng lúc, đúng người được. Thậm chí một người Việt Nam văn hoá bình thường cũng chữa chắc biết hết và dùng đúng các Đại Từ này . Các Đại Từ như Tôi, Tao, Ta , Tớ, Mình ....Nó, Hắn , Gã Y, Thị ....Thật vô cùng phong phú và tế nhị trong các văn cảnh cụ thể . Còn Cụ, Kỵ , Ông , Bác, Chú, Cậu, Dì, Già .....Ôi thật là vô cùng rắc rối, làm sao để một đứa trẻ có thể xưng hô đúng cách ?
    Ấy là chưa kể từ ngày có văn minh điện thoại , thì có biết bao chuyện thất thố cười ra nước mắt về chuyện nhầm lẫn cách xưng hô khi cách mặt . ...
    Trong khi đó tiếng Anh thật quá nghèo nàn và kém " Lễ Nghĩa " ! Từ Vua đến Hành khất đều chỉ có một cách xưng hô xấc xược là Tao với Mày !
    Nhưng liệu chúng ta có nên tự hào về sự phong phú này không nhỉ ?
    Những Tôn Ty, Trật Tự phức tạp như vậy có đáng duy trì và phát huy không hay nên đơn giản bớt để tạo sự bình đẳng trong giao tiếp ?
    Cụ Phan Khôi từ 60 năm trước đã coi đấy là biểu hiện của Tính Thiếu Dân Chủ trong Xã Hội Việt Nam. Có lẽ ý kiến này rất xác đáng .
    Cayettana
    Tôi prefer cách hiểu văn hoá là những giá trị, chuẩn mực. Mỗi cộng đồng có một hệ giá trị chuẩn mực của mình. Hệ giá trị chuẩn mực này tạo ra sự khác biệt (giữa các cộng đồng khác nhau) cũng như sự tương đồng (trong nội bộ một cộng đồng). Người Pháp cho trọng nữ, người TQ trọng nam- đó là những khác biệt giá trị về giới của Pháp và TQ. Bọn Tây gặp nhau thì bắt tay và coi đó là một nghi lễ lịch sự. Anh VN nào vừa gặp một cô mà đã đòi bắt tay, nhất định sẽ bị nghĩ không hay. Đó là những khác biệt về chuẩn mực giao tiếp của bọn Tây với người Việt mình.
    Hiểu như vậy, theo tôi, VH không có trình độ. Có thể nói, nền kinh tế nước A nước B rất phát triển, nền công nghiệp nước X nước Y rất lạc hậu. Nhưng không có VH cao hay VH thấp, không có VH lạc hậu hay VH phát triển.
    trên quan điểm này, tôi xin phản đối ý kiến bác yuyu: theo tôi, chuyện hội hoạ VN không phát triển tinh tế và khá uyên bác như TQ chẳng có gì đáng thất vọng. Đặc biệt không đáng lên án. Mỗi người có một hệ giá trị khác nhau. Tôi thích màu trắng, anh thích mầu đen. Đó chỉ là khác biệt giá trị, chẳng có gì là đúng là sai, là hơn là kém ở đây.
    Đó là về mặt giá trị VH. Nếu xét về thành tựu, hội hoạ nói riêng và nghệ thuật nói chung của VN khó có thể phát triển bằng TQ là một điều có thể hiểu được. Thứ nhất, nước ta chiến tranh liên miên (hehe, cái này phần lớn cũng là nhờ ơn mấy bác TQ), thành thử thời gian đâu mà quan tâm tới vẽ vời. Thử cho TQ 1000 năm bị xâm lược, đô hộ, miếng cơm ăn còn khó kiếm, tính mạng khó bảo toàn, thử xem hội hoạ TQ còn phát triển được không.
