1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về các chòm sao

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Xuka, 09/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Nói về các chòm sao

    Xin lỗi, tôi mù tịt, chả biết gì về thiên văn cả. Khốn khổ là hôm trước đi xem 1 phim, nó giới thiệu hay phát điên, rạp thì hình cầu, cứ như 3 chiều ấy, trần nhà là màn ảnh vòm, chả khác gì nhìn trên bầu trời thật, 360 độ xung quanh đều xem được tuốt. Bực cái là tiếng Nhật hết, chả hiểu gì.

    Nó chiếu chòm sao gì như cái đồng hồ cát, rồi hình con trâu, hình thằng cha cầm chuỳ, hình tam giác đều... hàng đống, và nói lung tung cả, hì.... càng kể càng xẩu hổ vì chả biết mế gì....

    Mong các bác giúp giải thích sơ qua từng chòm một thì quí hoá quá.

    Cám ơn trước nhé.

    Xuka@
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    oh,rất vui mừng khi nghe bạn nói về bộ phim ấy đấy.Thú vị thật,ước gì em cũng có được cơ hội như bác nhỉ
    thực ra chắc hôm ấy nó chiếu bầu trời sao ảo,vẽ hết các chòm sao trên bầu trời,thích nhỉ.Thực ra em cũng biết không nhiều lắm về vấn đề này đâu,nhưng mà bác bảo có chòm hình con trâu chắc là chòm kim ngưu,chòm ấy vào mùa này em có thể thấy được.vào lúc cỡ 9 giờ đêm nó nằm gần sao thổ,mà sao thổ rất dễ phát hiện,chỉ có điều chòm này hơi mờ,phải biết rõ về hình dạng của nó mới thấy được.trong box này đã có 1 chủ đề về chòm sao rồi đấy,có lẽ em sẽ post thêm hình các chòm sao khác lên,hiện giờ trong ấy mới chỉ có chòm sao lạp hộ do em vẽ lại mà thôi,sau này khi thi xong em sẽ post lên tiếp,bác qua đấy mà xem.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  3. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Hôm đó có chòm sao gì đó, sau nó chiếu lên hình con ngựa trắng, một sừng dài ở giữa đầu. Trong tên nó có từ CON... nhớ hồi trước chơi Heros ở thành Human cũng có con đó.
    Thôi thế này, đầu tiên bác nói cho em về chòm Kim Ngưu nhé. Và giả sử sau khi hiểu về nó thì em thu được ích lợi gì. Các bác cười em nhiều vào cho nó bớt ngu, vì em chả biết gì đâu.
    Xuka@
  4. Visser_Three_new

    Visser_Three_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Cái con ngựa có sừng mà bạn nói, nó chắc chắn là một con Kỳ Lân, tiếng Ănglê nó gọi là Unicorn. Còn tên chòm sao đấy là cái gì thì phải hỏi các bạn trong box này thôi. Hì hì...
    No "Pig" no cry, no "Mit-uot" no laughter
  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    tôi đã mở bầu trời sao ảo của nước Nhật ra và đúng đã tìm thấy chòm sao hình con ngựa có sừng ấy,nhưng mà không biết dịch sang tiếng việt thế nào đây,chỉ có tên khoa học bằng tiêng anh.Em cũng có hình của chòm sao ấy,nếu thích thì em post lên cho mọi người xem.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  6. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    hôm trước em hứa là sẽ post ảnh hình chòm sao lên chòm sao hình con kì mã,mấy hôm vừa rồi quên đem mất nên hôm nay mới post được,các bác thông cảm nhé.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  7. trviphg

