1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NOI HOI HOP CUA GIA ĐÌNH COC

Chủ đề trong 'ĐH Dân lập Hải Phòng - DHP Club' bởi luncun0116, 20/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cuoi_xinh

    Cuoi_xinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Ui kiếm mẻ cuối cùng cũng đã sợ gia đình nhà Cóc oài
  2. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]

    Rắn trong công viên ở Florida, Mỹ
    Vùng Fort Lauderdale thuộc bang Florida (Mỹ) đang đương đầu một thảm họa chưa từng có: nhiều loài động vật tràn vào và gây ra không ít thảm kịch cho người dân. Những con cóc khổng lồ to bằng chiếc găng tay (!), những con cá trườn la liệt trên bãi cỏ trong sân nhà và trăn thì nằm vắt vẻo qua cành cây...
    Động vật tấn công... con người!
    John West nhớ lại: ?oBuổi sáng hôm ấy, khi tôi bước ra thì bắt gặp vô số cóc nhảy lồm cồm trong sân?. Loài cóc này rất nguy hiểm, có thể giết gần như bất kỳ loài thú nào khi chỉ ?onếm? lướt qua lớp da cực độc của chúng. Không chỉ có cóc, nơi được mệnh danh là thành phố Ánh nắng Mặt trời này còn chứng kiến những đổi thay trong cảnh quan môi trường. Cá trê Thái Lan lê lết trên bãi cỏ, khỉ châu Phi đứng chực chờ trước cửa xin thức ăn và trăn thì nằm vắt vẻo vô sự không chỉ ngoài công viên mà còn cả dưới mái nhà...
    Hiện tượng kỳ lạ này bắt đầu từ nguyên nhân là dân Florida một thời thích nhập đủ các loại thú để làm vật nuôi. Một số loài đã thoát ra khỏi chuồng và ?olàm mưa làm gió?, gây phiền nhiễu cho người dân cũng như cho cảnh sát. Lý do khác nữa là cơn bão khủng khiếp Katrina đã làm sổng chuồng trong sở thú những con khỉ mặt chó, khỉ macaque nổi tiếng với những màn nghịch ngợm thông minh, công, chim toucan và trăn...
    Chính quyền sở tại phải huy động nhân viên của Ủy ban cá nước ngọt và săn bắn để vây bắt những ?otên quậy phá? này. Đồng thời, sân bay được kiểm soát để ngăn nhập một số loài thú nguy hiểm. Việc quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của giới buôn thú được tiến hành cùng lúc. Kẻ bị quy kết vào tội nhập trái phép thú vật độc và quý (như cá đuối gai, rắn hổ mang, gấu trúc...) có thể bị nhốt tù 120 ngày và nộp phạt 1.000USD. Ấy thế, cuộc chiến giữa người và thú vẫn tiếp diễn mà phần thắng chưa đến hồi kết cuộc.
    Hầu hết 23 loài cá lạ đang có mặt ở Florida đã thoát ra từ những cái hồ khi xảy ra nạn ngập lụt. Đôi lúc, chính người nuôi thả chúng một cách bất hợp pháp vào trong hồ, kênh, rạch khi đã chán không còn muốn nuôi nữa. Cách đây khoảng 25 năm, cá trê Thái Lan là một trong những vật cảnh được chuộng nhất, nhưng loài cá có cặp vây rất khỏe này đã lên khỏi hồ nuôi và trườn ra khắp nơi - con to có thể dài đến hơn 30cm, sẵn sàng đe dọa bất kỳ con vật nào có ý định uy hiếp chúng.
    Một lần, 450 con bò rừng thoát ra vào ban đêm khỏi bãi nuôi của một thầy tu, do hàng rào bãi nuôi bị gãy bởi những tên trộm ngựa. Bọn bò rừng tạo ra sự kinh hoàng tột độ khi chạy tứ tán trên xa lộ, ba chiếc xe hơi không tránh kịp đã đâm vào chúng. Người ta phải mất vài ngày dùng trực thăng để quây bầy thú dữ này lại nhưng một số con nhanh chân trốn chạy vào khu rừng thưa. Vài ngày sau, một cú điện thoại từ một sân golf báo cho biết tại đấy ?ocó 6 con bò hung hãn đã xới nát cả bãi cỏ?...
    Nhưng việc bắt những con khỉ nhanh nhẹn tỏ ra vất vả hơn. Chúng leo trèo từ mái nhà này sang mái nhà kia, đong đưa trên cành cây, quẳng xuống đầu khách qua đường trái thối và thỉnh thoảng còn làm người ta giật nảy mình khi vãi cả phân lên đầu ai đó đang ngồi trong công viên. Lần tấn công của khỉ đáng chú ý nhất xảy ra cách đây không lâu.
    Một con macaque đuôi lợn sổng chuồng, nhảy xuống ôm cứng ngắc rồi cắn vài cái đau điếng một ông cụ gần đó, sau đó thót lên một chiếc xe. Người đàn bà đang lái chiếc xe này vội hướng thẳng đến trụ sở cảnh sát, nhưng con khỉ đã nhanh chân phóng lên mái một siêu thị, ?ođi tới đi lui như King Kong?.
    Cuối cùng, người ta bắn trúng một mũi tên gây mê nhưng nó tỉnh bơ gỡ mũi tên ra, nhảy xổ vào người đã ?oám hại? nó, giật khẩu súng... Khi mọi chuyện kết thúc, con khỉ để lại hai nạn nhân với 150 vết cào trên người. Điều đáng nói hơn là những con khỉ macaque có thể truyền bệnh khi cắn, bởi chúng mang trong mình virus herpes-B.
    Cóc mía xâm lăng Australia

