1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nội dung học thuyết quân sự mới của Nga"

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi daioan228, 23/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daioan228

    daioan228 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    "Nội dung học thuyết quân sự mới của Nga"

    Trước ngày 1/10 này, Chính phủ Nga sẽ xem xét Dự thảo Học thuyết quân sự mới của nước này. Dự thảo do các chuyên gia quân sự soạn ra nhằm thích ứng với bối cảnh chính trị mới và được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Nga trình lên. Điều đặc biệt trong Dự thảo này là Nga đã xác định rõ kẻ thù và đồng minh tiềm tàng của mình. Dưới đây là một số nét cơ bản.

    [​IMG]

    (Sức mạnh quân sự Nga. )

    Liên quan đến chính trị nội bộ
    Học thuyết quân sự cũ được phê chuẩn theo Sắc lệnh số 706 của Tổng thống Nga V.Putin ngày 21/04/2000 thay vì Sắc lệnh của cựu Tổng thống B.Yeltsin ngày 02/11/1993 đã mất hiệu lực.

    Học thuyết quân sự cũ là văn bản của thời kỳ chuyển tiếp - thời kỳ khôi phục thể chế nhà nước dân chủ, nền kinh tế nhiều thành phần, cải cách tổ chức quân sự của nhà nước, chuyển hoá linh hoạt các quan hệ quốc tế. Còn Học thuyết quân sự mới mang tính chất thường xuyên, lẽ dĩ nhiên có thể sau này tuỳ tình hình thực tế sẽ có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Vấn đề quan trọng là trong học thuyết mới này đã loại bỏ hẳn cụm từ "thời kỳ chuyển tiếp". Giờ đây học thuyết quân sự mới của Nga là văn bản của nhà nước dân chủ.

    Học thuyết quân sự mới của Nga là phản ánh hệ tư tưởng dân chủ và khẳng định rằng quá trình chuyển hoá nhà nước hình mẫu Xô viết sang nhà nước có thể chế dân chủ đã kết thúc.

    Với học thuyết quân sự mới này, ban lãnh đạo Nga có thể tuyên bố về các quan điểm chính trị của mình không sợ sẽ gây ra quan hệ căng thẳng với các đối tác bên kia đại dương. Cụ thể, khác với học thuyết quân sự cũ, học thuyết quân sự mới của Nga xác định hoàn toàn rõ ràng đối thủ tiềm tàng của Nga là Mỹ, NATO và chủ nghĩa khủng bố.

    Kẻ thù cũ và mới: Mỹ
    Đối với Mỹ, nội dung trong Học thuyết mới này không có gì đáng bất ngờ. Mỹ đã đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa năm 2001 và trong quan hệ Nga - Mỹ đang ngự trị giai đoạn băng giá, hai bên đều tung ra những tuyên bố châm chọc nhau cùng với những mưu toan ngấm ngầm.

    Cụ thể, theo quan điểm của Nga, Mỹ đã cản trở Nga gia nhập WTO. Trong quá trình diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Sant-Petersburg của các nước thành viên "G8", Mỹ từ chối tham gia ký nghị định thư song phương về việc để Nga gia nhập WTO. Giữa Matxcơva và Washington đã xuất hiện những rạn nứt nghiêm trọng về việc Nga bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD, trong đó có cả máy bay tiêm kích cho chính phủ "đỏ" Venezuela do Hugo Chavez đứng đầu. Ngay sau khi Nga và Venezulea ký hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự, Mỹ - vốn từ trước đến nay vẫn coi Mỹ Latinh là khu vực sân sau của mình - đã tuyên bố trừng phạt các công ty Nga "Rosoboronekxport" (Công ty xuất khẩu vũ khí Nga) và "Xukhôi" (Công ty sản xuất máy bay chiến đấu Xukhôi).

    Nga và Mỹ cũng bất đồng nghiêm trọng trong các vấn đề giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. Hai nước cũng không thể nhất trí được với nhau về việc phát triển chương trình hạt nhân của mỗi nước. Tháng 8/2006 Mỹ cũng đã tuyên bố rằng sẵn sàng xem xét lại Hiệp ước cấm vũ khí tiến công chiến lược 1 (SALT-1) và SALT-2, thay đầu đạn hạt nhân bằng đầu đạn thông thường, nhưng loại bỏ hạn chế việc sử dụng những loại tên lửa này.

