1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nội hôn (loạn luân) trong triều Trần

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ThuCuc89, 05/02/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Nhà Trần làm vậy để tránh nạn Ngoại thích cướp ngôi, rồi cũng chẳng tránh khỏi mất ngôi do ngoại thích Hồ Qúy Ly, giống như nhà Trần đã lấy lại ngôi của nhà Lý vậy.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhà Trần làm vậy để tránh nạn Ngoại thích cướp ngôi, rồi cũng chẳng tránh khỏi mất ngôi do ngoại thích Hồ Qúy Ly, giống như nhà Trần đã lấy lại ngôi của nhà Lý vậy.
  2. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16

    Bác thông cảm, lâu em cũng chưa vào nên quên mất [r2)]

    Nói về "trưởng công chúa", chúng ta cần hiểu là: nếu 1 ông vua có nhiều con gái, thì người con gái sinh ra đầu tiên sẽ là trưởng công chúa, bất kể bà ý có mấy ông anh trai sinh trước nữa, miễn bà ý là lớn nhất trong các con gái của vua thì bà ý sẽ là "trưởng công chúa". OK? Còn "thái trưởng công chúa" thực ra chỉ là thêm 1 cách gọi để phân biệt công chúa triều trước với triều sau mà thôi.

    Xét đến bà Thiên Thành, Toàn thư chép Thiên Thành là "trưởng công chúa", trước tiên phải khẳng định bà ý là con gái lớn lớn nhất của 1 ông vua đã, OK. Tiếp theo, như bác nói, cú cho là công chúa Thiên Thành là con gái Trần Thừa, thì bà ko thể là "trưởng công chúa" được, vì bà còn có chị là công chúa Thụy Bà - người sinh trước cả vua Trần Thái Tông và Thiên Thành => sách Khâm Định đã tự mâu thuẫn, bởi Thụy Bà mới là con gái lớn nhất của Trần Thừa, do đó chỉ còn khả năng: Công chúa Thiên Thành là con gái lớn nhất của vua Thái Tông.

    Như em đã phân tích bài trước, xin được nhắc lại. Danh xưng "trưởng công chúa Thiên Thành" được chép trong đoạn sử năm 1251 thời vua Thái Tông, về việc cướp cô dâu của Trần Hưng Đạo, lời bàn luận của sử quan Ngô Sĩ Liên cũng ghi rất rõ "Con gái vua", rõ rằng ghi nhận: Thiên Thành là con gái cả của nhà vua đương thời - vua Trần Thái Tông. Bên cạnh đó, phê phán việc làm này, Ngô Sĩ Liên cũng nói "Vì vua (Thái Tông) đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho nên người làm tôi con cũng bắt trước". Cụm từ "tôi con" ở đây chắc chắn chỉ ra rằng Trần Hưng Đạo và Thiên Thành là phận "tôi con".

    Ngoài ra, chúng ta có thể suy xét thêm, ta biết Ngô Sĩ Liên là người cực kỳ khắt khe trong việc xét đến luân lý, cương thường, chuẩn mực của đạo Nho, bởi ông sinh ra, trưởng thành và làm việc trong thời Hậu Lê, gia đoạn sau khi văn hóa Trung Hoa thời Minh ảnh hưởng sau sắc tới cách nhìn, nhãn quan đương thời. Phần lớn những sự kiện hôn nhân nội tộc của nhà Trần bị ông phê phán gay gắt, từ chuyện vua Thái Tông với chị dâu đến việc vua Dụ Tông với chị em ruột. Cứ giả sử Công chúa Thiên Thành là con gái Trần Thừa, cô ruột Trần Hưng Đạo, một việc kinh khủng như vậy tại sao ông có ý kiến j, nếu đó là sự thật, chắc chắn ông phải liệt vào mức loạn luân số một, đằng này lời bình luận của ông về sự kiện Trần Hưng Đạo lấy Thiên Thành chỉ là phê phán hành động ngỗ ngược, bất quy tắc của kẻ "tôi con", ko có ý loạn luân ở đây cả.

    Đứng trên khía cạnh vua Thái Tông, các bác thử nghĩ xem liệu mình có để em gái ruột mình cưới cháu ruột mình ko, cả công chúa Thụy Bà nữa. Mà lúc đó An sinh vương Trần Liễu, bố đẻ Trần Hưng Đạo vẫn còn sống, liệu trên đời có ai để con mình lấy em gái mình làm vợ ko, em đảm bảo là tại thời điểm đó, ko có nên văn hóa nào như vậy, chí tí phải cùng 1 thế hệ, cùng vai lứa.

    Vậy kết luận có thể hiểu được nhất đó là có sự sai sót trong ghi chép or biên dịch của Khâm Định Việt sử nhà Nguyễn, chính trong đó cũng đã có những nội dung mâu thuẫn nhau (như em đã nói ở trên).

    Về những tài liệu bác đưa ra, tất nhiên là ko sai j cả, vì dữ liệu nó lấy là từ những bộ sử mà, nếu sử viết sai thì cũng sai theo, đó là chuyện rất bình thường, ngoài ra tâm lý nhiều nhà biên soạn viết sử là hay thích thêm thắt (cái link thứ 2 mà bác đưa ý) những chi tiết, ý kiến mà trong chính sử chẳng thấy bao giờ, đó chỉ là tâm ý họ nương theo, viết cho có văn, có vần, có cốt truyện, đọc cho đỡ khô khan, thực ra nếu ko thay đổi ý của chính sử thì điều đó cũng ko hại j mấy:P

    Tóm lại là rất phức tạp, nhiều điều viết trong sách chưa hẳn đã đúng, như các bác thấy còn đá nhau đôm đốp, ý em là cần nhìn nhận nhiều mặt, hồi bé m cũng được học là bà Thiên Thành là cô ruột Trần Hưng Đạo, em cũng rất thắc mắc, ko hiểu tại sao lại có thể như thế, đơn giản là họ đọc trong 1 bộ sử, thấy thế và cứ tin như thế, rồi truyền nhau như thế, làm rất nhiều người có cùng 1 niềm tin như thế. Lúc đó em còn nhỏ, chưa có điểu kiện tìm hiều, sau này lớn dần, đọc nhiều tại liệu khác, thấy nhiều chỗ khác nhau lắm, hóa ra ko phải cứ cái nào sử chép là đúng tất, sẽ luôn có sai sót của đời trước, hiều lầm của người đời sau, và cần xét thật kỹ để rút ra được vấn đề.