    Thứ 2, TQ đất rộng người đông. Như hiện nay, thế giới có 6 tỷ người thì TQ đã chiếm đến 1 tỷ. Trong dân số đông đến thế, chẳng lẽ không tuyển được nhân tài. Thử so sánh xem tỷ lệ những vĩ nhân như Lý Bạch, Đõ Phủ...với tổng dân số xem được bao nhiêu. Chúng ta thấy họ nhiều nhân tài thật, nhưng thử so sánh tỷ lệ nhân tài trên tổng số dân, chắc gì ai đã hơn ai
    Lan man chuyện nhân tài, nói thiệt với các bác, không một nhân tài nào của TQ làm tôi phục bằng Nguyễn Trãi và bác Hồ nhà ta. Không phải là mẹ hát con khen hay, nhưng quả thực, chỉ riêng 2 con người tài đức đó, khiến tôi khâm phục hơn nhiều các vĩ nhân TQ.
    Còn xa xôi hơn chút, Mạc Đĩnh Chi trông gà hoá cuốc thật, nhưng con người trông gà hoá cuốc đó làm cả triều đình nhà Nguyên phải tâm phục khẩu phục mà tặng danh hiệu Lưỡng quốc trạng nguyên. Bác Trạng Quỳnh vẽ giun thật, nhưng cuối cùng thì ai là người thắng trong cuộc thi đó?
    giving
    Theo tôi so sánh văn hoá với nhau để thấy được văn hoá vùng này hơn văn hoá vùng kia chỉ là một cách nhìn. Trong đó ta chú ý đến thành tựu mà nền văn hoá đó đạt được. Một cách nhìn khác, người ta lại ưa thích sự đa dạng và phong phú, đôi khi là độc đáo và bất ngờ.
    Thông thường tiêu chuẩn văn hoá được đánh giá thông qua cái đẹp, ngoài ra người ta thường xét đến yếu tố thuận tiện trong cuộc sống và mặt tích cực trong lao động sản xuất.
    Nếu dựa trên tiêu chuẩn cái đẹp thì rất khó so sánh, thường thì cộng đồng nào cũng đều nâng niu truyền thống văn hoá của mình luôn thấy nó đẹp và tìm cách khai thác làm cho nó càng đẹp hơn. Vậy thì không có một tiêu chuẩn khách quan để cho rằng cái này đẹp hơn cái kia được. Nhưng khi chính trong cộng đồng thấy nó không đẹp nữa, đấy là do người ta thấy chi tiết văn hoá đó không còn thuận tiện trong đời sống nữa, thậm trí nó còn cản trở việc lao động học tập trong thời đại mới.
    Vậy thì có gì đáng xấu hổ nếu ta biết Việt Nam ta cũng có những cái không bằng người để mà phấn đấu đồng thời chúng ta cũng có ý thức gạn đục khơi trong để văn hoá cộng đồng chúng ta càng thêm đậm đà đấy chứ.
    CdtphucChào các bạn, hồi nhỏ mẹ tôi có kể cho tôi nghe một câu chuyện thế này.
    Mẹ tôi may mắn được học một thầy giáo rất hay (về cả phương pháp sư phạm lẫn kiến thức).
    Một hôm, (không rõ vì nguyên nhân gì) các học sinh vây quanh thầy. Có một người hỏi, "thầy ơi, văn hoá là gì hở thầy?".
    Thầy mỉm cười trả lời, "Văn hoá là những gì còn lại sau khi người ta đã mất đi tất cả !".
    ..........
    Đến bây giờ tôi vẫn nghiền ngẫm câu nói đó và nhận thấy đó là một câu nói rất sâu sắc.
    Còn các bạn, các bạn nghĩ gì ?