    Về phía mình, Nga cũng tuyên bố sẵn sàng khôi phục lại các lữ đoàn tên lửa tầm trung. Ngoài ra, Nga cũng đơn phương huỷ bỏ thoả thuận tập trận chung Nga - Mỹ "Torgau - 2006" dự kiến được tiến hành vào tháng 9/06 tại bãi diễn tập ở tỉnh Nhizhegorod.

    Kẻ thù cũ và mới: NATO

    Nga tuyên bố NATO là đối thủ tiềm tàng cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ngay từ năm 2003, trong khi xem xét học thuyết hiện đại hoá lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng Nga soạn thảo, Tổng thống Nga V.Putin và Bộ trưởng Quốc phòng S.Ivanov trong các phát biểu của mình đã nhiều lần nhấn mạnh "nếu NATO vẫn duy trì là một liên minh quân sự với học thuyết quân sự tấn công hiện nay, thì điều đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cơ bản kế hoạch quân sự của Nga và các nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang Nga, kể cả thay đổi chiế lược hạt nhân của Nga".

    Nga đặc biệt lo ngại việc biên giới của NATO tiến sát biên giới Nga và việc Ukraina gia nhập NATO, bởi điều đó sẽ dẫn đến phức tạp tình hình xung quanh hạm đội biển Đen và các căn cứ quân sự ở Krưm.

    Kẻ thù mới và cũ: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế

    Kẻ thù tiềm tàng của Nga thứ ba là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đây là điều gây nên nhiều vấn đề nhất. Trước hết, cho đến hiện nay, hiện tượng này vẫn chưa có khái niệm rõ ràng.

    Thực tế, chủ nghĩa khủng bố trong quan niệm của Israel khác với quan niệm của nhiều quốc gia Arập, kể cả Iran. Tại khoá họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2005, các nước thành viên đã không thống nhất được định nghĩa cho nội dung của thuật ngữ này.

    Nhiều nước lo ngại rằng "khủng bố" có thể bị hiểu là đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Đồng minh

    Các học thuyết quân sự cũ của Nga thường bị phê phán là không nêu rõ đồng minh chiến lược của Nga. Còn trong Học thuyết quân sự mới này, cùng với việc nêu đối thủ tiềm tàng, Nga còn xác đinh đồng minh tiềm tàng của mình.

    Cụ thể, Nga sẽ tiến hành chính sách phòng thủ chung với các nước SNG. Nói một cách khác, trong bối cảnh hiện nay, Nga cố gắng đưa vào cuộc sống một số yếu tố của học thuyết quân sự thời Liên Xô cũ. Tuỳ theo cách hiểu, nhưng có thể giải thích là Nga đang cố gắng hạn chế phản ứng và nỗ lực gây áp lực đối với những nước trước đây từng thuộc Liên Xô cũ, cũng như ý định thành lập một khối quân sự mới trên nền tảng của không gian hậu Xô viết do tình hình chính trị thực tế hiện nay.

    Học thuyết quân sự mới cho thấy Nga đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình ở các nước giáp biên với Nga. Trong đó, Nga có thể tham gia vào giải quyết các cuộc xung đột vũ trang biên giới chạy theo lãnh thổ của mình, nơi diễn ra các vi phạm nguyên tắc của luật pháp quốc tế, xâm phạm đến quyền lợi của công dân Nga.

    Vấn đề nhạy cảm: Hạt nhân

    Trong Học thuyết quân sự mới còn có một số thay đổi về quan điểm trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu trong các học thuyết trước đây, Nga ủng hộ việc không phổ biến toàn diện vũ khí hạt nhân, thì bây giờ, trong Học thuyết quân sự mới, Nga chỉ nêu chung chung rằng quốc gia này ủng hộ việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và phương tiện mang nó. Theo một số nhà bình luận, có thể đây là sự khéo léo của Nga liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran, vì Nga vẫn phản đối trừng phạt kinh tế Iran trong vấn đề triển khai chương trình hạt nhân ở nước này.