    Đó là những ý kiến của em, có j a e cùng tranh luận, giải quyết vấn đề, thanks[r2)]

    t
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thứ nhất bạn phải tìm hiểu danh xưng trưởng công chúa chỉ có thể là chị hoặc em của vua chứ không phải con gái trưởng của vua. Tôi sẽ chứng minh điều này: các công chúa như công chúa Lý Thuận Thiên là con gái trưởng của các vua Lý Huệ Tông hoặc công chúa Thiên Thụy là con gái trưởng của vua Trần Thánh Tông nhưng họ đều không được gọi là trưởng công chúa.

    Và bạn không tìm được một tài liệu nào ghi chép chuyện Trần Thái Tông có một người con gái nào tên là Thiên Thành công chúa. và khi bạn không tìm được một nguồn tài liệu nào khả dĩ đáng tin cậy để chứng minh cho luận điểm của mình thì bạn phải thừa nhận. Còn nếu nói sự vô lý hoặc biện luận thì tôi có thể chứng minh bất cứ điều gì trong lịch sử Việt Nam theo khả năng biện luận của tôi, chỉ có điều không có bằng chứng thôi.
    về chuyện Trần Thái Tông thì sự thực ông không muốn gả Thiên Thành cho Trần Hưng Đạo vì Thiên Thành là cô của Trần Hưng Đạo. Trong các tướng thì ông thương Trần Hưng Đạo nhất, thậm chí ông còn có ý định lấy chức Tư đồ của con trai mình là Trần Quang Khải và trao cho ông này, tình cãm của Thiên Thành và Trần Hưng Đạo thì mọi người đều biết, nếu là anh em họ thì lý do gì vua không cho hai người cưới nhau? nhà trần thời Thái tông thì anh em họ cưới nhau loạn xì ngầu vậy tại sao ông lại ngăn cấm mối tình của họ? chính vì là cô ruột nên hành vi này mới không được chấp nhận và ông buộc phải gã Thiên Thành cho người khác. nhưng Trần Hưng Đạo nửa đêm lẽn vào làm chuyện nọ kia với cô ruột, chuyện xấu đã xảy ra bây giờ có chém Trần Hưng Đạo thì nó cũng đã lỡ. Với lại thương người cháu ruột bất hạnh nên ông đành nhắm mắt gả. Như vậy thể hiện sự bất đắc dĩ rất lớn của vua Trần Thái Tông.
    nếu nói Lọan Luân số một phải nói chuyện Trần Dụ Tông ngủ với chị ruột của mình là Thiên Ninh công chúa. Vậy mà vua Trần Minh Tông cũng phải chấp nhận chuyện này thì cháu lấy cô ruột đời trước chấp nhận là chuyện dể hiểu. vậy mà Ngô Sĩ Liên có phê phán gì nặng đâu? chỉ chép có một dòng rất ngắn: "Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng [15b] giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu. "
    và hãy xem Ngô Sĩ liên nhận xét ra sao về ông vua này:
    " Vua biết tôn trọng thầy dạy, nhưng lại không bàn việc nước với thầy. Vì thế bậc hiền năng không nên để chỉ làm vì. Chu An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo hay lẽ phải nữa. Đó thực là "không tin bậc nhân hiền thì nước trống rỗng như không có người" vậy.
    Huống chi Trần Hưng Đạo là danh tướng nổi tiếng khắp Lịch sử, Ngô Sĩ Liên sẽ không chép kĩ và không nhận xét về chuyện này là điều dể hiểu.
  4. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16
    Vụ này hay đây[r2)]

    Công chúa, trưởng hay thái trưởng công chúa chỉ là nhưng cách gọi nhằm xác định địa vị của các công chúa, và ko phải triều đại nào, thời nào cũng áp dụng quy tắc đó. Chúng ta chỉ là cần hiểu đơn giản, họ là con gái, em, chị gái, cô, bác gái của vua là OK. Ghi rõ "thái", "trưởng" chỉ tùy hoản cảnh, sự kiện mà sử quan thầy cần mà thôi.

    Bác lấy vd về công chúa Thuận Thiên, Thiên Thụy tuy là con gái cả nhưng ko được ghi là trưởng công chúa, OK ko sao, sử quan chỉ cần ghi họ là công chúa là đủ, phép chép sử coi trọng hoàng tử hơn công chúa. Ngay như trường hợp bà Trần Thị Dung, địa vị của bà đối với nhà Trần thì quá quan trọng rồi, ai cũng biết, bà được phong là công chúa Thiên Cực, mặc dù là cô ruột vua Thái Tông nhưng bà ko hề được sử chép là "thái trưởng công chúa Thiên Cực". Vậy tức là sao? Ko quan trọng, sử quan muốn ghi, muốn mọi người biết rõ thì họ ghi, ko thích ghi thì ko sao, tùy hoàn cảnh, họ muốn nhấn mạnh công chúa đó thì họ chép thêm vào, vậy thôi.

    Về "trưởng công chúa Thiên Thành", cái này được sử quan ghi rõ, em công nhận là họ ko nói hẳn ra Thiên Thành là con gái vua nào, nhưng phải khẳng định, bà ý ko thể là em gái Thái Tông, con gái Trần Thừa được. Vì sao:

    1. Ai cũng biết công chúa Thụy Bà là chị gái Thái Tông, nếu Thiên Thành là em gái Thái Tông thì làm sao có thể là "trưởng công chúa" được, Thụy Bà là chị cơ mà, chỉ có 1 người lớn nhất, người đứng đầu, người đó mới là "trưởng", và Thụy Bà là chị nên Thụy Bà mới là "trưởng công chúa" => THIÊN THÀNH LÀ "TRƯỞNG CÔNG CHÚA" CỦA 1 ÔNG VUA KHÁC, KO PHẢI LÀ TRẦN THỪA

    2. Đoạn sử viết về việc "trưởng công chúa" Thiên Thành đi lấy chồng năm 1251 được sử quan ghi rõ "con gái vua lấy chồng", đó là thời vua Thái Tông, vậy hoàn toàn hiểu được con gái vua là con gái vua Thái Tông, tức là Thiên Thành là "trưởng công chúa" của vua Thái Tông.