    M_A
  4. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Đây là một loạt bài của Sir Cuoihaymeu về Gia Tộc và Dòng Họ trao đổi lại bài của Diệu Thuy trong Vasc Orien
    http://www.ttvnonline.com/forum/t_23404/68
    http://www.ttvnonline.com/forum/t_23404/69
    ----------------
    Bài thư nhất
    hmmm... Chuyên gia sưu tầm bài hay Koibeto hôm nay bin lên một bài không hay zồi. Bài viết của Diệu Thuý VASC đặt vấn đề đã không tốt. Gia tộc nào là gia tộc VN? Gia tộc VN nguyên thuỷ là gia tộc MẪU HỆ. Gia tộc nói đến trong bài viết là gia tộc PHỤ HỆ, nguồn gốc từ Tàu sang. Dưới góc độ ấy thì bài viết có nhiều điều không ổn.
    Gia tộc là khái niệm đặc thù của văn minh Trung Hoa. Gia tộc là những người cùng huyết thống. Nhưng rất khác với Văn hoá Tàu vốn đặc trưng bằng quan hệ Gia tộc - chỉ sự cố kết chặt chẽ giữa những người cùng dòng họ về cả không gian sinh sống, lao động sản xuất , VH VN đặc trưng bởi quan hệ xóm làng. (VN và TQ ở đây hiểu theo nghĩa không tuyệt đối, cư dân phía Nam TQ ngày nay về nhân chủng gần gũi với người Bắc Việt Nam và khí hậu gần với Bắc VN hơn là Bắc TQ).
    Không có chuyện (hoặc rất ít) ở VN cả một dòng họ hàng chục gia đình, mỗi gia đình đủ chín thế hệ (cửu tộc) cùng quây quần sinh hoạt và cùng cày cấy trên một khu vực đồng ruộng, cùng bàn bạc và quyết định những từ chuyện đại sự đến cưới hỏi ma chay. Mà thế mới gọi là gia tộc. Người tộc trưởng trong dòng họ của TQ cầm đầu dòng họ trong mọi lĩnh vực. Ở VN vị thế của ông bác Cả chưa bao giờ ghê gớm đến thế (có bác nào nể ông bác Cả không nhỉ, ngay cả ở quê?).
    Cộng đồng người VN xuất phát từ trạng thái mẫu hệ (lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở) đi lên trạng thái làng xã (lấy quan hệ xóm giềng làm cơ sở). Cái gọi là Gia tộc nguyên thuỷ của VN là Gia Tộc mẫu hệ. Hoàn toàn khác với Gia tộc phụ hệ - gia trưởng của người Tàu. Cùng với gót chân xâm lược, văn hoá Gia tộc phu hệ được người Tàu đưa vào VN từ đầu CN. Ngay cả câu chuyện Thờ cúng tổ tiên - sợi dây quan trọng nhất kết nối các thế hệ trong một dòng họ đang được chứng minh là sản phẩm của Nho giáo, vốn là nguyên tắc do Khổng Tử khởi xướng (sự tử như sự sinh - thờ người chết như thờ người sống).
    Đọc văn chương TQ cả cổ điển lẫn hiện đại, những người xa quê nhớ về cố hương là nhớ đến dòng họ, đồng nhất làng với họ. Còn hồi ức của người VN xa quê không hề là " dòng họ tôi, gia tộc tôi ... " mà chỉ đơn thuần " Làng tôi ". Dòng họ với người VN không có nhiều ý nghĩa như Làng.
    Phương thức SX nông nghiệp cơ bản của người Tàu là Tỉnh Điền - Ruộng Giếng (còn gọi Ruộng khô do TQ thuộc vùng khí hậu Lục địa khô lạnh trồng đại mạch).Ở giữa là nguồn nước nhân tạo và khoảnh ruộng chung của cả gia đình (rộng lên là cả gia tộc), xung quanh là ruộng của các anh chị em, họ hàng. Điều này cố kết người TQ trong dòng họ.
