1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi tôi sinh Hoà Bình! (Kêu gọi sưu tầm các bài viết giới thiệu Hoà Bình)

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi hoa_mua_ha, 04/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Đã đi, đã đến Hoà Bình. Lần 1 về an toàn. Đến đêm qua lên, bị tai nạn, dã man luôn. Bi h đang nằm bẹp 1 chỗ, huhu
  2. hitsolo

    hitsolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    0
    Hị hị !
    Ông anh bị tai nạn có làm sao hôk !
    Có cần đến thăm hôk !
    Vưỡn cà phê hàng hành đc chứ !
    Hix !
  3. cookiee

    cookiee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2007
    Bài viết:
    1.483
    Đã được thích:
    0
    tớ đến hoà BÌnh 1 lần. đi Mai châu, hé hé, thik nhất rịu cần.
  4. hitsolo

    hitsolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    0
    Uốn đc nhìu hôk !
    Hum nào đi típ đi !
    Vác cho Hít chum !
  5. anhnhvn1983

    anhnhvn1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.089
    Đã được thích:
    0
    Rịu cần uốđuwọc nhìu lắm.
    Phải 2 chum.
    1 chum uốn thèm lắm ợ!
  6. neukolamaimai

    neukolamaimai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Hí hí, uốn ruu cần mà đc nghe gái Thái múa hát thì phê lòi mắt .
    Em dân hoà bình đêy ...
    hê hê
  7. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0

    Hí hí, uốn ruu cần mà đc nghe gái Thái múa hát thì phê lòi mắt .
    Em dân hoà bình đêy ...
    hê hê
    [/quote]
    hé hé gái HH kìa các bác hum nèo kiếm mấy chum rùi gọi em nì đến múa vừa vừa xem chắc phê lòi hết mắt ka ka
  8. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tục "chòi căn" ở Mai Châu​


    Ngôi nhà sàn của gia đình bà Sám đã được làm mới

    (HBĐT) - ?oChòi Căn? theo tiếng Thái có nghĩa là việc nghĩa, việc tình, cộng đồng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đã từ lâu lắm rồi, đến cả người có tuổi thuộc vào hàng cao niên như cụ Hà Công Nhấm ở bản Lác, xã Chiềng Châu cũng chẳng còn nhớ được sự bắt nguồn của phong tục này ở Mai Châu.
    Từ phong tục ?oChòi Căn?....

    Có lẽ bởi tại cuộc sống ở nơi vùng cao với những điều kiện sống khó khăn trước đây mà những cư dân ở vùng núi Mai Châu đã xây dựng nên cái tinh thần ?otương thân tương ái? bền chặt. Theo thời gian, cái tinh thần tương thân tương ái đã như ?ongấm vào máu? của mỗi con người ở nơi vùng đất này. Dần dà, trở thành một phong tục đẹp trong nếp sống của đồng bào các dân tộc ở đây.

    Ông Ngần Mạnh Thoàn, Chủ tịch UBMTTQ xã Chiềng Châu kể: Là vùng núi, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán sản xuất còn nhiều hạn chế thế nên cuộc sống của người dân ở vùng Mai Châu này vẫn còn khó khăn, nhất là từ những năm 1985 - 1986 trở về trước, Mai Châu là vùng đất heo hút ít người biết đến, cả huyện luôn có trên 70% số hộ thiếu đói. Đời sống người dân thì cơ cực. Quanh năm, chỉ có ngô, sắn đồ thay cho bát cơm, hạt gạo. Nhiều nhà quanh năm suốt tháng trong bữa ăn chỉ có vị đắng chát đến tê miệng của củ nâu, củ vớn.

    Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng cái tinh thần ?ochòi căn? của của người dân chưa khi nào bị quên lãng. Thậm chí nó còn ngày càng ăn sâu vào trong tâm thức của người dân với những ý nghĩa trong sáng và nhiệt tình. Điều đó thể hiện rõ nhất là khi các hộ gia đình có chuyện vui hay gặp phải những rủi ro không may.

