1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi sưu tầm những bài viết , câu chuyện mang nhiều ý nghĩa

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi cothe, 20/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocsangvn

    ngocsangvn Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    29.478
    Đã được thích:
    3
    Những cảm giác bình thường tuyệt vời
    Đó là khi:
    - Chợt hiểu ra rằng bạn đang được yêu thương
    - Cười nhiều đến mức thấy... đau cả miệng
    - Nhận được một ánh mắt" đặc biệt"
    - A, mình có thư/ email
    - Nghe thấy bài hát mình ưa thích trên ti vi hoặc trên đài (chứ không phải tự bật CD)
    - Chui trong chăn và nghe mưa rơi bên ngoài
    - Bước ra khỏi phòng thi( sau khi làm được bài, tất nhiên)
    - Nhận được điện thoại của một người bạn ở xa
    - Tìm được tờ 1000đ (hay 500đ thôi cũng được) trong túi áo khoác mà bạn đã không sờ đến từ năm ngoái
    - Dở cuốn album cũ và ngắm hình ảnh của mình từ hồi còn bé tí. Mình đã từng bé thế này ư?
    - Có ai đó nói rằng bạn rất tuyệt
    - Gặp bạn bè
    - Nghe một người nói lại rằng một người khác nói điều gì đó tốt đẹp về bạn
    - Tỉnh dậy sớm và chợt nhớ ra hôm nay la chủ nhật và có thể ngủ thêm một chút
    - Mơ một giấc mơ đẹp
    - Uống sôcôla nóng
    - Tìm được lời bài hát mà bạn thích, để bạn có thể hát theo mà không ngại rằng mình hát sai
    - Tim đập nhanh hơn khi nhìn thấy một-người-nhất-định nào đó
    - Nghe thấy tiếng cười của đứa bạn thân
    - Gặp một người bạn cũ đã lâu không liên lạc và chợt thấy rằng người đó vẫn không thay đổi, vẫn quý mến bạn như trước
    - Nhìn khuôn mặt của một người khi họ mở món quà mà bạn đã chuẩn bị rất công phu
    - Tỉnh dậy mỗi sáng và nghĩ rằng mình sẽ có một ngày tốt đẹp
    Đó là những cảm giác rất bình thường nhưng rất tuyệt vời. Bạn hãy tận hưởng để biết mình hạnh phúc.
  2. vynguyenthuy

    vynguyenthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Em không phải thành viên nhưng cũng hay ghé qua coi ...ké bài của các anh chị. Cho em post một bài lên chủ box nhé,
    Nước mắt phụ nữ
    Cậu bé hỏi mẹ: "Sao mẹ lại khóc vậy hả mẹ". "Bởi vì mẹ là phụ nữ"- người đàn bà âu yếm trả lời cậu.
    "Nhưng con không hiểu", cậu bé vẫn còn thắc mắc. Mẹ ôm cậu vào lòng và bảo: " Và con sẽ chẳng bao giờ hiểu được".
    Băn khoăn, cậu bé tội nghiệp lại hỏi bố: "Sao con thấy mẹ khóc mà chẳng vì một lý do nào cả?". "Tất cả phụ nữ đều như vậy cả"- người bố cũng chỉ có thể trả lời được như vậy.
    Cậu bé lớn lên trở thành người đàn ông thực thụ rồi mà vẫn cứ mãi băn khoăn về điều đó. Cuối cùng, anh ta quyết định hỏi Chúa. Anh gọi cho Chúa và hỏi ngay rằng: "Chúa ơi, vì sao mà phụ nữ lại dễ khóc như vậy thưa ngài?". Chúa trả lời:
    "Khi ta tạo ra người đàn bà thì người ấy phải thật đặc biệt. Đôi vai của họ phải đủ mạnh để có thể gánh chịu sức nặng của cả thế giới nhưng cũng phải thật dịu êm để có vỗ về an ủi những nỗi buồn đau của kẻ khác.
    Ta cho họ một sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn từ bên trong để có thể mang nặng đẻ đau sinh ra những đứa con rồi lại bị chính chúng làm buồn phiền hết lần này đến làm khác.