    Trái lại, người Việt phát triển trên cơ tầng văn minh Lúa nước, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và các đk tự nhiên khác. Cả làng có thể chung sức với nhau làm thuỷ lợi nhưng nếu để ý sẽ thấy ở quê ruộng mỗi nhà một mảnh, không phải vì Chú Út là em Bác Cả mà ruộng nằm cạnh nhau, càng không phải vì thế mà Bác Cả hay Chú Út chung lưng với nhau trong SX. Ruộng ai nấy làm. Ở quê, cách nhau cái giậu mồng tơi mà tơ tưởng được nhau là vì họ hàng không ở gần nhau đến vậy. Một trong những nét vô cùng đặc sắc ở nông thôn VN là Văn hoá ... chửi , người Việt chửi nhau như hát hay, chửi có vần điệu, có ý tứ đàng hoàng, mất con gà cũng chửi được từ sáng đến tối. Mà chửi nhau chẳng ai chạy từ làng này sang làng nọ, toàn là chửi ... hàng xóm láng giềng. Thù ghét nhau cũng xóm giềng, giúp đỡ nhau cũng láng giềng "Hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau ", " Bán anh em xa mua láng giềng gần " ... (Phân biệt với một số câu ca dao tục ngữ khác ca ngợi anh em họ hàng, đó là ca ngợi dưới góc độ tình cảm, khác với những câu trên chỉ sự tốt đẹp trong các mối quan hệ XH ) ...v..v...
    Người Việt không gắn bó với nhau trong dòng họ bằng trong xóm làng. Xóm làng không có nghĩa là dòng họ ( dẫu ở nhiều nơi nó có được tạo thành từ nhiều dòng họ đi nữa) .
    Nói " Gia tộc VN " nghĩa đen thì không sao nhưng nghe dưới góc độ văn hoá dân tộc thì không thuận, đơn thuần vì Gia Tộc bản thân nó với người VN không mang nhiều ý nghĩa và khái niệm ấy càng mất giá trị khi sừng sững bên cạnh nó là cấu trúc gia tộc Tàu. Ngoài cái đặt vấn đề ra trong bài viết trên có rất nhiều chỗ vớ vỉn bác Koi ạ. Nếu có thời gian tớ sẽ viết sau.
    -----------
    Bài thứ hai
    Cám ơn hai bác đã khen ngợi.
    Hôm trước tớ có nói đến chuyện Gia tộc là gia tộc nào trong bài viết của Diệu Thuý. Hôm nay tớ nói tiếp đến cái phần còn lại của tít bài :" Gia tộc VN nhìn dưới góc độ Nho giáo" .
    Lại phải đặt vấn đề là ở đây bác Diệu Thuý nhìn nhận nó dưới góc độ Nho Giáo nào ?
    Nho giáo nguyên thuỷ Trung Hoa tức Nho giáo tiên Tần mà cha đẻ là Khổng - Mạnh. Nho giáo Hán - cuộc thay máu Nho giáo lần thứ nhất do Đổng Trọng Thư tiến hành dưới thời Hán Vũ Đế mà nhờ đó Nho Gia đánh bại Bách Gia, độc tôn trong suốt hai nghìn năm còn lại trong LS tư tưởng-chính trị Trung Hoa. Hay là Tống Nho - thứ Nho giáo ảnh hưởng nặng nề nhất lên đời sống tinh thần người Việt, hay là Nho giáo của Chu Hy sau này ... ???
    Hay là Nho giáo Việt Nam (gọi cho chuẩn là Nho giáo Ở VN - vì dưới góc độ lý luận người Việt từ xưa đến nay không có sáng tạo nào đáng kể góp phần đưa Nho giáo lên một tầm cao mới. Người Việt chỉ cố gắng dung hoà Nho giáo trong quá trình Nho giáo cấu trúc lại văn hoá làng xã Việt, chủ yếu là dưới góc độ "ứng dụng" nó trong đời sống hàng ngày).
