1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NÓI VỀ KHÍA CẠNH TÂM LINH

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi canhsanhotrang, 13/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    NÓI VỀ KHÍA CẠNH TÂM LINH

    Tổng Thể

    Trước khi khảo cứu tận tường về thể vía và những hiện tượng liên quan đến nó, thì cần phải miêu tả một cách tổng quát những chất khí cái vía và những sự can hệ giữa thành phần của nó.

    Nói một cách vắn tắt, thì cái vía của con người là một cái thể mà mắt phàm thấy không đặng; người có nhãn quang thấy nó giống với xác thịt, túa hào quang, màu sắc chói sáng, nó làm bằng chất khí tế nhị và thanh hơn chất khí hồng trần nhiều. Cái vía là trung tâm biểu lộ những tình cảm, sự ham muốn và tính mê say. Nó cũng là một cái cầu nối óc xác thịt với trí tuệ do thể trí phát sinh.

    Mỗi người chúng ta đều có cái vía và đang dùng nó, nhưng ít ai để ý đến sự hiện diện của nó; và cũng ít ai điều khiển được nó, cùng tri thức đặng sự sinh tồn của nó. Đa số người đời đều không kiểm soát đặng những hành vi của cái vía; và chơn nhơn (hay là linh hồn) không liên lạc chút nào với các thể dưới tay mình, mà mình có trách nhiệm chỉ huy và dạy dỗ. Nhơn đó, mà cái vía của họ giống như một lùm mây, hình dạng không rõ rệt. Trái lại cái vía của một số ngườikhác, tiến hoá hơn, thì lại có hình dạng rõ ràng, màu sắc sáng tỏ; thành phần của nó đầy đủ, và nó rung động mạnh mẽ có trật tự đàng hoàng. Nó hiến cho chủ nó nhiều khả năng hữu ích và quan trọng.

    Người thường nhơn, chưa tiến hoá lúc ngủ, sống và hoạt động một cách mập mờ trong cái vía tối sơ; nên khi thức dậy, họ chỉ mường tượng hoặc không nhớ chi cả những điều đã thấy và hành động trong giấc ?ochiêm bao? tại cõi trung giới.
    Còn trái lại đối với người tiến hoá, thì dù xác thịt có ngủ. Đời sống của họ trong cái vía thật là linh hoạt, hữu ích và lý thú. Có khi những kinh nghiệm nơi cõi vía, có thể chuyền qua óc xác thịt, nên khi thức giấc, họ nhớ lại những chuyện xãy ra trong ?ochiêm bao?

    Như thế đời sống con người chẵng còn là một chuỗi ?ongày nhớ? và một chuỗi ?ođêm quên? nữa; mà trái lại đời sống ấy là một đời sống hữu ý, luôn luôn linh hoạt dù là thức hay ngũ, hay khi bỏ xác cũng vậy.

    Điều trước tiên mà con người cần học, khi ở trong cái vía là tập ?olưu hành? , nghĩa là tập cái vía lưu hành một cách nhanh chóng, và có thể đi ra khỏi xác ngũ rất xa. Biết đặng cái hiện tượng này, thì ta có thể hiểu rõ nhiều hiện tượng huyền bí khác : như những sự ?ohiện hình? đủ cách; ta cũng biết được những nơi nào, những phong cảnh nào mà ta chưa từng gặp.

    Cái vía là cái thể tuyệt hão của tình cảm và cảm giác. Biết đặng cách cấu tạo với sự vận chuyễn của nó rất cần yếu cho ta, nếu ta muốn hiểu hiện tượng tâm lý của cá nhân và toàn thể. Biết rõ về sở đoãn và sở trường, cùng cách cấu tạo của cái vía, rất cần thiết cho sự hiểu biết của con người bên kia cửa tử. Học giã sẽ hiểu rõ những danh từ ?oThiên Đàng? và ?oĐịa Ngục? và ?oTĩnH Giới? (hay là nơi luyện tội) mà các tôn giáo đã đưa ra, một khi biết được đặc tính của cái vía và cõi trung giới.

    Nếu ta nghiên cứu kỹ về cái vía, thì ta sẽ hiểu tận tường những thần linh, những đồng tử, những vong hồn và một vài phương châm thần diệu để chữa bệnh, mà một số tôn giáo đã đề cập tới

    Ngũ quan xác thịt chỉ là những cái cầu thô kệch để nối tâm phàm với các cõi thanh, và tâm phàm thì không thể tiếp đặng những lời cảm dụ thiêng liêng, do các cõi vô hình đưa đến. Vậy ngũ quan xác thịt chẵng bao giờ là mức cuối cùng của sự hiểu biết; sự hiểu biết này chỉ là tương đối mà thôi.

    Một khi con người mỡ đặng những quan năng của cái vía rồi, thì mới có thể hiểu đặng ý nghĩa sâu sa của đời sống, và thấy đặng quyền năng của tâm thức vô cùng, vô tận trong các cõi vô hình. Lúc đó con người tự nhiên đem ý chí ra để thống trị mình và tập làm chủ các cõi, hầu thoát vòng luân hồi sinh tử.

    Tôi sẽ cố gắng sưu tầm với tất cả khả năng của mình để chia sẽ cùng các bạn trong loạt bài này, với hy vọng các bạn sẽ thấy và công nhận rằng ngoài cuộc sống hiện tại chúng ta đang đối mặt, vẫn còn một cuộc sống khác rất gần ta, và đó chính là cuộc sống thật và sinh động hơn tất cả.
  2. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Chất Khí và sự cấu tạo của cái Vía
    Chất khí của cái vía gọi là chất thanh khí. Nó có bảy trạng thái khác nhau. Cả thãy đều liên quan đến bảy chất hồng trần là: Chất đặc, chất lõng, chất dĩ thái, hay chất tinh khí (éther), chất thượng tinh khí (super-éther), chất á nguyên tử (sous-atomique) hay là chất tinh khí thanh nhất của cõi trần. Bởi người ta không đặt danh từ cho mỗi chất thanh khí, nên thường dùng số thứ tự từ 1 đến 7 để ám chỉ chất thanh khí thanh hay trược khác nhau; tỷ như chất thanh khí nhẹ nhất gọi là chất thanh khí số 1, còn chất thanh khí nặng nhất gọi là chất thanh khí số 7.