    Họ phải đủ vững vàng để vực những người khác dậy khi có ai đó tuyệt vọng, để tự nguyện chăm sóc cho cả gia đình mình khi có ai đó đau ốm hay buồn phiền mà không bao giờ có một lời than van.
    Họ phải thật rộng lượng để yêu thương những đứa con của mình dù cho bất cứ điều gì có thể xảy ra, thậm chí dù cho chúng cứ mãi làm họ đau lòng.
    Ta cho họ sức mạnh vô biên để có thể nâng đỡ chồng mình qua bao sóng gió của cuộc đời mặc cho những lỗi lầm của anh ta. Ta tạo ra họ từ chiếc xương sườn của chồng họ là để họ bảo bọc cho trái tim của chồng mình.
    Ta cho họ sự khôn ngoan để biết được rằng một người chồng tốt thì sẽ không bao giờ làm vợ mình đau lòng nhưng đôi lúc cũng biết cách thử sức mạnh và lòng quyết tâm của họ để được sóng đôi vững chãi bên chồng.
    Và cuối cùng ta tạo những giọt nước mắt để dành riêng cho họ khi cần để giải toả những nỗi muộn phiền hay vui sướng.
    "Con thấy đấy con trai của ta," Chúa nói tiếp, " vẻ đẹp của người phụ nữ không nằm ở những bộ quần áo được khoát lên người, hình dáng bên ngoài hay là cách họ chải tóc đâu. Vẻ đẹp của phụ nữ chính là nằm trong đôi mắt họ, bởi vì đấy là cánh cửa dẫn đến trái tim họ, nơi tình yêu thương trú ngụ."
    Đọc xong thấy có lỗi với mẹ quá!
  3. vynguyenthuy

    vynguyenthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Em không phải thành viên nhưng cũng hay ghé qua coi ...ké bài của các anh chị. Cho em post một bài lên chủ box nhé,
    Nước mắt phụ nữ
    Cậu bé hỏi mẹ: "Sao mẹ lại khóc vậy hả mẹ". "Bởi vì mẹ là phụ nữ"- người đàn bà âu yếm trả lời cậu.
    "Nhưng con không hiểu", cậu bé vẫn còn thắc mắc. Mẹ ôm cậu vào lòng và bảo: " Và con sẽ chẳng bao giờ hiểu được".
    Băn khoăn, cậu bé tội nghiệp lại hỏi bố: "Sao con thấy mẹ khóc mà chẳng vì một lý do nào cả?". "Tất cả phụ nữ đều như vậy cả"- người bố cũng chỉ có thể trả lời được như vậy.
    Cậu bé lớn lên trở thành người đàn ông thực thụ rồi mà vẫn cứ mãi băn khoăn về điều đó. Cuối cùng, anh ta quyết định hỏi Chúa. Anh gọi cho Chúa và hỏi ngay rằng: "Chúa ơi, vì sao mà phụ nữ lại dễ khóc như vậy thưa ngài?". Chúa trả lời:
    "Khi ta tạo ra người đàn bà thì người ấy phải thật đặc biệt. Đôi vai của họ phải đủ mạnh để có thể gánh chịu sức nặng của cả thế giới nhưng cũng phải thật dịu êm để có vỗ về an ủi những nỗi buồn đau của kẻ khác.
    Ta cho họ một sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn từ bên trong để có thể mang nặng đẻ đau sinh ra những đứa con rồi lại bị chính chúng làm buồn phiền hết lần này đến làm khác.
    Họ phải đủ vững vàng để vực những người khác dậy khi có ai đó tuyệt vọng, để tự nguyện chăm sóc cho cả gia đình mình khi có ai đó đau ốm hay buồn phiền mà không bao giờ có một lời than van.
    Họ phải thật rộng lượng để yêu thương những đứa con của mình dù cho bất cứ điều gì có thể xảy ra, thậm chí dù cho chúng cứ mãi làm họ đau lòng.
    Ta cho họ sức mạnh vô biên để có thể nâng đỡ chồng mình qua bao sóng gió của cuộc đời mặc cho những lỗi lầm của anh ta. Ta tạo ra họ từ chiếc xương sườn của chồng họ là để họ bảo bọc cho trái tim của chồng mình.