    Giờ phân tích vụ cướp dâu của Trần Hưng Đạo:

    - Bác nói "nếu là anh em họ thì lý do gì vua không cho hai người cưới nhau? nhà trần thời Thái tông thì anh em họ cưới nhau loạn xì ngầu vậy tại sao ông lại ngăn cấm mối tình của họ?" là ko có cơ sở, vì Thái Tông là vua 1 nước, thích gả con gái mình cho ai thì người ấy được chứ, tại sao cứ phải là Trần Hưng Đạo, lúc đó Trần Hưng Đạo còn trẻ tuổi, chưa có thành tích j nổi bật, người kia đã đươc phong là Trung Thành Vương, cũng là con 1 vị vương (Nhân Đạo Vương), cũng là họ hàng anh em với nhau cả, địa vị cũng lớn chứ, ko thể bắt vua Thái Tông gả con gái cho cháu mình được, vua thích gả con gái cho ai là quyền của vua, OK. Tiếp đến, em có thấy nói j đến việc vua Thái Tông ngăn cấm tình cảm 2 người đâu, ai biết được tình cảm thể nào mà ngăn cấm.

    -Bác nói " chính vì là cô ruột nên hành vi này mới không được chấp nhận và ông buộc phải gã Thiên Thành cho người khác. nhưng Trần Hưng Đạo nửa đêm lẽn vào làm chuyện nọ kia với cô ruột, chuyện xấu đã xảy ra bây giờ có chém Trần Hưng Đạo thì nó cũng đã lỡ. Với lại thương người cháu ruột bất hạnh nên ông đành nhắm mắt gả. Như vậy thể hiện sự bất đắc dĩ rất lớn của vua Trần Thái Tông."
    KHÔNG LOGIC CHÚT NÀO
    Nếu họ thực sư là cô - cháu và vì vậy mà Thái Tông ko gả cho Trần Hưng Đạo (tội loạn luân), thì khi sự việc lén lút kia vỡ lở, vua càng phải giấu kín, càng phải ím đi để ko ai biết, đằng này Ok luôn, gả luôn, hành động đó chẳng khác nào làm cho cả làng biết cái xấu của nhà mình, lại chấp nhận chính cái điều mà mình không chấp nhận từ đầu (ko gả cho THĐ vì là cô - cháu, như bác nói) => hành động đó ko hợp lý chút nào, ko thể lấy cái đó làm bất đắc dĩ, là thương cháu mà gả em gái cho cháu, suy luận như vậy ko logic. Nếu em là Thái Tông, em giấu tiệt ngay ý chứ!

    Về việc bàn luận của Ngô Sĩ Liên, ông thích thì ông bàn, đó là quyên của sử quan, vd như việc Trần Thái Tông lấy vợ của anh làm sao tệ bài bằng việt Dụ Tông với chị ruột, vậy nhưng Ngô Sĩ Liên là phê rất nặng Thái Tông => do đó, tùy hoản cảnh, cũng tùy người, thời điểm, tâm ý mà tác giả đưa vào, lúc đó ta suy xét bình luận của họ.

    Những ý của em rút ra từ các dữ kiện trong Toàn Thư là phần lớn, còn bác dựa ý chính từ ghi chép rõ trong Khâm Định, hiện giờ theo em Khâm Định có những chỗ mâu thuẫn nhau, và kết hợp với toàn thư em nghĩ khả năng lớn là Khâm định đã nhầm (như đã trình bày mấy bài trước).

