1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi tư vấn và giải đáp thắc mắc về Sức Khỏe Sinh Sản, HIV/AIDS (do bác sĩ Nguyễn Xuân Hoàng phụ trác

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi xhcross, 22/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Gợi ý nè: thử vào google tìm trang web của Hiệp hội kế hoạch hoá gia đình (IPPF) nhé. Nếu có gì hugo post lên cho mọi người cùng xem.
    Thân.
  2. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    He he đã nói đã ko thích dùng google rồi vì chủ yếu trả lời câu hỏi của bác là để củng cố kiến thức chứ nếu tôi search thì nó đúng 100% thì rõ chán.
    Thôi thì để tôi search xong sẽ đọc, nhớ gì thì post đó, sai pác sửa cho tôi.
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn @nguyenxuanhoang76 rất tích cực tham gia và xây dựng chuyên đề này tại box Cần Thơ. Chắc rất nhiều người đều biết các quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV sau đây :
    Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
    1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
    a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
    b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
    c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
    d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
    đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
    e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
    b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
    c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    Các vấn đề khác, các bạn có thể tham khảo toàn văn của LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS).
    Về câu hỏi : Các quyền về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ ********, có thể tìm theo nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên - thanh niên. Ví dụ, có thể kể ra đây về Quyền sinh sản :
    - Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển hoàn thiện của con người. Đây là thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời, song cũng là thời kỳ có nhiều thách thức song song với sự thay đổi, phát triển thể chất và tinh thần của mỗi em để hình thành và hoàn thiện nhân cách và những hành vi mới liên quan đến cuộc sống của mỗi con người.
    - Các em có quyền được biết đầy đủ thông tin về sức khỏe sinh sản, sức khỏe ******** một cách thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức trước khi trở thành người lớn.
    - Các em có quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thuận tiện, phù hợp. Các cán bộ chuyên môn, dịch vụ phải tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện 10 quyền khách hàng của mình:
    + Quyền được thông tin.
    + Quyền được tiếp cận dịch vụ
    + Quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai
    + Quyền được đảm bảo an toàn
    + Quyền được đảm bảo kín đáo
    + Quyền được giữ bí mật
    + Quyền được tôn trọng
    + Quyền được cảm thông thoải mái
    + Quyền được tiếp tục sử dụng dịch vụ
    + Quyền được bày tỏ ý kiến.
    - Các em cần được giúp đỡ, an ủi khi các em bị vi phạm quyền.
    - Các em cần được giúp đỡ để có được nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đối với nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội một cách tốt nhất.
    Nếu các bạn làm trong ngành y tế các bạn sẽ biết là mới có thêm một quyền mới : Quyền được chăm sóc sức khỏe bằng "kỹ thuật cao". Nhưng hình như không phải tất cả mọi người.
    Được ngthhuan sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 26/08/2006
  4. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Riêng quyền về sức khỏe ******** thì chịu. Chẳng biết gì khác ngoài quyền được cải thiện sức khỏe ********. Mà cái quyền này nó mơ hồ làm sao ý. Ví dụ như tôi quan hệ ******** không thoải mái, nó như thế này, nó như thế nọ, vân vân và vân vân ... thì tôi nói với ai, ai giúp tôi thực hiện các quyền này và nếu họ không làm thì sao.
  5. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Thanks hugo, các câu trả lời rất hay. Bây giờ xin ý kiến của các bạn khác, đặc biệt trong lĩnh vực phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
    Câu hỏi mới nè:
    Có bao nhiêu quyền về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ ********. Đó là những quyền nào? (Ai trả lời được vote 5*)
    Thân.

