1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi tư vấn và giải đáp thắc mắc về Sức Khỏe Sinh Sản, HIV/AIDS (do bác sĩ Nguyễn Xuân Hoàng phụ trác

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi xhcross, 22/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Lạ thật bài post rồi mà chẳng được lên đầu tiên. Post lại lần nữa xem sao .
    HIV có thể lây nhiễm ở tất cả mọi người. Nhìn bên ngoài không biết ai là người có HIV. Hãy bảo vệ mình bằng:
    Dùng bơm kim tiêm sạch và sử dụng BCS đúng cách? (ai biết trả lời H hộ nhé )
    Lão Đại phạt uống 3 chén rượu, đành phải uống thôi nhưng vẫn phải tư vấn/cung câp thông tin cho mọi người thôi.

  2. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Sáng giờ post mấy lần mà chẳng chuyển được topic lên đầu trang. Chẳng hiểu sao nữa . Nhờ Hugo giải thích nhé.
    Thân
  3. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    Chuyển qua www3 hoặc www5
    Pác chịu khó vào Nhật ký tôi có chỉ cho ku em nào rồi...
    http://www3.ttvnol.com/cantho.ttvn
  4. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    H đưa ra 1 hình thức mới. Mọi người cùng thảo luận về case study này và cho ý kiến nhé.
    Loan - Một nghiên cứu trường hợp về phụ nữ Việt Nam hành nghề mại dâm và bị nhiễm HIV
    Tôi sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tôi đã hai lần lấy chồng vì gặp phải hai người đàn ông ham cờ bạc. Trong con mắt hàng xóm làng giềng, tôi là một phụ nữ thiếu đứng đắn và thường bị dèm pha vì hai lần li hôn. Chán nản, vào một ngày, tôi quyết định bỏ nhà đi theo một bà dì họ mang theo tất cả số tiền dành dụm được (1,5 triệu đồng). Chúng tôi đến Campuchia và mở tiệm làm tóc vì tôi đã học nghề này hồi mới 16 tuổi. Tôi luồn rừng sang Campuchia qua đường Veng Seourng. Trên đường đi, chúng tôi đã tiêu hết một nửa số tiền mang theo.
    Gặp nhiều khó khăn ở nơi đất khách quê người, bà dì khuyên tôi nên đi khách để kiếm được nhiều tiền hơn và biết đâu may mắn có thể ra nước ngoài sống. Sau vài ngày suy nghĩ, tôi đồng ý. Chỗ làm của dì tôi gần bờ sông Phasar Chas. Ngày đầu đến, tôi thấy rất nhiều đàn ông ra vào quán. Sợ vì lo phải đi khách với nhiều người nên tôi xin thôi . Dì tôi bèn chuyển tôi đến làm ở một cửa hàng mát xa. Ở đây, một số khách đã quịt không trả tiền mát xa. Một số khác sau khi có ?oquan hệ? cũng không chịu trả tiền, thậm chí còn chĩa súng và quát vào mặt tôi là tôi không được phép sống ở Campuchia. Tôi sợ đến mất ngủ vì những lời đe doạ của khách hàng. Do mắc nợ 400 đô la nên tôi vẫn phải tiếp tục công việc này. Tôi biết một số cô gái khác có thể vay chủ chứa tới 2.000 đô la. Tôi cũng hiếm khi về quê vì sợ hàng xóm khinh rẻ. Tôi không thích nghe họ xì xào: ?ora nước ngoài bao lâu rồi mà không có xu dính túi?. Còn nếu tôi về quê với bộ dạng xanh xao, gầy yếu thì họ sẽ nói tôi bị SIĐA (AIDS). Nhà chủ khuyên chúng tôi khi đi khách không nên dùng bao mới kiếm được nhiều tiền. Vài người trong chúng tôi đã phải đi nạo thai vì có bầu, một số còn đi nạo 4-5 lần/năm tại các phòng khám tư ở Tuol Kok, Phar Kandal, Wat Phnom. Ở đây có một bác sĩ người Campuchia nói được tiếng Việt.
    Sau đó một thời gian, tôi có thai với một người đàn ông Trung Quốc đã có vợ. Chúng tôi đã chấm dứt quan hệ sau khi bị vợ ông ta phát hiện. Một người bạn xui tôi qua Singapore đi khách để có nhiều tiền hơn. Tôi vay tiền và sang Singapore bằng một visa du lịch 15 ngày. Mỗi đêm, tôi kiếm được khoảng 300 đô la Sing nhưng luôn lo lắng bị cảnh sát tìm bắt và trục xuất. Ngay khi visa hết hạn, tôi quay lại Campuchia. Ở sân bay Porchentong, dù tôi hối lộ cán bộ hải quan 15 đô la nhưng vẫn bị giữ ở sân bay hơn 5h đồng hồ. Sau cùng, người ta cho tôi ra ngoài và quay về làm việc ở quán ba. Thỉnh thoảng, tôi cũng đi khách ở bên ngoài, có lần với 4 người đàn ông một lúc. Có người dùng bao, có người thì không.
    Cuối cùng, tôi gặp một chủ thầu xây dựng và có một đứa con với anh ta. Khi tôi có thai đứa thứ hai, tôi thấy mình ngày một yếu đi mà không rõ nguyên nhân. Tôi đến viện Pasteur để kiểm tra và được biết là đã nhiễm HIV. Tôi không dám nói với chồng vì sợ anh ấy sẽ tức giận và nói tôi đổ bệnh cho anh ấy. Tôi thực sự không biết phải làm gì và đi đâu vì tôi không thể sống ở Campuchia nếu bệnh ngày một nặng hơn. Thế là tôi quay lại Châu Đốc.
    Câu hỏi thảo luận:
    1. Điều gì đã xảy ra với Loan?
    2. Loan đã gặp phải những vấn đề gì? Tại sao? Ai, cơ quan nào có liên quan đến hành trình của Loan?
    Thân.
    (Ngày mai H nghỉ phép nên ít vào diễn đàn, mọi người cùng cho ý kiến về mấy câu hỏi H đưa ra nhé, sau 2/9 chúng ta lại gặp nhau )
  5. duyenkaty

