1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi đón tiếp thân nhân liệt sỹ!

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi lifemax, 28/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lifemax

    lifemax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    Chà?o càc thà?nh viĂn box Quảng tri bạn Thisisme107
    MĂnh sắp t>i sẽ vĂo Hải Thượng ( Hải Lfng ) 'f thfm mT anh họ ( lĂ li?t sỹ ) hi?n giờ mĂnh chưa biết nhiều thĂng tin về tĂu xe như thế nĂo mĂnh mu'n nhờ cĂc bạn cung cấp cho mĂnh mTt s' thĂng tin.
    MĂnh biết từ HĂ NTi t>i Quảng tri ThĂnh C. - Quảng trm thứ 2 cĂ về 'ược 'ến HĂ NTi khĂng. ?
    MĂnh 'i vĂo mĂa nĂy cĂ hợp khĂng ( thời tiết, giĂ bĂo, tĂnh hĂnh giao thĂng ..)?
    Mong nhận 'ược tư vấn của cĂc bạn.
    Cảm ơn cĂc bạn rất nhiều
  2. afeng78

    afeng78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Về giĂ cả xe tĂu thĂ mĂnh cũng khĂng rĂ lắm, nhưng tất cả mọi loại phương ti?n, (trừ mĂy bay) thĂ cĂn lại phương ti?n từ HĂ NTi vĂ QT sẽ khĂng quĂ 500K.
    Về thời tiết thĂ mĂa nĂy hơi nắng, nắng Y QT thĂ cĂn cĂ giĂ LĂo.
    Về thời gian: Nếu trưa thứ 7 xuất phĂt từ HĂ NTi thĂ khoảng 11 giờ khuya cĂng ngĂy lĂ 'ến Quảng Tri xe khĂch). Nghĩ ngơi vĂ thfm mT 'ến khoảng 6 giờ chiều xuất phĂt quay trY lại vĂ 6 giờ sĂng cĂ mặt Y Thủ ĐĂ.
    Nếu cần thĂm thĂng tin gĂ thĂ post lĂn hoặc liĂn h? v>i Mod @Minhthanh79 hoặc @Hoasosac hoặc @Afeng78. sdt: 053468789 gặp BĂo sẽ cĂ thĂng tin chi tiết
  3. lifemax

    lifemax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Afeng78.
    Như vậy là Mình đã có sơ sơ thông tin rồi. Mình hỏi thêm 1 chút nữa
    Các tuyến xe từ Hà Nội đi đông hà thì có nhiều không và tần suất xuất bến như thế nào. ( Cả chiều đi và về )
    Lần trước mình đi vào bằng xe của công ty và có nghỉ qua đêm ở 1 ks đối diện bến xe Đông Hà . nên không nắm được nhiều thông tin lắm
    Mình là Nghĩa - 0983914980 ( , chắc thứ 7 này mình sẽ đi thử. hơi camơrun vì sợ sẽ không kịp về HN để làm việc trong ngày thứ 2, nên mình muốn hỏi kỹ một chút)
    cảm ơn các bạn Quảng trị nhiều lắm.
  4. afeng78

    afeng78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Các tuyến xe từ Hà Nội vào thì chắc @lifemax bít roài đúng không ?
    Còn từ QT quay lại Hà Nội thì hầu như mọi thời gian trong ngày khi nào cũng có, nhưng là đón xe gió, trưa thứ 7 đi từ Hà Nội vào khoảng 11 giờ đêm là đến QT, nghĩ ngơi và thăm mộ trong ngày chủ nhật và khoảng 6 giờ chiều là có thể lên xe quay lại Hà Nội, 6 giờ sáng là có thể bắt đầu làm việc 1 ngày đầu tuần tại Thủ đô. Khách sạn ở Đông Hà thì có rất nhiều, thượng vàng hạ cám đều có.
    Báo cho @lifemax thêm 1 thông tin nho nhỏ là Hải Thượng ở rất gần nhà mình nên nếu cần sự giúp đỡ từ phía Quảng Trị thì cứ calling cho tớ: 0972 21 01 51 hoặc 053468789 gặp Béo là Okie hết. cũng có thể gọi vào 053468789 để biết ngay thông tin.
  5. lifemax

    lifemax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hôm chủ nhật vừa rồi mình đã có một chuyến đi rất ấn tượng và tuyệt vời tới Quảng trị, Với sự giúp đỡ nhiệt tình của Afeng ( Một thành viên của Box ) mình đã tìm được thân nhân của mình,
    Chân thành cảm ơn những người Quảng trị đã hết mình giúp đỡ trong chuyến đi vừa qua. Hẹn gặp lại Quảng trị trong thời gian sớm nhất,
    Thân
    NNGHIA
  6. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Nơi đón tiếp thân nhân liệt sỹ!

