1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nội gia - Ngoại gia, càng bàn càng loạn ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 04/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nội gia - Ngoại gia, càng bàn càng loạn ?

    NỘI GIA - NGOẠI GIA, sự khác biệt chỉ trong gang tấc ?

    Ngoại gia:

    1 Chủ về cương, dùng sức, kình, tốc độ.
    2 Tầm đòn vung dài, rộng. Lấy eo phát lực
    3 Trường đòn, trường kình, tầm hoạt động rộng, trọng vươn dãn.
    4 Chuộng đường thẳng
    5 Bộ pháp theo đường thẳng, 8 phương và 4 hướng.
    6 Dùng sức phát lực
    7 Dùng sức đối sức, lấy tốc độ và sức mạnh để dứt điểm.
    8 Đấm, đá, gối, trỏ làm trọng; Đòn thế dứt khoát, cương mãnh, hung bạo.
    9 Trong cương có nhu, lấy cương làm chủ.
    10 Chú trọng luyện ngoại.
    11 Ra đòn cương mãnh, dễ luyện, dễ thấy.
    12 Ngoại luyện sức mạnh, tốc độ, công phá,?.
    13 Ngoại gia xuất phát chủ yếu từ trong dân gian, quân đội, phật môn,?.
    14 Đại diện chính: Đạt Ma, khoảng thời nhà Đường, người đặt nền móng cho Ngoại Gia Kungfu.

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Nội gia:

    1 Chủ về nhu, mượn lực phát lực.
    2 Tầm đòn ngắn, phạm vi hẹp. Mượn lực phát lực.
    3 Trọng đoản đòn, đoản kình, mau lẹ.
    4 Thích đường tròn
    5 Bộ pháp theo đường vòng tròn, bát quái.
    6 Lấy ý, khí phát lực.
    7 Dùng khéo chống mạnh, linh hoạt làm trọng.
    8 Kéo, nâng, tỳ, vít, đẩy. Chân, tay theo nhau không dừng đòn, dùng nội kình đả thương đối thủ là chính.
    9 Trong nhu có cương (bông gòn giấu kim), cương nhu tương tế.
    10 Chú trọng luyện nội.
    11 Ra đòn linh hoạt, thần bí, khó thành.
    12 Nội luyện gân, cốt, bì,?.
    13 Nội gia xuất phát chủ yếu từ các Đạo sỹ tu hành khắc khổ trên rừng cao núi thẳm, trong các gia binh ?" gia tướng quan lại,?.
    14 Đại diện chính : Trương Tam Phong (Võ Đang), khoảng cuối thời nhà Tống đến đầu thời nhà Minh, người đặt nền móng của Nội Gia Kungfu.

