1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về bom hạt nhân !!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 26/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nói về bom hạt nhân !!

    Bom bẩn là gì?

    Bom bẩn sử dụng chất nổ thông thường như dynamite để rải chất phóng xạ trên một khu vực rộng lớn.

    Chế tạo bom bẩn như thế nào?

    Thông thường người ta bọc chất nổ bằng phóng xạ dưới dạng viên hoặc bột.

    Đã có vụ nổ bom bẩn nào chưa?

    Vụ duy nhất được biết đến là vào năm 1995, khi phiến quân Chechnya đặt một lọ làm chất cesium-137 chứa một số chất nổ trong thùng rác ở khu buôn bán Matxcơva. Tuy nhiên, họ không cho phát nổ.

    Tướng MacArthur từng đề nghị đặt hàng rào chất phóng xạ coban để ngăn cản binh lính Trung Quốc vào Triều Tiên (năm 1950). Tuy nhiên, đề xuất này bị bác bỏ.

    Một tổ chức khủng bố sẽ tìm thấy chất phóng xạ ở Mỹ tại đâu?

    Có hàng nghìn nguồn, như các lò điện hạt nhân hay lò nghiên cứu hạt nhân. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong thăm dò địa chất, diệt vi khuẩn trong thực phẩm, chữa ung thư dùng liệu pháp tia X.

    Nếu một tổ chức muốn mua phóng xạ thì có gặp phải khó khăn không?

    Phần lớn chất phóng xạ luôn được coi giữ cẩn thận và đảm bảo an toàn vì giá của nguyên liệu này rất đắt. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Hạt nhân Mỹ, có 300 nơi sử dụng chất phóng xạ đã bị mất trộm trong năm ngoái.

    Nếu có chất phóng xạ thì chế tạo bom bẩn có khó không?

    Nếu đã có nguyên liệu thì việc còn lại chỉ là chế tạo bom. Về kỹ thuật, điều đó không phức tạp. Vấn đề là phải trải đều chất phóng xạ thành những mảnh nhỏ, chứ không phải là các khúc lớn.

    Hậu quả của một quả bom bẩn phát nổ ở khu trung tâm thành phố là gì?

    Vấn đề phần lớn phụ thuộc vào khối lượng nguyên liệu, điều kiện thời tiết và kích cỡ của hạt. Gần đây, Henry Kelly ở trường ĐH Princeton có một nghiên cứu, trong đó ông đề cập đến tác động của 4.536 kg dynamite cộng với một lượng nhỏ cesium đặt trong một thiết bị nổ bên ngoài Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia tại Washington. Kết quả là chất phóng xạ sẽ lan ra cả toà nhà Quốc hội, Thư viện Quốc hội và Toà án Tối cao. Nếu khả năng đó xảy ra, con người trong những toà nhà đó sẽ không bị ảnh hưởng về sức khoẻ ngay. Chất phóng xạ phát tán không gây ra bỏng mà nó làm lở tường nhà. Các hạt bắn vào toà nhà và phát xạ. Hệ quả là phải làm sạch hoặc phá huỷ toàn bộ khu vực trước khi con người có thể tái sử dụng nơi này.

    Tại Mỹ, vấn đề như vậy chưa từng xảy ra bao giờ. Chưa rõ là làm sạch khu vực thì có làm sạch bụi phóng xạ được không. Hơn nữa, chiến dịch đó sẽ hết sức khó khăn, tốn kém và kéo dài. Không giống như bệnh than, bạn có thể đốt và tiêu diệt vi khuẩn, còn bạn không thể làm như vậy đối với hạt phóng xạ. Chúng sẽ tồn tại trong hàng nghìn năm. Bạn phải loại bỏ chúng bằng biện pháp thủ công trong thời gian rất lâu.

    Tác động kinh tế của vụ nổ bom bẩn là như thế nào?

    Người ta có thể rời khỏi một thành phố kinh tế (như New York) hoặc không sử dụng một thủ đô chính trị (như Washington). Phải mất hàng tỷ đôla để làm sạch thành phố và thay đổi khu vực kinh tế.

    Các biện pháp phòng ngừa là gì?