    Ta cho họ sự khôn ngoan để biết được rằng một người chồng tốt thì sẽ không bao giờ làm vợ mình đau lòng nhưng đôi lúc cũng biết cách thử sức mạnh và lòng quyết tâm của họ để được sóng đôi vững chãi bên chồng.
    Và cuối cùng ta tạo những giọt nước mắt để dành riêng cho họ khi cần để giải toả những nỗi muộn phiền hay vui sướng.
    "Con thấy đấy con trai của ta," Chúa nói tiếp, " vẻ đẹp của người phụ nữ không nằm ở những bộ quần áo được khoát lên người, hình dáng bên ngoài hay là cách họ chải tóc đâu. Vẻ đẹp của phụ nữ chính là nằm trong đôi mắt họ, bởi vì đấy là cánh cửa dẫn đến trái tim họ, nơi tình yêu thương trú ngụ."
    Đọc xong thấy có lỗi với mẹ quá!
  4. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Những gì đã đi qua và những gì lưu lại.
    Phải chăng là kỷ niệm tuổi thần tiên.
    Tà áo trắng thơ ngây, mực tím ngoan hiền.
    Là tất cả bao tháng ngày đèn sách.
    Nay xa rồi có còn ai nuối tiếc.
    Cái thuỡ học trò xinh đẹp tựa vần thơ.
    Làm sao trở về được với những ngày xưa. hạnh phúc êm đềm trong vòng tay bè bạn.
    Trong tiếng giảng bài dịu ngọt của thầy cô.
    Nay xa rồi ai còn nhớ ai quên...
    Nhớ buổi chia tay tràn đầy kỷ niệm.
    Những ước mong hoài bảo cuộc đời.
    Tháng năm qua rồi mỗi đứa một nơi !
    Ta lạc lõng trên đường đời bỡ ngỡ.
    Có những thú vui ta giật mình hoảng sợ.
    Chôn dấu cuộc đời dưới những mũi kim đau.
    Đốt tuổi thanh xuân qua làn khói trắng.
    Có những thứ tưởng chừng như mãi mãi, có những niềm vui cứ ngỡ bất tận tràn đầy, có những tháng ngày tìm hạ giới trên mây...
    Có những phút ta gục đầu oán trách...
    Tà áo trắng thơ ngây ngày nào rất sạch.
    Nay được đổi bằng những tũi nhục ngày qua.
    Từng ngày buồn lặng lẽ trôi qua.
    Ta vẫn muốn làm làm lại đời - rất muộn.
    Có cái giá như nào đau xót bằng ta.
    Hạnh phúc, tương lai, tình yêu, sự nghiệp....
    Vâng ta luôn từng ngày nuối tiếc.
    Nhưng chẳng lẽ ta lại để cuộc đời chết bởi quá khứ hay sao?! Ta bây giờ hy vọng một ngày nao.
    Tất cả cơn mưa sẽ qua đi cho bầu trời lại sáng,
    Những đêm đông sẽ không còn giá lạnh.
    Ta vẫn đợi một ngày một ngày mới không xa.
    Vâng một ngày đang vẫn đợi chờ ta !
    http://heroin-aids.com/htm/home1.htm
  5. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Nơi ấy, Mai Hòa?
    untitled.bmp
    Nếu có một âm thanh vui vẻ nào đó vọng lên ở Mai Hòa, đó chỉ có thể là tiếng nô đùa của 8 cô cậu bé. Cũng mang trong người căn bệnh thế kỉ, nhưng có lẽ sự hồn nhiên, vô tư vốn dĩ của tuổi thơ đã ?omiễn nhiễm? các em với những ưu tư, lo lắng, mặc cảm về một kiếp người.
    TTO - Chúng tôi đến trung tâm Mai Hòa (Củ Chi, TP.HCM), nơi chăm sóc những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối và chợt nhớ câu nói của người bạn: Mai Hòa là nơi người ta đến để trở về với cát bụi?
    Tôi gặp Hương. Mái tóc nhuộm, hàng lông mày kẽ nhạt, nét thanh xuân vẫn còn nơi người con gái Thanh Hóa mới 30 tuổi này. Hương từng học Sư phạm Hà Nội, chồng Hương nghiện từ khi còn là SV. Cưới nhau, việc học dang dở, chồng Hương ngày càng lún sâu vào ma túy. Vài tháng sau khi đưa tang chồng vì tai nạn giao thông, Hương bị tiêu chảy và sụt ký nhanh chóng. Đi xét nghiệm, Hương chết sững với kết quả dương tính với virus HIV. Hương vẫn chưa được một lần làm mẹ.