    Học thuyết quân sự mới của Nga chứng tỏ rằng Nga đang muốn vươn tới vai trò của "một bên chơi tích cực" trên trường quốc tế. Trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tiềm năng của Nga, Nga muốn khẳng định lại mình vẫn là một cường quốc, không thể bị Mỹ và NATO o ép và lấn sân của mình, nhất là ở khu vực mà Nga vẫn có ảnh hưởng truyền thống.
  2. AK48

    AK48 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em cũng hy vọng bá Gấu thức dậy nhưng trước đó bác phải tích mỡ đủ cho mùa Đông đã
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Xao thế nhỉ đáng nhẽ bác Ngố phải thêm vào phần kẻ thù cũ và mới lũ Khựa nữa chứ mấy ông Ngố này ko nhìn xa trông rộng gì cả .Cái lũ khốn ấy tầm 50 chục năm nữa học thuyết của nó lại có cả phần"các nước đàn em:Ngố" thì khốn
  4. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Coi các nước SNG là đồng minh hết cũng hới khó, Kiev đang thân phương tây, mí thằng bé con thì cho Mẽo đặt căn cứ quân sự, tình hình này sao ko coi 1 nước nhỏ bé trấn thủ biển Đông là đồng minh nhờ, 2 đồng minh tạo thành 1 gọng kìm thắt chặt chủ nghĩa bành trướng
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Tình hình bạo lực , tội phạm gia tăng đã khiến một thị trưởng đề nghị hợp pháp hoá ******* để chống làn sóng bạo lực ở Nga . chuyện thật là lạ đời ?
    Russian Mayor Hopes Call Girls Will Rein in Terrorists
    Created: 13.09.2006 15:29 MSK (GMT +3), Updated: 15:29 MSK, 13 hours 13 minutes ago
    MosNews :mrgreen:
    A Russian mayor has called for prostitution to be made legal in a bid to wipe out a rising tide of extremism.
    Igor Shpektor, mayor of Vorkuta, said it would give men another way to spend their time rather than getting involved in racist attacks, Ananova reports.
    He said: ?oLegalising prostitution would give men an opportunity within the law to address their emotions ***ually with a provided service rather than expressing them in the form of xenophobia and extremism.?
    And he added: ?oAll the women providing the service would of course receive full state protection and a full pension.?
    Russia has recently seen a sharp rise in violent crimes committed by racist extremists.
    http://www.mosnews.com/news/2006/09/...stitutes.shtml>
  6. thanhtruc03