    Thứ nhất, những cá nhân/tổ chức có chất phóng xạ phải ngay lập tức có biện pháp tăng cường an ninh cho số nguyên liệu đó. Thứ hai, chính phủ Mỹ nên tăng cường theo dõi việc chuyên chở loại nguyên liệu này. Thứ ba, phải giảm dần lượng phóng xạ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Không có lý do gì lại dùng coban để diệt vi khuẩn trong thực phẩm. Chúng ta còn dùng cesium trong thăm dò dầu khí. Phải có các chất thay thế.



    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.

    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 05/05/2003
  2. 0041000002123

    0041000002123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Các bác giỏi quá, bác có thể giới thiệu một chút về bom hạt nhân ko?? Em cảm ơn nhiều.
  3. SilverWings

    SilverWings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2003
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Có một cách đơn giản hơn rất nhìu. Các bác thử làm á:
    Lấy 1 cái túi nilon, đổ đầy nước bẩn vào đó ( hihii ).... rùi đứng trên sân thượng, ném thẳng xuống đất....... ném xong thì chuồn chỗ khác cho nhanh


    Người cầm 4-6 đi trong Thảo Luận, diệt trừ những tên camping.
  4. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bom hạt nhân hả,có ngay đây :
    Ngày 1/11/1952, Mỹ đã bí mật thử nghiệm quả bom nhiệt hạch (bom H) đầu tiên ở đảo Elugelab, Thái Bình Dương. Quả bom này có sức công phá mạnh hơn tất cả các loại vũ khí trước đó. Chỉ trong vòng 90 giây, cột nấm trắng với sức nóng khủng khiếp đã bùng lên độ cao 17 kilomét.
    Bom H là loại bom làm bằng hydro, còn được gọi là bom nhiệt hạch, mô phỏng các quá trình giải phóng năng lượng hạt nhân trên mặt trời. Nguyên tắc hoạt động của nó có nhiều khác biệt so với nguyên lý của bom nguyên tử. Ở bom nguyên tử (bom A), năng lượng bùng phát khi các đồng vị nặng uranium hoặc plutonium phân rã thành các đồng vị nhẹ hơn. Trong khi đó, ở bom nhiệt hạch, năng lượng xuất hiện từ sự bùng nổ của các hạt nhân hydro khi chúng chuyển thành helium. Bởi vì nhiên liệu của bom H nhẹ hơn nhiên liệu của bom A rất nhiều, và phản ứng nhiệt hạch có hiệu suất cao hơn hẳn phản ứng nguyên tử, nên bom H có sức công phá mạnh hơn nhiều lần bom A.
    Quả bom thử nghiệm đầu tiên (tên mật là Mike) dài 8 mét, có sức công phá lên tới 10,4 triệu tấn TNT, tương đương với tổng sức mạnh của tất cả các quả bom mà quân đồng minh đã thả xuống trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi Mike nổ, nhiệt độ tại trung tâm của nó lớn gấp 1.000 lần nhiệt độ mặt trời.
    5 phút sau khi bom nổ, một cột nấm nóng cao 41 kilomét, rộng 13 kilomét, trùm lên khu vực. Hòn đảo Elugelab nhỏ bé đã bị nóng chảy. Chỉ còn một miệng núi lửa ngầm nằm sâu dưới nước là còn "sống sót" mà thôi. "Nó có thể thiêu hủy cả một thành phố!", ông Phil Morrison, người từng tham gia vào dự án phát triển quả bom này tại Los Alamos, New Mexico (Mỹ), nói.
