1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về hạt nhân!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi datvn, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Loại này là loại nhà máy hạt nhân nước nhẹ .
    Bây giờ em đang thi nên không nuôi topic này tiếp được , thi xong thì tết nên hẹn các bác sau tết vậy .
    Về nhà máy nước nhẹ thì nói sơ là khi Uran 235 hay Plutonium phân hạch thì sẻ tạo ra nhiều notron nhưng không phải là notron chậm , người ta dùng nước nhẹ để làm chậm notron giúp phản ứng hạt nhân được duy trì .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. ta_tuan_thanh06111983

    ta_tuan_thanh06111983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Có nhà máy thì mới có cớ để sản xuất (hay là mua) nguyên liệu hạt nhân chứ sao nữa. Mua nhiều nhiều một chút rồi rút một ít ra làm bom, ối thằng sợ.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Không đơn giản như thế đâu. Việc xây dựng công nghiệp hạt nhân vấp phải hai khó khăn lớn. Đó là việc tự khởi động và các hiệp định quốc tế-sức ép của các nước lớn.
    Nối về việc tự khởi động, người ta đã chứng kiến giá đắt đỏ của những dự án đầu tiên, những tai nạn do thiếu kinh nghiệm. Uranium tự nhiên không htể làm nhiên liệu được. Người ta đã chứng minh, trong một mot ở châu Phi, U tự nhiên được nước ngầm làm chậm đã tự phản ứng, nhưng những phản ứng này không hề có ý nghĩa thực tế. Để U tự nhiên phản ứng được cần có điều kiện: notron sinh ra bù đắp được cho lượng thất thoát. Notron thất thoát chủ yếu là do bay khỏi khối U, lượng còn lại phần lớn bị U238 hấp thụ, mà không gây phân hạch. N sinh ra do U235 bị N bắn phá: nó phân hạch và tạo ra 2 hay 3 N. Để N thất thoát ít hơn N sinh ra (duy trì và phát triển phản ứng), cần khó khối U đủ lớn, lớn đến đâu thì còn tuỳ vào các điều kiện.
    Điều kiện đầu tiên là mật độ U235, mật độ càng cao thì càng cần tới hạn nhỏ.
    Điều kiện thứ hai là làm nguội N, N nguội dễ bị U235 hấp thụ, N nóng dễ bị U238 hấp thụ. Nước nặng và than chì làm việc này.
    Điều kiện được điều khiển bằng Catdimi: chúng hấp thụ mạnh N, nên cắm các thanh này vào lò, phản ứng chậm lại hay dừng hẳn.
    Như vậy, việc đầu tiên phải có lượng lớn U tự nhiên. Sau đó tách U235 ra (làm giầu), đó là những công việc to lớn tốn kém. Người ta tách bằng các lò ly tâm. Việc mua bán giữa các nước lò này hầu như không thể, còn chế tạo chúng thì đắt đỏ. Cần hàng vạn lò như vậy để đủ U235 cho một quảt bom trong 1 năm. U235 đã có thể làm bom được rồi, nếu là bom nguyên tử không nén, cần 35 KG U235 nguyên chất để ới hạn nổ. Nhưng khong thể có U235 nguyên chất, nên thường cần cả trăm kg cho 1 bom, và phần lớn U235 bay đi mà không kịp tham gia phản ứng khi vụ nổ diễn ra (99%). Để tăng hiệu quả nổ, dùng thuốc nổ thông thường nén U235 lại, nhưng cần vài vụ nổ thử hay những máy tính siêu hạng mô phỏng, mới có bản thiết kế súng nén U235, tất cả các thứ đó đều làm các nước lớn ồn lên. Trong lò dùng than chì, một phần lớn N biến U238 thành Plutonium, chúng lại được tách ra, và thành một thứ nhiên liệu hiệu quả hơn U235, nhưng công việc không đơn giản như vậy. Sau khu ủ để các phản ứng sảy ra, thanh nhiên liệu có tính phóng xạ rất mạnh, nhười ta phải để chúng một thời gian dài để tránh nguy hiểm. U và P đều trong một nhóm nguyên tố, có tính chất hoá học giống hệt nhau, và thế là tách chúng ra khó không kém mấy tách U235 ra U238. Tóm lại, là sau một thời gian dài hoạt động quy mô lớn, mới đủt P đem dùng. Cần 9kg P nguyên chất cho một bom không nén, và hiệu quả nổ cao hơn U235.
    Lò than chì không ổn định, dễ gây tai nạn, và phản ứng tạo P mạnh, nên người ta ngại Bắc Triều dùng nó. Lò nước nặng cần kỹ thuật cao, khó chế tạo, sử dụng nhiên liệu làm giầu, nên ít tạo P.
  4. miracle_vn

    miracle_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Không phải Nga không tham gia hợp tác với Nhật về việc nghiên cứu xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch. Trái lại Nga, Nhật, Pháp và một số nước khác có hợp tác khá chặt chẽ.
    Tôi đã có may mắn là cuối năm 2001 được thăm quan National institute for fusion science nơi đặt lò phản ứng nhiệt hạch tại Tokishi thuộc tỉnh Gifu của Nhật bản. Rất tiếc tôi không phải là người thuộc ngành năng lượng nguyên tử nên không thực sự quan tâm lắm. Ấn tượng chỉ là những bức tường Bê tông dày hàng m. Trung tâm điều khiển với hàng trăm máy tính và hàng trăm người cùng làm việc. Toàn bộ tài liệu giới thiệu về Viện cũng như công nghệ Fusion tôi đều để tại VN (Hiện đang ở nước ngoài) nên không thể post lên cho các bạn tham khảo.
    Tôi cũng có may mắn được tham quan hai nhà máy điện nguyên tử tại Fugen và Monju (Nhật bản)
  5. smatboy

    smatboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Mấy anh ơi hình như lò phản ứng ở Đà Lạt là do Việt Nam và Liên Xô xây dựng mà ( khoảng những năm 80 ) chứ không phải Mỹ đâu ! Em còn nghe nói nước nào có "lò " là nước đó có thể sản xuất vũ khi hạt nhân nữa ! Với hình như sản xuất điện bằng hạt nhân thì ngăn cho nó đừng "tới hạn " là được , còn muốn nó nổ hạt nhân thì chỉ cần cho nó tới hạn thôi ! Phải hông mấy anh ?
  6. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Lò của Mỹ, sau 1975 một thời gian được Liên Xô nâng cấp
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  7. nguyen_minh_vu

    nguyen_minh_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi thăm vụ này đi đến đâu rồi?
  8. UAZ

    UAZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Lò mà ko đạt tới hạn thì chạy thế quái nào được.Nhưng để an toàn thì hệ số nhân neutron hiệu dụng Keff về lí thuyết luôn phải bằng( đó gọi là tới hạn.) hoặc nhỏ hơn 1 chút ít, vì trong lò phản ứng còn tác dụng của neutron trễ.
    Thật ra thì chua có 1 vụ nổ hạt nhân nào do nhà máy điện hạt nhân gây ra cả
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6

    HÌnh chụp ở control room
    Về chi tiết lò thì hôm nào sẻ post nhưng lò hạt nhân nào cũng phải với hạn mới hoạt động được . Ta nói nôm na là có hệ số S , với lò thì nó luôn dao động khoảng 0.999 cho đến 1.001 còn với bom hạt nhân thì hệ sô S vào khoảng 5 6 hoặc nhiều hơn . NÓi chung lớn hơn 1 quá nhiều thì lò sẻ có sự cố không khống chế được thì sẻ nổ như bomb . Trên thực tế chỉ có 2 vụ sự cố lò nổi đình nổi đám , đầu tiên là một lò cở nhỏ ở Ytalia sau đó là vụ Chenobyl ở Nga . Nhưng 2 vụ này là nổ cấu trúc lò chứ không phải là nổ hạt nhân .
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vụ nổ lò đình đám nhất là Chemobyl .
    Trong lò hạt nhân có hiện tượng người ta gọi là Hố Xenon hoặc Hố Iốt ( Xe và I ) đấy là 2 sản phẩm chính của quá trình phân hạch xảy ra trong lò . 2 sản phẩm này lại hấp thụ notron rất nhiều nên lò càng hoạt động thì cái hố I và Xe càng sâu khiến lượng notron bị bắt đi càng nhiều , để giải quyết điều này người ta phải rút các thanh điều chỉnh lên cao ( các thanh điều chỉnh này chủ yếu là hấp thụ notron để giử hệ số S gần bằng 1 , nếu không có các thanh này S sẻ lớn hơn 1 rất nhiều và sẻ có nổ hạt nhân )
    Lò hạt nhân của ta là lọai nhỏ thanh an toàn chỉ dài 32cm khi có sự cố chưa đầy 1 giây thanh an toàn sẻ sập xuống và hấp thu mạnh lượng notron trong lò khiến S gần bằng 0 , lò bị dập tắt , (thanh an toàn ở Chemobyl thì dài hơn gấp 20 lần )
    Lò của ta cũng là loại nhỏ nên hố Xenon không sâu sau khi tắt lò thì lượng I và Xe trong lò rất ít , muốn khởi động lại không cần rút thanh điều khiển lên cao lắm .
    Trong khi lò Chemobyl thì hố Xenon rất sâu do lò lớn , muốn giảm hố Xenon này chỉ có cách duy nhất là đóng của tu sửa một thời gian thì I và Xe sẻ tự phân huỷ .
    Bắt đầu của sự kiện chemobyl là việc lò bị tắt ( em không nhớ lý do ) sau đó các kỷ sư muốn khởi động lò lại ngay (một việc làm cực kỳ khinh suất ) lúc này Hố I và Xe rất sâu nên lượng notron bị hấp thụ mạnh muốn khởi động lò phải rút thanh điều khiển lên rất cao để có S>1 nhằm khởi động lò , khi lò đạt đến công suất yêu cầu thì hạ xuống để S lại xấp xỉ 1 . Tuy nhiên (cũng do con người ) họ tính toán sai , rút thanh điều khiển lên quá cao khiến hệ số S rất cao , kế quả là công suất lò , nhiệt độ lò tăng đột ngột , phản ứng đầu tiên của họ là hạ thanh điều khiển xuống (trong khi đúng nhất là dập thanh an toàn xuống ngay , dập lò và chờ khởi động lại , có lẻ họ không muốn dập lò và khởi động lần nửa ) Thanh điều khiển hạ xuống quá chậm , công suất của lò lại tăng quá nhanh lò nhanh chóng vượt quá nhiệt độ cho phép , lúc này họ mới dập thanh an toàn xuống nhưng đã quá muộn . Vụ nổ hạt nhân không xảy ra nhưng lò bị nổ . Do lò được xây kín trong khối bê tông và sắt , nhiệt độ tăng cao làm vật chất bên trong nở ra nhưng sắt và bê tông không nở ra , kết quả là giống như 1 cái bong bóng căng phồng rồi nổ tung dưới sức ép của sự giản nở do nhiệt độ cao .
    Một thông tin bên lề , chỉ 2 ngày sau vụ chemobyl ta đã đo được phóng xạ từ vụ nổ này xuất hiện ở Việt Nam , độ phóng xạ cao gấp 130 đến 200 lần bình thường .

Chia sẻ trang này