    Đến với Mai Hòa được gần 1 năm, người thân duy nhất thỉnh thoảng đến thăm Hương là cậu em trai đang làm việc ở TP.HCM, gia đình ở Thanh Hóa cũng chẳng còn ai.
    Hướng mắt về phía một cô gái gầy gò đang ngồi trầm ngâm trên ghế đá, Hương bình thản: ?oMọi người đi hết rồi, phòng này bây giờ chỉ còn Hương và cô ấy. Ở đây, hôm nay gặp, ngày mai chưa chắc còn thấy. 9g sáng nay Bình mới đi. Nó mới hơn 20 thôi. Các soeur mang đi thiêu rồi?. Cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng tôi khi hình dung cảnh căn phòng ngăn nắp với 6 chiếc giường cứ hết đầy lại vơi, vơi lại đầy.
    ?oCác anh chị có thường nói chuyện với nhau không?? ?" tôi vu vơ hỏi để rồi như thấy mình hẫng một nhịp. ?oCuộc sống ở đây buồn lắm em à. Có bấy nhiêu chuyện đời, chuyện kiếp, nói với nhau một lần là hết sạch?.
    Chỉ tay về phía chiếc giường ở góc phòng, Hương trầm giọng: ?oGiường ấy của Mai Phương, mới 21 tuổi thôi. 8 tuổi, Phương đã mất cha, mất mẹ, bà ngoại thương Phương lắm nhưng không cản được Phương theo chơi với bạn bè xấu. Phương làm gái mại dâm, 16 tuổi đã lấy chồng. Đêm Phương đi, Phương đau đớn, vật vã lắm, mình thức trắng một đêm để tiễn nó?.
    Mấy hôm nay, chiếc bàn của Hương có thêm những túi hạt cườm lóng lánh. Các soeur cũng mang về cho Hương một chiếc túi xâu hạt cườm rất xinh để làm mẫu. Bàn tay Hương ngoài phụ giúp các soeur chăm sóc những người yếu hơn, nay thêm thoăn thoắt xâu hạt cườm để làm hàng lưu niệm cho những ai đến thăm Mai Hòa.
    Chia tay, tôi xiết tay Hương: ?oLần sau em đến, Hương phải còn ở đây. Hứa, Hương nha!?. Hương cười nhẹ ?" lần đầu tiên tôi thấy Hương cười: ?oChỉ sợ em không quay lại thôi. Hương còn sống lâu lắm?. Thật lòng, tôi cũng mong Hương còn sống lâu lắm?
    TRUNG UYÊN - Báo tuổi trẻ online
  6. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Mẹ & con và xấp vé số...
    untitled.bmp
    Người mẹ với xấp vé số mỗi ngày mong trả nợ vay cho con vào đại học - Ảnh: Như Hùng
    TT - Huyện Định Quán (Đồng Nai) có một cảnh lạ mà ai đi qua một lần sẽ nhớ mãi, đó là những tảng đá núi to nằm ven quốc lộ, xen lẫn với các khu dân cư. Và giữa hai tảng đá núi to đùng ấy là một mái nhà tôn lụp xụp, ngôi nhà của Trần Công Khanh.
    Người học trò sáu tuổi đã bắt đầu đi bán vé số nuôi thân, để rồi 12 năm sau trúng tuyển ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) với tổng điểm 27, trong đó môn lý được 10 điểm...
    Từ lam lũ tuổi học trò...
    Trưa Định Quán, cái nắng chang chang. Bí thư Đoàn Trường THPT bán công Định Quán Hoắc Công Sơn (trường mà Khanh học năm cấp III) bảo đi chậm lại, để xem mẹ Khanh còn bán vé số không.
    Nhắc chuyện cũ, anh Sơn nhớ lại một lần ngồi quán nước thấy có cậu bé bán vé số mặc quần áo học trò mời mua, cứ tưởng là giả dạng học trò để bán vé số được nhiều, ngờ đâu sau này cậu bé ấy lại trở thành học sinh của trường mình. Nói về cậu học trò nhỏ của mình, thầy Quyền - hiệu trưởng nhà trường - cười bảo: ?oEm ấy tính giỏi lắm, chắc do bán vé số từ nhỏ!?.