    Bởi chất thanh khí mãnh mai hơn chất hồng trần nhiều, nên nó đi xuyên qua đặng chất này. Nhơn đó mà mỗi nguyên tử hồng trần đều nỗi trôi trên bể thanh khí, hay nói một cách khác hơn là: Chất thanh khí bao chất hồng trần và đi xuyên qua nó ; cho nên hai nguyên tử hồng trần nào, dù cứng chắc và tế nhiễm cho thế mấy , tỷ như sắt và bạch kim chẵng hạn, cũng không hề chạm vào nhau thực sự được : vì khoãng trống của hai nguyên tử đó đều có chất thanh khí chen vào ( Ta cũng nhớ rằng : chất thanh khí chẳng những chen vào giữa hai nguyên tử hồng trần, mà còn đi xuyên qua chúng nó nữa ). Đã lâu rồi khoa Vật Lý học chính thống có đưa ra giã thuyết nầy: ?oNếu chất ê ?" te (là tinh khí hay dĩ thái) đi xuyên qua đặng tất cả chất hồng trần, từ thứ nhẹ nhất cho tới thứ nặng nhất ; vậy thử hỏi nó có bị một chất khí nào thanh hơn (như chất thanh khí chẵng hạn) đi ngang qua nó đặng chăng ?? Khoa pháp môn quả quyết rằng : Chất thanh khí đi ngang qua chất hồng trần một cách dễ dàng. Bởi vậy một vong linh trên cõi trung giới có thể choán ngay chỗ của người sống đang ngồi, mà cả hai không biết đặng nhau. Và sự hoạt động của đôi bên hoàn toàn tự do, chớ không có điều trở ngại lẫn nhau. Học giã phải biết thật rõ những nguyên lý trọng yếu nầy, nếu như chẵng vậy thì không thể nào hiểu nỗi những hiện tượng trên cõi trung giới. Điều này đưa ta đến một quy tắc hết sức quan hệ là : ?oCái nguyên tắc xâm nhập của chất khí này qua chất khí kia làm cho ta biết : xung quanh ta đều có những chất khí khác nhau. Cho nên muốn nghiên cứu và hiểu biết đặng chúng nó, ta không cần phải châu lưu trên không trung, ta chỉ mở quan năng của ta, thì dù ta có ở tại cõi trần đây, ta cũng biết được chúng nó thuộc về các cõi nào nữa.?
    Vậy thì cảnh trung giới hay là âm cảnh, chẵng phải là một cõi xa biệt với cõi trần, chúng nó chỉ khác nhau về trạng thái mà thôi.
    Phải nhớ rằng: Một hột nguyên tử hồng trần không thể nào phân tách ra từ nguyên tử thanh khí một cách trực tiếp được.
    Người ta có thể tin rằng: những hột điện tử (électron) là những hột thanh khí. Nhà vật lý học cho rằng : một hột nguyên tử khinh khí chứa từ 700 ?" 1000 điện tử . Sự khảo cứu của khoa pháp môn chứng tỏ rằng : một hột nguyên tử khinh khí chứa đựng 882 điện tử. Điều này có thể gọi là một sự ngẫu nhiên thôi, chứ không có chi chắc chắn cả .
    Nên nhớ rằng: Hột nguyên tử căn bản hồng trần có hai thứ : thứ âm và thứ dương. Thứ dương thì thần lực đi từ cõi trung giới xuyên qua hột nguyên tử căn bản rồi túa xuống cõi trần. Còn thứ âm thì thần lực đi từ cõi trần xuyên qua hột nguyên tử căn bản rồi mới qua cõi trung giới.
    Chất thanh khí liên đới một cách chặc chẽ với chất hồng trần mà nó đi xuyên qua, mỗi chất hồng trần hấp dẫn một chất thanh khí có một mật độ tương đương (quả là đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu). Vậy chất đặc hồng trần bị chất đặc thanh khí đi xuyên qua. Bốn chất dĩ thái của hồng trần cũng rút bốn chất thanh khí nhẹ nhất của cõi trung giới, y như vậy.
    Chính xác thân cần phải có đủ bảy chất hồng trần : đặc, lõng, hơi và bốn chất tinh khí é-te (hay dĩ thái) nên cái vía cũng cần phải có đủ bảy chất thanh khí nặng nhẹ khác nhau, thuộc về bảy cảnh. Vậy cái vía của con người do bảy chất khí của bảy cảnh trung giới tạo thành ; cho nên nó có thể biểu lộ đặng tất cả sự ham muốn, tất cả tâm tình từ cái cao nhất cho đến cái thấp nhất. Nhờ vậy mà chơn nhơn (tức là linh hồn) mới có thể trãi qua đủ mọi kinh nghiệm về cảm giác.
    Trong cõi trung giới ngoài ra chất thanh khí thường còn có một mãnh lực khác xen vào, tức là loài tinh hoa thứ ba, mà ta gọi là ?otinh hoa dục vọng? ( Elémental du désir) Loài tinh hoa các chất , nhờ sáu chất thanh khí thấp của cõi trung giới tạo thành. Sáu chất thanh khí này nhờ thần lực của luồng sóng sinh hoạt thứ nhì làm cho linh hoạt. Chất thanh khí số 1( matìere astrale atomique) là chất thanh khí cao nhất, tinh vi nhất. Cũng nhờ luồng sóng sinh hoạt thứ nhì ấy làm cho linh hoạt.
    Ghi Chú:
    Loài tinh hoa thứ ba là loài tinh hoa các chất (Troisìeme règne Elémentale ou Essence) là một thứ mãnh lực bán tri thức , sinh sống trong vũ trụ. Nó như một thực thể (enlité), một sinh vật. Nó cũng đầu thai và cũng tiến hoá. Loài tinh hoa và loài tinh linh (esprits de la nature) chỉ khác nhau có một bực mà thôi, vì cả hai đều giúp cho những sự cấu tạo tự nhiên. Nên phân biệt hai thứ sinh vật:
    1/ Sinh vật tự nhiên hay là những tinh linh trong vũ trụ như: thổ tinh, thuỷ tinh, thiên tinh,hoả tinh và các vị tiên nữ?.
    2/ Những sinh linh nhân tạo, hay là những hìnhdạng tư tưỡng (formes-pensée) do tư tưỡng con người tạo thành.
    Luồng sóng sinh hoạt là thần lực của Thượng đế tuôn xuống các cõi từng đợt, tỷ như lượng sóng thuỷ triều . Người ta giãi nghĩa nó nhiều cách khác nhau, thường hiểu theo nghĩa như sau:
    1/ Luồng sóng sinh hoạt thứ nhất. Do ngôi thứ ba phát biểu, được gọi là chơn thần nguyên tử (Monade de l?Tatome) bởi vì mãnh lực của nó tạo ra những nguyên tử.
    2/ Luồng sóng sinh hoạt thứ nhì hay là chơn thần sắc tướng (Monade de la forme). Do ngôi thứ hai phát biểu. Giúp cho những guyên tử đã được tạo ra có khả năng kết cấu với nhau, rồi mới làm ra được hình hài sắc tướng.
    3/ Luồng sóng sinh hoạt thứ ba hay là chơn thần cá tính (Monade de l?Tindividualisation). Do ngôi thứ nhất phát biểu. Có khả năng đưa chơn nhơn đến hiệp nhất với hồn thú, để cho hồn thú trở thành hồn người.
  3. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Đối với một người chưa tiến hoá, thì cái vía là một lùm mây mờ. Chu vi không rõ rệt, cách cấu tạo thô sơ, hàm chứa nhiều chất khí trược của dục tình; màu sắc mờ tối, rung động không chậm chạp. Tế bào của nó nặng nề và dệt rất khít khao, thô kệch. Nó chỉ cảm kích đặng những thứ dục tình ô trược và bồng bột mà thôi. Cái vía như thế, ở từ bên trong xác thịt, túa ra xung quanh mình không chừa một chỗ nào ; đâu đâu cũng có làn túa của nó ra khỏi xác thân dài lối 25 tới 30 phân.
    Đối với người trí thức và đức hạnh khá, thì cái vía lớn hơn nhiều và dài ra khỏi mình độ 45 phân. Nó có nhiều chất khí thuộc về tánh cao thượng. Bởi nó có nhiều chất khí tốt, nên nó chói sáng và chu vi của nó rõ rệt.