    Ông Hà Công Nhấm kể: Nhờ có phong tục ?ochòi căn? thì bất kỳ hộ gia đình nào, có chuyện vui hay chuyện buồn đều không phải lo lắng gì nhiều. Có chuyện, có việc là người trong làng, trong bản đều tự nguyện xắn tay vào giúp đỡ. Nhà có thì giúp gạo, giúp tiền, nhà không có thì giúp công, giúp sức cứ vậy mà xong. Như trong đám tang của ông cụ thân sinh ông Nhấm cách đây gần ba chục năm, khi đó, hoàn cảnh gia đình cũng túng thiếu nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tâm của bà con hàng xóm láng giềng người giúp gạo, người giúp sức, thậm chí có người trong nhà chỉ còn một bát sắn khô nhưng người cũng mang đến giúp nên đám tang ông cụ cũng đã được con cháu lo chu toàn theo đúng với phong tục tập quán. Cứ như vậy, suốt hàng trăm năm qua đã có nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở Mai Châu đã vượt qua được khốn khó nhờ phong tục đẹp này.

    Đến xã hội hoá phong trào đền ơn đáp nghĩa

    Phong tục ?ochòi căn? từ cuộc sống đã nhanh chóng trở thành một ?ođiểm nhấn? trong công tác xã hội hoá phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Mai Châu. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, Mai Châu đã động viên, tiễn đưa 2.696 thanh niên lên đường nhập ngũ và hàng nghìn người tham gia phục vụ chiến trường. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến, toàn huyện có 606 gia đình chính sách, 379 liệt sỹ, 199 thương binh, 33 bệnh binh. Với việc đẩy mạnh xã hội hoá phong trào đền ơn đáp nghĩa nên công tác quan tâm chăm sóc người có công ở Mai Châu đã tạo nên những biến chuyển tích cực ngay từ thời kỳ cả dân tộc còn dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự quan tâm, chăm lo đời sống cho hộ gia đình chính sách đã được thể hiện bằng những việc làm thiết thực.

    Đặc biệt, từ phong trào này ngôi nhà tình nghĩa đầu tiên của cả nước đã được dựng ở bản Lác xã Chiềng Châu. Ngôi nhà sàn tình nghĩa đó được HTX Nông nghiệp Chiềng Châu làm tặng cho gia đình bà Hà Thị Sám là mẹ liệt sĩ Vì Văn Uẩn vào đúng thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Mình kêu gọi toàn dân giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng (tháng 5/1968).

    Ông Hà Công Nhấm, nguyên là Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Chiềng Châu nhớ lại: Việc dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Sám trước hết là bắt nguồn từ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài cái nghĩa, cái tình như phong tục ?ochòi căn? vốn có của đồng bào. Bởi khi đó, gia đình bà Sám là một hộ gia đình Liệt sỹ còn khó khăn về nhà ở. Nên việc giúp đỡ gia đình là trách nhiệm của nhân dân trong xã, xóm. Từ khi phát động đến khi dựng xong ngôi nhà sàn 3 gian cho gia đình cả làng tập trung làm chỉ mất có 10 ngày. Làng xóm phân công mỗi người một việc, người thì vào rừng kiếm cột, chặt cây que, người thì cắt gianh lợp mái... hăng hái lắm!


    Dấu tích của ngôi nhà sàn tình nghĩa đầu tiên của cả nước chỉ còn lại hàng cột ở gần gian bếp của gia đình bà Hà Thị sám