    Có lẽ cái vận bán vé số đã đeo đuổi và nuôi sống Khanh từ ngày còn trong bụng mẹ. Những ngày ấy bà Thuận - mẹ Khanh - còn lấy chợ làm nhà, ngủ trên những tấm phản ban đêm để ngổn ngang ngoài chợ. Chợ giải tán, người mẹ dắt díu con thơ vào trong hẻm núi để sống với bà ngoại nuôi.
    Căn chòi ọp ẹp và ẩm thấp ấy đến bây giờ cũng chỉ đủ kê hai chiếc giường, những hôm trời mưa cả nhà ướt nhẹp. May mà có người trúng số, cho ít tiền để bà Thuận đi mua mấy tấm tôn che nắng che mưa. Cứ thế ba chị em Khanh lớn lên trong cái chòi ấy...
    Người chị đầu lấy chồng, chị thứ hai đang học lớp 11 cũng bỏ ngang vì mắc cỡ (do đi học cứ bị nhắc chưa đóng học phí hoài), phải xuống Biên Hòa làm thuê phụ bán quán cơm, rửa chén, lâu lâu dành dụm được năm bảy chục ngàn lại gửi về cho mẹ phụ giúp nuôi em. Cũng may Khanh vốn gầy gò nên chuyện quần áo cũng đỡ, hai năm mặc một bộ cũng được, chỉ tội là ông quần thì cứ lòi lên trên cả mắt cá.
    Mấy cô bán chè ngoài chợ thấy cảnh ấy liền trách bà Thuận sao không may đồ cho thằng bé, cứ để nó mặc quần ?ocái treo cái trễ?, ống thấp ống cao hoài. Không có tiền mua đồ cho con, bà Thuận cũng chỉ biết chống chế: ?oKệ, nó bận đồ vậy mà học giỏi nhất lớp, nhất trường là được rồi?. Riêng Khanh không than vãn hay đòi hỏi gì cả, tính Khanh vốn vậy, đi bán vé số lại có nhiều người thương đứa học trò nghèo sớm tảo tần lam lũ.
    ...Đến nỗi lo sinh viên
    Hôm người bạn chạy vào báo tin Khanh trúng tuyển ĐH, Khanh nhảy cẫng lên vì vui sướng. Người mẹ cũng thế nhưng tĩnh tâm lại thấy... hết hồn, rồi sợ. Mẹ sợ, con sợ..., nỗi sợ mà không cần nói ra cũng hiểu: tiền đâu mà đi học. Đêm nằm Khanh cứ trằn trọc không ngủ được. Người mẹ thương con chỉ biết chảy nước mắt.
    Cô bác xung quanh thương chỉ lên hội phụ nữ, nhưng người mẹ quanh năm lầm lũi với tấm vé số ấy lại sợ, cái sợ của một người nghèo: ?oKhông quen, không biết ai, biết đường nào mà nói!?. Thầy hiệu trưởng biết chuyện, thương đứa học trò nghèo nên động viên Khanh cứ chuẩn bị lo đi học. Rồi cả trường vận động góp tiền cho Khanh được 1.870.000 đồng.
    Bà Thuận lại đi vay nóng 1,2 triệu đồng phải trả góp trong vòng 29 ngày. Bà con cô bác xóm Miễu nghèo cũng mỗi người một ít để lo cho Khanh lên đường nhập học trong nỗi lo bộn bề: ?oHoàn cảnh mình vậy, không biết có học hết hay lại nửa chừng phải nghỉ...?.
  7. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Góc bình yên
    TTO - Tôi vẫn nhớ như in ngày mẹ giao cho tôi chiếc xe gắn máy và nói bằng một giọng rất xúc động: ?oMẹ chỉ có thể lo cho hai anh em con đến đây thôi. Hai đứa học xong đại học và có chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại. Mẹ không có nhiều hơn được!?.