    Còn đối với người tiến hoá cao về mặt tinh thần, thì cái vía còn lớn hơn gấp mấy lần. Nó chứa nhiều chất khí thanh của cõi trung giới.
    Nói về màu sắc thì có rất nhiều chi tiết. Người chưa tiến hoá nhiều thì màu sắc của cái vía sậm, mờ, chứ không mấy tươi tốt và chói sáng. Hễ con người càng tiến hoa về tình cảm, lý trí và tinh thần chừng nào, thì nó càng tốt đẹp và chói sáng chừng nấy.
    Người ta cũng gọi cái vía là tinh thể, vì chữ ?otinh? có nghĩa là ?ongôi sao? Để chứng tỏ sự chói sáng của chất khí cái vía. Cái vía của con người, chẵng những đi xuyên qua xác thịt, mà nó còn túa ra khỏi thân mình như một lùm mây. Phần túa ra đó gọi là hào quang cái vía.
    Hào quang cái vía của một người thanh bai thì mở rộng . Người được điểm đạo có hào quang ( là người được ơn trên hướng dẫn và ấn chứng về mức độ tiến hoá của bản thân ), cái vía mở rộng. Mỗi lần được điểm đạo thì cái vía mở rộng thêm. Đường bán kính (rayon) của hào quang đức Phật dài tới 5 cây số ngàn.
    Xác thân con người có khả năng thu hút chất thanh khí của cái vía. 99% của cái vía đều ở trong xác thịt, chỉ còn có 1% ở ngoài xác thịt làm ra hào quang cái vía mà thôi. Phần cái vía ở trong lấy hình dạng giống hệt xác thịt. Phần cái vía ở ngoài thì nhỏ lớn vô chừng, tuỳ theo sự tiến hoá của con người. Người có nhãn quang phân biệt được một cách dễ dàng về điều nầy. Hào quang cái vía với phần cái vía lấy hình người ở trong xác thịt, mà người ta gọi là ?onhị bản thân thanh khí? hay là ?onhị thể? của cái xác. Tuy nhiên cái vía và cái xác , chỉ liên quan với nhau về mặt hình thể mà thôi, chứ sự hoạt động của chúng nó không giống nhau chút nào.
    Chẵng những xác thịt có ?onhị bản thân thanh khí? mà tất cả đồ vật cũng đều có nữa. Muốn trục xuất cái ?onhị bản thân thanh khí? ấy ra khỏi xác thịt hoặc khối vật chất nào. Nhà Pháp môn phải tổn thất một số lực lượng tinh thần trọng đại. Bao giờ số lực lượng tinh thần ấy không còn xạ đến nữa, thì ?onhị bản thân thanh khí? sẽ nhập ngay vào vật chất, rồi tình trạng cũng hoàn như cũ. Tóm lại tất cả món vật chất nào cũng đều có ?onhị bản thân thanh khí? nhưng bởi những phần tử thanh khí luôn luôn rung động như những phần tử của nước, nên không có sự liên hiệp vĩnh cữu giữa một phần tử hồng trần nào với chất thanh khí làm ra ?onhị bản thân? của nó, trong một thời gian nhất định.
    Thường thường phần nhị bản thân thanh khí của đồ vật túa ra khỏi thể nó làm thành một vùng hào quang : Bởi vậy những loại kim khí và ngọc thạch ..v..vv? đều có một vùng hào quang bao xung quanh.
    Nếu một chi thể của xác thân bị cắt đứt, như tay chân chẵng hạn, thì ?ocái nhị bản thân thanh khí? của phần ấy vẫn còn tại chỗ cũ một thời gian; Nhưng về sau nó cũng rút vào trong xác thân. Vì lẽ những tế bào cái vía khắn khít chặt chẽ với nhau rất mạnh, nên khi chi thể bị chặt lìa khỏi thân mình, mà ?onhị bản thân? vẫn còn tồn tại. Cái hiện tượng này cũng xãy ra trong trường hợp của những nhánh cây bị chặt.
    Trong trường hợp của đồ vật mà ta gọi là vật chất, như cái bàn, cái ghế, cái bình chẵng hạn. Không có sự sống giống với sự sống của loài sinh sản để khớp chặt những tế bào lại, cho nên khi đồ vật ấy bị gãy hay bị vỡ, thì ?onhị bản thân thanh khí? của nó cũng cũng sẽ rớt theo miếng vỡ hay phần gãy ấy.
    Ngoài sự sắp đặt có lớp lang về sự thanh, trược của bảy chất thanh khí, còn có sự sắp đặt về đặc tính mãnh mai hay thô kệch của chúng nó nữa. Trong văn tự Thông Thiên Học, người ta cho cách sếp đặt theo thể chất là đi theo chiều ngang, còn cách sếp đặt theo đặt tính là đi theo chiều đứng.
    Đặc tính của chất thanh khí có 7 thứ, trộn lộn lẫn nhau, cũng như nhiều chất khí trộn lại làm ra khí trời vậy. Trong mỗi cái vía đều có chất khí của 7 đặc tính này, nhưng với lượng độ nhiều hay ít là tuỳ ở bẩm tính của mỗi người : Tỷ như họ là triết lý gia, mỹ thuật gia, hoặc nhà sùng đạo, hay nhà khoa học, bí học, hay người cần lao?..
    Cái vía của quả địa cầu ta, và của mấy quả địa cầu khác trong Thái Dương Hệ , cùng những bầu hành tinh bằng thanh khí gom lại làm thành cái vía của Thái Dương Hệ ta. Mỗi một đặt tính (trong 7 đặt tính) của chất thanh khí, có thể được xem như là một đơn vị. Một thành phần riêng biệt. Người ta có thể xem nó vừa như là cái vía, vừa là trung tâm lực của một vị thiên thần nào, hay vị thiêng liêng phụ tá nào. Nhơn đó một tư tưỡng nhỏ nhen, một cử động cõn con, một tình cảm mộc mạc nào cũng có thể biến động đặng cái vía của vị Thiên Thần ấy. Rồi cái phản ảnh của sự biến động nầy, sẽ cảm nhiễm những phần tử liên thuộc với nó. Những sự biến đỗi linh diệu ấy đã xãy ra từng chập : chúng nó giống như hơi thở ra và hơi thở vào, hoặc giống như tiếng đập của trái tim trong ***g ngực. Người ta quan sát rằng, những sự chuyễn động của quả địa cầu trong Thái Dương Hệ đều có ảnh hưởng với sự biến đổi này. Từ đó mà ta thấy cái giá trị của khoa Thiên văn. lại nữa mỗi sự biến đổi của quả địa cầu sẽ cảm nhiễm đặng con người một phần nào, nhiều hay ít tuỳ theo số lượng, đặc tính của chất thanh khí trong con người. Bởi vậy sự biến đổi của Hành Tinh có thể biến đổi tính tình hay tri thức của con người. Có khi nó biến đổi cả hai cùng một lúc ; nếu như thế thì cái trí có thể bị căng thẳng, và tính nóng giận có thể nổi lên. Chính số lượng đặc tính tốt hay xấu của chất thanh khí cái vía, tạo ra bản tính đặc biệt của mỗi người, mỗi con thú, mỗi cây cõ hay mỗi loài kim thạch, kiếp này sang kiếp khác, khó lòng mà thay đổi được. Người ta gọi cái đặc tính ấy lá ?ocá tính? hay là ?ocá sắc?, hay là ?ocung?. Mỗi cung chánh chia làm bảy cung phụ: Vậy bảy cung chánh có cả thãy là 49 ?ocung? phụ. Cung hay là cá tính đều ở vĩnh viễn trong một hạng sinh linh trên một bầu thế giới. (mỗi sinh linh đều phải trãi qua nhiều bầu thế giới mới tiến hoá được). Cho nên trong một bầu hành tinh kia, loài tinh hoa các chất thuộc về hạng A, sẽ được đầu thai làm kim thạch, thảo mộc, thú cầm và con người .
