1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về các chòm sao

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Xuka, 09/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Trong Ngân Hà, còn có những vệt mờ mờ như sương mù đủ màu sắc. Đó là những đám mây bụi và khí khổng lồ, gọi là tinh vân. Các tinh vân thường tập trung thành những dải hẹp, dày từ 400 - 900 NAS, nằm dọc theo mặt phẳng của Ngân Hà. Các chất khí trong tinh vân chủ yếu là hiđrô, còn bụi thì chủ yếu là các phân tử cacbon và các mảnh đá vụn. Sự tập trung mật độ vật chất không đồng đều giữa các tinh vân: một số có mật độ bụi khí rất dày đặc, số khác thì loãng hơn. Có tinh vân sáng chói hơn do phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao gần đó: đó là tinh vân sáng. Bản thân một số chất khí trong tinh vân cũng bức xạ ánh sáng đỏ, còn khí ôxi bức xạ ánh sáng xanh. Phải nhìn vào kính thiên văn cực mạnh mới thấy được hết sắc màu rực rỡ của các tinh vân này. Một số tinh vân đậm đặc hơn, ngăn cản ánh sáng của các ngôi sao sáng phía sau: đó là các tinh vân tôi. Những tinh vân tối chỉ nhận biết được trong kính thiên văn khi nó che kín từng mảng sao trên bầu trời. Điển hình là tinh vân Đầu Ngựa trong chòm sao Tráng Sĩ.
    Một số tinh vân ánh lên màu xanh lục một cách yếu ớt. Khí, bụi trong các tinh vân này khuếch tán ánh sáng các ngôi sao, giống như sương mù khuếch tán ánh ságn đèn pha ôtô trong đêm tối. Người ta gọi đó là các tinh vân khuếch tán để phân biệt với 2 loại trên được gọi là tinh vân phát sáng. Ánh sáng xanh lục được phân tích qua quang phổ kế cho thấy chất khí trong tinh vân là nguyên tử ôxi mất 2 điện tử và được chiếu sáng trong điều kiện áp suất thấp, cho đến nay chưa thể hiện được trong phòng thí nghiệm. Mật độ của các đám mây khí khuyếch tán vào khoảng từ 10-21 đến 10-22g/cm3. Các tinh vân khuyếch tán cũng có thể có chiều dày từ 10 NAS đến trên 100 NAS.
    Khí hiđrô trong các tinh vân chỉ bị iôn hoá và phát sáng khí ở gần các ngôi sao nóng từ 25.0000K (1) trở lên vì vậy phần lớn hiđrô trong các thiên hà đều ở trạng thái trung hoà. Ngày nay các nhà khoa học đã xác định được lượng hiđrô chiếm 99% số nguyên tử của tinh vân trong đ có tới 95% ở trạng thái trung hoà. Nhiệt độ trung bình của tinh vân dưới 1000K, còn nhiệt độ trong các tinh vân iôn hoá phát sáng khoảng 10.0000K.
    Trong không gian giữa các ngôi sao, các nguyên tử và phân tử đơn giản của các nguyên tố khác ít hơn hẳn so với hiđrô và hêli. Bằng phương pháp vô tuyến, các nhà khoa học đã tìm thấy các phân tử OH, H2O, CO và một vài phân tử phức tạp khác. Các phân tử và nguyên tử này có mật độ rất loãng, chưa đến 10 nguyên tử trên 1 cm3.
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này