    Tham gia vào dự án chế tạo bom H lần đó có 11.650 người. Sau Mỹ, các nước Nga, Anh, Trung Quốc và Pháp đã đua nhau thử nghiệm bom H (nhưng với các mô hình nhỏ hơn nhiều). Vì mức độ phá hủy quá lớn của bom H, các quốc gia này đã phải ngồi lại để ký kết hiệp ước về việc không sử dụng nó.
    Minh Hy (theo Nature)
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  5. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bom nguyên tử ,còn gọi là bom A (atomic bomb) chế tạo năm 1945 và bom khinh khí hay còn gọi là bom H hay bom hạt nhân (bombe à hydrogène ) chế tạo năm 1952 hợp thành thế hệ "thứ nhất vũ khí hạt nhân".
    Kể từ năm 1963 được nghiên cứu và thử nghiệm bom neutron sau đó được chế tạo hàng loạt kể từ năm 1979 đây là "hế hệ thứ hai của vũ khí hạt nhân"
    "Thế hệ thứ ba của vũ khí hạt nhân" là vũ khí không gian mà các nhà báo gọi một cách văn vẻ là chiến tranh giữa các vì sao và tên chính thức là SDI (sáng kiến phòng thủ chiến lược)
    Vũ khí hạt nhân có hai đặc điểm:
    *Giết người hàng loạt ,không phân biệt thường dân không phân biệt hậu phương với tiền tuyến. Qủa bom ở Hirosima giết trong khoảnh khắc 80.000 người ,ở Nagasaki
    40.000 người. Năm 1982 400 bác sĩ ở Cambridge ( Anh ) đưa ra con số là 170 triệu người sẽ chết trong 4 phút đầu tiên của chiến tranh hạt nhân
    Số người bị thương ít hơn số người chết nhưng những người này sẽ chết dần chết mòn có khi hàng chục năm sau, sau khi bom nổ, không bao giờ họ có thể trở lại bình thường vì vũ khí hạt nhân có 2 tác dụng:
    Tác dụng vật lý:
    v -Tác dụng nhiệt: ở nơi bom nổ nhiệt độ lên tới hàng triệu độ (bom A ) và hàng trăm triệu độ (bom H)
    v -Tác dụng cơ: Áp suất lên tới hàng mấy trăm ngàn atmosphere, có khi tới hàng triệu atmosphere. Hậu qủa là một cơn bão gió từ 1200 km/giờ
    v Tác dụng điện:Khi bom nổ không khí bị ion hóa thành nhân oxigen dương , nhân nitrogen dương và điện tử âm.Ion dương nặng lắng xuống mặt đất, điện tử âm nhẹ đi lên cao và một điện trường hướng từ dưới lên trên phát sinh chung quanh chúng một từ trường sẽ làm tê liệt các máy móc điện tử trong vùng ,nghĩa là máy bay, pháo cao xạ,hỏa tiễn, vệ tinh nhân tạo !
    v Tác dụng quang: ánh sáng chói loà màu cam làm mù maét những người không đeo kính râm trong vòng 40km và những người không kính râm dày trong vòng 10km.
    v Tác dụng sinh lý:Vũ khí hạt nhân phóng ra các tia:"ALPHA" tia này Đi vào cơ thể thì nó gây ra những nhiễu loạn trầm trọng trong cơ thể.Tia "BETA" tức là những chùm điện tử .Vì nhẹ nên vận tốc của nó rất lớn ,so sánh được với vận tốc của ánh sáng.Tia"GAMMA" là một bức xạ điện từ, cùng bản chất với ánh sáng, tia tử ngoại,tia x,độ dài sóng của nó rất nhỏ nhưng độ đâm thấu của nó rất lớn gây nên những nhiễu loạn hiểm nghèo. đây có lẽ là tác dụng sinh lý nguy hiểm nhất
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  6. 0041000002123