    Cái vía cũng hao mòn lần lần như xác thịt, nhưng trong khi bồi dưỡng bằng vật thực, cũng như xác thịt. Thì cái vía chỉ được phục sức bằng chất thanh khí rút xung quang. Mỗi phần tử được rút vào cái vía, đều nhiễm đặc tính của nó. Cái vía có cảm tưởng rằng : nó có một đời sống độc lập, nên nó muốn hoạt động theo ý riêng. Vậy người tu hành ráng phân biệt ý muốn của mình với ý muốn của cái vía là dục vọng. Như vậy mới tiến bước trên đường tinh thần đặng.
  4. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    MÀU SẮC CÁI VÍA
    Người có huệ nhãn nhìn vào cái vía con người, thì thấy một điều rất hệ trọng là: Nó có vô số màu sắc thay đổi liền liền mà bút trần không thể nào diễn tả được ! Những màu sắc ấy là biểu hiện của tình cảm, dục vọng và say mê, cùng sự cảm động của con người.
    Tất cả màu sắc mà ta đã biết, và chưa biết đều có ở mỗi cảnh của cõi Trung giới (ở cõi này cũng chia làm 7 cảnh thanh trược khác nhau). Nhưng ở cảnh cao chừng nào thì màu sắc càng thanh trong, chói sáng và tốt đẹp chừng nấy, mà người phàm không thể nào tưởng tượng ra nỗi. Vì thị giác của xác thịt chỉ cảm ứng đặng những cái gi thuộc về cõi trần mà thôi.
    Chúng tôi chỉ nêu ra đây những màu sắc chính :
    MÀU ĐEN : giống như một đám mây dày đặt , là biểu lộ tính oán ghét và hiểm độc.
    MÀU ĐỎ BẦM : lấy hình cây giáo nhọn đầu linh động trong đám mây là biểu lộ tính giận dữ.
    MÀU ĐỎ HỒNG : giống như một đám mây hồng , là biểu lộ tính cau có, hay giận hờn.
    MÀU ĐỎ HỒNG CHÓI : là biểu lộ sự bất bình cao thượng.
    MÀU ĐỎ NHƯ MÁU và ĐỎ BẦM : Là biểu lộ tính ham mê nhục dục.
    MÀU XÁM SẬM U TỐI : Là biểu lộ tính ích kỷ. Nó là một trong những màu sắc thường hay có ở vía của con người.
    MÀU ĐỎ BẦM : giống như màu của chất bị sét rĩ, thường có những lằn sổ song song, là biểu lộ tính hà tiện bũn xĩn
    MÀU XANH BẦM : có pha những lằn đỏ sậm hay đỏ hồng, là biểu lộ tính ghen tương gây gỗ. Đối với những người đa tình thì trong cái vía hay có nhiều về màu này.
    MÀU XÁM CHÌ : có lộn những sổ song song làm cho cái vía giống như cái ***g, là biểu lộ tinh thần và sức lực suy kém tiều tụy.
    MÀU XÁM XANH DỢT: là biểu lộ sự sợ sệt.
    MÀU ĐỎ SẬM TỐI : mang sắc rất tối , là biểu lộ tình thương trong sự ích kỷ .
    MÀU HƯỜNG : Tình thương cao thượng .
    MÀU HƯỜNG SÁNG RỰC : Có xen nữa hồng nữa lam ( màu hoa cà ) là biểu lộ lòng từ bi bác ái .
    MÀU VÀNG CAM : là biểu lộ sự kiêu căng hay lòng tham lam, nó thường hiện ra một lượt với sự nóng giận.
    MÀU VÀNG : là biểu hiện của khôn ngoan trí tuệ. Màu vàng này có thể thay đổi ra nhiều màu vàng khác, tuỳ theo tính tình của từng con người.
    MÀU VÀNG SẬM NHƯ ĐẤT VÀNG : là biểu lộ trí khôn để áp dụng vào những việc có tính ích kỷ .
    MÀU VÀNG TƯƠI CỦA xứ CAO MIÊN : ( jauneclaire du cambodge ) là biểu lộ cái trí độ cao sâu .
    MÀU VÀNG CỦA XỨ HOA NGỌC TRÂM : biểu lộ trí khôn để áp dụng cho những việc có tính cách tinh thần.
    MÀU HOÀNG KIM : biểu lộ trí khôn để phục vụ lĩnh vực triết học hay toán học .
    MÀU XANH : biểu lộ sự thích nghi.
    MÀU XANH XÁM : trên mặt có nỗi bọt, biểu lộ cá tính xão quyệt và khả năng gạt gẫm .
    MÀU XANH TƯƠI NHƯ NGỌC BÍCH : Là biểu lộ tính lẹ làng và óc sáng chế vào việc giúp đời một cách vô tư .
    MÀU XANH DỢT CHÓI : là biểu lộ tính thiện cảm dồi dào, lòng từ bi thương đời và khả năng đồng hoá .
    MÀU XANH ĐẸP NHƯ MÀU DA CỦA TRÁI BÔM ( TÁO ) : biểu lộ sức khoẻ dồi dào.
    MÀU LỤC DỢT HAY SẬM : biểu lộ lòng mộ đạo, nó thường pha nhiều màu khác, và có thể thay đổi từ màu chàm, hay màu tím đẹp cho tới màu lục xám tối đen.
    MÀU LỤC CHÓI : (như màu nước biển có ánh mặt trời rọi vào) biểu lộ lòng mộ đạo cao thượng có xen lẫn màu tím vào, thì đó là tình thương xen lẫn vào .
    MÀU LỤC HOA CÀ CHÓI : thường có hiện lên những ngôi sao sáng, là biểu lộ cái tinh thần duy linh tuyệt diệu, với những nguyện vọng tối cao .
    MÀU TỬ NGOẠI TUYẾN :(ultra violet) biểu lộ tài phép hết sức cao cường thuộc về chánh đạo .
    MÀU XÍCH NGOẠI TUYẾN : (intra rouge) biểu lộ phép thần thông, ích kỷ, thuộc về bàn môn tà đạo .