    Tóm lại, việc loạn luân, thông dâm giữa họ hàng, ruột thịt có thể xảy ra (nhưng đó là việc ko ai biết, ko rõ ràng), nhưng việc giữa Trần Hưng Đạo - Thiên Thành là hợp pháp hóa, là hôn nhân, là sự khẳng định rõ ràng, theo lý Trần Liễu sao để con trai mình lấy em gái được.
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thứ nhất bạn không tìm được một tài liệu nào ghi danh xưng Trưởng công chúa là con gái trưởng của vua. bạn đồng ý điều này chứ? Còn tôi đã chứng minh danh xưng Trưởng công chúa là chị hoặc em vua. Bạn không thể phản bác điều này được đúng không? và những phân tích của bạn chỉ tòan là suy luận. Và nếu phân tích dựa trên suy luận thì xin lỗi tôi có thể chúng minh bất cứ điều gì trong lịch sử.
    Trong Sử Tòan Thư chỉ một lần duy nhất chép danh hiệu trưởng công chúa là công chúa Thiên Thành vì lúc này bà được gả chồng. nên sử quan chép rõ bà với danh phận là trưởng công chúa em gái vua. Còn nếu bạn nói Trưởng công chúa là con gái trưởng của vua. Bạn phải tìm được tài lỉệu hay dẫn chứng nào chứng minh điều này. Cái mà tôi đưa cho bạn về 5 người con gái của vua Trần Thái Tông là ngọc phả hệ bảo tích: cái này được lưu truyền bằng gia phả và độc lập với hệ thống Sử và đáng tin cậy. Sử Tòan Thư chỉ chép về con gái Trần Thái Tông có 3 người là An Tư, Thụy Bảo và Thiều Dương. Còn hai công chúa là Thái Dương và Hoa Dung không có. Nhưng trong gia phả chép rõ về công chúa Thái Dương là con gái cả và công chúa Hoa Dung là con gái út. Như vậy nguồn tư liệu trong gia phả còn phong phú và nhiều hơn trong lịch sử.
    còn chuyện Trần Hưng Đạo, bạn nói thế là hòan tòan không có chút kiến thức gì về Lịch sử triều Trần. Trần Hưng Đạo là người cháu mà Trần Thái Tông thương yêu nhất, ông từng có ý định đem chức Tư Đồ là của con trai mình là Trần Quang Khải trao cho ông này. Trần Hưng Đạo lại là cháu ruột của ông. Chắc chắn phải thân thích hơn rất nhiều so với nhân vật Trung Thành vương thậm chí Lịch sử còn không biết tên. nếu mối tình của Trần Hưng Đạo và Thiên Thành chỉ là anh em họ thì ông sẽ xin mẹ nuôi là Thụy Bà hỏi cưới thì chắc chắn Trần Thái tông sẽ chấp nhận. Nhưng vì là cô ruột nên Trần Thái Tông mới không chấp nhận và gả cho người khác. Và bạn nên nhớ một điều nếu Trần Thái tông không thương Trần Hưng Đạo thì ông đã chém Trần Hưng Đạo vì tội thông dâm rồi. Vì quá thương người cháu nên không thể chém mới phải gả em gái cho. Tội Thông dâm dưới triều Trần rất nặng. Trần khánh Dư cũng bắt chước thông dâm với Thiên Thụy công chúa là con dâu Trần Hưng Đạo và hậu quả là ăn một trăm gậy bị tống cổ về quê bán than. nếu Trần Thái Tông không thương Trần Hưng Đạo như con thì ông này sẽ lãnh hậu quả tương tự chứ không được cứới Thiên thành đâu.
    còn chuyện Trần Liễu phản đối hay không thì năm này là năm 1251 là năm Trần Liễu mất. Ông ta sắp chết đến nơi còn sức đâu mà phản đối. Và cho dù phản đối thì ông ta sẽ làm gì? giết con mình hay chống Trần Thái Tông? đến vợ ông ta bị em trai cướp mất mà ông còn không làm gì được nửa là. Lúc này uy tín của ông có khác gì thằng bù nhìn. với lại Trần Hưng Đạo là niềm hy vọng lớn nhất của đời ông. Khi trối trăng lại ông mong Trần Hưng Đạo sẽ vì mình mà lấy thiên hạ. vậy thì ông làm gì còn khả năng phản đối nửa. Trần Hưng Đạo quyết ý cưới cô ruột mình đến chết còn không sợ thì làm gì có ai phản đối nửa?
    còn về Trần Thái Tông, ông này là một ông vua cực kỳ cởi mở về hôn nhân, thậm chí có những tư tưởng rất mới mẻ và lạ lùng: ông ta sẳn sàng lấy chị dâu đồng thời là chị vợ đang có thai 3 tháng về làm vợ mình. Đem vợ mình là Chiêu Hòang làm phần thưởng cho tướng dưới quyền là Lê Phụ Trần. vậy thì cháu lấy cô cũng là chuyện bình thường khi sự thế bất đắc dĩ? Bây giờ chuyên Trần Hưng Đạo nửa đêm lẽn vào thông dâm với cô ruột đã nổi tiếng khắp nơi, ai ai cũng biết. Đường nào cũng mang tiếng xấu rồi. Hoặc ông đem Trần Hưng Đạo và Thiên Thành ra chém, hoặc ông chấp nhận cho họ lấy nhau. Chém em ruột với cháu ruột thì vua không nỡ. vậy thì chỉ còn cách đem gã thôi. Đến như chuyện cho hai đứa con ruột là Thiên Ninh và Dụ Tông ngủ với nhau mà Minh tông còn dám làm thì chuyện cô cháu lấy nhau có gì mà không được?
    Về Ngô Sĩ Liên đầu tiên bạn bảo rằng nếu cô cháu ruột lấy nhau thì chắc chắn ông sẽ phản đối. Sẽ phê phán rất nặng nề. Đến khi tôi chứng minh đến hai chị em ruột ngủ với nhau ông còn không phản đối thì bạn lại bảo ông là nhà sử học thích bàn gì thì bàn. Tôi cũng chịu thua cách suy luận của bạn
    Bạn nói là dữ kiện của bạn là dựa vào Tòan Thư. bạn có thể tìm trong toàn thư dòng nào ghi rằng Thiên Thành là con gái trần Thái Tông đem lên đây tôi xem thử ? hoặc dòng nào chú thích rõ Trưởng công chúa là con gái trưởng của vua bạn đem lên đây? còn nếu tìm không được thì đừng nói bạn dựa chủ yếu vào tòan thư. mà hãy nói bạn dựa vào suy luận vô căn cứ của bạn. và khi nói về Lịch sử thì không có suy luận. chỉ có chứng cứ xác thực. bạn tìm không ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm của mình thì nên chấm dứt tranh luận tại đây. Nếu cãi nhau đến sáng cũng chẳng ích gì.
  6. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    năm 1251 là năm vua Trần Thái Tông gã Thiên Thành công chúa. ngày xưa để gã chồng cho công chúa thì công chúa ít nhất phải khoảng 17 tuổi và theo sử ký thì Thiên Thành công chúa cùng trang lứa với Trần Hưng Đạo vậy năm sinh của Thiên Thành khoảng năm 1233 -1234. Nếu bà là con đầu tiên của Thái Tông thì năm đó Thái Tông chỉ 15-16 tuổi. Lúc này theo sử ký thì Thái Tông chỉ có một người vợ duy nhất là Chiêu Thánh hoàng hậu. và bà này chỉ sinh một người con duy nhất với Thái Tông là Trần Trinh sau đó Trần Trinh mất. Vì thấy bà không thể sinh con nên Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung mới ép Trần cảnh phải lấy chị dâu đang có thai 3 tháng và bà này sinh Trần Quốc Khang năm 1237 sau đó sinh Trần Thánh Tông năm 1340. và Lịch sử đều công nhận Trần Quốc Khang hoặc Trần Thánh Tông là con trưởng của vua Trần Thái Tông. Như vậy là quá vô lý vì nếu Thiên Thành là con gái của Trần Thái Tông thì lịch sử phải chép bà này là con gái trưởng của vua Thái Tông chứ sao lại chép Trần Quốc Khang hoặc Trần Thánh Tông là con trưởng. Trong giai đoạn này Đại Việt Sử Ký Toàn thư lẫn các sách sử khác đều không có một dòng ghi chép nào về chuyện Trần Thái tông có công chúa trong những năm này/
    Hơn nửa giai đoạn mà Thiên Thành sinh Trần Thái Tông chỉ có một vợ duy nhất là Lý Chiêu Hoàng. Sau này ông mới lập thêm Phi. Nhưng lịch sử chưa bao giờ nói bà Chiêu Hoàng có người con nào khác với Trần Thái Tông ngoài Trần Trịnh đã chết yểu. Nếu ông có vợ khác và vợ này đã sinh con gái cho ông thì việc gì ông phải lấy chị dâu đang có mang 3 tháng về làm vợ mình.
    giai đoạn Thiên Thành sinh 1233-1234 là cũng là năm Trần Thừa mất vậy Thiên Thành công chúa là con Trần Thừa là điều hợp lý
  7. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16

    Tranh luận tiếp chứ, em công nhận bác có nhiều dẫn chứng, được ghi hẳn hoi trong sử, nhưng em cũng sẽ đưa dẫn chứng của em ra tiếp và nhờ bác giải thích 1 số thắc mắc của em[r2)]

    1. Em công nhận là sử ko ghi rõ "Trưởng công chúa" là con gái cả của vua, OK. Bác đọc kỹ những cái em viết sau đây nhé:
    Em đã nói ko phải thời nào, triều đại nào cũng áp dụng quy tắc danh xưng công chúa là con vua, trưởng công chúa phải là chị, em gái vua, thái trưởng công chúa phải là cô, bác gái vua. Tất nhiên em công nhận các danh xưng này là có, có những triều đại áp dụng hệ thống này, ít nhất em biết được là triều Nguyễn, nhưng ko có nghĩa nó đã được lập ra và sử dụng từ thời Lý, Trần. Bác có thể chỉ hộ em chõ nào trong sử ghi rõ quy cách này vào thời Trần ko? Em sẽ đưa ra 1 vd về việc quy tắc danh xưng này ko đúng trong thời Trần