    Tôi đã rất xúc động, nhưng-như một khỏang cách vô hình - thật khó để một đứa con trai có thể? ôm chầm lấy mẹ vào lúc đấy mà nói với mẹ rằng: không chỉ là chiếc xe hay bất kỳ thứ vật chất nào đâu mẹ ạ, mà mẹ đã cho con thật nhiều, cho con cả một tâm hồn đầy đặn từ chính những gì mẹ đã làm.
    Ngày mẹ đám cưới, mọi người nói bà ngoại khóc nhiều. Mà không lo lắng sao được khi cô nữ sinh của trường nữ Gia Long ?odanh giá? ngày nào, vừa tốt nghiệp sư phạm và là ?otiểu thư? của một gia đình tương đối khá giả ở Sài Gòn chấp nhận về quê chồng làm dâu, trở thành một cô giáo nhỏ tại một vùng biển, đất đai khô cằn ở miền Trung.
    Cuộc sống không đẹp như mẹ mong muốn. Ba tôi sau khi được cử vào Sài Gòn học nghiệp vụ, đã bị choáng ngợp bởi một cô gái thị thành khác, để rồi quên đi cô vợ ?oquê? đang ở vùng biển mỗi ngày trông ngóng mình về. Chuyện gì đến cũng đến. Từ ngày tôi tròn ba tuổi, tôi đã không còn nghe được tiếng cười nói của ba, và căn nhà không còn hơi ấm của trụ cột gia đình. Mẹ tôi gạt nước mắt, đưa hai con vào Sài Gòn chỉ với hai bàn tay trắng.
    Ký ức về cha của tôi qua những người thân trong gia đình và hàng xóm chỉ là những lời trách móc về một người đàn ông ?othật tệ?. Nhưng mẹ tôi lại không nói thế. Cuộc sống luôn có những điều vừa lòng và không vừa lòng tồn tại, hãy biết cách tha thứ để giữ cho tâm hồn mình luôn có những ngày vui.
    Mẹ đặt ra một quy tắc trong gia đình là hãy cứ xem như ba đi công tác xa, không có mặt ở nhà, cả nhà? không nói xấu ba nhé! (Vì càng ?onói xấu? thì lại càng nhớ đến, mà càng nhớ đến thì chỉ càng thêm buồn phiền mà thôi). Bây giờ là ba đi vắng rồi, mẹ lo kiếm tiền cho con đi học, lo chuyện bếp núc, ?othằng lớn? ?otạm? thay ba xem máy móc, xe cộ trong nhà có hư thì sửa ?odùm ba?; thằng út thì coi bàn ghế có hư hỏng thì đóng lại!
    Mẹ còn tự đi học thêm cách sửa chữa điện nước, xe cộ để vừa tự lo liệu gia đình, vừa ?othay mặt ba? dạy lại hai đứa con trai trong lúc ?oba vắng nhà?. Cứ như thế, dẫu còn nhiều khó khăn lẫn khuất trong căn nhà chỉ có một phụ nữ trẻ và hai đứa con nhỏ, nhưng mỗi chiều về vẫn rộn vang tiếng cười.
    Không những thế, biết bà nội sống một mình ở miền quê cũ lúc nào cũng nhớ thương con, cháu. Cứ mỗi kỳ nghỉ hè, mẹ lại đưa hai anh em ra ở cùng với bà, để bà khuây khỏa. Mẹ cứ dặn mãi, ?onhà mình đã không giận ba, thì càng không được giận bà nội, càng không được nói những điều không hay về ba với bà, vì bà là người thương con, cháu nhất. Mà, không chỉ là bà đâu, đã hễ ai thương mình thì mình không được đối xử tệ với người ta". Vì những lời dặn ấy mà những ngày hè ở cùng bà nội, với chúng tôi, là những ngày thật sự của tình thương yêu.
    Ngày bà mất đột ngột, mẹ và bà ngoại đã vội thuê ngay một chiếc xe đi trong đêm, để hai cháu được ra kịp nhìn bà lần cuối trước khi bà trở về với đất trời và lo liệu thêm cho bà. Đứng trước di ảnh của bà đêm hôm ấy, không cần một lời nói nào của mẹ, nhưng cũng đã đủ cho tôi hiểu được con người ta sống với nhau rất cần cái tình, cái nghĩa như thế nào. Tôi cảm nhận thật rõ, mẹ đã gieo vào tâm hồn tôi những hạt giống thật đẹp của cây yêu thương và vị tha như thế nào.