    Sự vui làm cho thể vía và thể trí chói sáng, và rung chuyễn như gợn sóng khắp cả diện tích. Người có tính vui vẻ thì thể vía và thể trí chói sáng một cách bền dai
    Sự ngạc nhiên hay sự giật mình, làm cho thể trí , thể vía, và xác thân bất thình lình co rút lại. Nếu sự giật mình đó đem đến sự vui vẽ, thì màu hường hiện ra nhiều và chói sáng hơn. Còn nếu như đem đến sự buồn rầu thì màu nâu và màu xám lại tăng cường. Có khi nó kích động đến đơn điền (là chỗ cái rún) càng làm cho xác thân suy nhược và yếu đuối, bệnh hoạn. Hoặc có trường hợp còn cảm nhiễm đến trái tim, sanh ra hồi hộp, khó thở, nặng quá có thể tử vong .
    Đừng quên rằng tình cảm con người thường thường không trong sáng, nó hay bị chen lẫn vào đấy là: Giận hờn, ích kỷ, chiếm hữu, tự kiêu?.nên các màu trong sáng thường hay bị mờ tối đi đôi chút (tuỳ vào mức độ biểu hiện).
    Những màu sắc tốt như màu vàng trí tuệ, màu hường tình thương, màu lục mộ đạo, đều ở phần trên của cái vía. Còn những màu xấu thuộc về tính ích kỷ, đố kỵ, ghét ghen, xão quyệt gian trá?.đều ở phần dưới cái vía. Những cảm tính và nhục dục thì nằm vào đoạn giữa của hai phần ấy.
    Do đó cái vía của người chưa tấn hoá, giống như hình trứng gà, đầu nhỏ ở trên, đầu lớn ở dưới. Trái lại với người tiến hoá thì lộn lại, đầu lớn ở trên và đầu nhỏ quay xuống dưới.
    Mỗi tính tình đều bộc lộ bằng một màu sắc ; và màu sắc này thanh hay trược là tuỳ ở chất thanh khí của cái vía thanh hay trược. Thường thường những tính xấu xa ích kỷ đều biểu lộ bằng những sự thô kệch và chậm chạp, tương đương với chất khí nặng nề của cái vía. Còn những đức tính thanh cao và bác ái, đều biểu lộ bằng những sự rung động lẹ làng và mạnh mẽ, tương đương với chất khí thanh nhẹ của cái vía. Nhưng may mắn thay tình cảm thanh cao , tốt đẹp lại thường lưu lại trong cái vía lâu hơn những tình cảm thấp hèn : Trong một cái vía có hai sự rung động khác nhau cùng một lúc : tỉ như tình thương và sự nóng giận. Hai trạng thái đó cùng nhau nẩy nỡ một lượt, nhưng tình thương sẽ tồn tại lâu hơn sự nóng giận.
    ( xin được giới thiệu tiếp vào lần tới).
  5. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Tình thương vô tư và lòng mộ đạo cao thượng nhất, thuộc về chất khí của cảnh cao nhất của cõi Trung giới (tức là cảnh nguyên tử thanh khí tinh vi). Hai đức tính ấy phản chiếu trong chất khí cái trí tương đương. Nghĩa là cảm kích đặng chất thượng trí (hay là chơn thân) chứ chẵng phải chất hạ trí, điều này rất trọng đại; học giã nên đặc biệt chú ý. Chơn nhơn (hay là linh hồn) ngụ tại chơn thân (hay là thượng trí) chỉ cảm nhiễm đặng những tư tưởng vị tha mà thôi. Còn những tư tưởng tầm thường không kích động đặng chơn nhơn; chúng nó chỉ kích động những hột nguyên tử trường tồn (đó chính là những hột nguyên tử lưu lại những tánh hạnh của ba hạ thể: Trí, Vía và Xác. Sau khi con người lần lượt từ giã cõi trần, Trung giới và Hạ Thiên , để sống trong chơn thân). Đó cũng chính là những hột nguyên tử lưu tánh.
    Sau khi từ giã cõi trần, cõi Trung giới, và cõi Hạ Thiên, thì con người sống trong một cái thể rất là thanh, mà ta gọi là chơn thân (corps causal). Chơn thân không có vết xấu nào, nó lâu lâu chói rạng, tương đương với sự tiến hoá của con người. Tuy nhiên với người chưa tiến hoá, thì chơn thân có nhiều lỗ trống. Những lỗ trống này chính là muốn ám chỉ tánh thấp hèn của phàm nhơn. Ta nên nhớ rằng : dù phàm nhơn có xấu xa đến mấy đi nữa, cái thể chơn thân cũng không bao giờ lộ màu sắc xấu; nó chỉ có những lỗ trống không mà thôi. Tỷ như sự ích kỷ của con người, sẽ gây ra một lỗ trống trong chơn thân : bao giờ con người được trở nên vô tư, thì cái lỗ trống này tự động lấp đi. Những tánh xấu của cái vía, có thể làm cho những tánh tốt đối chiếu của nó ở trong chơn thân bớt chói sáng.
    Muốn hiểu rõ trạng thái của cái vía,thì nên nhớ rằng : Chất thanh khí luôn luôn rung chuyễn lẹ làng, nó giống như một lùm cây có nhiều màu sắc xen lẫn lộn với nhau, màu này tràn lên màu kia, như những gợn sóng, khi ẩn khi hiện, trập trùng không ngớt. Trên mặt cái vía luôn luôn linh động ví thể mặt nước sôi, ba đào chuyển động. Nhơn đó mà những màu sắc không bao giờ ở tại vị trí cũ, mặc dù cái vía có riêng màu sắc của nó với khuynh hướng trở lại trạng thái cũ một cách tự nhiên. Trong quyển sách?L?THomme visible et invisible? (con người thấy được và không thấy được) do tác giã C.W. Lead-beater, ông đã mô tả hình dạng của cái vía đủ hạng, theo nhãn quang của ông đã thấy như : cái vía của người dã man, người tầm thường, người tiến hoá?.
    Chúng tôi xin được giới thiệu sơ lược qua như dưới đây:
    Cái vía của người dã man: Có rất nhiều tính nhục dục, xão quyệt, ích kỷ và tham lam rõ rệt ; những chấm đỏ bầm ám chỉ sự giận dữ kiêu hãnh. Cái vía không có bộc lộ tình thương, chỉ có một chút trí khôn và thứ lòng sùng bái thấp kém nhất . Chu vi cái vía không đều đặn, màu sắc tối đen, dày đặc và có lấm tấm những dấu. Toàn thể cái vía hỗn độn, lu mờ và thiếu trật tự.
    Cái vía của người tầm thường: Cũng còn tính nhục dục trội hơn những tính khác, nhưng ít hơn cái vía của người dã man. Tánh ích kỷ cũng choán một phần lớn. cái vía còn bộc lộ rõ rệt sự hờn giận, nóng nảy, gian xảo (dù màu xanh đã khởi hiện lên để đổi tánh xảo quyệt ra tánh thích nghi). Tình thương trí khôn và lòng mộ đạo được biểu lộ rõ ràng hơn, lại màu sắc chói sáng hơn, còn chu vi được đều đặn và rõ rệt hơn.