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    MỘT Ý KIẾN KHÁC VỀ NỘI GIA - NGOẠI GIA:
    - Nội gia là những môn đồ trong nhà, được sự huấn thị riêng biệt. Cha truyền cho con thì khác với truyền cho người ngoài. Cho nên cũng có rất nhiều bài bản được Nội truyền chứ không Ngoại truyền tuy là cùng học 1 thày.
    - Ngoại gia là những môn đồ không chính thống. Ví như trong Phật Môn có 2 dạng đệ tử Nội Gia và dạng đệ tử Ngoại Gia vậy. Tuy chung một bài bản nhưng cách luyện tập khác xa nhau. Bài bản không được giải thích cặn kẽ, tuỳ vào sở học và trí ngộ của người tập mà có những cách hiểu khác nhau.
  3. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Bác thieulam-vietnam kiểm tra lại xem thế nào, chứ tui nhớ rằng Ngoại gia chỉ các môn võ không có nguồn gốc từ Trung Quốc (Ngoại) như Thiếu Lâm, còn Nội gia chỉ các môn do người Trung quốc sáng tạo ra phần lớn, tỷ như Võ đang hay Thái cực quyền
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Ông Thieulamvietnam - giang hồ quí an ạ, theo chỗ tôi biết, Nội gia hay Ngoại gia chỉ là tương đối và do người cận đại nghĩ ra. Thuật ngữ này dường như chẳng có gái trị quái gì, ngoài việc phân định tương đối và để dễ chê bai nhau mà thôi.
    Vậy đúng ko hả ông?
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phân chia Ngoại gia-Nội gia có nhiều thuyết giải thích.
    Việc phân chia cũng có tác dụng là giúp ta có sự so sánh tương đối hai dòng đó.
    Theo tui thì ngoài Ngoại gia và Nội gia, cũng nên kể thêm một loại nữa là Nội-Ngoại gia, tức là những môn, những nhà kết hợp cả hai dòng Ngoại gia lẫn Nội gia làm thành thứ võ cho riêng mình.
    Đúng là nếu cố gắng phân chia rạch ròi thì cũng chẳng để làm gì, nhưng phân chia tương đối thì ta sẽ thấy được sự khác nhau cơ bản như bác TLVN đã trình bày.
  6. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    hì hì, mình nhớ đọc chuyện của Kim Dung, trong Anh Hùng Xạ Điêu, có tả 1 nhân vật học theo quyền pháp ngoại gia nên đá túi bụi! Nên mình thiên về cách so sánh đầu tiên của ThieuLamVn hơn, tức là ngoại gia thì đòn dài và mạnh trong khi nội gia thì đánh gần hơn!!
    Trong này mình thấy nhiều bác cũng dùng từ "nhập nội" khi nói về việc áp sát!
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 06/07/2006
  7. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý 100% với anh Agui !
    Trong Nội có Ngoại , trong Cương có Nhu ... trong Xa có Gần , trong Hư có Thực .
  8. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Ai nói võ công thiếu lâm là gốc từ ấn độ là ko biết gì Cái phần quan trọng nhất mà BĐST mang sang TQ thực ra là giống với cái phần đã tồn tại ở TQ lâu đời rồi .Các món điược chép sách không có cái gì mang màu sắc ấn độ hết
    72 tuyệt kỹ thiếu lâm chỉ là phần da lông ,phần quan trọng ít người đọc học .Phần mật đấy thì đến mức truyện KD vẫn chỉ là bình thường bịa tí tin thì có ko tin đừng nói gì
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Ông anh Agui quý hoá,
    Thuật ngữ này toàn là "trai" dùng là chính, chứ có mấy khi "gái" dùng đâu.
    Thôi đùa ông bác tý, kẻo ông bác nổi cáu không thèm cãi nhau với em nữa thì nguy to, mất hết cả xôm tụ mất.
    Trở lại vấn đề chính NGOẠI GIA - NỘI GIA: Phân định cái gì cho rạch ròi thì cũng chỉ là hình thức, bởi chả để làm gì. Nhưng,.... cái gì cũng có 2 mặt của nó, có âm tất có dương, có đàn ông tất phải có đàn bà,.... và như thế có "Ngoại" thì tất sẽ phát sinh "Nội" đó là lẽ tự nhiên.
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Lý thuyết thì vẫn chỉ là lý thuyết, chẳng qua lâu ngày gãi ngứa một tý cho pà con cười thoải con gà mái thôi.
    Trong tác phẩm của Kim Dung còn nói đến 1 môn phái cũng chia ra như THUYẾT NỘI NGOẠI vậy, đó là trường hợp của môn phái Hoa Sơn. Trong đó nội bộ tranh giành đấu đá nhau, đã chia ra làm 2 ngả với cách sử dụng võ thuật khác xa nhau là Kiếm Tông và Khí Tông hay còn gọi là Ngoại và Nội.
    Kiếm Tông chú trọng kiếm chiêu, ra đòn liên miên bất tuyệt để thủ thắng. Trọng cương không trọng nhu, chỉ công mà không quan tâm nhiều đến thủ.
    Khí Tông thì ngược lại, chú trọng Nội công, và cho rằng chỉ với Nội công cao cường chỉ cần đánh 1 vài chiêu là hạ địch thủ,... Coi trọng Công và Thủ, Công là để chế ngự, nhưng thủ còn là kiềm chế, khiến đối thủ bị dồn ép rơi vào bất lợi và bị diệt.....
    Phải chăng tất cả những ý tưởng dù rằng do KD phác hoạ, nhưng cũng phản ánh lên 1 thực tế trong võ thuật. Để viết nên các bộ tiểu thuyết trường thiên về võ KD đã lặn lội, học hỏi, ghi chép các tích - các câu chuyện - các cách luyện tập ,..... của rất nhiều môn phái võ thuật...... Và đấy cũng chính là mâu thuẫn đã và đang xảy ra trong giới võ thuật trước kia và cả hiện nay lẫn sau này.

Chia sẻ trang này