    Đến giờ tuổi cao, sức đã yếu, thế nhưng bà Sám vẫn còn nhớ thời điểm HTX, bà con lối xóm chung tay giúp đỡ dựng nhà. Nhờ sự giúp đỡ đó mà trong 40 năm qua gia đình bà đã vượt qua những khó khăn, ổn định đời sống. Chị Vì Thị Ỉm, con gái út của mẹ Sám nghẹn ngào: Ngôi nhà được HTX, bà con dựng bây giờ không còn nữa nhưng đó là ngôi nhà mà anh chị em chúng tôi đã quây quần lớn lên. Sau 40 năm, ngôi nhà sàn tình nghĩa 3 gian giờ chỉ còn lại bộ cột, kèo đủ cho gian bếp của gia đình chứ chẳng còn lại gì. Thế nhưng ký ức về ngôi nhà tình nghĩa đầu tiên của cả nước khởi động cho phong trào xây dựng nhà tình nghĩa vẫn còn mãi trong tâm trí của người dân bản Lác xã Chiềng Châu. Ngoài gia đình bà Sám, năm 1968, HTX nông nghiệp Chiềng Châu cũng đã tặng ngôi nhà tình nghĩa khác cho một gia đình chính sách. Đây là ngôi nhà HTX đã mua lại của gia đình anh Vì Văn Khôn với giá 150 đồng cho gia đình anh Vì Văn En. Món quà này đã giúp đỡ vợ, con gia đình anh có cuộc sống đảm bảo hơn.

    Từ những việc ******** nghĩa đó đã thúc đẩy công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thành một phong trào lớn ở Mai Châu những năm qua. Chị Khà Thị Xình, Cán bộ phòng Nội vụ lao động xã hội huyện Mai Châu cho biết: Phong trào giúp đỡ gia đình chính sách, hỗ trợ xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhà và các công trình tình nghĩa của huyện đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Từ năm 1999 đến nay, bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, quỹ tình nghĩa của huyện đã có 179 hộ gia đình được hỗ trợ xây mới, nâng cấp sửa chữa nhà và các công trình tình nghĩa. Huyện đang phấn đấu sang năm 2008 sẽ xoá xong các nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách bằng nguồn vốn vận động xã hội và sự giúp đỡ của các cấp.


  9. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Mai Châu - Nước mắt vẫn chảy sau bão
    Bài 1: Vào "Tâm chắn" Phúc Sạn, Tân Mai


    Nhà anh Bùi Văn Thuận xóm Gò Mu - Phúc Sạn (Mai Châu)đổ sập sau bão.
    (HBĐT) - Nhìn vào bản báo cáo sơ bộ ngày 9/10 của UBND huyện Mai Châu mới thấy được những thống kê thiệt hại cuả huyện dài dằng dặc. Nhưng đó chỉ là những con số còn những nỗi đau của con người trong vùng tâm chấn thì ít ai có thể nhìn và cảm thấy được .
    Nỗi đau chồng chất nỗi đau

    Qua nhiều ngày mưa liên tiếp do ảnh hưởng của cơn bão số 5 chị Đinh Thị Thao ở xóm Khoang xã Tân Mai như thấy có điều gì bất ổn săp xảy ra. Chị dồn hết tiền trong nhà mua gạo, dầu, muối và thức ăn để chủ động trong những ngày mưa bão sắp tới. Đêm 4/10 khi cả nhà còn đang thức tiếng mưa rơi rả rích thì chị nghe thấy tiếng sạt lở trên đồi. Chị hô hoán chồng và con xem chuyện gì xảy ra. Tiếng đất, đá sạt lở mỗi lúc một gần chồng và con chị vừa chạy được ra ngoài để xem chuyện gì xảy ra thì đất đá đổ ập vào nhà chị. Còn chị thì cũng chỉ kịp nhảy qua cửa sổ rồi lộn mấy vòng tránh được cơn thịnh nộ của ?oSơn thần?. Khi định thần lại thì căn nhà 4 gian, 2 gian bếp và tài sản cuả gia đình chỉ còn là đống đất, đá ngổn ngang. Thế là công sức mà bao nhiêu năm vợ chồng chị gây dựng từ ngày lấy nhau tan thành đống đổ nát. Hôm sau chị chỉ còn nhặt được một ít quần áo cuả gia đình còn sót lại mắc trên cành cây. Quá bất ngờ và chị cũng không thể tưởng tượng được rằng quả đồi nhà chị nó lại sạt lở nhanh đến vậy.

