1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói lái - có từ bao giờ ?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Chitto, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nói lái - có từ bao giờ ?

    Có lúc tôi phân vân không rõ lối nói lái có từ bao giờ, nó có lịch sử và "sự sống" của riêng nó không? Nói lái có chịu ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa lịch sử nào không?

    Có lẽ nhiều người biết câu nói lái trong truyện dân gian Trạng Quỳnh: Tả tô chấn, tân thịnh nền, giai khống, xái châu.

    Cũng có cả một bài thơ của Thái sư triều Lê Sơ dùng lối nói lái để tránh tên các nhân vật trong hoàng gia: như gọi vua (Lê) Thái Tông là Tống Thai ; hoàng hậu Nguyễn Thị Anh là Thịnh Y, vua Nhân Tông là Nhung Tân. Như vậy văn bản sử dụng lối nói lái trong văn học nho học ở Việt Nam đã có từ trên năm trăm năm trước.

    Trước đó, có câu chuyện, hay văn bản nói lái nào đưọc truyền lại không nhỉ?
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em nhớ có chuyện cổ tích "Hươu và rùa" (Sách văn học lớp 6 ngày xưa) có tình huống rùa nấp trong bụi kêu "Nhỉ đay" để hươu vùng dậy chạy khỏi bẫy của thợ săn bác ạ! Như vậy là nó có trong dân gian lâu lắm rồi nhỉ
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Mình nghĩ nói lái có từ dân gian, như một số ví dụ trên các bạn đã nêu ấy. Tuy nhiên, lối nói lái của dân gian chỉ là để "chơi chữ" chứ cũng ko thực sự mang ý nghĩa đặc biệt về lịch sử và văn hoá.
    Mình nghĩ rằng nói lái trở nên đặc biệt quan trọng trong các kỳ thi thời kỳ còn Nho học. Thời đó người ta quy định rất khắt khe việc "phạm huý". Tên vua chúa phải được nói lái sang chữ khác. Một bài thi dù xuất sắc đến đâu nhưng vô tình phạm huý là coi như hỏng cả bài luôn.
    Mà theo mình biết, Nho học bắt đầu khởi sắc từ thế kỷ 11 (với việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám). Nên song song với việc nói lái để chơi chữ của dân gian, còn có kiểu nói lái mang ý nghĩa lịch sử văn hoá của một thời kỳ Nho giáo hưng thịnh tại Việt Nam.
  4. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    trong quãng sống hơn 20 năm của mình
    mình thấy rằng nguời miền Trung nói lái giỏi hơn cả
    dĩ nhiễn hiểu những lời nói lái cũng nhanh
    miền Bắc và miền Nam chậm hơn
    đặc biệt là miền Bắc...có phải do tiếng Bắc chuẩn y quá nên thế hay ko
    ...hiểu nói lái hơi chậm
    khó bắt chuớc đuợc giọng Nam ,Trung
    điều này nói lên đuợc nhiều thứ nhỉ
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chẳng có cái gì là chuẩn y cả bạn ơi, chẳng qua là tiếng nào đông người sử dụng hơn thì quy làm tiếng chuẩn thôi.
  6. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Mình tưởng để kỵ húy, người ta chỉ nói chệch thôi, chứ có nói lái đâu nhỉ. Ví dụ: Phúc thành Phước, Hoàng thành Huỳnh, Vũ thành Võ, Mệnh thành Mạng...
    Cũng nói thêm là việc kiêng húy bắt đầu từ thời Trần, với lệnh cấm dân chúng nói và viết tên của các vua chúa.
  7. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Tỉ như hồi Pháp thì có cách chửi (dù hơi... hèn 1 tí) thằng Tây là thầy tăng. Một cách khác, nói lái còn là một tín hiệu truyền tin của quân cách mạng (gọi là mã hóa kiểu Việt Nam chăng?) Ngoài ra đó còn là 1 cách bài ngoại: ví dụ : quýt sơ măng bông sên, lẹo thôi ọt măn- nghe như tiếng Pháp mà hổng phải...
    Nói lái cũng thường thấy trong các câu đối...
    Bac nào đối được câu này tớ khao 1 chầu!
    Lò Tôn hỏi Lò Khôn đường về Mường Lôn.
  8. 200tuoi01

    200tuoi01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    2.307
    Đã được thích:
    0
    Tớ đoán môn này có cùng thời với khi ngôn ngữ được khai sinh. Cứ có 1 anh com lê là thể nào cũng có một thằng quần đùi ném đá. Hiện nay, các hội nghị cũng rất hay dùng cụm từ "xóa đói giảm nghèo".
  9. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cấu trúc đặc thù của tiếng, của vần tiếng Việt hẳn rất dễ phát sinh nói lái. Có thể nói lái đã có rât lâu nhưng chắc mạnh mẽ từ khi dòng văn thơ trào phúng phát triển và chữ quốc ngữ được định hình.
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tui nghe nói là do tiếng Việt đơn âm sắc nên mới nói lái được.
    Chứ như tiếng Anh : parachute, entertainment, television.....nói lái như thế nào .?

Chia sẻ trang này