    Tháng 7 lại về.

    Nhân đọc tin nhắn nhờ giúp đỡ của @lifemax mà mình chợt nãy ra ý tưởng lập topic này, để có ai đó muốn ghé Quảng Trị vào dịp tháng 7, thăm viếng hay tìm mộ liệt sỹ, thì BOX Quảng Trị còn biết đường để có thể đón tiếp (nếu có điều kiện) hoặc ít nhất là có thể cung cấp một phần thông tin nào đó có ích cho những thân nhân liệt sỹ.

    Rất mong sự ủng hộ nhiệt tình của bà con trong BOX.
  7. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Ai là thân nhân các liệt sỹ thuộc đơn vị pháo binh 368 hy sinh tại Quảng Trị năm 1968 - 1969
    Ngày 15/11, ông Hồ Văn Vơi, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã A Bung, huyện Đakrông, Quảng Trị đã cung cấp một biên bản khảo sát mộ liệt sỹ. Trong biên bản nêu rõ, phần lớn các liệt sỹ hy sinh từ năm 1968-1969.
    Biên bản này do chính quyền xã A Bung và đơn vị pháo binh phối hợp xác minh. Ông Vơi mong muốn những thông tin này được đăng tải ở chuyên mục "Tìm tên cho liệt sỹ khuyết danh" để đông đảo bạn đọc, thân nhân liệt sỹ biết tin về phần mộ của các anh. Đó là các liệt sỹ:
    1. Liệt sỹ Nguyễn Văn Dứa, sinh năm 1939; Đông Quang, Quốc Oai, Hà Tây. Đơn vị 368, hy sinh ngày 14/5/1968.
    2. Liệt sỹ Hà Đình Trưởng, sinh năm 1933; quê quán: Xã Vũ Tây, Vũ Thư, Thái Bình. Đơn vị 368, hy sinh ngày 14/5/1968.
    3. Liệt sỹ Nguyễn Đức Cừ, sinh năm 1941, quê ở Đông Hòa, Tiền Hải, Thái Bình. Đơn vị 368, hy sinh ngày 14/5/1968.
    4. Liệt sỹ Phạm Văn Kế, sinh năm 1943, quê quán: Tòng Bạt, Bất Bạt, Hà Tây. Đơn vị 368, hy sinh ngày 13/2/1969.
    5. Liệt sỹ Phùng Văn Lương, sinh năm 1945, quê quán: Lan Mẫn (hoặc Lan Mẫu), Lục Nam, Hà Bắc. Hy sinh ngày 13/2/1969.
    Phần mộ các liệt sỹ nêu trên đang an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ xã A Bung. Ngày 20-9-2005, đơn vị pháo binh đã tìm đến xác minh và lập biên bản ghi nhận với chính quyền xã A Bung. Không biết đơn vị pháo binh đã thông báo phần mộ liệt sỹ cho thân nhân chưa nên chúng tôi đăng tải thông tin này nhằm báo tin đến thân nhân liệt sỹ.
    Nếu có gì thắc mắc, xin gọi về Báo CAND, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại 04.9420595/0985696316; hoặc Trung tá Nguyễn Thị Tiến, điện thoại 0912.123.591.
    Trung tá Nguyễn Thị Tiến - báo Công an nhân dân

    Nguồn: http://www.nhantimdongdoi.org
    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 09/07/2008
  8. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Danh sách 2 liệt sĩ nguyên quán Bình Định đang yên nghỉ tại các nghĩa trang huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
    Danh sách do Sở lao động thương binh xã hội cung cấp. Thông tin chi tiết xin liên hệ: - Ông Lê Vũ Bằng - Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị: 0913456838. - Trung tâm Marin: 091823240
    1. Họ tên liệt sỹ: Nguyễn Thanh Kim
    Đơn vị lúc hy sinh: C5-D2-E101
    Nguyên quán: xã Hoàng Mỹ, huyện Hoàng Nhơn, tỉnh Bình Định Hy sinh năm: 1972
    Tên nghĩa trang: NTLS xã Triệu Long
    Xã: Triệu Long
    Huyện: Triệu Phong
    Tỉnh: Quảng Trị
    2. Họ tên liệt sỹ: Nguyễn Minh
    Ngày sinh: 1942
    Đơn vị lúc hy sinh: E 419- F 371
    Nguyên quán: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
    Hy sinh năm: 1968
    Tên nghĩa trang: NTLS xã Triệu Trạch
    Xã: Triệu Trạch
    Huyện: Triệu Phong
    Tỉnh: Quảng Trị
    Nguồn: Trung tâm Marin http://www.nhantimdongdoi.org