    Và cóc mía ngang dọc tung hoành Queensland (Australia)

    Sự cố trên làm người ta nhớ lại cách đây ba năm, Australia từng lâm vào thảm họa tương tự và tác hại còn nguy kịch hơn nhiều: nạn xâm lăng của cóc mía (cane toad). Trước đó ít lâu, nông dân trồng mía tại Queensland (Australia) phải đối phó với nạn bọ cánh cứng.
    Người ta đang loay hoay tìm cách tiêu diệt loài côn trùng phá hoại này thì Reg Mungomery - nhà côn trùng học tại Trạm thử nghiệm mía Meringa - công bố rằng ông đã nghĩ ra một giải pháp: dùng những con cóc khổng lồ ở châu Mỹ có khả năng ?ohạ gục nhanh, tiêu diệt gọn? loài bọ cánh cứng.
    Mungomery sang tận Honolulu bắt được 102 cóc mía, đem về thả xuống sông Little Mulgrave, cách Meringa 17km. Mungomery tin chắc rằng bọ cánh cứng không lâu sau sẽ bị cóc mía ăn sạch. Nhưng bọ cánh cứng chỉ bay ra khỏi nơi trú ẩn hai lần trong một ngày và thời gian này chỉ kéo dài khoảng... 1 phút! Cơ hội để cóc mía và bọ cánh cứng gặp nhau thật hiếm hoi. Không đủ thức ăn, cóc mía tìm những loài côn trùng khác trong rừng và sau đó là trong thành phố. Chúng sinh sản nhanh chưa từng thấy: ban đầu chỉ ở Cairns, Gordonvale, Innisfail, Tully (Queensland) rồi đến Brisbane, Darwin và tiếp tục hướng về New South Wales, Melbourne.
    Không chỉ giết sạch những loài côn trùng nhỏ bé - có hại cũng như không hại - cóc mía còn làm ngộ độc cả con vật lớn như gà, chó, mèo hoặc ngay cả một số loài ếch khác, khi chạm phải lớp da độc của chúng. Người ta trích được từ đôi vai của loài cóc xấu xí nhất thế giới này ít nhất 17 độc tố. Cảnh những con rắn và con kookaburra chết trong tình trạng mồm đang ngậm một cái đùi cóc ngày càng thấy nhiều hơn.
    Đặc biệt vào mùa mưa, cóc mía tràn ngập khắp nơi. Đây cũng là mùa ái ân của chúng. Bắt đầu bằng loạt tiếng kêu to như máy nổ của xe môtô, cóc mía đực chuẩn bị tìm ********. Cóc mía cái sản sinh khoảng 10.000-21.000 trứng/đợt - thỉnh thoảng một năm hai đợt. Vài ngày sau, trứng nở thành nòng nọc và vài tuần kế tiếp biến thành cóc.
    Nhiều nơi tại Australia buộc phải tự đề ra phương pháp đối phó với cóc mía. Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Downfall Creek Bushland (Brisbane), từng nhóm người tình nguyện mang theo ủng cao, đèn pin và túi nhựa để bắt cóc. Chính phủ Liên bang cũng duyệt chi 1,25 triệu đôla Australia cho Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Liên bang (CSIRO) để thành lập một nhóm chuyên viên bắt? cóc mía.
    CSIRO cũng thiết lập một phòng thí nghiệm tại Venezuela nhằm nghiên cứu những kẻ thù của cóc mía trong môi trường tự nhiên. Nhưng điều người ta hoang mang nhất là giả sử cóc mía bị tận diệt bởi kẻ thù thiên nhiên nào đó - một loài ký sinh hay virus chẳng hạn - thì liệu ký sinh hoặc virus này có gây tai họa phản ngược nào đó không?.
  3. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    thôi thôi ..xin ông Dương ...đọc mỏi cả mắt ..hết Việt Nam lị sang cả Florida ...vãi hồn ..sợ rùi ...
  4. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    adidâpht, cuối cùng thì thí chủ cũng biết sợ. Mày mà không sợ cóc, tao nhét ..... ếch vào mồm mày. he he/....
  5. nhim20

    nhim20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ Kiếm có nói là cóc sợ cóc . Bác thử nhét vài con ếch vài mồm Kiếm cho mọi người cùng thấy đi.
  6. autumn_heart_2207

    autumn_heart_2207 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần vìa nhà , em hay bị ông anh mắng là " Ếch thía ! " . Nghĩ lại hổng bít mình có phải loài đó hông ? Nếu là Ếch thiệt có phải hay hay ko! Vừa có họ hàng với Cóc , vừa được nhảy một phát vào..... anh Kiếm !
  7. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    nhảy vào kiếm để làm gì hả em. Dễ bị mũi kiếm xuyên qua lắm à
  8. autumn_heart_2207

    autumn_heart_2207 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên có nhảy vào cũng phải tránh cái " mũi Kiếm " chứ anh ! Quan trọng là có được là "ếch" để nhảy không thôi ạ
  9. Cuoi_xinh

    Cuoi_xinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    chị Ao Tù cứ nhảy đi hok có rì fải lo.............muốn là rì thì sẽ đưọc là thế mà
  10. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    tránh làm sao được. Nhảy vào lòng nó rồi mà đòi tránh được mũi kiếm của nó. Có nhẩy lên đầu nó thì mới tránh được thôi. he he

Chia sẻ trang này