    Đó là trường hợp công chúa Thiên Hinh, con gái cả vua Minh Tông, em gái Nghệ Tông, Dụ Tông, trong đoạn sử Toàn thư chép năm 1371 thời vua Nghệ Tông, bà được phong làm "Thái trưởng công chúa" vì có công giúp vua dẹp loạn Dương Nhật Lễ tiếm ngôi nhà Trần. Vậy là sao? Cứ theo quy tắc trên bác nói, bà Thiên Hinh là em gái vua Nghệ Tông, thì bà phải là "trưởng công chúa", tại sao vua lại phong bà là "Thái trưởng công chúa", sao lại đưa em mình lên hàng cô mình.

    VD thứ 2 em nhắc lại về bà Trần Thị Dung, được phong công chúa Thiên Cực khi Thái Tông lên ngôi, theo bác nói thì bà phải là "Thái trưởng công chúa", nhưng sử chỉ chép bà là "công chúa" thôi, chưa bao giờ bà được gọi là "thái trưởng công chúa"
    Do đó em mới kết luận: chứ "thái", "trưởng" nó ko chắc chắn phải mang cái nghĩa như bác nói, ta đang nói về thời Trần, và quy tắc này chưa được áp dụng, công chúa Thiên Hình là vd điển hình.

    2. Tiếp đến bà Thiên Thành, và lời Ngô Sĩ Liên cũng gọi bà trong lời bình luận của mình là "CON GÁI VUA" trong sự kiện lấy chồng của bà năm 1251, xin bác chú ý kỹ chi tiết này. Chúng ta phải hiểu rằng "vua" ở đây phải là Trần Thái Tông vì năm 1251 thuộc triều vua Thái tông, sử quan đang chép về đời vua này, vậy hoàn toàn hợp lý khi suy luận rằng: cô dâu - công chúa Thiên Thành, người mà Ngô Sĩ Liên gọi là "CON GÁI VUA" tức là công chúa Thiên Thành là con gái vua Thái Tông. Bác công nhận với em suy luận này chứ? Xin lưu ý là Trần Thừa chưa bao giờ được gọi là vua, sử luôn gọi ông là Thượng hoàng hoặc Thái tổ, chữ "vua" ở đây 100% ko phải là nói về Trần Thừa. Nhờ bác giải thích vụ này hộ em với.

    3. Về vấn đề ngọc phả, tất nhiên trong nhiều trường hợp đó là những tài liệu có ích, bổ sung cho những thiếu sót lịch sử, nhưng cũng nhiều trường hợp, do nhiều lý do, vd như đời sau muốn thêm thắt, làm huy hoàng quá khứ, đề cao tổ tiên chẳng hạn, đại khái thế mà làm nhiễu loạn cho chính sử, một trong những vd chú ý là Ngọc phả đền Hùng, thực chất có nhiều chi tiết huyền thoại trong đó. Trường hợp này em ko dám lạm bàn vì cần nghiên cứu kỹ, xin được tập trung vào công chúa Thiên Thành thôi.

    4. Về vấn đề của Trần Hưng Đạo, bác nói thế áp đặt quá, mỗi người 1 cách hiểu chứ, cái này khác so với mấy cái trên em vừa nói nhé. Em thấy việc Thái Tông" từng có ý định đem chức Tư Đồ là của con trai mình là Trần Quang Khải trao cho ông này" và "Trần Hưng Đạo là người cháu mà Trần Thái Tông thương yêu nhất" không liên quan đến việc cưới xin này cả. Em xin nhắc lại, gả con gái mình cho ai là quyền của vua, tại sao cứ phải gả cho đứa cháu mình thương nhất, sao lại có lý đấy. Nên nhớ Thái Tông là vua 1 nước, cai trị quốc gia, cần cân nhắc lợi hại, thiệt hơn, cân đối các nhóm lợi ích, hơn nữa Nhân Đạo vương xin hỏi cưới công chúa Thiên Thành cho con trai ông ta là Trung Thành Vương trước thì sao, vua thấy đám này được, đến trước, vua OK, có sao đâu. Sử sách ko hề nói đến việc "từ chối gả Thiên Thành cho Trần Hưng Đạo" của Thái Tông, ko có bằng chứng j cả
    Thêm nữa, tại sao lại nói " Vì quá thương người cháu nên không thể chém mới phải gả em gái cho", nếu thế thì sướng rồi, đã thông dâm, ko bị tội mà còn lấy được vợ. Nếu em là vua Thái Tông, có thể sẽ trị tội hoặc tha, hoặc xử nhẹ chứ làm j có chuyện còn gả Thiên Thành cho, 1 người đã phạm lỗi, chưa xử tội mà còn được thưởng, ko thể dùng láy ấy để giải thích việc lấy em gái mà ko phải là con gái.

    5. Về các lời phê phán của Ngô Sĩ Liên, em công nhận là đã xem xét ko kỹ, suy luận chưa hợp lý, em xin rút lại.

    6. Dữ kiện của bác trong Khâm Định thực sự rất có giá, em công nhận vì nó ghi rõ, còn Toàn thư ko ghi rõ, nhưng như em đã trình bày, có những tình tiết vô lý rõ ràng trong sử sách, và qua các dũ kiện trong Toàn Thư, em rút ra điều trái ngược với bác, xin bác xem xét kỹ lại những thắc mắc em ghi ở trên, nhờ bác giải đáp.

    Bác nói suy luận chỉ là suy luận, cần dẫn chứng cụ thể, thực sự rằng rất nhiều bí ẩn lịch sử ko đơn thuần giấy trắng mực đen, nhiều khi cần phải suy luận, bóc từng lớp từng lớp, xâu chuỗi nhiều cái để thấy được cái không ghi rõ. Sự kiện Thiên Thành - Trần Hưng Đạo cũng vậy, mặc dù em đọc rõ trong Khâm Định, nhưng em cũng đọc trong Toàn Thư và thấy có mâu thuẫn, em ko dám tin ngay.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Báo cáo với bác là công chúa đâu cần ít nhất 17 tuổi mới được gả chồng, sự thực ko hề phải chắc chắn như vậy, tiêu biểu như Lý Chiêu Hoàng cưới Trần Cảnh khi 2 người mới 6, 7 tuổi. Còn việc sinh công chúa Thiên Thành, hoàn toàn có thể suy luận như thế này. Ok là Tràn Cảnh - Chiêu Hoàng chỉ để được 1 con trai là Trần Trịnh nhưng sinh xong mất ngay năm 1233, từ đó đến khi bị phế năm 1237 ko có con nào nữa. Tháng 1 năm 1237 bà Thuận Thiên đang có mang Quốc Khang 3 tháng bị ép lấy vua Thái Tông Trần Cảnh, tức là tầm tháng 7, 8/1237 là đẻ Quốc Khang. Đến 25/9/1240 sinh thái tử Hoảng, vậy mang thai từ 12/1239 hoặc 1/1240.