    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 09/07/2008
  9. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Thông tin từ 15 hài cốt liệt sĩ vừa được Đoàn C68 Quân khu 4 (Đông Hà-Quảng Trị) quy tập
    Từ ngày 26-4-2008 đến ngày 7-5-2008, Đội quy tập liệt sĩ của Đoàn C68, Quân khu 4 đã tìm kiếm, cất bốc được 15 hài cốt liệt sĩ tại Khu vực hạ lưu suối Tiên Hiên (dân gọi là Khe Nuồi) nằm ở sườn đông bắc, cao điểm 1701 - Động Voi Mệp (tọa độ 56-86) thuộc thôn Pà Loang, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Trong số 15 hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy có một số thông tin đáng chú ý.
    Đại tá Nguyễn Đức Hòa, Phó chính ủy Đoàn C68 vừa có công văn gửi chuyên mục Thông tin về mộ liệt sĩ: Từ ngày 26-4-2008 đến ngày 7-5-2008, Đội quy tập liệt sĩ của Đoàn C68, Quân khu 4 đã tìm kiếm, cất bốc được 15 hài cốt liệt sĩ tại Khu vực hạ lưu suối Tiên Hiên (dân gọi là Khe Nuồi) nằm ở sườn đông bắc, cao điểm 1701 - Động Voi Mệp (tọa độ 56-86) thuộc thôn Pà Loang, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Trong số 15 hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy có một số thông tin đáng chú ý như sau:
    - 14 hài cốt liệt sĩ được mai táng trong tăng, võng ni-lon, xếp thành một hàng ngang theo hướng từ đông sang tây; mộ cách mộ khoảng 2,5m. Người dân địa phương cho biết, trong số 14 hài cốt liệt sĩ, có một liệt sĩ tên là Nguyễn Văn Sỹ (vì trước đây có bia mộ khắc tên như vậy, do thời gian, đến nay tấm bia đó đã không còn).
    - Hài cốt liệt sĩ ở mộ thứ 4 có 1 răng hàm giả mạ màu vàng, được mai táng trong một chiếc chăn bông vỏ bằng dù rằn ri. Mộ có một mảnh giấy 12cm x 8cm gói trong túi ni-lông đã thấm nước, mục nát không đọc được chữ.
    - Hài cốt liệt sĩ ở mộ thứ 5 có một mảnh giấy 12cm x 8cm gói trong túi ni-lông đã thấm nước, mục nát chỉ đọc được chữ â,"Thái Bìnhâ, ở dòng cuối (có khả năng liệt sĩ quê ở tỉnh Thái Bình).
    - Hài cốt liệt sĩ ở mộ thứ 13 có kèm di vật là 3 chiếc bút mực, trong đó một chiếc có khắc dòng chữ â,"Bộ chỉ huy Mặt trận Đường 9 tặngâ,.
    Ngay sau khi quy tập, Đoàn C68 đã tổ chức an táng 15 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, tỉnh Quảng Trị.
    Qua chuyên mục Thông tin về mộ liệt sĩ rất mong bạn đọc cả nước, nhất là các cựu chiến binh trước đây tham gia chiến đấu tại khu vực xã Hướng Hiệp (tuyến đường 559 từ Đông Sa Liềng về cao điểm 1309 đi qua đông cao điểm 1701) cung cấp thông tin để xác minh danh tính cho các liệt sĩ.
    Thông tin xin gửi về: báo Quân đội nhân dân hoặc Đoàn C68, Quân khu 4 (Đông Hà-Quảng Trị). Điện thoại: 0983 240 036 hoặc 0914 061 438.
    Hoặc: Chuyên mục â,"Thông tin về mộ liệt sĩâ, â,?o Báo Quân đội nhân dân, số 7 - Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: 069.554119; 04.7478610; 0974.2222.74. Thư điện tử chinhtriqdnd@yahoo.com.vn
    Theo báo QĐND, Thứ Ba, 13/05/2008
    Nguồn: Trung tâm Marin http://www.nhantimdongdoi.org