    Cái vía của người tiến hoá: Những tính tình xấu xa dường như bị tiêu diệt hoàn toàn. Phần trên cái vía, hiện lên một dãy màu tím hoa cà để ám chỉ những nguyện vọng tinh thần. Phía trên và xung quanh đầu có một vùng mây màu vàng sáng, chứng tỏ trí khôn đã mở rộng. Phía dưới có một vùng rộng màu lục chứng tỏ lòng mộ đạo của kẻ đó, còn có một khoảng lớn màu xanh của tính thích nghi và tình thiện cảm. Cái vía của người tiến hoá có chu vi đều đặn và màu sắc tươi tốt, chói sáng và sắp thành những băng dài phân biệt, rõ ràng. Nhìn vào cái vía ấy, người có nhãn quang thấy một sự điều hoà, trật tự và tự chủ hoàn toàn . Dù ở đây chúng tôi không giới thiệu và đề cập đến thể trí, nhưng cũng xin nói sơ qua rằng : Hễ con người càng tiến bộ thì thể vía càng giống thể trí, và đến một lúc nào đó thì cả hai thể sẽ điều hoà với nhau. Đó chỉ nghĩa rằng : dục vọng của con người đã hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của lý trí ; và không có một sự cảm động nào tự ý phát hiện thình lình đặng. Người như thế, thật ra có khi cũng còn nóng nãy, và có nhiều nguyện vọng không được hoàn toàn vô tư lợi, nhưng chỉ trong chốc lát rồi cũng im ngay ; vì chủ nhân biết cách thống trị chúng nó và không chịu nhượng bước .
    Tiến thêm một bước nữa, thì hạ trí của người ấy sẽ là hiện thân của thượng trí, sáng rỡ và vô cùng tốt đẹp . Chơn nhơn sẽ điều khiễn đặng phàm nhơn. Và tiếng nói vô thinh sẽ kích động đặng tâm phàm . Mà hễ chơn ngã hiện lên thì bản ngã sẽ lui vào bóng tối, rồi lần lần sẽ im hơi lặng tiếng !
    Thể vía và thể trí của một vị La Hán (Arhat) ( là vị đã được bốn lần điểm đạo )ít có màu sắc đặc biệt của chúng nó, chúng nó chỉ là phản ảnh của thượng trí mà thôi. Chúng nó lấp lánh ngũ sắc như ốc xà cừ, xinh đẹp vô song, bút phàm không tả nỗi ! Người tiến hoá cao có năm thứ rung động trong cái vía. Người tiến hoá tầm thường có ít nhất là chín thứ rung động ; trong đấy có xen vào nhiều phần tử phụ thuộc khác, nhiều người trong cái vía, có đến năm mươi hoặc một trăm thứ rung động khác nhau ; thành thử trên mặt cái vía trập trùng những gợn sóng đi chiều trái ngược với nhau, và trong khi ấy hiện lên những luồng trốt nhỏ xoay vần một cách hỗn độn . Chính đó là cái kết quả của những tình cảm và những sự xáo trộn vô bổ thường hay xãy ra trong cái vía người đời ; vì vậy mà có biết bao tinh thần và sức lực đã bị phung phí một cách vô lối !
    Thử xem một cái vía rung động năm mươi kiểu cùng một lúc, thì nhìn chúng chẳng đẹp mắt chút nào, mà nó còn đem đến cho kẻ khác sự hỗn loạn nữa. Nó có thể sánh với một xác thân bị bệnh tê bại cực điểm, mà tất cả các bắp thịt đều lần lượt co rút lại. Điều này đưa đến kết quả hết sức nguy hại ! Nó cảm nhiễm những người cõi trần và cõi trung giới, làm cho họ phải lo lắng xôn xao và khó chịu. Chính trong xã hội có cả muôn cả triệu người đều bị thứ tình cảm thấp hèn, những dục vọng xấu xa, làm cho họ rối loạn tâm thần, nên người thanh bai, cùng nhạy cảm , đều khó sống ở giữa chốn phồn hoa đô hội; họ phải khó chịu khi đi ngang qua chốn đông người . Sự hỗn loạn tâm tính này ảnh hưởng đến cái phách và sinh ra các thứ bệnh thần kinh. Nhưng trung tâm làm độc vốn ở tại cái vía . Chính bản thể của chúng nó đã không tốt rồi, mà chúng nó lại là những yếu điểm để cho sinh lực lọt ra ngoài. Nói một cách thực tế hơn, là chúng nó chẵng những không ngừa được những ảnh hưởng xấu xa bên ngoài, mà còn ngăn cản thần lực cõi cao xạ xuống. Trường hợp này rất thường xãy ra. Vậy muốn tránh khỏi, thì trước hết phải dứt bỏ sự sợ sệt, nỗi lo lắng và xáo trộn đi. Nhà học giã của pháp môn dứt khoát không được để một tình cảm nào của mình phải chịu ảnh hưởng bên ngoài, dù ảnh hưởng đó có thế nào cũng vậy.
    Chỉ những trẻ em mới có một vùng hào quang trong trắng, không màu sắc. Màu sắc sẽ hiện theo với sự tiến bộ của tính tình. Thường cái vía của trẻ em rất đẹp và chói sáng. Nếu có màu sắc nỗi lên thì toàn là những thứ tốt, không có điểm một thứ dấu vết nào xấu xa như tính : hà tiện, bỏn xẽn, ích kỷ, ác độc hay nhục dục. Nhìn vào cái vía của chúng nó, người có thần nhãn sẽ nhìn thấy được những khuynh hướng tiểm tàng của kiếp trước; nhờ vậy mà hiểu được khả năng của bọn trẻ sau này.
    Màu vàng của trí khôn luôn luôn ở gần đầu; nên người ta thường vẽ hình của các thánh với vùng hào quang sáng rỡ quanh đầu : vì màu vàng là màu dễ thấy hơn hết trong cái vía; và chính màu vàng ấy mà người sắp có thần nhãn được nhìn thấy trước nhất. Có khi vì trí tuệ hoạt động quá nhiều, mà màu vàng ấy có thể hiện ra cho mắt phàm nhìn thấy được.
  6. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    TÌNH THƯƠNG ĐỘT NHIÊN NHIỆT KHỞI
    Trong trường hợp cái vía bổng nhiên phát yêu thương môt cách mãnh liệt, tỷ như bà mẹ ôm đứa con vào lòng hun hít một cách âu yếm, nồng nàn. Toàn thể của bà liền rung động mãnh liệt; màu sắc xáo trộn. Phân tích ra, người ta tìm thấy trong cái vía của bà mẹ ấy có bốn kết quả như sau :
    1/ Người ta thấy một vài luồng xoáy màu tươi, rõ rệt, chói sáng. Thứ ánh sáng bên trong, nồng nhiệt. Mỗi luồng xoáy, thật ra là một hình tư tưỡng phát sinh từ trong cái vía người mẹ túa ra và sắp gắn vào cái vía đứa con. Những luồng xoáy này sáng chói, tốt đẹp phi thường mà bút mực trần gian không thế nào tả nỗi. Trông tốt đẹp vô cùng !
    2/ Trọn cả cái vía đều có những lằn gạch ngang, tưng bừng ánh sáng màu đỏ sậm ( cramoisie ) khó mà tả đặng, vì nó rung chuyển quá lẹ làng.
    3/ Toàn thể cái vía có một lớp mõng màu hường, trong suốt bao bọc. Người ta có thể nhìn thấy bên trog cái vía xuyên qua lớp mõng này, như xuên qua mặt kính màu.
    4/ Một luồng sóng màu đỏ sậm xạ xuống ngập tràn cả cái vía; biến đổi các màu củ, hợp lại từng bông như hoa tuyết, lớn nhỏ không đều, rãi rác khắp cả cái vía. Nhìn vào đó, người ta cảm thấy như một đám mây đang tụ .