    0041000002123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác hoibihay nha,bây giơ em có thể khè mấy thằng bạn được rồi.Còn thông tin gì bác có thể giới thêm dược không,em phục bác lắm.
    Bác siverwings ăn nói cho cẩn thận nhá!!!!
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Để tớ giúp bác list cho đủ nhé :
    Tác dụng quang không phải là để làm mù mà là các dòng ánh sáng đi từ quả bom nguyên tử ra có cường độ rất mạnh nhìn thẳng vào là mù còn ai mặc đồ màu tối thì sẻ bị phỏng do màu tối nó hấp thụ phần lớn nhiệt từ các bức xạ này .
    Ngày xưa ở Hyroshima có mấy người phụ nử mặc áo hoa màu tối trên nền áo màu sáng thì bị phỏng nơi có hoa còn mấy cô mặc áo tối có hoa sáng thì mấy chổ hoa ít phỏng còn lại thì than ôi
    Tác nhân sinh hoá đó chính là phóng xạ nó còn tồn tại đến vài ngàn năm sau mới có thể hết được còn nếu con người chủ động tiêu tẩy củng mất đến hàng chục năm với các quả bom nổ gần mặt đất rất may là 2 quả thả ở nhật đều cho nổ ở độ cao lớn nên ô nhiểm phóng xạ kém nếu không thì cho đến ngày nay 2 thành phố đó củng chỉ là phế tích.
    Bom nguyên từ đa dạng về sức sát thương như thế cho nên nó có hiện nay là đến 4 đời và có lẻ đâu đó bí mật đời Tokamak đời số 5 đả có không phải 3 đời đâu . Mà cái vụ chiến tranh các vì sao của Mỉ chăng qua là 1 trò bịp thế kỷ của R . Regan thôi để làm LX điên cuồng lao vào Antey2500 và Topol ,ngư lôi cánh từ trường .. để rồi kiệt quệ .Dự án chiến tranh các vì sao tính ra ngày nay NMD củng chưa được 1 phần như thế và dự án này chỉ là dự án không hơn không kém .
    Các đời hay đúng hơn là các loại các thế hệ bom nguyên tử
    Bom A(Atom) gồm 2 loại Urani và Plutoni dùng phản ứng phân hạch hạt nhân nặng làm nền.
    Bom H ( Hydrogen) dùng phản ứng hợp hạch hạt nhân nhẹ làm nền .Thường xảy ra phản ứng ở vài trăm triệu độ và nó dùng 1 quả bom A nho nhỏ làm ngòi nổ .Mạnh hơn A chừng 10 lần với 1 quả cùng khối lượng.
    Bom EMP .Chế tạo lại để năng lượng sinh ra chủ yếu trong phản ứng phân hạch là năng lượng từ trường nhờ vào các khối siêu dẩn ,chất từ thẩm cao kết hợp với các mạch phát xạ.Chỉ giết thiết bị liên quan đến điện tử con người bị chóang .
    Bom N ,Chế tạo để năng lượng sinh ra chủ yếu là phát xạ Notron giết chết sinh vật sống nhà cửa công trình còn nguyên
    Đời cuối là tokamak 1 dự án tốn kém tiền của ở LX mà sau này nhật tiếp thu và họ định trong 60 năm tới sẻ cho ra đời nhà máy điện tokamak đầu tiên thay thế cho điện hạt nhân .Tokamak sạch ,vô tận ,mạnh .Nó dùng phản ứng phân hạch thể plasma làm gốc.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hì Hì Hì. Thêm chút nhé, bác.
    Quả "bom H" đầu tiên không phải là một vũ khí. Đó là một thí nghiệm. Tác dụng vũ khí của nó hết sức ngáo ộp. Đơn giản là nó được gắn với một nhà máy, là một cột thép cao 50 met. Không một thứ gì mang nó đến đất địch được. Và mất rất nhiều thời gian chế ra nhưng không giữ được lâu.
    Nghuyên nhân là nhiên liệu được làm bằng hai đồng vị nặng của hidro (H 2 và H 3). Có phóng xạ rất mạnh cho nên không bền (sau thời gian ngắn tự phân rã).
    Phản ứng nhiệt hạch đầu tiên Nga thử ở Trung Á, quả bom như thế làm rất nhỏ, là ngòi nổ cho chất nổ chính: H 2 và lithi. Như vậy có 4 tầng ngòi nổ: thuốc nổ thường, bom A, bom H nhỏ và bom H lớn. Có thể giữ được lâu và không cần gắn chặt với nhà máy to tướng.