    trviphg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Dựa vào hình vẽ thì rất có thể nó là chòm sao Thiên Hậu!
    Nhưng đấy chỉ là khi nó to đến mức có nhìn thấy bằng mắt thường(khi trời đủ trong),còn nếu nó bé ,chỉ nhìn được bằng KTV thì em xin chịu!
  8. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    không phải đâu,đấy đâu phải chòm thiên hậu đâu,chòm ấy giống hình chữ M chứ không như vậy đâu.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Trong những đêm đẹp trời , nhìn lên chúng ta thấy một dải sáng màu bạc nằm vắt ngang qua bầu trời sao: đó là dải Ngân Hà. Hai bên dải Ngân Hà có 2 ngôi sao sáng, đó là sao Ngưu Lang và sao Chúc Nữ. Theo truyền thuyết dân gian, đó là đôi trai gái yêu nhau bị trời đày ở đó. Mỗi năm một lần vào tháng Bảy, một đàn quạ từ dưới trần gian bay lên, bắc cầu nối đôi bờ cho đôi trai gái sang gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi sụt sùi rơi xuống trần thành những giọt mưa ngâu. Đó là cách giải thích của dân gian, còn các nhà thiên văn thì trong một thời gian dài chưa làm sao lý giải được dải Ngân Hà là gì ? Mãi đến thế kỷ XVII, sau khi phát minh ra kính thiên văn, vào một đêm đông năm 1609, Galilê đã quan sát thấy đó là một tập hợp khổng lồ của rất nhiều ngôi sao. Đến thế kỷ XVIII, sau nhiều năm nghiên cứu, nhà thiên văn Anh Raitơ (Thomas Wright) mới giải thích được dải Ngân Hà trong cuốn sách "Giả thuyết mới về vũ trụ" xuất bản vào năm 1750. Theo ông, tất cả các ngôi sao trên bầu trời đều tập hợp trong một cái đĩa vĩ đại phồng lên ở trung tâm, gần giống như sao Thổ. Ông còn cho rằng: vũ trụ chúng ta được tạo nên bởi nhiều tập hợp sao khổng lồ như vậy. Các nhà thiên văn gọi các tập hợp sao này là thiên hà. Như vậy, thiên hà có hệ Mặt Trời của chúng ta có tên là thiên hà Ngân Hà và bầu trời sao chúng ta nhìn thấy chỉ là một góc của Ngân Hà mà thôi. Để đo khoảng cách trong không gian vũ trụ, các nhà thiên văn không dùng đơn vị thiên văn (ĐVTV = 150 triệu km) như đo khoảng cách trong hệ Mặt Trời mà dùng đơn vị lớn hơn là năm ánh sáng (NAS = 9.460 tỷ km) là khoảng cách mà sánh sáng đi được trong một vài năm với vận tốc trung bình 300.000 km/giây. Thiên hà Ngân Hà nhìn ngang có hình dạng như hai cái đĩa úp vào nhau, phình to ở giữa, còn nhìn từ trên xuống thì có hình dạng xoắn ốc nhiều nhánh. Đường kính của Ngân Hà rộng đến 100.000 NAS và chiều dày ở phần trung tâm khoảng 15.000 NAS. Phần trung tâm của Ngân Hà là một hình khối cầu, đường kính 1.500 NAS, từ đó toả ra các nhánh hình xoắn ốc. Mỗi nhánh dài có khi đến 1 triệu NAS. Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở một nhánh có tên gọi là " nhánh chòm sao Tráng Sỹ" và cách tâm thiên hà 30.000 NAS. Trong Ngân Hà có tới 100 tỷ ngôi sao mà soa gần Mặt Trời nhất là sao Prôxima trong chòm Kim Ngưu cũng đã là 4 NAS, tức khoảng 46.000 tỷ km. Mặt Trời và toàn bộ hệ Mặt Trời quay chung quanh tâm Ngân Hà theo chiều kim đồng hồ với tốc độ tới 250km/giây cũng phải mất 220 - 250 triệu năm mới đi giáp vòng: đó là một năm vũ trụ hay năm thiên hà.
    Tính từ khi được hình thành cho đến ngày nay, hệ Mặt Trời chỉ mới quay chung quanh Ngân Hà được có hơn 20 vòng mà thôi. Các ngôi sao trong thiên hà thường quay với tốc độ không bằng nhau: những ngôi sao càng ở gần tâm thì quay càng nhanh, càng ở xa ngoài rìa càng quay chậm. Chính tốc độ quay của phần trung tâm và phần rìa không đồng đều đã làm biến dạng dần hình dạng của Ngân Hà cũng như tất cả các thiên hà trong vũ trụ. Ở tâm và ở mặt phẳng thiên hà, mật độ các ngôi sao dày đặc hơn ở ngoài rìa, vì thế đây là nơi có cường độ sáng lớn nhất, sáng chói nhất Ngân Hà. Chúng ta có thể nhìn thấy tâm Ngân Hà vào ban đêm, ở vùng sao sáng nhất theo hướng của vị trí chòm sao Cung Thủ (Xích kinh = 2500, Xích vĩ = -290). Trung tâm Ngân Hà tập trung đến hàng trăm triệu ngôi sao. Từ tâm Ngân Hà tỏa ra bốn nhánh, rõ ràng nhất là các nhánh Cung Thủ, nhánh Nhân Mã và nhánh Tráng Sĩ. Hệ Mặt Trời ở nhánh Tráng Sĩ. Theo các nhà thiên văn, phần trung tâm Ngân Hà bức xạ mạnh sóng vô tuyến ra chung quanh, xuyên qua các lớp khí, bụi vũ trụ. Nhờ thế với các kính thiên văn vô tuyến, chúng ta không chỉ hiểu được cấu tạo của Ngân Hà mà còn hiểu được cấu tạo của toàn bộ thiên hà của chúng ta và các thiên hà khác.
    Ngân Hà được sinh ra cách đây 15 tỉ năm, có mặt phẳng nghiêng với mặt phẳng Xích đạo trời một góc là 620 và có khối lượng bằng gấp 2.000 tỉ lần khối lượng Mặt Trời.
    Cho đến ngày nay, các nhà thiên văn đã phát hiện ra đến hơn một tỉ thiên hà trong vũ trụ, một số đã được chụp ảnh và nghiên cứu kĩ nên đã có được các hiểu biết cần thiết về thiên hà, sau gần 300 năm nghiên cứu.
    Các nhà khoa học đã tính toán trung bình mỗi thiên hà có khoảng 100 tỉ ngôi sao có kích thước tương tự như Mặt Trời và có tổng khối lượng bằng khoảng 1.000 tỉ khối lượng Mặt Trời.

