1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về bom hạt nhân !!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 26/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Hay là ta nhân cái topic này nói rỏ hơn 1 chút về vủ khí hạt nhân vậy .
    Thằng kém nhất trong gia đình là bom A củng là thằng anh cả đi lót đường.
    Nó gồm các khối unranium làm giàu hoặc Plutonium làm giàu bọc chì hoặc ngâm vào 1 dung dịch làm chậm .Trong đó có 1 lượng thuốc nổ vừa phải khi kích nổ đám thuốc này sẻ nổ tạo ra xáo trộn và 1 số khối tới hạn sẻ bị xoá trộn sinh ra notron chậm (do vụ nổ này là hoá nên động năng notron nhận được rất thấp ) các notron chậm này sẻ được các nguyên tử tới hạn nhận lấy và bắt đầu dao động rồi phân hạch tao thêm Notron và cái này thì không chậm cho nên sau khi phản ứng nó đi qua các khối chì và dung môi làm chậm thế là ta lại có notron chậm để duy trì phản ứng đến khi notron tạo ra càng ngày càng nhiều và phản ứng ngày càng mạnh tạo ra cả 1 dòng thác notron chậm thế là .........bùm .
    Thuốc nổ ghê gớm như thế chỉ làm mồi nhử cho bom A
    Còn bom H thì dùng 1 quả bom A làm mổi nổ .Quả bom H thường chỉ nổ khi nhiệt độ lên đến vài trăm triệu độ C nên quả bom A chỉ làm nóng lên đôi chút khi nóng đủ dù chỉ là 1 khối khí thì nó sẻ phản ứng và cung cấp năng lượng cho đám kia phản ứng .
    Đến đây thì ta thấy thằng bom A có vụ chì và dung môi làm chậm nếu ta biết khống chế để làm cho số notron sinh ra đa số bị hấp thụ lại chỉ để lại vừa đủ để duy trì phản ứng nghỉa là S=1 thì ta rung đùi mà ngồi cho lò phản ứng cung cấp điện khi cần tăng hay giảm ta chỉ cần thay đổi diện tích tiếp xúc ,số lượng thanh chì hay các chất hấp thụ notron mạnh .
    Còn nhiệt hạch thì khác 1 em phản ứng là kéo theo cả đám còn lại mà muốn khống chế nó thì phải giảm nhiệt mà nhiệt ở đây là khoảng 200 triệu độ nên đó là bất khả thi .Cuối cùng bom H chỉ để giết hàng loạt với đương lượng nổ hơn bon A nhiều .Vì bom A tuy mạnh nhưng đối với nó chỉ là cái ngòi nổ.
    Tokamak dựa trên phân hạch Plasma các chất khi đưa đến nhiệt độ nào đó thì các e- tự bức khỏi hạt nhân do chuyển động nhiệt toàn bộ khối chỉ còn proton mang điện dương và notron trung hoà nó là cả khối ion dương khổng lồ .
    Khi nung khối này đến nhiệt độ chừng 1-2 tỷ độ thì phản ứng phân hạch plasma xảy ra không hề có phóng xạ gì cả .
    Nhưng với nhiệt độ đó người ta phải giử nó lơ lửng trong điện trường .Dùng từ trường Fucault và lazer để nung nóng nó và chính từ trường và điện trường lại làm giảm khả năng xảy ra phản ứng mà nguồn lazer vẩn chưa đủ mạnh thế là hiện nay phản ứng chỉ đạt mức không lời không lổ chưa đến mức bùng cháy
    Không lời không lổ nghỉa là năng lượng cung cấp cho nó phản ứng bao nhiêu thì khi phản ứng no sinh ra bấy nhiêu chưa thể tạo sự bùng cháy để sinh năng lượng số lượng lớn cho đến nay Tokamak ở Nga thì không biết sao nhưng người Nhật xem ra tiếp thu công nghệ này rất khá họ dự định 2060 sẻ có nhà máy điện tokamak