    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 09/07/2008
  10. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa cử với người đã khuất

    Tôi là người cả tin, đặc biệt là tin vào những điều tốt đẹp. Nhất là khi những điều tốt ấy lại được bảo chứng bằng những báo cáo thành tích, những nghi lễ long trọng, tiền hô hậu ủng và có cả sự hiện diện đầy đủ của các quan chức, ban ngành. Thế nhưng, khi chứng kiến những nghĩa cử của Ninh - suốt 5 năm trời ròng rã (từ năm 17 tuổi) - cố gắng tìm cách đưa hài cốt một liệt sĩ từ Hà Nội về Quảng Trị, tôi mới thấy lòng tin của mình quá đỗi thơ ngây... Bởi để làm được việc ấy, cậu bé vấp phải quá nhiều rào cản từ sự thờ ơ của những người có trách nhiệm.
    Ngôi mộ tình cờ
    Ngày 27-7, đúng dịp cả nước tưng bừng chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, tôi nhận cú điện thoại của một người bạn đồng nghiệp từ Quảng Trị với lời nhắn gấp gáp và nóng bức như nắng tháng 7: ''Bằng cách nào đó, phiền cậu tới gặp em Phạm Duy Ninh ở thôn Phù Mã, xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn cho chúng mình gửi lời cảm ơn. Chính em Ninh là người đã giúp quy tập một ngôi mộ liệt sĩ chống Mỹ độc nhất vô nhị của tỉnh Quảng Trị nằm tận... Hà Nội. Tiếc là em Ninh đã ra Hà Nội mất rồi''.
    Những cú điện thoại ''cứu trợ'' kiểu này, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được từ một vài đồng nghiệp báo bạn, nhưng chủ yếu là liên quan đến công việc chuyên môn. Riêng cuộc điện thoại này, nó gây cho tôi một sự tò mò bởi ý nghĩ, xưa nay người ta chỉ quy tập mộ liệt sĩ từ Nam ra Bắc, ai lại làm ngược từ Bắc vào Nam như em Ninh làm...
    Phạm Duy Ninh nhìn còn trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 22 của mình. Câu chuyện để cậu bắt đầu ''đoạn trường'' đi tìm địa chỉ cho một liệt sĩ xuất phát từ một sự tình cờ. Cách đây 5 năm, khi Ninh mới 17 tuổi, trong một lần đi chăn trâu tại bãi Đồng Lều, tình cờ cậu bé nhìn thấy một ngôi mộ nằm chơ vơ tại đó. ở các vùng quê ngoại thành Hà Nội, những ngôi mộ rải rác như thế này thường rất nhiều.
    Tuy nhiên, ngôi mộ này gây cho cậu một chú ý đặc biệt vì khu Đồng Lều vốn là một bãi tha ma chuyên dành cho các ngôi mộ di dời không có người nhận. Vậy mà tại ngôi mộ này, Ninh nhìn thấy trên đó có một tấm bia lạ lùng, nó làm từ một tảng đá được vạt thẳng góc trên khắc dòng chữ liêu xiêu: ''Liệt sĩ Nguyễn Ổi. Sinh năm 1920. Thôn Đông Hà, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Hy sinh ngày 14-7-1966''.
    Khi nhìn thấy tấm bia đó, trong đầu cậu chợt nảy ra một loạt thắc mắc: Tại sao một liệt sĩ ở tận Quảng Trị lại có thể hy sinh tại Hà Nội? Tại sao đã 40 năm qua, liệt sĩ Nguyễn Ôi vẫn nằm ở đây mà không ai đưa về quê? Nếu không còn người thân thì tại sao không ai nghĩ đến việc đưa liệt sĩ vào nghĩa trang?
    Từng ấy năm liệu đã có ai thắp cho liệt sĩ ổi môt nén hương? Những ý nghĩ đó cứ quẩn quanh trong đầu... Ngay ngày hôm sau, Ninh xin mẹ một thẻ hương mang ra ngôi mộ nọ. Và như có một sự thôi thúc kỳ lạ, khi thắp hương cho liệt sĩ Ổi, Ninh lầm rầm khấn với lời nguyện: Sẽ bằng mọi cách, giúp con người đã ngã xuống vì Tổ quốc này tìm về được quê hương.