    Từ hôm bị mất nhà đến nay 4 nhân khẩu nhà chị phải ở nhà người con trai Bùi Văn Vương ở gần đó mới lập gia đình ra ở riêng. Khi nghe tôi hỏi về trận lở đất hôm đó tâm trí chị vẫn còn hoảng hốt. Những giọt nước mắt sợ hãi, đau buồn đến tận cùng của cuộc sống lăn trên má chị. Chị Thao cho biết: Bây giờ cả gia đình tôi chẳng còn đồng nào. Và chẳng biết bao giờ gây dựng được ngôi nhà để ở. Và điều quan trọng nhất là làm nhà ở đâu bởi ở đây không có chỗ nào bằng phẳng để làm nhà. Như vậy thì nguy cơ lở đất ở đây rất có thể xảy ra với bất cứ gia đình nào.

    Đi nhận quà cứu trợ hộ bố mẹ của Hội chữ thập đỏ tỉnh chị Đinh Thị Dung ở xóm Khoang không cầm được nứơc mắt kể: Cũng vào đêm thứ năm ngày 4/10 bố chị (ông Đinh Văn Mai 101 tuổi) và mẹ chị (bà Đinh Thị Chung 87 tuổi) đang nằm trong nhà thì quả đồi đằng sau nhà bỗng đổ sập vào nhà. Nghe tiếng đất đá đổ con cháu ở cạnh chạy sang, vừa bế được các cụ chạy ra ngoài thì căn sàn đã bị hàng núi đất đá đổ ụp xuống rồi cuốn luôn xuống hồ. Căn nhà sàn này cũng là công sức một đời của 2 cụ nay đã trôi theo đất đá.

    Ông chủ tịch hội chữ thập đỏ xã Tân Mai cho biết: xã có 420 hộ thì có đến 50 hộ bị hỏng nhà cửa và thiệt hại tài sản trong đó có 4 nhà bị lũ, lở núi cuốn trôi và 46 nhà bị đất đá lở vùi lấp. Nhiều gia đình không biết ngày mai có gì để ăn. Giao thông bị tê liệt, các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho vùng lũ chỉ bằng đường sông. Do vậy nhiều tư thương lợi dụng cơ hội này ép giả cả lên cao. Như giá dầu tại Tân Mai lên 15.000 đồng /lít, muối 3.000 đồng /gói, gạo 7.500 đồng /kg...

    Cũng vào cái đêm định mệnh ấy ở xã Phúc Sạn vợ chồng anh Bùi Văn Bình đã ngủ lại trên nương. Mưa to cả một mảng đồi nhà anh chị đã đổ ập vào căn lều ấy cướp đi cả hai người. Hôm sau khi bão mưa còn chưa ngớt thì hàng xóm mới lên đào bới đất tìm thấy xác của 2 vợ chồng. Xóm Gò Mu xã Phúc Sạn là xóm chỉ có hơn 20 nóc nhà nhưng có 3 ngôi nhà bị sập do lở đồi. Khi đoàn cứu trợ của Hội chữ thập đỏ đến thì vợ chồng anh Bùi Văn Thuận và Bùi Thị Mơ đi kiếm cây dựng lại căn nhà. Bà Bùi Thị Đoàn mẹ anh Thuận ngậm ngùi kể lại đêm đó vợ chồng anh Thuận đang ngủ bỗng nghe tiếng đất lở. Vợ anh Thuận vừa kịp chạy ra ngoài thì căn nhà bỗng đổ sập xuống. Anh Thuận còn mắc cánh tay chưa kịp thoát ra khỏi nhà. Anh Thuận bảo vợ: em chạy trước đi, anh chết rồi. Chị cố kéo anh ra khi cả một đống đất lớn tiếp tục đổ sập xuống đè kín ngôi nhà.

    [​IMG]
    Người dân xã Tân Mai (Mai Châu) nhận hàng cứu trợ Hội chữ thập đỏ tỉnh.


    Bao giờ hết ?obão??