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đúng quá. Trước đây thông tin và sách vở, về kỹ thật và thời sự hạt nhân rất ít. Nay nhờ có wep, thuận tiện hơn. Chúng ta có thể nhờ topic này biết được thêm, tuy không bao giờ sử dụng nhưng dùng để phán đoán, phân tích tin tức khác.
    Chắc trong chúng ta sẽ có nhiều bác thạo vật lý.
    Huy Phúc nhớ. Sau khi Pakittan thử một vụ nổ, liền tuần sau Ấn Độ thử theo liền hai vụ. Trong vòng một tuần họ không thể làm được hai trái. Nhớ lại, khi các vệ tinh Mỹ phát hiện vết nghi là một vụ nổ ở Nam Phi (rất nhiều nguyên liệu), Ấn thông báo các máy địa chấn của họ ghi lại được, và khẳng định đó là vụ thử bom. Rõ ràng, các nhà vật lý Ấn có nhiều mẫu địa chấn để nói được điều đó.
    Vụ nổ đầu tiên ở Trung Á, madein Nga cũng vậy, Mỹ chỉ biết khi các máy bay tầm cao của họ phát hiện vết phóng xạ ở đấy.
    Khi mang quặng ở vùng Nam Phi về, các nhà khoa học Pháp đặt nhiều nghi vấn khi thấy U235 trong quặng ít hơn bình thuờng. May quá, vụ việc được giải thích ngay sau đó: mạch nước chảy qua vỉa quặng làm chậm N dẫn đến phản ứng rất chậm, gặm dần U235.
    Chúng ta, may ra có bác biết chi tiết hơn về kỹ thuật làm giầu. Huy Phúc chỉ biết điều đó rất khó. Trong khi H2 khối lượng gấp đôi H1 thì U235 xấp xỉ U238. Mặt khác, các nguyên tố gần U tạo thành một nhóm giống hệt đất hiếm: tính chất hoá học giống hệt nhau, càng gây khó khăn cho việc làm giầu. Vì nguyên nhân đó, tách plutonnium ra khỏi thanh nhiên liệu khó khăn không kém làm giầu U. Trong một tài liệu khoảng 80, người ta cho rằng, plutonium là nguyên tố mà tính chất hoá học được biết rõ nhất, do người ta đầu tư quá nhiều nghiên cứu nó. Cũng những năm này, Ixrael cho ra công nghệ làm giầu U mới.
    Ngày nay, công nghệ hạt nhân tiến bộ vượt bậc, đến nỗi, lò phản ứng nhỏ đặt được trên tank Leopard III và T-95 (trên Leopard ước giá 60000 tiền Âu cho lò phản ứng). Có ai post được về công nghệ làm giầu không nhỉ.
    Về tokamak. Huy phúc cũng không được đọc về nó nhiều, chỉ xem ảnh. Đó là một tham vọng không phải chỉ của Nga mà của cả loài Người, với nhiên liệu vô tận và sạch. Đáng tiếc, do quan điểm hẹp hòi về năng lượng hạt nhân, khi Nga thiếu tiền nó dừng lại. Cuối năm ngoái, Mỹ mua một phát minh mới và tổ chức một chương trình to đùng về nhiệt hạch điều khiển được. Đại khái, một quá trình vỡ bọt nào đó tạo nhiệt độ lớn trong điểm rất nhỏ. nhưng từ trước đến giờ, nhiều dự án như thế đã chạy. Nhưng chỉ tokamak là có triển vọng, vì nguyên lý rõ ràng và đã thực hiện thử nghiệm thành công. Kỹ thuật tokamak liên qua đến một nhánh rất tự hào của Liên Xô cũ: viện Paton ở Kiev, với kỹ thuật plasma. Đại khái, một khối khí rất nóng không cần bình chứa. Trong điện-từ trường đặc biệt, tự điện-từ trường tạo "bình chứa" cho nó, do đó, có nhiệt độ rất cao mà không hỏng bình. Trước khi phản ứng xảy ra, áp suất, nhiệt độ, kích thước, thành phần khối nhiên liệu phải lớn, nếu không nhiệt độ thất thoát->dừng phản ứng.Tiến bộ Plasma được áp dụng trong nhiều lĩnh vực ở Liên Xô cũ: vũ trụ, phát điện (nhà máy đầu tiên và duy nhất trên thế giới), và gần đây là đại bác. Plasma liên quan nhiều đến mô phỏng bằng máy tính và điện từ. Trong ảnh Huy Phúc xem, phản ứng xảy ra ở tâm hình trụ, tạo bởi các thanh siêu dẫn.
    Các bác cùng cung cấp cho topic này nhé.
  3. quy_kiem_sau_VN

    quy_kiem_sau_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt, mấy bác bình luận sôi nổi thật, sao mà không có cái hình nào về nó vậy ? ai có hãy post lên cho anh em coi chơi.

    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
  4. acdc

    acdc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn luận hay quá, pót mấy cái ảnh bác nhỉ.
  5. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Đây là hình ảnh vụ thử bom hạt nhân của Mỹ vào năm 1945 tại sa mạc New Mexico
    quả bom có tên là JUMBO có trọng lượng là 214 tấn,dài 6m ,đường kính 3,7m
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  6. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    vụ thử bom DOG ở sa mạc Camp(Nevada)tạo thành khối mây có hình nấm cao 432m.
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  7. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    quả bom có tên LITTLE BOY đã được ném xuống HIROSHIMA vào ngày 6-8-1945 bởi máy bay ném bom B-29
    quả bom FAT MAN đuợc thả xuống NAGASAKI 3 ngày sau
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  8. vamco

    vamco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Cò bao nhiĂu quẮc gia sơ? hưfu bom nguyĂn tư?? TiĂ?m lực cù?a tư?ng quẮc gia như thẮ nà?o? Nhơ? mẮy huynh trà? lơ?i giù?m!
    ViẶt Nam mì?nh cò hy vòng gì? khĂng? (Là?m mẶt trài 'Ă?...tư? thù? chf?ng hàn!)
  9. GADAVANG8x