    Về cấu tạo, mỗi thiên hà có một cái nhân (phần trung tâm) đường kính khoảng 1.000 NAS là nơi tập trung hàng trăm triệu ngôi sao đã được hình thành từ lâu. Bao bọc chung quanh nhân là vầng thiên hà (Halo) đường kính tới 5.000 NAS, gồm những ngôi sao được hình thành từ lâu hơn. Từ nhân, toả ra chung quanh các nhánh thiên hà, gồm các sao mới hình thành (như Mặt Trời) cùng phần lớn là các khí và bụi vũ trụ, là những vật liệu ban đầu để tạo nên các ngôi sao, các hành tinh, vệ tinh, ...

    Căn cứ vào hình dạng của các thiên hà đã nghiên cứu, nhà thiên văn Mỹ Hơpbơn (Edwin Hubble, 1889 - 1953) đã lập ra bảng phân loại thiên hà vào năm 1920 gọi là "Bảng phân loại Hơpbơn". Hơpbơn đã giành cả cuộc đời để chuyên nghiên cứu về thiên hà dựa vào các kính thiên văn cực mạnh vào lúc đó ở các đài thiên văn đặt trên núi Uynxơn (Wilson, bang Cali) có đường kính 254 cm. Theo ông có 4 nhóm thiên hà phân theo hình dạng:
    - Thiên hà êlíp (ký hiệu E) có 8 loại từ dạng hình khối cầu EO, dẹt dần từ E1 đén E7, có dạng như 2 đĩa tròn úp vào nhau.
    - Thiên hà xoắn ốc (ký hiệu S) có các nhánh từ nhân toả hình xoắn ốc ra chung quanh theo 3 dạng; Sa, Sb và Sc tuỳ theo độ mở rộng của các nhánh so với nhân.
    - Thiên hà xoắn ốc gãy khúc (ký hiệu SB) có một trục thẳng kéo dài từ nhân ra trước khi xoắn ốc theo 3 dạng: SBa, SBb và SBc tuỳ theo độ mở rộng của nhánh.
    - Thiên hà vô định hình (ký hiệu Irr) gồm loại I có hình xoắn ốc bị biến dạng đủ kiểu và loại II không có hình dạng rõ rệt nào.
    Đã có đến hàng triệu thiên hà được quan sát và chụp ảnh thì phần lớn là loại thiên hà xoắn ốc. Ngân Hà của chúng ta cũng thuộc vào nhóm này. Việc xếp loại a, b hoặc c cho nhóm thiên hà S hay SB đều căn cứ vào mật độ sao tập trung ở phần nhân và độ rộng hẹp các nhánh thiên hà. Đại bộ phận các thiên hà đều có 2 nhánh giống như thiên hà NGC 2.997. Các nhánh của thiên hà xoắn ốc thường có cả các ngôi sao và các khí, bụi vũ trụ. Trong thiên hà xoắn ốc gãy khúc, các sao tập trung phần lớn dọc theo phần trục, còn ở các nhánh chủ yếu là các chất khí, như thiên hà NGC 1.365. Các thiên hà êlip thường có hình bầu dục thường có màu cam vì gồm phần lớn là những ngôi sao "già" có tuổi trên dưới 10 tỉ năm, như thiên hà M87, và có tốc độ quay quanh trục hết sức chậm nên khó tính toán được tốc độ là bao nhiêu. Những thiên hà vô định hình như thiên hà M82 thì lại có cấu tạo khác hẳn: từ nhân tỏ ra chung quanh những dải màu sáng chứa đầy hiđrô dài hàng chục ngàn NAS, xen kẽ những vệt tối chứa đầy bụi vũ trụ.

