1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói tục

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi chiaki_co_len06, 07/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Nói tục

    Vì sao thi thoảng xen 1 câu tục với 1 câu bình thường lại "hay" thế nhỉ.
    Không hay sao có ối kẻ thích nói thế đấy?
  2. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    những ng yếu đuối luôn nói tục nhiều hơn........
    thể hiện bất nhẫn nhiều hơn ( 1 trong những cách đó là nói tục )
  3. vingrauX

    vingrauX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn nói tục là yếu đuối. Nói tục đúng lúc đúng chỗ thực ra lại rất là sảng khoái nhé.
    Một số ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Nga, thì nói tục là cách nói hết sức bình thường. Thậm chí nguyên thủ quốc gia như Boris Yelsin cũng nói tục cửa miệng.
  4. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Thi thoảng tức quá nghĩ vài câu tục cũng là bình thường, dường như nó làm ta mạnh mẽ và trở nên "bất cần" hơn. Nhưng chiaki thấy có rất nhiều người, có lẽ đa phần là là dân chợ búa, rất thích dùng lời tục trong câu chuyện tán gẫu hàng ngày của họ, gần như là một sở thích hay thói quen. Nhưng thật kì lạ, vì sao một thứ như thế lại được ưa chuộng?
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tại vì đối với mọi người nói tục được coi là không tốt dẫn đến sự ngăn cản. Vì có ngăn cản nên có ý muốn giữ không nói. Vì có ý muốn giữ cho nên nó không thoải mái.
    Khi nói tục thì không còn cái gì để phải giữ nữa, cho nên nó hay
    Giống như bạn tưởng tượng ngày mai bạn sẽ chết, bạn sẽ làm gì? Có phải sẽ không còn gì ngăn cản được bạn nữa phải không, bạn sẽ vượt qua mọi rào cản, và như vậy bạn trở nên tự do và thoải mái.
    Nếu như nói tục mà không bị ngăn cấm, thì nó cũng bình thường thôi
  6. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    nói tục,lạm dụng ma tuý,********,cờ bạc lô đề,ghen ghét đố kị,xung đột bất hoà .... khắp nơi, chúng chỉ là biểu hiện bề ngoài của cái tâm trí vô minh bên trong, cái tâm trí khắp nơi bị tê liệt trong khuân định,trong ám ảnh.
    mỗi chúng ta đều muốn mình có 1 giá trị nào đó trong cuộc sống này, xã hội này. thật không thể chấp nhận nổi khi nghĩ về mình vô giá trị, và rằng bạn đã bị xã hội đào thải. người thì thấy giá trị của mình qua tiền bạc, địa vị, danh vọng, kẻ thì thấy giá trị qua bạo lực, qua ********, học sinh sinh viên thấy giá trị mình qua điểm số, kết quả các kì thi và giấy khen, thanh niên ra trường thấy giá trị qua thương hiệu của công ty mình xin được việc làm, qua vị trí được giao phó, người già thấy giá trị của mình khi không bị con cháu bỏ rơi, này ông,chúng vẫn quây quần quanh đây chỉ chờ cơ hội để phụng dưỡng tôi đấy........
    một người, sau 1 loạt những biểu hiện, trình diễn với cuộc sống, vẫn thấy giá trị của mình thấp hơn nó. bèn nói tục, bèn bạo lực, bèn xung đột.... và đột nhiên tự tìm thấy sự vượt trội giá trị của mình trong dạng ngôn từ ấy, trong dạng hành động giết người ấy. cuối cùng tôi cũng đã có giá trị. tôi đã khẳng định được giá trị.............
    chẳng phải mọi giá trị đều được hình thành bằng con đường ấy sao? qua sự so sánh với giá trị khác? và sau khi so sánh đi vào ổn định, cụ thể trong trí, ví như: 1 thằng đã bị mình chửi mà không làm được gì, những đồng nghiệp giờ đã phải gọi tôi là xếp, con vừa đoạt được giải nhất bố ơi...... người ta sẽ nghĩ tới việc đồng hoá chính họ với cái giá trị đó. đây là nơi bi kịch bắt đầu. thay vì là chính họ, con người đã nghĩ về mình như những giá trị.
    Jenny,1 cô bé thông minh đã nói chàng trai Forest Gum khờ khạo:
    -sau này em muốn trở thành ca sĩ, những người nổi tiếng, thế còn anh?
    -anh ư, tại sao anh phải trở thành cái gì chứ, tại sao anh không là chính anh? Forest ngạc nhiên trả lời.
    đó là cách mà 1 cái trí không so sánh, không phân biệt, không mưu cầu giá trị biểu hiện trong cuộc đời.
    và giờ thì người ta gọi Forest là thằng khờ, kẻ ngốc. bởi nếu họ thừa nhận anh ta, nếu anh ta được mệnh danh là người sáng suốt, thì tất cả họ, cái xã hội của giá trị này sẽ xụp đổ hoàn toàn.
    cả xã hội sẽ không thể chịu đựng nổi cảnh vô giá trị của chính họ.
    sai lầm đã xuất hiện ngay từ ban đầu. từ cái bước đi đầu tiên chứ không phải khi 1 người nói tục, 1 nhà chính trị hiếu chiến, 1 người nghiện ma tuý.....đó chính là tâm lý so sánh.nó đã tạo ra hầu hết cái xã hội tiêu cưc này. nó đã tạo ra tốt xấu, đúng sai, đạo đức, vô đạo đức..... -hệ giá trị của xã hội. rồi từ đó phản ứng nảy sinh, xung đột lan tràn khắp nơi giữa cái mà họ cho là "thiện" với cái "ác", cái "đúng" với cái "sai".......
    chúng ta đã sinh ra, lớn lên, được giáo dục trong 1 xã hội như thế,nên chẳng lạ gì khi ta coi sự so sánh, sự đồng hoá giá trị với bản thân, sự xung đột, tự nhiên như hơi thở.
    nhưng, ta có hạnh phúc không?
    ta có thực sự sung sướng, thăng hoa, toả sáng, mãn nguyện khi được có mặt trên quả đất này hay không?
    cuộc sống này có thực sự là của bạn không?
  7. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhưng không nói tục thì vẫn hơn
  8. mottemotte

    mottemotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Tớ chỉ mạn phép kể câu chuyện thế này thôi:
    Chiều qua có trận bán kết bóng đá nam Seagames giữa Việt Nam và Myanmar. Sếp của tớ vào phòng họp bật TV xem 1 mình. Đám thư ký thấy vậy xui vài tên thanh niên vào xem cùng với sếp cho đỡ buồn. Phòng họp có TV to, xem rất đã mắt, sếp cũng vui tính, dễ gần, thế nhưng chẳng có tên nào chịu vào xem. Hỏi tại sao thì câu trả lời được nghe nhiều nhất là: "Không được chửi bậy". :D
    Quả thực có những thời điểm mà không có từ ngữ nào có thể diễn đạt tốt hơn được những câu nói tục. Chiều qua ông đàn ông nào xem đoạn Công Vinh lừa qua cả đống hậu vệ rồi chích 1 phát trúng xà ngang mà không phun ra câu chửi bậy (đầy tiếc nuối)?
    Kết luận, chửi bậy chỉ là một hình thức khác để diễn đạt cảm xúc. Việc sử dụng liên tục hoặc không đúng chỗ cái hình thức khác ấy sẽ bị coi là lạm dụng, nói chung là nên tránh. Theo tớ, dùng hợp lý các câu nói tục sẽ phát huy được hết chức năng ngôn ngữ của nó. Đó là lý do tại sao hệ thống từ ngữ riêng biệt đó vẫn luôn tồn tại trong ngôn ngữ của mọi quốc gia.
    (tớ chỉ luôn nhắc nhở mình là ko nên nói tục trước mặt các chị em gái)
  9. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ hay đấy
    Ngày xưa mình ở trọ nhà một cô bé học lớp 9 mà cô bé này coi chửi bậy là điều gì đó rất tự nhiên. Khi mình hỏi tại sao, câu trả lời dường như cũng rất đơn giản " Ở lớp bọn em mà không chửi bậy thì chẳng còn biết làm gì vui hơn" . Hoá ra đó lại là một ngôn ngữ, một thú vui lạ đời...
  10. Tamahnan

    Tamahnan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Thế thì mới có chuyện 2 cô bạn bảo nhau sau này sẽ cho con trai mình làm cầu thủ. Hỏi vì sao: có những lúc cầu thủ đứng sát cầu môn rồi còn đá ra ngoài, cả khán đài hô to: **M. Đấy chị thấy không, 10 nghìn chàng trai đấy nhé.

Chia sẻ trang này