    Trong bài viết của Diệu Thuý có một sự không thống nhất, " gia tộc VN " được nhìn dưới góc độ của nhiều loại Nho Giáo. Ví dụ chỗ đạo Hiếu thì pha giữa tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ và Nho Giáo ở VN. Chỗ Đạo Vợ Chồng thì soi dưới góc độ Nho học của Đổng Trọng Thư ... Có chỗ chẳng liên quan gì đến "Gia tộc dưới góc nhìn Nho giáo" như phần Hương ước. Hương ước là sản phẩm của làng xã Việt, dùng để điều chỉnh từng thành viên trong làng chứ không phải để điều chỉnh gia tộc. Tính cá thể của nó rất cao. Trong mối quan hệ với Hương ước, gia tộc chẳng có mấy ý nghĩa.
    Xét về đại thể đã là thế. Trong từng phần cụ tỉ của bài viết cũng có rất nhiều chỗ ... lạ. Nhưng phân tích tỉ mỉ thì xin để dịp khác.
    P/S: Trong " Tìm về Bản sắc VH VN " của Trần Ngọc Thêm có nói đến vấn đề "Tổ chức nông thôn theo huyết thống - Gia đình và Gia tộc ". Xin lưu ý là đây chỉ là một trong năm khía cạnh của Tổ chức nông thôn mà tác giả dẫn ra, không phải dạng duy nhất của tổ chức nông thôn. Và ngay trong phần viết này tác giả cũng không phân biệt được giữa gia tộc MẪU HỆ và gia tộc PHỤ HỆ, lại có phần mâu thuẫn khi chứng minh Lối liên kết theo huyết thống trong NHÀ DÀI ở Tây Nguyên - là loại hình Gia tộc Mẫu hệ, bằng loại hình gia đình CỬU TỘC - là hạt nhân của Gia tộc Phụ Hệ Tàu. Bài viết của Diệu Thuý lặp lại y xì vết xe đó, kể cả cái tính mở và tính tự trị trong làng xã VN, hai đặc trưng được chứng minh là của cộng đồng Hoa Kiều trong một bài viết khác cũng của bác DIệu Thuý
    Được NguCong sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 04/08/2002
  5. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    -----------------
    Bài thứ 3
    Cám ơn các bác đã cho ý kiến.
    Đồng ý với bác MinhDuc là các nền văn minh (theo quan điểm Ăngghen) đều bắt đầu từ Mẫu hệ và chuyển sang Phụ hệ. Về nguyên lý là thế. Nhưng trong t/h này thì tôi cho rằng phải phân biệt một cách tương đối cụ thể.
    Có hai khía cạnh ở đây là Gia tộc và Dòng họ. Như tớ đã nói về bản chất huyết thống thì hai k/n này không khác nhau, nhưng đấy là nhìn nhận dưới góc độ phổ thông, còn dưới góc độ một khái niệm có nhiều dáng dấp thuật ngữ văn hoá học thì Gia tộc nó chỉ một sự cố kết chặt chẽ trên nhiều phương diện chứ không chỉ huyết thống. Nếu nói dưới góc độ Dòng họ thì chả có rì phải bàn cãi cả vì dòng họ thì hầu như bất kỳ nước nào, XH nào trên TG mà chả có. Lúc này Mẫu hệ hay Phụ hệ không thành vấn đề.
    Nhưng nếu nói Gia tộc thì khác đấy. Vấn đề chính ở đây là Gia tộc phụ hệ Tàu và Gia tộc Mẫu hệ VN.
    Ở VN những cá nhân có chung sợi dây huyết thống họ Mẹ (như một số dân tộc thiểu số) mới cố kết với nhau về nhiều phương diện ngoài huyết thống như kiểu những cá nhân Tàu chung họ đằng Cha gắn bó với nhau. Sinh hoạt chung theo kiểu nhà dài bên nhà vợ, ở rể 3 năm trước khi ra ở riêng ... là một số dấu hiệu còn sót lại cho đến ngày nay rải rác trên nhiều địa phương của VN, minh chứng cho một sự sinh hoạt tập thể và cố kết cực kỳ chặt chẽ của các Gia tộc thuộc họ mẹ của người Việt cổ. Cho nên nếu nói tới Gia tộc VIệt Nam mà khảo sát các gia tộc Mẫu hệ thì ý kiến tớ có phần khác.