    Về cách đặt tên cho các thiên hà, các nhà khoa học dựa vào danh mục do nhà thiên văn Pháp Mecxiê (Charles Messier, 1730 - 1817) lập năm 1781 có 103 thiên hà, có ký hiệu là M kèm theo số thứ tự trong danh mục đó, như thiên hà trong chòm sao Tiên Nữ có tên là M31. Ngày nay, các nhà thiên văn thường dùng danh mục mới đầy đủ hơn do Đrâyơ (Drayer) lập lần đầu tiên vào năm 1888 có ký hiệu là NGC (chữ viết tắt của New general catalogue, tổng danh mục mới) kèm theo số thứ tự. Chẳng hạn như thiên hà M31 trong danh mục của Đrâye mang tên NGC 224.
    Thiên hà gần Ngân Hà của chúng ta nhất là thiên hà Tiểu tinh vân Magienlăng ở cách ta 170.000 NAS và có đường kính chỉ rộng 30.000 NAS. Trung bình khoảng cách giữa 2 thiên hà bằng 10 lần đường kính.
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Hệ Mặt Trời không phải là hệ sao duy nhất trong Ngân Hà. Trong số hàng trăm tỉ ngôi sao, có sao chỉ có một hành tinh nhưng cũng có sao có nhiều hành tinh. Các sao này thường ít đứng riêng lẻ mà thường đứng thành từng nhóm, từ hàng chục sao đến hàng trăm ngàn sao với nhau, gọi là quần tinh. Các sao trong một quần tinh liên kết nhau bởi chuyển động chung không gian giữ chúng không tách rời với nhau. Có 2 loại quần tinh:
    - Quần tinh cầu: gồm có hàng trăm ngàn sao, phần lớn tập trung tâm. Quần tinh cầu có đường kính hơn 100 NAS và thường ở rất xa nên trong kính thiên văn giống như một khối cầu bụi sáng, nhiều nhất trong các chòm sao Vũ Tiên, Trường Xà và Cung Thủ, như quần tinh cầu M13 trong chòm sao Vũ Tiên có gần 100.000 ngôi sao.
    - Quần tinh phân tán: gồm có hàng chục đến hàng ngàn sao phân tán trên một khoảng cách cỡ 10 NAS. Trong kính thiên văn, quần tinh phân tán hiện ra như một vệt sáng nhỏ, lờ mờ, nham nhở chung quanh. Đám sao Tua Rua trong chòm sao Kim Ngưu, nhìn mắt thường chỉ thấy 6-7 ngôi sao sáng nhất, nhưng nhìn vào kính thiên văn lại trông thấy vô số sao sáng khác mà tổng cộng đến 200.000 sao.
    Trong Ngân Hà chúng ta, các nhà thiên văn đã phát hiện được khoảng hơn 100 quần tinh cầu và hàng ngàn quân tinh phân tán, nhưng chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được các quần tinh ở gần nhất. Các quần tinh cầu thường nằm tập trung ở gần tâm Ngân Hà, phần lớn các sao "già" có tuổi trên 10 tỉ năm. Phần lớn các sao này đã trở thành các sao khổng lồ đỏ, hoặc sao lùn trắng, một vài sao đã trở thành sao sung. Các quần tinh phân tán thường tập trung rất gần mặt phẳng của Ngân Hà và gồm các sao "trẻ" hơn, như ở quần tinh phân tán Tua Rua, có tuổi độ 30 triệu năm. Quần tinh xa nhất nằm ở các giới hạn ngoài cùng của Ngân Hà.
    Có giả thuyết cho rằng Mặt Trời trước đây cũng ở trong một quần tinh phân tán, sau đó tất cả các sao này đều thoát được ra ngoài, nằm rải rác ở khắp Ngân Hà. Một giả thuyết khác cho rằng các quần tinh cầu là nguồn bức xạ tia rơnghen rất mạnh trong thiên hà.
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này