    Cái trạng thái này chỉ kéo dài trong vài giây, rồi thể vía cũng hoàn lại như cũ, nghĩa là những màu sắc căn bản của nó, sẽ sắp lại theo thứ tự trước. Tuy nhiên mãnh lực tình thương trong sạch kia đã nhuộm thêm màu đỏ sậm phần trên cái vía, khiến cho nó lần sau có thể đáp lại tình thương một cách dễ dàng hơn.
    TÍNH MỘ ĐẠO ĐỘT NHIÊN NHIỆT KHỞI
    Trường hợp của người phát tâm mộ đạo thình lình cũng đem lại cái kết quả y như thế. Cái vía có thêm màu lục, chói sáng và rung chuyển lẹ làng; Tạo ra một cái ảnh hưởng hết sức tốt đẹp cho những người lân cận. Nhìn vào nó người có nhãn quang thấy chói lọi một sự vui mừng và kính mến.
    Một bà kia đang tham thiền đại định, đột nhiên tấm lòng mộ đạo của bà phát khởi bồng bột. Trong bà màu lục và màu đỏ sậm của cái vía được tăng cường. Cái kết quả thật là tốt đẹp.
    CƠN GIẬN DỮ
    Nếu như có một người giận dữ, cái vía của y tối sầm lại, rồi hiện lên những luồng xoáy đen bầm, chuyễn động một cách mạnh mẽ do những mãnh lực củ sự oán ghét. Người ta có thể thấy những cuộn mây nhỏ xoay vần rãi rác khắp cả cái vía ; đồng thời những mũi tên bén nhọn màu đỏ của sự nóng giận phóng ra tứ phía, như những lằn chớp. Những mũi tên bén nhọn đáng sợ này có thể đâm thũng cái vía của kẽ khác ví như gươm bén có thể giết hạI đặng người.
    Trong trường hợp này, trọn cả thể vía đều chuẩn bị một số thanh khí nóng giận và sẵn sàng đáp lại sự nóng giận sắp tới một cách nhanh chóng hơn trước ; nghĩa là bữa nay ta có thể nóng giận ít, ngày mai ta có thể nóng giận nhiều hơn một tí ; nếu ta không sửa trị, thì mực độ nóng giận của ta lần lần sẽ lên cao tới cực độ, rồi hễ gặp một sự việc cõn con làm trái ý, thì ta lập tức nỗi nóng một cách dễ dàng .
    Người hay nóng giận thường hay có một dấu hiệu đặc biệt, là toàn thể cái vía có những đóm đỏ lòm, trôi nỗi bềnh bồng có hình dấu hỏi. Ngoài những đóm đỏ này, còn nỗi lên một dãy màu đỏ tươi, rộng lớn choán gần hết cái vía.
    CƠN SỢ HÃI
    Một cơn sợ hãi cũng đủ làm cho xáo trộn cả cái vía, và nhuộm toàn một màu xám nhạt, hết sức xấu xa và kỳ dị.
    Cái vía giống như một lùm mây mờ, có gạch những đường ngang của màu xám nhạt ấy, rung chuyển mãnh liệt cho đến nỗi người ta không thể phân biệt đặng đường này với đường kia ! Trạng thái cái vía ấy thật là xấu xa, gớm ghiết vô cùng ! Ánh sáng của nó tạm thời bị rút mất, và lùm mây xám nhạt kia lại rung rẫy như mặt bánh đúc.
    Một luồng tình cảm mãnh liệt, một khi nỗi lên, không kích động đặng thể trí bao nhiêu, tuy nó làm gián đoạn tạm thời sự lưu thông giữa thể trí và thể xác : Vì cái vía là cái cầu chuyễn di tư tưởng xuống óc xác thịt , mà cái vía trong lúc ấy chỉ rung động một chiều, và chỉ chuyễn đi đặng có một thứ cảm giác mà thôi.
  7. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI ĐA TÌNH
    Những thí dụ trên đây liên đới với những mối cảm động tạm thời và bạo phát. Bởi vậy khi một người thường nhơn đa tình, thì cái vía của y hoàn toàn thay đổi, khó mà biết được tâm linh thực sự của y. Tánh ích kỷ, sự quỷ quyệt và tính hà tiện, đều tiêu mất ; Phần dưới cái vía tràn ngập những màu sắc, đam mê và thú tính. Màu xanh của tính thích nghi đổi thành màu nâu đặc biệt của tánh ghen tuông. Có nhiều làn đỏ như lửa, sáng loà của sự nóng giận đâm qua, đâm lại cái vía. Tuy nhiên những sự thay đổi xấu xa này sẽ đền bù lại bằng một dãy màu đỏ sẩm tốt đẹp phi thường, choán gần trọn phần trên cái vía. Màu đỏ sẩm này là đặc tính chính hiện thời của cái vía, nó chói sáng làu làu ; thành thử toàn thể cái vía nhờ ánh sáng ấy mà chiếu diệu tốt tươi. Nhơn đó mà cái trạng thái tối mờ thường lệ của thể vía lại tan đi, rồi những màu sắc tốt hay xấu của cái vía lại chói sáng hơn và rõ rệt hơn. Vậy sự đa tình làm cho cái vía trở nên linh động đủ mọi phương diện. Màu lục của lòng mộ đạo cũng được tỏ rõ hơn ; trên chót cái vía có nỗi lên một làn tím dợt ( màu hoa cà) chứng tỏ người đa tình có khả năng đáp lại quan niệm cao thượng và bác ái. Tuy nhiên màu vàng của trí khôn tạm thời biến mất.
    NGƯỜI HÀ TIỆN
    Trong trường hợp của người hà tiện, thì tính ích kỷ xảo trá và thích nghi tự nhiên được tăng cường ; còn tánh nhục dục thì được giảm bớt. Tuy nhiên sự thay đổi kỳ lạ và trọng đại, nhất là xung quanh cái vía, có nổi lên những đường ngang màu nâu, gần giống như màu đất sét , màu nâu đặt biệt của tỉnh Sienne ( bên Ý ) khi đất sét này bị đốt cháy, những đường ngang này song song với nhau làm cho thể vía giống hình cái ***g.
    Tính hà tiện chận đứng sự phát triển của con người. Nguy hại là ở chỗ đó. Một khi mà những đường ngang này được củng cố chặc chẽ, thì rất khó mà vất bỏ ra đặng.
    NGƯỜI NGÃ LÒNG.
    Tính ngã lòng rũn chí cũng đem lại cái kết quả cũng giống như sự hà tiện. Song le, trong trường hợp người hà tiện, thì những đường ngang ngang song song có màu nâu : còn trong trường hợp người ngã lòng, thì những đường ngang ấy có màu xám. Cái vía của cả hai người đều giống hình cái ***g .
    Nhìn vào cái vía kẽ ngã lòng người ta có cảm tưởng buồn rầu vô hạn ! Thật là một cảnh tượng trầm uất tinh thần không thể tả . Trong những tật xấu , không có tật nào cảm nhiễm dễ bằng tính ngã lòng, rũn chí !