    thanhtruc03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đó là giải pháp hợp lý.
    ******* bất hợp pháp dẫn đến tình trạng tồn tại nạn bảo kê, cò mồi, ma cô sống nhờ thân xác phụ nữ. Và bọn ăn theo này là tác nhân gây bạo lực, tội phạm.
    Nếu ******* được hợp pháp hóa, thì bọn bảo kê không còn đất sống. Có chuyện gì cứ gọi cảnh sát. Nhờ vậy giảm được bạo lực, tội phạm.
  7. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bọn bảo kê đâu có chết, bọn nó cũng chuyển sang hoạt động hợp pháp thôi. Tội phạm đồng nghĩa với vi phạm luật pháp, nếu hợp pháp thì tội phạm sẽ giảm. Tội phạm giảm chưa chắc bạo lực giảm, các băng đảng (hợp pháp thì trở thành các công ty) vẫn tranh nhau địa bàn, sẵn sàng đâm chém nhau.
  8. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Nga đặt Mỹ_NATO vào vị trí kẻ thù là một sai lầm to lớn nhất trong chính sách đối ngoại . Mỹ-NATO-Nhật kiểm soát gần như toàn bộ nền kinh tế và thị trường tiền tệ quốc tế . Đặt bọn này vào vị trì thù địch là ngăn cản sự nghiệp phát triễn kinh thế đẩy quốc gia vào bế tắc kinh tế .
    Theo Tôi kẻ thù số 1 của nước Nga chính là bọn đầu trọc cực hữu và các quan chức nặng óc thủ cựu thù nghịch . Họ cô lập nước Nga và tạo ra bất ỗn xã hội .
    Kẻ thù số 2 là chủ nghĩa khủng bố mà kẻ đỡ đầu chủ nghĩa khủng bố chính là những quốc gia đang sống nhờ vũ khí Nga như Iran , Syria....
    Kẻ thù số 3 là bọn cán bộ , cảnh sát , quân nhân...tham nhủng . bọn này đẩy nước Nga vào con đường suy yếu .
    TQ là kẻ khôn ngoan hơn khi biết nặng nhẹ để phát triễn kinh tế . Kinh tế là xương sống quốc gia . Không phát triễn được kinh tế là tự sát . Không thể cứ bơm Dầu-khí đốt bán vì ngày nào đó dầu sẽ cạn thôi . đó không phải là nền kinh tế mạnh thật sự . Chiếm lĩnh thị trường hàng dân sự và tăng sức mua trong nước đó mới là cánh làm đúng . Dân sẽ giàu và nước sẽ mạnh . Hận thù chỉ đưa đến trì trệ chậm tiến mà thôi .
    Được AndrewTran sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 07/10/2006
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Đúng ra thì ko phải là "thù địch" mà là "đối thủ tự nhiên"
    Bất cứ một học thuyết phòng vệ nào cũng nhằm ngăn chặn các quốc gia có tiềm năng trở thành đối thủ, vd như NC là đối thủ của Thái, trong khi thực tế 2 bên tình cảm rất thân thiết. VD khác, Đức là kẻ thù tiềm năng của hầu hết các nước châu âu, may mắn trong thời CTL, Đức đã ngoại giao thành công trên nguyên tắc phi vũ lực, giảm mức độ xung đột tiềm tàng xuống thấp. Thực tế là tây Đức vẫn chịu chiếm đóng của Mẽo, và Đức ko thành lập quân đội..
    Nga và Mẽo vừa đối đầu vừa hợp tác đã thành truyền thống, ko có gì lạ nếu học thuyết phòng vệ của Nga coi NATO là kẻ thù, tuy nhiên về mặt KT vẫn hợp tác mạnh với châu âu và Mẽo.
    Nếu nhìn từ quan điểm khác thì chính châu Âu và Mẽo đang tìm cách làm suy yếu Nga về mặt KT và thọc hông về mặt an ninh. Nếu hợp tác KT toàn diện, có lẽ ko lâu sau Nga sẽ thành trùm chứ ko phải là tây âu vì nó có con bài năng lượng.
    Việc NATO định thay đổi bản đồ quân sự của Ngố ảnh hưởng đến an ninh của nó thì dĩ nhiên nó sẽ phản ứng lại. Ko nói ai chơi xấu hơn ai được..
    Châu âu có cay cú vì Nga lợn dùng quân sự và năng lượng tống tiền mình thì cũng phải chịu, nó là nước lớn, phải tự trách mình ko đẩy được ảnh hưởng của Mẽo và ko thống nhất được để làm đối trọng với nó.
    Tất nhiên, giá phải trả của Ngố là hạn chế về hợp tác KT của châu âu, dám chơi dám chịu. Nhưng lâu dài thì Nga và EU vẫn sẽ phải hợp tác. Có lẽ trong thời tonton Putin Ngố sẽ xác định lại vị thế của mình đã, các thời sau sẽ hoà hoãn hợp tác tốt hơn chăng? Có vị thế vững chắc thì hợp tác vẫn tốt hơn là cầu cạnh hợp tác bằng bất cứ giá nào.
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Nga rất khó khống chế năng lượng vì các lý do sau :
    1 - Họ dựa vào dầu mỏ để kiếm tiền . Ngưng bán dầu giá dầu tăng cao nhưng châu âu có thể tăng khai thác nơi khác dù chịu ít nhiều thiệt hại . Nhưng Nga cũng chịu thiệt hại không ít .
    2- Rất nhiều bãi khai thác dầu của Nga thật sự Nga chỉ sở hữa một phần . Phần còn lại nằm trong tay các công ty nước ngoài .
    3- Azerbaijan khai thác nữa triệu thùng dầu mỗi ngày và đến năm 2008 đạt 1,2 triệu thùng một ngày . Đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan đưa dầu ra địa trung hải hoàn toàn không đi ngang lảnh thổ nước Nga . Đường ống này sức tải hơn 1 triệu thùng /ngày . chính nó đã tạo cơ hội cho Mỹ vào Georgia
    4- trữ lượng dầu chưa khai thác của mỹ còn rất lớn .

Chia sẻ trang này