    Ở VN sự chuyển hoá từ Mẫu hệ sang Phụ hệ không diễn ra một cách tự nhiên trên cơ sở những phát triển kinh tế - xã hội nội tại mà bị đổi hướng có phần đột ngột. Người Tàu xâm lược Âu Lạc (lúc này cũng chưa phải Tàu khựa chính gốc Hoa Hạ) mang theo chế độ gia đình phụ hệ - gia trưởng khá điển hình đặt lên trên cái XH có cơ tầng địa - văn hoá rất khác mình và lái cái quá trình đang có sự biến chuyển từ Mẫu hệ sang Phụ hệ ấy của VN theo một hướng khác với " thiên hướng " của nó ( theo quan điểm Địa Văn hoá thì gốc địa lý khác nhau thì văn hoá sẽ phát triển theo các hướng khác nhau - hiện tớ vẫn thích quan điểm này hơn cả). Song song với quá trình bị Tàu đồng hoá VH Việt luôn có sự chống đồng hoá dữ dội và không phải là không có những thành công. Mô hình gia tộc Phụ hệ Tàu áp đặt ở VN là một VD, nó không mấy điển hình cho cái gọi là Gia tộc.
    Tớ gõ một đoạn viết về Gia tộc Tàu của Lâm Ngữ Đường,một học giả được coi là có phần tiêu biểu của Trung Hoa đương đại. Các bác xem thử cái mà người Tàu gọi là Gia tộc (phụ hệ) tinh thần của cái khái niệm ấy nó có giống với Dòng họ VN (phụ hệ) không nhá:
    " Một gia tộc rồi thêm vào đó là bạn bè đã cấu tạo ra một bức thành luỹ tường đồng vách sắt. Bên trong bức tường đó là một thể chế cộng sản tối cao, mọi người trong đó có bổn phận lẫn nhau, đối với bên ngoài họ có thái độ lãnh đạm và đề kháng bằng đường lối tiêu cực. Rồi bởi sự phát triển tự nhiên gia tộc trở nên một thành luỹ, ngoài phạm vi của thành luỹ ấy tất cả mọi vật bất kể cái gì đều có thể tranh cướp mà lấy đều được coi là hợp pháp".
    Điều này ở VN ta có xảy ra ở cấp độ làng nhiều hơn cấp độ dòng họ.
    " Mỗi gia tộc ở TQ đúng là một tổ chức nhỏ theo kiểu cộng sản, trong đó mọi người đều sử dụng hết khả năng của mình và hưởng thụ những gì mình cần thiết; sự hỗ trợ giữa các phần tử đã phát triển đến mức rất cao, họ đều được cổ lệ bởi ý thức đạo đức và niềm vinh quang cho gia tộc. Có trường hợp một người em đã vượt bể đi xa ngàn dặm để khôi phục danh dự cho anh mình bị phá sản. Một trường hợp khác, một người được coi là tốt, đã đóng góp một số tiền lớn dùng để chi phí cho cả gia đình hay có khi là tất cả số tiền đó giúp một người cháu gọi bằng chú hay bác được đi học. Việc đó được coi là lẽ thường, không có gì đáng kể là công ơn cả ..." .
    Ở VN ta cũng có những trường hợp có người đi học ĐH cả họ được mở mặt nhưng thứ nhất là điều đó không có tính phổ quát, thứ hai là cái tinh thần phấn đấu (đi học chẳng hạn) làm vinh danh cho dòng họ là điều vớ vỉn. Có vị gia đình là cùng. Nếu có cái tinh thần "vị gia tộc" ấy thì con em nông thôn đã đi học ĐH nhiều hơn bây giờ nhiều. Không hẳn vì hoàn cảnh, cứ nhìn các em các cháu Nghệ chiếm tỉ lệ rất đông trong các truờng ĐH HN, đs khó khăn quá nên quyết tâm là đỗ hết. Dòng họ chả có cái động lực ghê gớm đối với cá nhân như vậy.