    Do đó khoảng thời gian từ 8/1237 - 12/1239, tức là hơn 2 năm, bà Thuận Thiên hoàn toàn có thể mang thai, và rất có thể công chúa Thiên Thành được mang thai và sinh trong khoảng thời gian này, tính đến 1251 thì Thiên Thành tầm 13, 14 tuổi, ngang ngang tuổi Trần Hưng Đạo, ngày xưa các cụ lấy nhau tầm này là Ok rồi.

    Về việc bác nói sử ko chép về việc sinh con nào trong khoảng thời gian này của bà Thuận Thiên, ko sao cả vì đó là 1 công chúa, nguyên tắc chép sử ko cần ghi chi tiết vè các công chúa, bác xem các công chúa khác của nhà Trần cũng thế, có mấy ai ghi rõ năm sinh đâu, năm mất thì có thể có. Còn về con trưởng, có cả "trường nam" và "trưởng nữ" cơ mà, sao cứ phải nam mới là trưởng nhể, 1 người có rất nhiều con trai, rất nhiều con gái, thì họ có cả con trường nam và trưởng nữ rồi, thể nên nói Thiên Thành là "trưởng công chúa", con gái cả của vua chẳng có j sai.
  8. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bởi vì bài viết của bạn dài nên tôi không qoute. Và lẽ ra tôi không tranh luận thêm vì bạn không có chứng cứ gì cả mà chỉ dựa vào sự vô lý và nghi vấn. Xin thưa rằng trong lịch sử có cả ngàn chuyện vô lý lấy gì để chứng minh?
    về chuyện con gái cả của vua. Không một tài liệu nào từ trước đến giờ chép rằng là Trưởng công chúa. Bạn Ok chứ? vậy bạn không thể chứng minh được Trưởng công chúa là con gái cả của Vua. Mà bạn không tìm được tài liệu nào để chứng minh thì bạn không thể nói khơi khơi rằng Trưởng công chúa là con gái cả của vua được.
    về chuyện sử thần Ngô Sĩ Liên bàn chuyện con gái vua lấy chồng: xin thưa rằng Trần Thừa sau khi chết được Thái tông truy tặng với tên thụy là: Khai Vận Lập Cực Hoằng Nhân Ứng Đạo Thuần Chân Chí Đức Thần Vũ Thánh Văn Thùy Dụ Chí Hiếu Hoàng Đế và đổi miếu hiệu thành Thái tổ. Như vậy con gái Trần Thừa được xem là con gái Vua điều này có gì là khó hiểu.
    về Ngọc Phả: mặc dù có một số yếu tố hoang đường nhưng ngọc phả triều Trần là một tài liệu Lịch Sử có giá trí nghiên cứu. Vì nó bổ sung nhiều chi tiết Lịch sử không có. Nếu Thiên Thành là con gái của Thái Tông thì trong Ngọc Phả sẽ chép điều này. Tại sao Ngọc Phả lại chép 5 cô công chúa mà không hề có tên Thiên Thành. Và bạn lưu ý một điều tất cả các sách Lịch sử lẫn gia phả hay bất cứ sự tích gì đều không hề chép chuyện Thiên Thành là con gái Thái Tông?
    về chuyện Thái Tông và Hưng Đạo: theo luật triều Lý thì khi có vợ hoặc chồng mà kẻ khác thông dâm thì người chồng có quyền giết chết tình địch mà không bị tội. Và tôi sẽ lấy Vd cho bạn thấy Trung Thành Vương không thể so được với Trần Hưng Đạo:
    Trần Khánh dư có thông dâm với con dâu Trần Hưng Đạo là Thiên Thụy công chúa tuwong tự như Trần Hưng Đạo và Thiên Thành. Nhưng vì Trần Khánh Dư không thể so được với Trần Hưng Đạo nên hậu quả là chiếu theo luật ông bị xử chết, Thánh tông vì thương tình nên chỉ cho đánh 100 gậy rồi tống cổ đi bán than. Còn Trần Hưng Đạo cũng thông dâm nhưng sau đó Thái Tông không phạt mà còn gã em gái cho sau đó chấp nhận bồi thường 2000 mẫu ruộng. Sử chép là vua rất bất đắc dĩ phải làm vậy. Chiếu theo luật Hình Thư thì Trần Hưng Đạo sẽ bị tội chết. Nhưng Thái Tông vì thương cháu nên phải chấp nhận gã và bồi thường cho nhà trai, xem như cuộc hôn nhân này chưa có. Trần Hưng Đạo vì tình yêu dám liều mạng sống, nếu không có Thiên Thành ông sẳn sàng chấp nhận chết vì thế Trần Thái Tông không còn cách nào khác. Với lại ông là người có tư tưởng về hôn nhân rất lạ. thời Trần hôn nhân lộn xộn nên cháu cưới cô cũng là bình thường.
    Còn về chuyện năm sinh Thiên Thành. Bạn này không biết một điều Thiên Thành và Trần Hưng Đạo là cùng trang lứa và cả hai yêu nhau từ lâu. Hưng Đạo sinh năm 1230 hoặc 1232 năm đó ông 19 tuổi. Vậy Thiên Thành chỉ xê xích khoảng 1-2 tuổi vậy bà sinh khoảng năm 1233-1234 năm 1251 là năm bà 17-18 tuổi bà cưới chồng là hợp lý lẽ. Chuyện Lý Chiêu Hoàng lấy chồng năm 8 tuổi là một chuyện cực kỳ hiếm và là một âm mưu dựng sẳn. Theo ý bạn thì: tháng 8 bà Thuận Thiên sinh Quốc Khang, khoảng 2 tháng sau thì bà Thuận Thiên mới có thể có thai được vậy bà phải sang tháng 7 năm 1238 Thiên Thành công chúa mới được sinh rồi tháng giêng năm 1251 bà cưới chồng là năm bà hơn 12 tuổi một chút. Có công chúa nào đem gã chồng khi chưa tới 13 tuổi bạn có thể kể tôi nghe thử? chưa kể Trần Hưng Đạo 19 tuổi yêu đứa bé 12 tuổi từ lâu, sau đó nửa đêm lẽn vào ngủ với đứa bé chưa đến 13 tuổi bạn thấy chuyện này có vô lý không? có chấp nhận được không?
    và khi Trần Thánh Tông được sinh ra Sử Toàn Thư xác nhận ông này là con trưởng của Trần Thái Tông. Bạn lưu ý một điều con trưởng chứ không phải là con trai trưởng đâu.
  9. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16
    Bác buồn cười thật, bác nói em ko có chứng cứ, chỉ dựa vào suy luận, khi em đưa ra chứng cứ, bác phải xem xét kỹ cho dẫn chứng em đưa ra chứ. Em đồng ý với bác là sử ko ghi rõ ràng rằng "trưởng công chúa" là con gái cả của vua, việc đó là do em dựa vào cứ liệu để suy luận, em sẽ ko tranh luận về việc này nữa, nhất trí với bác
    Vậy nhưng, cũng ko thể nói trưởng công chúa là chị em gái của vua, như bác đã nêu, điển hình là vd em đưa ra mà bác chưa giải thích, em xin nhắc lại:

    "trường hợp công chúa Thiên Hinh, con gái cả vua Minh Tông, em gái Nghệ Tông, Dụ Tông, trong đoạn sử Toàn thư chép năm 1371 thời vua Nghệ Tông, bà được phong làm "Thái trưởng công chúa" vì có công giúp vua dẹp loạn Dương Nhật Lễ tiếm ngôi nhà Trần. Vậy là sao? Cứ theo quy tắc trên bác nói, bà Thiên Hinh là em gái vua Nghệ Tông, thì bà phải là "trưởng công chúa", tại sao vua lại phong bà là "Thái trưởng công chúa", sao lại đưa em mình lên hàng cô mình.

    VD thứ 2 em nhắc lại về bà Trần Thị Dung, được phong công chúa Thiên Cực khi Thái Tông lên ngôi, theo bác nói thì bà phải là "Thái trưởng công chúa", nhưng sử chỉ chép bà là "công chúa" thôi, chưa bao giờ bà được gọi là "thái trưởng công chúa"
    Do đó em mới kết luận: chứ "thái", "trưởng" nó ko chắc chắn phải mang cái nghĩa như bác nói, ta đang nói về thời Trần, và quy tắc này chưa được áp dụng, công chúa Thiên Hình là vd điển hình"

    Xin bác làm rõ vụ này hộ em.

    Em nghĩ việc bác suy luận về Trần Thừa như vậy là ko hợp lý, ai cũng biết ông này khi chết mới được tuy tôn là vua, vài năm sau đổi hiệu Thái tổ, còn bình thường, đều ghi là thượng hoàng, thượng hoàng là thượng hoàng mà vua là vua chứ, sao lại nhập nhèm thế được. Em xin nhấn mạnh việc chép sử, chép thời vua nào thì từ "vua" là phải chỉ ông vua đó, đâu thể có chuyện viết về thời vua Thái Tông, Ngô Sĩ Liên ghi rành rành là "con gái vua" mà bác lại hiểu vua đó ko phải là Thái Tông, phải hiểu là Trần Thừa.Em nghĩ như thế mới là gượng ép, nguyên tắc chép sử ko bao h như vậy, vì đó là 2 người riêng biệt, địa vị thân phận khác nhau. Nếu có nói đến Trần Thừa, buộc phải chép là Thái tổ hoặc Thượng hoàng, có lý nào chép là vua được, vua hiện giờ đang là Thái Tông, con trai Trần Thừa cơ mà, sao lại đánh đồng bố con bằng nhau được.

    Về Ngọc phả, em chưa có chứng cứ phản bác.

    Việc bác nói "Trung Thành Vương không thể so được với Trần Hưng Đạo:" nó vô cùng quá, khổ quá, sao cứ thương cháu thì phải gả cho cháu, còn đầy lý do chọn rể cơ mà, em nhắc lai đó là quyền của vua, thích ai làm rể thì chọn người đó, sao cứ ép suy nghĩ thương cháu thế nhỉ. Em mà là nhà chính trị, em cân nhắc khối việc, còn lâu mới có chuyện cứ đê tính cảm lấn át hết nhé, tất nhiên sẽ có tình cảm, nhưng mà còn nhiều yếu tố phụ thuộc lắm.
    Th
    Phàn tiếp theo quan trọng này: Em nói thật với bác, chẳng có tài liệu nào nói về việc "Thiên Thành và Trần Hưng Đạo là cùng trang lứa và cả hai yêu nhau từ lâu", đó là 1 trong những bằng chứng về việc người đời sau cứ thích thêm thắt suy nghĩ, tình cảm của mình vào chính sử[:P]. Bác nói em suy luận vố lý nhưng bác bảo "Vậy Thiên Thành chỉ xê xích khoảng 1-2 tuổi vậy bà sinh khoảng năm 1233-1234 năm 1251 là năm bà 17-18 tuổi bà cưới chồng là hợp lý lẽ" em ko chăc vụ này đâu, chả chỗ nào viết Thiên Thành kém 1, 2 tuổi Trần Hưng Đạo cả.
    Còn vụ Lý Chiêu Hoàng - Trần Cảnh bác nói ít tuổi như thé là hiếm và là dựng sẵn, Ok em lấy cho bác vd khác nhé:
    Trần Liễu cưới công chúa Thuận Thiên khi Thuận Thiên mới 9, 10 tuổi thôi mà. Ai cũng biết Trần Liễu là phò mã nhà Lý, được gả công chúa Thuận Thiên khi nhà Lý vẫn còn và nhân đó ông được phong là Phụng Càn Vương (dẫn chứng từ Khâm Định việt sử thông giám cương mục, viết về năm Mậu Tí 1228, bác tra lại sẽ thấy). Ta biết nhà Lý mất vào cuối năm 1225, cứ cho lúc đó Trần Liễu mới cưới Thuận Thiên, thì già nhất Thuận Thiên cũng mới 9 tuổi (bà sinh năm 1216 mà), còn Trần Liễu mới 14 (ông sinh năm 1211), bác thấy chưa, cặp này còn non hơn Thiên Thành - Trần Hưng Đạo nhiều, cô dâu mới 9 tuổi, chú rể 14 tuổi nhé.
    Vậy thì việc em suy luận rằng khi Thiên Thành lấy Trân Hưng Đạo, bà mới 13, 14 tuổi ko có j là vô lý cả, các cụ ngày xưa lấy chồng cũng tầm đó, còn sớm hơn, do đó Thiên Thành hoàn toàn có thể sinh vào khoảng năm 1238, 1239 và là con gái Thuận Thiên.