    Thiếu trách nhiệm, hay vô cảm?
    Mặc dù lòng tự nhủ lòng như thế, nhưng với một cậu bé nông thôn 17 tuổi, làm cách nào để ''đưa'' liệt sĩ Ổi về quê thật không dễ dàng chút nào. Ninh nói: ''Khi ấy, em chẳng hiểu biết gì, chẳng biết phải tìm ai để nhờ vả việc này''.
    Rất may sau đó, Ninh tình cờ được xem một chương trình tivi nói về những người đi tìm mộ liệt sĩ. Cậu bèn tra danh bạ số điện thoại của Đài Truyền hình và bắt đầu cuộc gọi đầu tiên. Thật không may, người nhấc máy hôm đó không giúp gì được nhiều ngoài câu trả lời: ''Đây không phải chức năng của chúng tôi''.
    Tuy nhiên, sau 5 lần kiên nhẫn gọi đi gọi lại, người ta cũng chỉ dẫn đến một số máy và người tiếp chuyện mới đã cảm ơn những thông tin của cậu và hứa sẽ gọi lại. Ninh đợi, đợi mất đúng một tháng. Quá sốt ruột vì không thấy hồi âm, cậu bèn lóc cóc tìm ra Hà Nội. Sau nhiều lời hứa hẹn, một tháng, hai tháng, rồi 1 năm trôi qua, vẫn không có hồi âm của cơ quan có thẩm quyền?!
    Nhưng cứ tuần rằm, mùng 1, Ninh lại mang thẻ hương ra ngôi mộ thắp cho người lính, lòng tự nhủ, có lẽ những thông tin đã được phát đi, nhưng không có người nhận. Không bỏ cuộc, cậu bắt đầu phương án mới.
    Ninh bắt đầu tìm hiểu về những chế độ, chính sách dành cho TBLS qua sách báo và biết được lĩnh vực này do các Sở LĐ-TB và XH phụ trách. Cú điện thoại đầu tiên của năm 2003, Ninh gọi cho đài 1080 Quảng Trị xin số của Sở LĐ-TB và XH tỉnh. Hàng chục cuộc điện thoại đường dài tiếp theo của cậu gọi đến đây. Song cũng lại chỉ là những lời hẹn, những lời hứa sẽ liên lạc lại, rồi bặt vô âm tín
    Ninh kể: ''Thậm chí có lần, em còn bị mắng xơi xơi vì cô cán bộ nghe điện thấy em gọi nhiều quá, cô ấy còn hỏi: Cháu rỗi việc à?''. Chỉ khổ bà mẹ Ninh, tháng nào cũng è cổ đóng tiền điện thoại cho cậu con trai. Ninh cười cười: Không chịu nổi việc điện thoại tháng nào cũng bị ông con ''buôn'' đường dài tới hàng trăm nghìn, mẹ em tuyên bố cắt máy.
    Không nản, Ninh gom góp tiền mua một chiếc điện thoại di động. Bắt đầu từ cuối năm 2003, Ninh dò theo địa chỉ trên tấm bia tìm cách gọi về địa phương liệt sĩ Ổi. Thật không may, từ sau giải phóng, tên các địa phương đã bị thay đổi. Lần dò tìm mãi cuối cùng cậu phát hiện địa chỉ trên tấm bia kia nay đã đổi thành phường 3 thị xã Đông Hà, Quảng Trị.
    Mừng quá, Ninh tìm số của UBND phường và gọi ngay lập tức để cầu cứu, nhưng vị cán bộ tiếp dân khi nghe máy đã dội vào lòng nhiệt tình của cậu bé bằng câu nói lạnh lùng: ''Tôi không biết''.
    Liên tiếp sau đó là những cú điện xin gặp Chủ tịch phường, rồi cán bộ phụ trách công tác TBLS, nhưng những gì Ninh nhận được chỉ là những cú dập máy đùng đùng, những lời cáu gắt hay nhẹ nhàng hơn là lời từ chối: ''Tôi không biết'' hoặc ''Nhầm máy rồi''. Ròng rã 3 năm sau đó, đầu mối duy nhất này là nơi năm nào cậu bé cũng gọi về với hy vọng gặp được một ai đó nhiệt tình với cậu hơn. "Em không tin là thân nhân liệt sĩ Ổi không còn ai" - Ninh nói.