    duyenkaty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Ừm, mai Duyenkaty sẽ đọc kỹ lại và xem vấn đề thế nào, cũng muốn tham gia bàn luận về vấn đề nhạy cảm này
  6. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    BS. Hoàng có bản luật Phòng chống HIV bằng tiếng việt gửi cho tôi xin với.
    Làm ơn trả lời sớm
    Cảm ơn BS
  7. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    BS. Hoàng có Văn bản luật phòng chống HIV/AIDS không cho tôi xin với.
    Tôi thấy bác cái gì cũng biết. BS có khác, giỏi ghê.
  8. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình có văn bản Luật phòng chống AIDS. Bạn cho mình địa chỉ email mình gửi cho. Các bạn khác ai muốn có thì email cho mình theo địa chỉ: nguyenxuanhoang76@yahoo.com hoặc hoang@csearhap.org
    Thân.
    Được nguyenxuanhoang76 sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 30/08/2006
  9. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    QUỐC HỘI
    Luật số: 64/2006/QH11​
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    QUỐC HỘI
    NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Khoá XI, Kỳ họp thứ 9
    (Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)​
    LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)​
    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
    Luật này quy định về phòng, chống HIV/AIDS.
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
    1. Luật này quy định các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện bảo đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
    2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
    3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.
    4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
    5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
    6. Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ ******** không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV.
    7. Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV.
    8. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    9. Giám sát trọng điểm HIV/AIDS là việc thu thập thông tin thông qua xét nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    10. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.
    11. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
    12. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định nhiễm HIV.
    13. Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.
    14. Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.
    15. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.
    Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS
    1. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
    2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; ***g ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
    3. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
    Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
    1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
    a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
    b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
    c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
    d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
    đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
    e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
    b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
    c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    Điều 5. Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS
    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động về phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tham gia và giám sát thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức, thực hiện phong trào hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với người nhiễm HIV.
    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
    4. Gia đình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.
    2. Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.
    3. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
    4. Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.
    5. Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.
    6. Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS.
    7. Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
    8. Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
    Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
    3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
    4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi địa phương mình.
    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
    1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
    2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
    3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
    4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
    5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
    6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
    7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
    8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
    9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
    10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
    11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
    12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
  10. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    CÁC BIỆN PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
    Mục 1
    THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG
    VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
    Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
    2. Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
    a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
    b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
    c) Không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới và không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV.
    Điều 10. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
    2. Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    3. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
    4. Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.
    5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
    6. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    7. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
    8. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
    Điều 11. Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
    a) Người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ;
    b) Người sử dụng ma túy, người *******;
    c) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường ********;
    d) Người có quan hệ ******** đồng giới;
    đ) Nhóm người di biến động;
    e) Phụ nữ mang thai;
    g) Người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    Điều 12. Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
    3. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, ***g ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình thông tin, truyền thông khác.
    4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp giáo dục phòng, chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS.
    5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
    6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân trên địa bàn địa phương.
    7. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin. Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng với Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

Chia sẻ trang này