    Tiếp nhé, bác nói "khi Trần Thánh Tông được sinh ra Sử Toàn Thư xác nhận ông này là con trưởng của Trần Thái Tông. Bạn lưu ý một điều con trưởng chứ không phải là con trai trưởng đâu." EM KHẢNG ĐỊNH BÁC NÓI VẬY LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC. BỞI VÌ:

    Toàn thư chép, sự kiện năm 1240, năm sinh của Thánh Tông Trần Hoảng: Tháng 9, ngày 25, hoàng đích trưởng tử là Hoảng sinh. Chữ "hoàng đích trưởng tử" phải dịch là hoàng tử trưởng, con trai trưởng, ko thể dịch là con trưởng được, ko thể nói chung chung, hoàng tử và công chúa khác nhau, sao có thể hiểu cụm từ này là con trưởng (chung cho cả nam, nữ được), Toàn thư chép vậy chỉ nói rõ rằng, Hoảng là con trai trưởng mà thôi, ko có nghĩa là con trưởng.

    Đó là những thắc mắc lớn nhất của em, xin bác giải thích rõ
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    hai trường hợp bạn đưa ra đâu phải là chứng cứ. mà chỉ là nghi vấn vậy tôi phản đối có gì là không được.
    Trường hợp bà Thiên Hinh tôi có thể giải thích như sau: Bà là con gái của Minh Tông vậy khi Hiến Tông lên làm vua bà đương nhiên là Trưởng Công Chúa. Sau đó Dụ Tông lên bà vấn là Trưởng công chúa vì bà là chị vua. Sau đó Dương Nhật lễ lên thì bà là Thái Trưởng công chúa vì bà là bác của Nhật Lễ vì Nhật lễ trên danh nghĩa là con của Dụ Tông. Sau đó bà cùng với một số người lật đổ Dương Nhật lễ phò trợ Trần Nghệ Tông lên. Vậy bà lúc này xuống lại danh hiệu Trưởng Công Chúa. Nhưng Nghệ Tông phong bà vượt cấp lên lại chức Thái Trưởng công chúa vì công lao của bà. Có thể xem như đây là hình thức khen thưởng công lao của bà. Nhà Trần là triều đại không để ý và làm theo tôn ti trật tự, chuyện gì cũng có thể xảy ra. nên nhớ bà được chức Thái Trưởng công chúa là do Nghệ Tông phong vì công lao . Tòan Thư chép rất rõ điều này.
    Còn chuyện Trần Thị Dung bà đuợc phong công chúa là vượt cấp, bà đâu có phải là con vua, em vua hay bác vua mà đòi phong là Trưởng hay Thái Trưởng công chúa. Phải là em vua mới được gọi là trưởng công chúa, là cô hay bác ruột vua mới là Thái Trưởng công chúa chứ. sau này bà được phong là Linh Từ quốc mẫu còn oai hơn Thái Trưởng công chúa nửa.
    về Trần Thừa: nhà Trần xem ông này là Hòang Đế và truy phong cho ông ta. Vì thế con gái ông mới được gọi là công chúa: công chúa Thụy Bà là điển hình. vậy đám cưới con gái ông là Thiên Thành nhà Trần xem như là đám cưới con gái Vua là hợp lẽ. Ngô Sĩ Liên các lời bình của ông bạn chẳng thống nhất rằng ông là Sử Gia, thích bình ra sao là quyền của ổng mà?
    trường hợp Thiên Thành là con Thái Tông. Theo ý bạn thì bà chỉ có thể sinh sớm nhất vào khỏang tháng 7 năm 1238 vậy đến tháng giêng năm 1251 bà chỉ là 12 tuổi 6 tháng. Có công chúa nào gã chồng ở tuổi này? Bạn không thể so được với hai đám cưới của hai cô công chúa Lý. Vì đây là một âm mưu dựng sẳn của Trần Thủ Độ, lúc này Nhà Trần đang nắm binh quyền trong tay. Huệ tông đang bị điên và nhốt ở chùa. Họ cần cuộc hôn nhân này để cướp ngôi. Đừng nói Lý Thuận Thiên hay Lý chiêu Hòang 7 tuổi. Lúc này họ 1 tuổi vẫn có thế gả được. Cuộc hôn nhân chỉ là cái cớ thôi.
    Còn Thiên Thành thì khác. Không thể có chuyện vua gã công chúa khi mới chưa đầy 13 tuổi. Và bạn nên nhớ Trần Hưng Đạo phải có tình cảm sâu đậm với Thiên Thành ông mới dám cả gan liều mạng không sợ chết vượt tường vào nhà Trung Thành Vương. Vậy chuyện hai người yêu nhau trước đó là phải có. bạn Ok chứ? một người thanh niên 19 tuổi yêu một cô bé 12 tuổi đến mức không chấp nhận sống chết nửa đêm lẽn vào nhà tình địch. bạn thấy có vô lý không? có chấp nhận được không?
    còn về Trần Thánh tông. Sử chép là : Tên húy là Hoảng, con trưởng dòng đích của Thái Tông. Mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy thượng đế trao cho gươm báo, hậu có mang.
    Như vậy tôi xem ông là con trưởng có gì sai? chừng nào sử viết ông là Trưởng nam dòng đích thì bạn mới có quyền xem ông là con trai trưởng của Trần Thái Tông. Vì sao là dòng đích vì trước đó bà có thai Quốc Khang 3 tháng mới về làm vợ Thái Tông. Vậy Quốc Khang trên danh nghĩa là con của trưởng của Thái Tông nhưng thực chất không phải. Vì vậy Thánh Tông mới thực chất là con trưởng của Thái Tông.
    trên đây là những nghi vấn của bạn. Bạn có quyền đặt ra nghi vấn và tôi giải thích. Đúng ý bạn hay không tôi không quan tâm. Tôi chỉ biết rằng tôi có đưa ra chứng cứ chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn không đưa ra chứng cứ chứng minh cho luận điểm của bạn được. Như vậy thì còn gì để tranh luận nửa?

Chia sẻ trang này