    Đến năm 2006, Ninh bắt đầu tuyệt vọng. Ninh kể: Anh không thể biết được em đã tốn tiền điện thoại một cách vô ích nhiều đến thế nào... Ngày ấy, cậu còn đi học, mà đã đi học thì làm gì có tiền, điện thoại thì 3.500đ/phút. Cứ có được đồng nào là mua thẻ nạp tiền gọi liên miên, cuối cùng Ninh nghĩ ra một phương cách mới mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy ''phiêu lưu''.
    Cậu bé gọi cho 1080 Quảng Trị đề nghị cung cấp toàn bộ những số thuê bao tại phường 3 thị xã Đông Hà mà chủ thuê bao có họ Nguyễn - cùng họ với liệt sĩ Nguyễn Ổi để bắt đầu công cuộc ''mò kim đáy bể''. Vì gọi quá nhiều cho 1080 Quảng Trị trong suốt 5 năm, giọng Ninh đã trở nên quen thuộc với các tổng đài viên đến nỗi, các nhân viên trực tốt bụng đã tư vấn cho cậu chỉ nên ''khoanh vùng'' vào những thuê bao đăng ký lâu năm để tránh lãng phí.
    Gợi ý cuối cùng này đã thành công. Tháng 10-2006, Ninh đã ''mò trúng kim''. Bà Nguyễn Thị Thu, cháu ruột của liệt sĩ Ổi đã nhận được thông tin về bác của mình sau hàng chục năm trời tìm kiếm không thành. Điều đặc biệt, nhà bà Thu cách UBND phường, nơi tiếp nhận điện thoại của cậu bé không xa.
    Lời nhắn để ngỏ
    Ngày 16-7-2007 đúng 1 năm sau khi nhận được điện thoại của Ninh, bà Thu lên đường ra Hà Nội. Gia đình cậu bé này trở thành ''đại bản doanh'' để lo mọi thủ tục đưa liệt sĩ Ổi trở về bản quán. Từ đây, danh tính một liệt sĩ mới được sáng tỏ.
    Liệt sĩ Nguyễn Ổi nguyên là một chiến sĩ tập kết ra Bắc từ năm 1954 và đã hy sinh vì bom Mỹ khi làm nhiệm vụ bảo vệ kho xăng dầu quân đội gần khu vực ga Trung Giã năm 1966. Ngày 21-7-2007, Ninh cùng bà Thu đưa hài cốt liệt sĩ Nguyễn Ổi về Quảng Trị.
    Đúng dịp 27-7, ở địa phương, lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Ổi được tổ chức hết sức trọng thể với đầy đủ đại diện các sở, ban, ngành liên quan cùng chính quyền sở tại. ở đó, người ta đọc điếu văn với những lời biết ơn sâu sắc các anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc.
    Trong số đó có cả những đại diện các cơ quan đã từng lạnh lùng dập máy khi Ninh gọi đến cầu cứu họ. Lẽ ra những người có trách nhiệm đã có thể tìm ra Liệt sĩ Ổi và rước anh ''về quê'' sớm hơn...
    Nhưng rồi, có lẽ vì căn bệnh vô cảm nên họ ''phó thác'' cái việc nằm trong trách nhiệm của mình kia cho một thanh niên đã cất công suốt 5 năm liên lạc, tìm tòi chỉ với mục đích, giúp người đã ngã xuống vì đất nước tìm lại quê quán, gia đình.
    Tôi không phải là cán bộ chính sách, cũng chẳng phải nhà hoạch định xã hội. Chỉ là một phóng viên trẻ, đi và thấy, và ghi lại những điều đã được chứng kiến với hy vọng qua câu chuyện này, có lẽ ai đó sẽ thấm thía việc làm cao đẹp của bao người, như Ninh, vẫn đang từng ngày, từng giờ, lặng lẽ, cống hiến, sẻ chia, để cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
    Lâm Bình - An ninh Thủ đô
    Nguồn: Trung tâm Marin http://www.nhantimdongdoi.org
    Đọc bài này tôi đã chảy nước mắt. Tại sao ở Quảng Trị mình lại có những con người vô cảm như vậy?
    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 10:21 ngày 09/07/2008

Chia sẻ trang này