    Ông Lê Gia Tiến¤ - Chủ tịch hội chữ thập đỏ tỉnh kể chúng tôi nghe câu chuyện chảy ra nước mắt: Hôm 9/10 khi ông gọi điện lên hội chữ thập đỏ huyện Mai Châu báo là ngày mai có chuyến hàng cứu trợ của hội chữ thập đỏ tỉnh cho hai xã Tân Mai và Phúc Sạn. Lúc đó có ông Nguyễn Văn Tường - Phó chủ tịch hội chữ thập đỏ xã Phúc Sạn đang ở đó. Ông Tường xin nghe điện và xin thêm hội chữ thập đỏ tỉnh mang thêm dầu và muối. ?oCác anh mang lên hộ chúng tôi 200 lít dầu và vài tạ muối sẽ trả tiền bao nhiêu cũng được, ở đây bà con đang rất cần?.

    Tuy cơn bão đã đi qua nhưng những khó khăn cuả những gia đình ở Phúc Sạn và Tân Mai ngày càng khí khăn. Không có đường giao thông, chỉ những xã gần lòng hồ mới mua được lương thực với giá đắt trên đường sông. Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng phòng Hạ tầng kinh tế huyện Mai Châu cho biết: hiện nay giao thông bị chia cắt ở nhiều xã và nặng nhát là tuyến đường Đồng Bảng - So Lo dài 13km, có những đoạn ở km3 bị mất hẳn đường. Trước mắt chỉ cần thông được xe máy và xe thô sơ nhưng công việc này cũng cũng ngoài sức của huyện. Như vậy việc khắc phục cơn bão số 5 rất cần sự giúp đỡ cuả nhiều tỉnh và trung ương.


  10. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Kính chào toàn thể các bác HÒA BÌNH thân yiu! Xin cho tôi gửi lời chào Trân Trọng nhất đến với các bạn.

    Các bác HÒA BÌNH ơi! Nhớ HÒA BÌNH quá...lâu rồi không lên trên đó không biết có thay đổi gì nhiều không?
    Ngày trước hay lên chơi ở Thị Xã ( gần khách sạn Đà Giang) và khu chuyên gia. Nhà ông bác lại ở gần Khách Sạn gì to to lên dốc ý nhỉ! À hình như là Khách Sạn Du Lịch . Đối diện có cái Khu Nhà Sinh Thái ý!
    Tôi còn nhớ mang máng nay nhờ các bác tý chút. Đi đến thị trấn Lương Sơn có 1 trang trại cực to. Rất nhiều lần đi qua mà lâu rồi không nhớ. Gọi là Lương Sơn Trại hay sao ý! Mà nó có mấy nhà sàn to đùng. Nhà Sinh thái mà. Bác nào nhớ không? Giúp tôi với.
    HÒA BÌNH còn rất nhiều khu Du Lịch Sinh Thái như thế nữa mà chỉ nhớ mang máng. Còn một khu Du Lịch Sinh Thái mà cũng đi từ đường vào một đoạn. Cạnh Khu Du Lịch nhà sàn đó là Ao Cá to đùng đấy các bác....
    HÒA BÌNH nhớ năm xưa. Cách đây khoảng 15 năm mình đi cùng bố lên khu Chuyên Gia chơi. Ra Ăn Hoa Phượng ở ven đường. Nhớ vào Chợ bên này sông lúc đó còn đi qua cầu sắt ( Chợ Vồ à...k nhớ nữa). Sau đó còn vào chợ mua 1 nghìn ít vỏ cây gọi là NƯỚC MÁU NGƯỜI. Uống đỏ như máu, ngọt thơm như Nhân Trần , cả nhà chỉ mỗi mình dám uống. Vị ngọt thơm của nó làm mình cả đời không quên.
    Nhớ đi HỒ THÁC BỜ cũng đoàn làm phim. Được chị Thu Hà rủ đóng phim ( làm nền) và được chị mời ăn cơm. Khì...hồi đó vui thật. ĐI dạo mặt hồ, lên chùa Thách Bờ.....

Chia sẻ trang này