    Quả bom lớn nhất thế giới, 25 tấn đặt ở Xirbêri.
    Sau này người ta dùng plutonnium nhiều cho bom A, "sạch hơn" do khối lượng tới hạn nhỏ và nặng lượng mạnh. Plutonnium tái sinh từ U238 trong các lò phản ứng than chì.
    Người ta dùng thuốc nổ thường nén chặt plutonnium làm khối lượng tới hạn nhỏ nữa, kích nổ một trái H nhỏ. Năng lượng nổ thì nhỏ nhưng giải phóng notron, là thứ phóng xạ xuyên qua hàng met thép. Đây gọi là bom notron.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chú thích chút bác nhé.
    Tia phóng xạ phát ra từ chất phóng xạ gồm ba thứ chính:anpha, beta, gama. Anpha là chùm hạt nhân heli4-thứ này cùng là sản phẩm gần cuối cùng của các phản ứng hạt nhân toả năng lượng, thứ cuối là C12(hạt nhân bền nhất). Beta là chùm điện tử. Gama là sóng điện từ bước sóng rất nhỏ. Trong đó, anpha có mạnh cũng chỉ đi qua ly thép. Beta đi qua nhiều hơn, được vài ly. Còn gama đi qua được vài chục phân đến cỡ met thép. Nhưng tổng năng lượng gama không nhiều. Vì vậy, năng lượng ba tia này trong các bom nhanh chóng trở thành chấn động vụ nổ và bụi phóng xạ. được chắn bởi không khí.
    Notron đi "dặt dẹo" qua không khí (nó len lỏi đi qua vật chất, rất ít gây phản ứng với các hạt nhân khác), qua giáp, qua tường. Notron sinh ra nhiều trong phản ứng hidro->heli (H2+H3=HE4+N). Quả bom kích nổ ở 500met, giữ gìn công trình và rải N giết sinh vật.
    Em được đọc một tài liệu thử bom cỡ megaton, Nga: bán kính vụ nổ 50km. Khoảng 3km kính chảy lỏng, thép bay hơi, (toàn bộ đồng bằng bắc bộ trụi).
    Hai nước dã man nhất khi thử bom A đầu tiên là Pháp và Trung Quốc: họ cho người vào để xem phản ứng sinh lý. Trung Quốc chọn khoảng 40 cô gái, họ lý sự: các cô chịu phóng xạ tốt hơn.
    H2 và Uranium lấy từ tự nhiên. U tự nhiên chủ yếu là U238. Một ít U235 (nhiên liệu) được tách ra, phần còn lại là DU, Mỹ dùng làm đạn tank.
    Trong các lò phản ứng than chì, U235 làm giầu (không "giầu lắm") được đặt trong than chì, mục đích làm chậm N. N chậm gây phản ứng dây chuyền nhiều hơn bị U238 hấp thụ.
    U235 "giầu" hơn, được nghiền nhỏ, cho vào các thanh thép kín, ngâm trong nước nặng (hợp chất H2 và ôxi). Hiệu quả cao hơn.
    U238 hấp thụ N, sau một vài phản ứng, trở thành plutonium. Vì vậy Mỹ mới sợ các nước dùng lò phản ứng than chì.
    H2 lấy từ nước thường (rất ít, cũng có H3 nhưng không đáng kể) H3 từ lithi qua các phản ứng.
    Ngày trước, các "phòng thủ tên lửa", đánh chặn được ít, trả đũa thì nhiều. NMD thì một quả tên lửa còn chư chắc đánh trúng, nói gì khi hàng chục (thậm chí hàng nghìn) quả trong chiến tranh hạt nhân. Mà hàng chục năm nữa mới triển khai được. Nên ta yên tâm, không có chiến tranh hạt nhân đâu.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bây giờ có khái niệm "bom bẩn". Chứ Mỹ là nhà phát minh sáng kiến đem chất thải phóng xạ rải xuống đầu quân địch.
    2 quả bom nổ ở Nhật, hiệu suất rất thấp, do U235 không thật "giầu" và kỹ thuật kích nổ thô sơ. Chỉ vài phần trăm nhiên liệu phản ứng, còn lại bị thổi đi hết và tham gia vào đủ thứ phản ứng linh tinh trong điều kiện vụ nổ. Vậy nên nó rất bẩn.
    Trước đây còn có ý tưởng: nổ bom H -> nước bay hơi -> mưa -> thuỷ điện. Nếu thế là chương trình nhiệt hạch điều khiển được của Nga teo luôn. May quá, không có dự án nào cho ý tưởng ấy.

Chia sẻ trang này