    Ngày qua ngày, cứ từ những ?oquy tắc? và việc làm ?onho nhỏ? như thế, mẹ giữ được cho tôi gần như trọn vẹn tuổi thơ với những gì đầm ấm nhất của một gia đình.
    Trong căn nhà nhỏ ấy, ở góc này, góc kia vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tuyệt nhiên không có bóng dáng của sự thù hận bởi vì như mẹ vẫn nói, điều đầu tiên con cần phải học không phải là cách chống đỡ với cuộc sống này, mà là cách yêu thương và tha thứ cho nó.
    Và cũng ở trong căn nhà nhỏ ấy, tôi biết, có ba tâm hồn thật bình yên.
    MINH ĐĂNG - Tuổi trẻ online
  8. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/09/3B9E2990/
    Sẽ có ý nghĩa đối với chúng ta khi làm công tác xã hội!
    Rất mong các bạn ủng hộ!
  9. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7


    Quên mình cứu giúp người trong lũ


    Cát Thịnh mấy ngày nay vẫn còn nguyên cảnh ảm đạm. Hàng chục ngôi nhà bị lũ cuốn trôi chỉ còn trơ phần móng. Chốc chốc lại có tiếng người gọi nhau khi tìm thấy thi thể của nạn nhân. Vượt qua con suối Ngòi Lao, chúng tôi tìm đến nhà Phó trưởng công an xã Tống Chí Thanh (35 tuổi), đã dũng cảm cứu người hy sinh trong cơn lũ quét.
    Phiên trực định mệnh ấy vào ngày 27/9, khoảng 21 giờ, anh Tống Chí Thanh thấy nước suối dâng cao. Anh cùng hai đồng chí nữa đi kiểm tra tình hình khu vực đập tràn suối Phà. Những cơn mưa mỗi lúc một to, nước ở đầu nguồn đổ về rất nhanh. Anh Thanh cùng nhiều người quanh khu thị tứ hô hào nhau sơ tán của cải vật chất cùng người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Khi đến giúp nhà anh Đinh Văn Tú thì mực nước đổ về đã cao gần 1 mét, anh Thanh gắng sức đưa vợ anh Tú và hai người khác lên mái nhà nhưng vì dòng nước quá mạnh đã cuốn phăng ngôi nhà cùng bốn người khác trôi theo dòng suối...
    Anh Nguyễn Văn Thủy, cảnh sát phụ trách địa bàn cùng đi với anh Thanh lúc đó kể lại: "Nước to, chảy xiết, không sức nào ngăn được, anh Thanh vẫn lao ra cứu người. Tất cả chúng tôi thót tim, lo lắng và rồi đến khi nhà đổ sập, chúng tôi chỉ còn nghe thấy những tiếng kêu cứu gào thét. Rồi những tiếng đổ vỡ ầm ầm, tiếng ào ào của lũ...".
    Trong ngôi nhà gỗ cũ kĩ bạc màu thời gian, chúng tôi bắt gặp cảnh tượng rất thương tâm: chị Nguyễn Thị Luyến, vợ anh Thanh cùng hai cháu nhỏ đang đầm đìa nước mắt, giọng nói khản đặc: "Các anh ơi! Thế là từ nay các cháu không còn cha nữa, gia đình em sống làm sao đây?". Nỗi đau vô hạn ấy không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai trong lòng vợ con anh...
    Là con út trong một gia đình có 5 anh chị em, năm lên 2 tuổi (1972), anh Thanh theo cha mẹ đi xây dựng vùng kinh tế mới và đến xã Cát Thịnh định cư, coi đây là quê hương thứ hai của mình. Chưa ổn định cuộc sống được bao lâu thì người mẹ yêu quý đã đột ngột ra đi. Được sự đùm bọc nuôi nấng của người cha và tình hàng xóm, Thanh ngày một lớn khôn và chăm ngoan học giỏi. Lớn lên, Thanh nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể và trưởng thành từ các phong trào của thôn, của xã. Năm 1995, anh tham gia Ban công an xã và là công an viên phụ trách thôn Văn Hưng. Trong quá trình công tác, phấn đấu, năm 1996, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ năm 2001 đến nay, anh được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Văn Hưng.