    Cám ơn bạn @nguyenxuanhoang76 rất tích cực tham gia và xây dựng chuyên đề này tại box Cần Thơ. Chắc rất nhiều người đều biết các quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV sau đây :
    Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
    1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
    a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
    b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
    c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
    d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
    đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
    e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
    b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
    c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    Các vấn đề khác, các bạn có thể tham khảo toàn văn của LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS).
    Về câu hỏi : Các quyền về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ ********, có thể tìm theo nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên - thanh niên. Ví dụ, có thể kể ra đây về Quyền sinh sản :
    - Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển hoàn thiện của con người. Đây là thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời, song cũng là thời kỳ có nhiều thách thức song song với sự thay đổi, phát triển thể chất và tinh thần của mỗi em để hình thành và hoàn thiện nhân cách và những hành vi mới liên quan đến cuộc sống của mỗi con người.
    - Các em có quyền được biết đầy đủ thông tin về sức khỏe sinh sản, sức khỏe ******** một cách thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức trước khi trở thành người lớn.
    - Các em có quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thuận tiện, phù hợp. Các cán bộ chuyên môn, dịch vụ phải tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện 10 quyền khách hàng của mình:
    + Quyền được thông tin.
    + Quyền được tiếp cận dịch vụ
    + Quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai
    + Quyền được đảm bảo an toàn
    + Quyền được đảm bảo kín đáo
    + Quyền được giữ bí mật
    + Quyền được tôn trọng
    + Quyền được cảm thông thoải mái
    + Quyền được tiếp tục sử dụng dịch vụ
    + Quyền được bày tỏ ý kiến.
    - Các em cần được giúp đỡ, an ủi khi các em bị vi phạm quyền.
    - Các em cần được giúp đỡ để có được nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đối với nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội một cách tốt nhất.
    Nếu các bạn làm trong ngành y tế các bạn sẽ biết là mới có thêm một quyền mới : Quyền được chăm sóc sức khỏe bằng "kỹ thuật cao". Nhưng hình như không phải tất cả mọi người.
    --------------------------------------------
    Cảm ơn mọi người đã tham gia. Cảm ơn bạn ngthhuan đã đưa ra những ý kiến rất bổ ích về các quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm HIV và các quyền về sức khoẻ sinh sản chủ yếu cho trẻ vị thành niên và thanh niên.
    Sau đây, H sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiêu quyền về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ ********. Đó là những quyền nào?
    Có 12 quyền Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ ******** - Hiến chương của Hiệp hội kế hoạch hoá gia đình (IPPF) được tập hợp từ các văn bản luật pháp quốc tế: Tuyên bố chung về quyền con người, Hiệp ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị, hiệp ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, hiệp định về việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và công ước quốc tế về các quyền trẻ em. Hiện nay Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản pháp luật nói trên. 12 quyền được đề cập bao gồm:
    1. Quyền được sống
    2. Quyền được tự do và an toàn của con người
    3. Quyền được công bằng và không bị phân biệt đối xử
    4. Quyền riêng tư
    5. Quyền được tự do suy nghĩ
    6. Quyền được thông tin và giáo dục
    7. Quyền được lựa chọn lập gia đình và kế hoạch hóa gia đình
    8. Quyền được quyết định có hay không và khi nào có con
    9. Quyền được chăm sóc vàbảo vệ sức khoẻ
    10. Quyền được hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học
    11. Quyền được tham gia các hoạt động
    12. Quyền không bị hành hạ và đối xử tàn tệ
    Chúng ta có thể rút gọn lại thành 6 nhóm quyền chính cho đơn giản và dễ hiểu hơn là:
    I/ QUYỀN ĐƯỢC TIẾP CẬN VỚI CÁC THÔNG TIN GIÁO DỤC VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
    II/ QUYỀN ĐƯỢC TỰ DO SUY NGHĨ VÀ LỰA CHỌN
    III/ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ
    IV/ QUYỀN ĐUỢC CÔNG BẰNG VÀ KHÔNG BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
    V/ QUYỀN KHÔNG BỊ BÓC LỘT VÀ LẠM DỤNG
    VI/ QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM RIÊNG TƯ BÍ MẬT
    Mọi người tiếp tục cho câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp nhé. H sẽ tư vấn chủ yếu về lĩnh vực phòng lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường ********.
    Thân.
    To Hugo: Các câu hỏi mà Hugo đã trả lời rất tốt. H sẽ đưa ra một số ý bổ sung vào ngày mai nhé. Thanks.
    To mọi người: chúc cuối tuần vui vẻ
    Được nguyenxuanhoang76 sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 27/08/2006
    Được nguyenxuanhoang76 sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 27/08/2006
  6. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0

