1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói đến TH, không thể bỏ qua TH Hy La cổ đại

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 15_baitinhcachogiainhan, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 15_baitinhcachogiainhan

    15_baitinhcachogiainhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nói đến TH, không thể bỏ qua TH Hy La cổ đại

    Chào các bạn yêu thích Triết học !
    Các bạn thân mến, sức mạnh của con người nằm ở trí tuệ, sức mạnh của trí tuệ thể hiện qua phương pháp làm việc hiệu quả; muốn có phương pháp làm việc hiệu quả. Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào TH để tạo cho mình phương pháp đúng đắn, cái mà chúng ta gọi là biện chứng trong TH chẳng qua là việc biết nhìn thế giới như nó vốn có, nhìn thấy cả quá khứ và tương lai trong một sự vật, nhìn thấy nó trong các mối quan hệ với cái khác...từ đó mà có cách tiếp cận phù hợp.
    Ngay cả hiện tại, khi chúg ta sở hữu một khôi lượng tri thức khổng lồ, tưởng như chúng ta hoàn toàn có thể tạo cho mình phương pháp làm việc khoa học, nhưng không, nhiều lúc, nhiều nơi, chúng ta vẫn còn nhiều sai lầm khiến hiệu quả công việc không cao....
    Ngay từ thời cổ đại, ở Hy Lạp, La Mã cách nay hàng ngàn năm, con người đã bắt đầu hành trình vô tận đi tìm kiếm cái gọi là Biện chứng để áp dụng nó vào trong cuộc sống.....
    Cũng nhờ những người mở đường đáng kính ấy, chúng ta mới có được thành tựu như ngày nay....
    Việc tìm lại những tinh hoa của tư tưởng người xưa không chỉ để có cái nhìn toàn diện về lịch sử tư tưởng của con người mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với tổ tiên của chúng ta - việc mà chắc chắn rằng con cháu chúng ta sẽ vẫn làm, do đó tôi mong các bạn hãy đóng góp vào buổi trao đổi: Tư tưởng biện chứng trong TH Hy La cổ đại...
    Đây thực sự là một cơ hội tốt cho bạn !
  2. neulanguoikhac

    neulanguoikhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Bạn đánh giá đúng

    Phương pháp luôn quan trọng và chỉ có nắm được phương pháp mới làmviệc hiệu quả và tiết kiện được!

    Giá trị của TH HY LA ko chỉ nằm ở những tưởng nguyên hình,nguyên bản của nó mà còn lằm ở mục đích khai thác nó, từ đó mới có giá trị trong việc cụ thể ,lĩnh vực cụ thể.

    Những tư tưởng TH này càn khai thác nhiều hơn để trước hết là nhìn nhận giá trị vượt trội của nó với tư tưởng trước đó.Ví như khi nhắc tới quan điểm về học thuyết dòng chảy của Hêraclit thì ta thấy câu nói ,"mọi vật đều trôi đi" có trước thời Hy La cơ ,tuy nhiên nếu chỉ nhắc lại quan điểm mọi vật luôn biến đổi kiểu đó thì Hêraclit đã ko được nhắc đến như ông tổ của phép biện chứng,mà điểm khác biệt căn bản là ở chỗ ÔNG cho rằng có cái bất định tương đối chứ ko phải chỉ có sự biến đổi.Giá trị chính là ở chỗ đó,đúng là nếu ko có cái bất biến tương đối thì thử hỏi làm sao có thể nói về cái biến đổi được,vì cái này chỉ tồn tại và được nhạn thức khi có cái đối lập .
  3. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    vì cái này chỉ tồn tại và được nhạn thức khi có cái đối lập .
    ........................................................................................................
    Phải chăng đây chính là nguyên nhân tạo ra deconstruction?
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    không phải, đừng nhầm!
    Sách là người (viết), người là sách. Có người "sách" lại không viết sách và có người "không sách" lại ... viết sách. Biết chọn lựa mà đọc là một quá trình ... dài, nên mới có chuyện có người chẳng đọc tí triết nào mà hiệu quả công việc vẫn ... cao. Họ chính là sách (triết) vậy!
    Và theo dana..: trước khi có deconstruction con người có nhận thức không?
    Quá trình nhận thức chỉ là nhận ra mình đang: nghĩ gì và làm gì nó khác với phát minh và sáng tạo nên nó không có giải no_ben.
    Giới trẻ chúng ta dễ mắc vào cái bệnh: hễ nói đến cái gì thì sẽ cho ngay nó là quan trọng nhất. Triết học là một môn khoa học, nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Giới hạn chính là ở con người chúng ta. TH là khoa học của mọi khoa học là trên lý thuyết, thực tế còn chưa được thế, đó chính là con người chưa làm được và con người đặt cho nó hy vọng quá nhiều.
    TH hữu ích với mọi người nhất là TH gắn liền và không xa rời cuộc sống: Lâm ngữ Đường, Nguyễn hiến Lê, Nguyễn duy Cần, Hoàng xuân Việt ...
  5. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Trở lại với biện chứng, chúng ta phải xem lại ý nghĩa của từ dialectic thời Hy Lạp cổ bởi nó khác với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Các nhà triết học Hy Lạp xưa kia họ phát biểu tư tưởng của mình bằng các cuộc đối thoại(dialogues) và họ dùng ba phương pháp (trivium) là :rhetotic(tu từ, hùng biện), grammar(ngữ pháp), và dialectic(biện chứng) hay là 3 điều kiện :nói hay, nói đúng và nói có mục đích chung.
    Từ Hegel trở đi ý nghĩa của dialectic bao quát hơn như một phương pháp triết học chứ không đơn thuần là phương pháp diễn ngôn. Ngày nay ta chia ra thành các loại dialectic sau:
    - BC Hy Lạp cổ (nổi bật là Socrate)
    - BC Trung Hoa cổ
    - BC Hindu
    - BC Phật
    - BC Hegel
    - BC Marx
    - BC sinh học (các môn đệ của Darwin)
    - BC deconstruction (ý tưởng của tôi, đừng tin)
    Cái biện chứng của Heraclit mà bạn đã nêu là nhìn từ quan niệm hiện đại mà đươc chúng ta hiểu là một phương pháp triết học.
    Ý nghĩa của từ biến đổi như thế mà chúng ta cứ bám chặt lấy
    nó thì thử hỏi chân lí ở đâu?
  6. neulanguoikhac

    neulanguoikhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Người giải quyết công việc tốt phải chăng là sách(triết)?
    Chúng ta học hỏi được nhiều từ họ, có điều người(triết) ko chỉ là người có cách làm việc hiệu quả , phải chăng có sự đánh đồng ở đây?Một người kĩ sư chuyên môn , giỏi làm tốt thậm chí hiệu qua cao , phải chăng ta coi họ là sách (triết).Cứ cho là như thế đi thì các nhà toán học ,thiên văn học thời AI CẬP cổ đại (,giỏi đến độ xây được cả kim tự tháp hoành tráng và tinh vi) ,hay các nhà toán học ơ BABILON (xây vườn treo ) họ cũng làm việc nghiêm túc đó thôi, cũng hiệu quả đó thôi,vậy họ là người (triết) à?
    Nếu trong công việc cụ thể người ta có thể giải quyết tốt , thì ko thể nói rằng họ có phương pháp của triết học, có thể chỉ là kĩ năng thôi!

  7. neulanguoikhac

    neulanguoikhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của từ biến đổi như thế mà chúng ta cứ bám chặt lấy
    nó thì thử hỏi chân lí ở đâu?
    Biến đổi hàm chứa nguyên nhân tự thân.Chân lý bạn nói ở đây phải chăng là chân lý bạn chạy đi tìm?
    Nếu vậy thì có vẻ ổn rồi đấy, vì tôi biết bạn đang chạy vi chân lý đang chạy.Lẽ nào bây giờ , người ta phải tìm chân lý từ chân lý ư?
    Người ta thương nhại lại câu : có 1 điều ko biến đổi là mọi thứ đều biến đổi.Họ nhắc nhau và cả trương trình Đấu trương 100 MC cũng nói vậy.... vậy đấy hoá ra mọi thứ đều biến đổi! vậy đấy , ừ biến đổi thì biên đổi...Nhưng chúng ta nói hoài với nhau nhưng có biết sư biến đổi đó chỉ được thoát qua cái giới hạn của nó là sự bất biến .Bám vào đâu đây ? phải chăng là bám vào " ánh sáng"?
    Học thuyết của Heraclit là sự gợi mở chứ đâu phải là cái cớ để người đời bám vào,và đi theo

    có thể tôi là một kẻ ngốc nghếch,mọi người cũng vậy .Nhưng không thể đánh đồng nhưng người bạn không làm cho họ hiểu được la ngốc nghếch.Sai lầm , ngu độn .... làm nên giá trị của cái đúng ,cái thông minh....BAN hãy nói rõ hơn nữa?

  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có chứ, có các triết học cho các bộ môn, như triết học cho Toán học, Vật Lý, Văn học ... chẳng hạn. Hiệu quả công việc theo bạn chỉ là sản phẩm, là vật thể. Trước một vấn đề, sắp sếp tư duy có trình tự để tiếp cận nó cho khoa học hiệu quả cũng cần có đầu óc chứ? Đó là phi vật chất! Phải chăng đó là kỹ năng tư duy? Mà để có hiệu quả công việc (bất kỳ) CAO người ta cần có đầu óc, đó là sự thông thái, muốn có sự thông thái cần phải học hỏi nhiều, cần phải yêu mến nó. Đó chính là triết học vậy!
    Bạn đừng căng thẳng: tôi trao đổi, tôi nói lên ý kiến của mình và không hề khẳng định nó hoàn toàn đúng. Tôi cẩn thận để không sai vì tôi muốn đúng chứ tôi không sợ cái sai, như Tac_răng: đấu tranh đến cùng để sống sót không phải vì sợ chết mà đó là sinh tồn.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phương pháp chính là sản phẩm của Triết. Phương pháp diễn dịch và truyền đạt (như thế nào) để đối tượng có thể quán triệt về mặt tư tưởng. Còn về "kĩ năng" thì thuộc về Bản thể luận, nhánh thứ I của Siêu Hình Học. Chất liệu kết hợp với kĩ năng (của người thợ) sẽ tạo nên Bản thể (nét đặc thù) của một khái niệm, một đối tượng, một thực thể.

Chia sẻ trang này