    Nói như vậy để thấy rằng cái tính chất gia tộc theo kiểu Tàu đối với dòng họ (phụ hệ) VN nó không điển hình, còn một khoảng cách tương đối xa nữa thì dòng họ phụ hệ VN mới đạt đến trình độ có thể là gia tộc. Tuy nhiên XH bây giờ đang biến chuyển theo những hướng rất khác và có lẽ không còn chỗ cho chủ nghĩa gia tộc phát triển nữa. XH ngày càng cá thể hơn nên dòng họ phụ hệ VN có lẽ mãi mãi vẫn là dòng họ, không nên cố gọi nó là gia tộc. Cho nên trong t/h này tôi phải phân định Gia tộc Phụ hệ của Tàu và Mẫu hệ của VN là vậy.
    Tuy vậy, nhìn từ phía mẫu hệ thì lại khác, có nhiều điểm cho thấy dòng họ mẫu hệ của người Việt cổ có thể đạt được đến mức " gia tộc ". Tuy nhiên đây cũng là nhận định chủ quan có phần cảm tính, tôi cũng chưa có dịp tìm kiếm tài liệu thử kiểm chứng nhận định này.
    * Kết lại vấn đề dòng họ phụ hệ VN có thể gọi bằng KN Gia tộc hay không, các bác thử hình dung một trường hợp như sau : Việt Nam ta có kiếm đạo không?
    Báo cáo là không. Kiếm là loại vũ khí đã cùng chinh chiến với người Việt ta hàng nghìn năm, hiện diện trong đời sống người Việt mười mấy hai mươi thế kỷ. Người Việt đánh kiếm chắc không quá kém, chiêu thức cũng sáng tạo được ít nhiều. Nhưng để gọi nó thành một thứ như Kiếm đạo Nhật Bản chẳng hạn thì Kiếm VN còn lâu mới đạt đến trình độ đấy.
    Hôm nọ xem một chương trình về Kiếm đạo Nhật Bản, theo sự thán phục thô thiển của tớ làm kiếm, dùng kiếm, giữ kiếm nó là cả một nghệ thuật (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), đạt đến trình độ một nghi lễ với những quy tắc chặt chẽ mang trong nó những ký hiệu văn hoá. Nó gần như một trạng thái tinh thần mang hơi thở tôn giáo mà trong đó thanh kiếm là một khí cụ linh thiêng, người dùng kiếm là một tín đồ, mỗi động tác là một nghi lễ và nơi đấu kiếm là thánh đường của người Nhật Bản. Quan trọng nhất là kiếm đạo đã trở thành một kiểu tính cách, một cách hành xử trong đời sống hàng ngày, mỗi người Nhật đều mang trong mình một tinh thần Samurai - kiếm sĩ. So với Tàu cũng thế, chả bao giờ thấy trong tâm thức những kiệt nhân, tráng sĩ người Việt có tinh thần "lưng kiếm túi thơ" như những hiệp khách Tàu (kiểu Lý Bạch) xa xưa.
    Kiếm thuật VN ta có, lich sử gắn bó của nó với người Việt cũng đến nghìn năm, nhưng để đạt đến trình độ Kiếm đạo thì không. Dòng họ VN ta cũng có (tất nhiên), nhưng đạt đến mức gọi là Gia tộc (như xuất xứ của nó) thì ... (?!)
  6. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Đây là đoạn tranh luận giữa các thành viên về vấn đề 4000 năm hay 2500 năm từ topic của bác Lorela.
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=88394
  7. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Up cái này cho anh em đọc lại.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Không ngờ cái topic này vẫn còn sống sót ở dưới đáy của LSVH.

    Nó là một món đồ cổ, đẹp, quý, nhưng vô dụng.

Chia sẻ trang này