    Cho mình hỏi một câu, thế anh Nguyễn Xuân Hoàng đã bao giờ tiếng xúc với cụôc sống của người nhiễm HIV/AIDS một cách thường xuyên chưa?
    Trong tương lai, anh có dự định nào để chia sẽ cùng nỗi đau này với họ? Anh biết Trung Tâm Mai Hoà? Anh đã từng đến đó? Anh biết hoạt động của nhóm CTXH Những Người Bạn?
    ---------------------------------------
    Cảm ơn bạn Duyenkaty đã đưa ra một câu hỏi rất hay. Thực tế, H cũng đã ăn chung, tắm chung (trong cùng 1 bể tắm), làm việc chung với người có HIV (như vậy có thể nói là đã tiếp xúc thường xuyên với cuộc sống của người có H). Anh chưa biết trung tâm Mai Hoà cũng như nhóm công tác Những người bạn vì anh cũng mới vào trong này chưa lâu. Anh chỉ biết một số nhóm "Bạn giúp Bạn" ở miền Bắc. Ngoài ra, tháng 11/2005, nhân Hội nghị quốc gia về HIV/AIDS ở TPHCM anh cũng có gặp gỡ một số các bạn ở TPHCM. Vì hiện tại anh cũng đang làm việc trong lĩnh vực phòng lây nhiễm HIV/AIDS nên anh nghĩ mình đã, đang và sẽ làm những việc giúp đỡ không những cho họ mà cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm khác.
    Thân.
  7. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình hỏi bạn một câu hỏi về tình huống xử lý nha : Mình nghĩ học và thi lấy bằng lái xe là quyền của tất cả mọi người. Đúng chưa ? Nếu không liên quan đến nghề nghiệp thì khi khám sức khoẻ ở Hội đồng giám định y khoa sẽ không yêu cầu khai báo về tình trạng mắc bệnh truyền nhiễm. Người có HIV có quyền dấu thông tin đó. Ở Hội đồng giám định y khoa của thành phố Hà Nội người ta làm theo một quy trình là kê khai theo mẫu quy định rồi xếp theo thứ tự, để trên bàn. Ở đó người ta sẽ kiểm tra nếu khai không theo đúng mẫu thì sẽ loại phéng hồ sơ của mình ra mà mình không có cơ hội giải thích, phân trần gì cả. Vấn đề đặt ra là, nếu người có HIV muốn khám sức khỏe để thi lấy chứng chỉ lái xe thì phải làm như thế nào : Khai trong hồ sơ là không mắc các bệnh truyền nhiễm thì là dối trá, còn khai là đang nhiễm HIV thì trái với quyền được dấu thông tin riêng tư của người có HIV ?
    ------------------------------------------------------------
    Đúng là một vấn đề rất hay. Đúng như bạn nói, không những như ví dụ của bạn đưa ra mà trong một vài trường hợp khác chẳng hạn như khi bạn tham gia 1 loại hình bảo hiểm như của Prudential bạn cũng phải kê khai tình trạng bệnh tật của mình và nếu họ yêu cầu khám sức khoẻ (bao gồm xét nghiệm HIV), bạn cũng phải tuân theo. Nếu bạn không tuân theo thì bạn sẽ không được tham gia.
    Trong ví dụ này, H chỉ đưa ra thông tin về mặt luật pháp trích dẫn điều 28, Luật phòng chống AIDS về những trường hợp bắt buộc xét nghiệm HIV:
    1. Với những trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm soát nhân dân, hoặc Toà án nhân dân
    2. Bộ trưởng Bộ y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị bệnh
    3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
    Như vậy, theo ý kiến của H thì chúng ta sẽ phải đợi khi luật có hiệu lực và có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành để có cơ sở pháp lý khi thảo luận về vấn đề này.

    Ngoài ra, H có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn về thông tư liên tịch số 29/2000/TLLT/BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2000 của liên bộ: Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành qui định danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm. Các nghề, công việc đó là:
    1. Các dịch vụ y tế có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người.
    2. Các dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình, dịch vụ thẩm mỹ có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người.
    Thân.

  8. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    Cám ơn bác Hoàng đã phúc đáp. Tôi đợi phần bổ sung của bác cũng như câu hỏi mới.
    Chợt tôi có câu hỏi này hơi chuối nhưng cứ hỏi, nếu pác giúp được thì cảm ơn.
    Tại sao khi uống rượu / bia vào thì cảm thấy buồn ngủ?
    (Tôi hỏi thật ko phải đùa, tại tôi sợ post câu hỏi này chỗ khác người ta cười tôi)
    Pác giúp tôi nhá.
    Thanks.
  9. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    Đề nghị thành viên cara77 ko spam trong topic này nhá, muốn thì post qua topic Nhật Ký-Quán vỉa hè, nơi trò chuyện, tán dóc của các thành viên box Cần Thơ! (Phần II) tôi sẽ trả lời cho bạn.
  10. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Mình hỏi bạn một câu hỏi về tình huống xử lý nha : Mình nghĩ học và thi lấy bằng lái xe là quyền của tất cả mọi người. Đúng chưa ? Nếu không liên quan đến nghề nghiệp thì khi khám sức khoẻ ở Hội đồng giám định y khoa sẽ không yêu cầu khai báo về tình trạng mắc bệnh truyền nhiễm. Người có HIV có quyền dấu thông tin đó. Ở Hội đồng giám định y khoa của thành phố Hà Nội người ta làm theo một quy trình là kê khai theo mẫu quy định rồi xếp theo thứ tự, để trên bàn. Ở đó người ta sẽ kiểm tra nếu khai không theo đúng mẫu thì sẽ loại phéng hồ sơ của mình ra mà mình không có cơ hội giải thích, phân trần gì cả. Vấn đề đặt ra là, nếu người có HIV muốn khám sức khỏe để thi lấy chứng chỉ lái xe thì phải làm như thế nào : Khai trong hồ sơ là không mắc các bệnh truyền nhiễm thì là dối trá, còn khai là đang nhiễm HIV thì trái với quyền được dấu thông tin riêng tư của người có HIV ?

Chia sẻ trang này