    Anh Hoàng Đông, Trưởng công an xã cho biết: "Anh Thanh là một người rất nhiệt tình trong công việc, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nay anh mất đi đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho không chỉ riêng gia đình mà cả toàn thể cán bộ, chiến sĩ công an xã chúng tôi...".
    Thắp nén hương trước bàn thờ chồng, chị Luyến nghẹn ngào kể lại: "Anh ấy suốt ngày chỉ lo công việc, nhiều hôm còn trực, ngủ qua đêm tại xã. Vào trưa ngày 27, thấy nước suối to, em gọi điện bảo anh về xem ao cá ở nhà có bị làm sao không? Nhưng anh ấy chỉ nói: Em cứ yên tâm ở nhà cẩn thận nhé, anh bận lắm", rồi cúp máy. Đấy là câu nói cuối cùng của chồng em qua điện thoại...". Hiện tại gia đình anh Thanh xếp vào diện khó khăn của xã. Ngôi nhà gỗ 3 gian qua nhiều năm sử dụng nay đã xuống cấp nghiêm trọng, thu nhập chính chỉ trông chờ vào mấy sào chè. Trong khi đó, hai cháu Tống Ngọc Tú và Tống Ngọc Anh còn rất nhỏ, chưa thể đỡ đần công việc gia đình. Thế là từ nay mọi khó khăn trong cuộc sống đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của người vợ, không biết ngày mai sẽ ra sao.
    Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Bên kia con suối Ngòi Lao là phần việc dang dở mà chính quyền xã giao cho anh Thanh chỉ đạo làm chiếc cầu để nhân dân trong vùng đi lại bớt khó khăn trong mùa lũ, nay vẫn còn chưa xong...
    Minh Sơn - Lê Phiên ( thanhnienonline )

  10. k_thamlang

    k_thamlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Giá Trị của Lao Động
    Không biết có phải vì con cầu tự không mà thằng con chị Linh biếng ăn, khó nuôi kinh khủng. Mỗi ngày, chị luôn đi chợ mua đồ tươi ngon cho con ăn, khi thì cá tươi, lúc thì cua sống, thịt heo, thịt bò không thiếu thứ gì.
    Món ăn nấu lên, thơm ngon là thế mà nó chỉ nhìn rồi buông đũa, khiến cha mẹ đau đầu không biết giải pháp nào chữa bệnh biếng ăn của con. Trong lúc anh chị đang rầu lòng thì ông nội dưới quê lên thăm. Nghe chuyện, ông bảo:
    - Có gì mà khó, để tao đem nó về quê nuôi một tháng, bảo đảm khi trả lại nó sẽ lên cân.
    Rồi ông đưa thằng bé về quê. Sáng sớm, thay vì để cho nó ngủ nướng trong mùng, ông lôi nó dậy ra sân nghe gà gáy. Rồi hai ông cháu rủ nhau đi câu. Nó kéo lên được một con cá nhỏ xíu bằng hai ngón tay. Thành quả lao động đầu tiên khiến nó mừng rỡ như bắt được vàng. Bà nội chiên vàng con cá, nó nuốt nước bọt, chấm tương dầm ớt, ăn hết cả tô cơm to. Con cá mua về ăn dẫu lớn nhưng sao ngon được bằng con cá nhỏ xíu chính tay mình câu. Hôm sau ông cho nó đi bắt ếch. Cả người lấm lem, nó mới chụp được một chú ếch tí tẹo. Thế mà khi bà nội chiên ếch, nó cũng thích thú ăn sạch chén cơm. Rồi bà lại dẫn nó ra ruộng xem người ta trồng lúa, trồng khoai. Thấy dây khoai, cọng mạ lớn lên từng ngày, nó cầm chén cơm, củ khoai ăn thấy ngon hơn.
    Thấm thoát chẳng mấy chốc đã hết kỳ nghỉ hè, thằng bé quay về với gia đình. Nó không còn đổ tháo cơm ra bàn, bỏ thừa mứa thức ăn nữa... bởi giờ đây nó đã hiểu rõ giá trị của lao động.

Chia sẻ trang này