    GADAVANG8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Em xin tiếp ý bác Huy Phúc.Uranium sau khi khai thác có độ làm giàu (tỉ lệU235/U238) thấp.Trong đó U235 là nguyên liệu chính vì có khả năng phân hạch với cả neutron nhiệt và neutron nhanh trong khi U238 chỉ phân hạch được vơi neutron nhanh.Vì vạy sau khi khai thác Uran tự nhiên phải qua nhiều công đoạn tách, làm sạch,...,chodến sản phẩm Uran có độ sạch hat nhân.Sau đó người ta cần làm giàu. Tuỳ cho việc sử dụng cho Bomb hay cho các nhà may điện Hạt nhân.Nếu cho Bomb thì tỉ lệU235/U238 hay độ làm giàu phải lên tới vài chục phần trăm, thậm chí gần 99%. Có 3 phương pháp làm giàu Uranium:
    - Thứ nhất gọi là phương pháp ly tâm khí. Uran có đọ sạch hạt nhân đuôchạ thanh dạng khí. Đó là khí UF6 được đưa vào máy quay với tốc độ cao. Khí UF6 chứa U235 nhẹ hơn sẽ bị tách khỏi hợp chất UF6 có chứa U238.Vì UF6 chứa U238 nặng hơn nên sẽ bám nhiều ở thành máy li tâm. UF6 chứa U235 nhẹ hơn sẽ bam nhiều ở trong thành ống.Khí gần thành ống sẽ được láy ra và lai tiếp tục được li tâm như vậy.Qua nhiều lần sẽ thu được Uran làm giàu.
    -Thứ hai gọi là phuơng pháp khuyếch tán khí. Khí UF6 được nén sẽ đi qua nhiều lớp ngăn là các màng có lỗ rất nhỏ.Vì khí UF6 chứa U235 và UF6 chứa U238 có khối lượng chênh lẹch nên sẽ tạo ra sự chênh lệch về tốc độ dẫn tới sự phân chia 2 loại khí chứa Urab trong hỗn hợp UF6.
    Đây là 2 phương pháp phổ biến nhất.Chúng đều phải làm rất nhiều lần để có được Uran giàu
    - Thứ ba là phương pháp LAZER _hơi nguyên tử(AVLIS).Đây là phương pháp mơi rất hiện đại nhưng phức tạp, đòi hỏi công nghệ rất cao và chi phí rất tốn kém nên chỉ mới áp dụng cho ục đích tí nghiệm.Uran sử dụng là Uran ở dạng kim loại, được đun nóng chảy ở nhiệt độ 3500K( xấp xỉ 3227 độ C). Ở nhiệt độ này Uran nóng chảy mới có mật độ cần thiết để có thể ion hoá.Dòng Uran nóng chảy do các chùm electron chiếu vào. Hơi Uran đuợc chiếu băng chùm LAZER ion hoá có tần số bằng với cực đại hấp thụ của U235.Uran235 đã bị ion hoá sẽ bị hút vào các bản cực và được thu lại ở dạng lỏng.Thu U235 ở dạng lỏng la Uaran làm giàu.Phương pháp này rất tinh tế, có thể thu U ở dạng làm giàu rất cao.và có thể tách 1 cách chọn lọc nhiều nguyên tố khác.Nhưng như đã nói ở trên phương pháp này rất phức tạp , rất khó thục hiện nhưng rất có tiềm năng.
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Phương pháp cuối hình như là bốc bay chân không. Khó nhất ở đây là tạo được chân không cao ( cỡ 10 mũ -9 đến 10 mũ -12 ). Còn sau khi tạo được chân không cao rồi, thì tăng nhiệt độ lên theo từng mức thì tới mức nào, tạp chất sẽ bay ra đến đấy. bản cực phía trên sẽ thu lại ( như kiểu ngưng tụ nấu rượu ), đi qua dàn lạnh bằng Nitơ lỏng.
    Việc này suốt ngày tôi làm trong phòng thí nghiệm, có điều không phải U238, mà là Si , Ge, Bo ... các kiểu.
    Muốn đạt được chân không cao, cần có một hệ thống rất nhiều máy bơm chân không , đầu tiên là máy bơm cơ , đạt độ chân không 10 mũ trừ 3, với một ***g kính chừng 20l thì mất khoảng 20 phút. Sau đó là đến các máy bơm khác, tuỳ mức độ chân không mà dùng. Bơm khuếch tán, bơm phân tử,...
    Cái làm nhiệt độ cao cũng có nhiều phương pháp, nhưng vấn đề trở ngại là nếu dùng nung kiểu bình thường, thì chất làm lò nung sẽ khuyếch tán ra mẫu nung ( để bốc bay ). Ngay cái để để đặt mẫu và đế để ngưng tụ chất bốc bay cũng phải cực kỳ tinh khiết, thường là gốm, hoặc Pt.
    Phương pháp này không đắt ( so với hiệu quả sản xuất ) nhưng lại không thể có quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật khá cao. Có chú làm cùng phòng tớ làm sai thao tác, bật bơm không đúng trình tự, cháy mất một cái bơm khuếch tán dầu.
    Mỗi lần bơm thì mất hàng tiếng đồng hồ, ngay cả phòng thí nghiệm cũng phải hút gió để đảm bảo mật độ bụi trong phòng là nhỏ.

Chia sẻ trang này