    NGƯỜI THƯỜNG MÀ MỘ ĐẠO
    Loại người này có một cái vía đặc biệt . Phần trong cái vía có hiện lên một làn tím, chứng tỏ rằng : y có thể đáp lại quang nhiệm cao thượng . Màu lục của tánh mộ đạo hiện lên rõ rệt và tốt đẹp , còn màu vàng của trí khôn thì nhợt nhạt . Tình thương và tính thích nghi nhiều hơn là tính nhục dục. Màu sắc của sự xảo trá và ích kỷ lại hiện lên rõ rệt . Chu vi cái vía lờ mờ , màu sắc không đều lại trộn lộn nhau, chỉ tỏ lòng mộ đạo thiếu chánh kiến .
    Thường thường người dồt nát mà mộ đạo, thì hay sa ngã vào đường nhục dục : Bởi vì họ sống với tình cảm và cảm giác nhiều hơn lý trí ; thành thử họ bị chúng chế ngự hơn là rán chế ngự chúng nó.
    NHÀ KHOA HỌC
    Những người này có cái vía đặc biệt khác hẵn với những người trên đây . Cái vía của nhà khoa học không có dấu vết gì mộ đạo cả. Tính nhục dục rất ít ; mà trí khôn lại mở rộng một cách lạ thường . Tình thương và tính thích nghi đồng có, nhưng rất ít, mà toàn là những thứ không mấy cao thượng. Trong vía có nỗi lên tính ích kỷ và bõn xẽn , có xen vào một chút lòng ganh ghét. Chính giữa vùng hào quang vàng ở phần trên cái vía , có nỗi lên hình viên chuỳ ( hình cái nón nhọn) lớn, màu vàng cam, chói sáng, chứng tỏ tính tự kiêu và nhiều tham vọng từ sự hiểu biết tìm tòi , và đạt được. Những tập quán có tính cách khoa học và phương pháp của nhà khoa học có ảnh hưởng tốt đẹp cho sự sắp đặt màu sắc cái vía ; Người ta thấy nhiều dãy màu đều đặn, rõ ràng và ranh giới phân định hẵn hòi .
    Học giã nào muốn tìm hiểu rõ hơn xin hãy tham khảo trong quyển ?o Con người thấy được và không thấy được ?o của Đức giám mục C.W. Leadbeater.
    Sở dĩ tinh linh ngũ hành liên cộng chặt chẽ vớI cái vía con ngườI là nhờ những màu sắc và âm thinh. Đối với tinh linh ngũ hành , thì màu sắc cũng có nghĩa lý như lời nói đối với người phàm chúng ta vậy.
  8. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    NHIỆM VỤ CỦA CÁI VÍA
    1/ Cái Vía Tạo Ra Cảm Giác :
    Nếu phân tích ở con người , thì ta thấy ở đó có rất nhiều bản năng ( nghĩa là những động lực biểu lộ tinh thần ) Bốn bản nguyên thấp mà ta thường gọi là ?o Tứ hạ đẵng bản nguyên ?oĐó chính là : Xác thịt - Thể Phách ?" Sinh Lực - Dục vọng .
    Bản nguyên thứ tư là dục vọng ( Kama ) nghĩa là sự sống biểu lộ thông qua cái vía, rồi bị thể này chi phối, và biến tạo. Đặc tính của nó là quan năng tri giác ; hình thức thô sơ của tri giác là cảm giác, còn hình thức phức tạp hơn là những mối cảm động với biết bao âm điệu khác nhau. Người ta thường gọi chúng nó là những ham muốn ( hay là dục vọng ). Nghĩa là những cái chê ghét ưa thích tuỳ theo sự việc đem đến cho ta niềm vui hay đau khổ . Vậy thì danh từ dụcc vọng ( kama ) ám chỉ tất cả loại tri giác, hay là bản tính đam mê và tình cảm . Nó bao gồm tất cả thú tánh như : ham ăn, háo uống, đam mê sắc dục, si tình ; Tất cả tính dục của ái tình thấp kém : oán ghét, gây gỗ, ghen tuông, say mê, nhục dục, cùng những sự vui say về vật chất để thoả thích nhu cầu của ngũ quan.
    Dục vọng tức là con thú trong lòng ta, tức là con khỉ và con cọp của Tennyson ; là con heo của bác sĩ Nguyễn văn Hoài. Nó là một mãnh lực phi thường, có khả năng ghìm ta xuống đất và bóp nghẹt tất cả nguyện vọng cao thượng của ta. Bà H.P. Blavatsky có nói trong quyển giáo lý nhiệm màu như thế này :
    < Cái gì vật chất nhất trong con người, cái gì cột chặt con người vào vật chất, chẵng phải là những nguyên tử hồng trần và xác thịt đâu. ( mặc dù xác thịt là cái thể nặng nề nhất của con người ) ( Sthula Sharia ) , thể vía chính là thể trung gian đóng vai trò môi giới, mới thật là trung tâm thú tánh của con người. Còn xác thịt thật ra chỉ là cái bọc, là cái nhà để cho con thú dục tình tạm trú vào đó mà thôi. Đến khi con người lâm chung, tức là lúc cái nhà ấy tan rã, thì con thú vẫn còn sống.
    Dục tình ( Kama ) cũng có thể gọi là phản ảnh hay là trạng thái thấp của ý chí thiêng liêng hay là ?o Atma? . Ta phải phân biệt rõ dục tình và ý chí. Ý chí là một mãnh lực mà tự bản thân nó định liệu lấy. Còn dục tình thì không thể tự định liệu mà lại do hấp lực hay cự lực ở bên ngoài. vậy ta có thể nói rằng : Dục tình chính là cái ý chí bị truất phế, là tội nhân và nô lệ của vật chất.
    Trong một quyển sách rất có giá trị nhan đề :Bảy Cung ( Les Sept Rayons ) tác giã Ernest Wood có giải nghĩa :Kama là tất cả dục tình , và dục tình là trạng thái của tính ưa chuộng khi nó hướng về sự vật bên ngoài để yêu mến ở ba cõi thấp ; Còn bác ái là tinh thương hướng về thiêng liêng , hướng về lẽ sống bên trong , nó thuộc về chân ngã chớ chẳng phải bản ngã, nên không quay về sắc tướng bên ngoài.
    Trong vấn đề này , những danh từ dục ******** vọng, hay tình cảm đều được xem như đồng nghĩa. Tuy nhiên muốn cho sự định nghĩa này được đúng hơn , ta nên hiểu tình cảm là cái kết quả của dục vọng và trí khôn. Nhờ sự tác dụng giữa dục vọng và trí khôn mới sinh ra tình cảm.
    Cái vía thường gọi là Kama Roupa . người ngày xưa cho nó là hồn thú..?.
    Bây giờ thử hỏi con người làm sao có đặng những cảm giác ? Người ta sẽ đáp rằng : Nhờ vật bên ngoài kích động ngũ quan, mới sinh ra cảm giác. Đó chỉ đúng có một phần thôi. Vã lại vật bên ngoài kích động đến xác thân đặng là nhờ sinh lực ( Prana ) chuyễn đi sự rung động của nó đến giác quan; nơi đây nhờ có Kama ( là tánh dục ) biến đổi chúng nó hoá thành những cảm giác, bằng không có Kama thì chúng nó vẫn còn là những rung động mà thôi. Vì vậy sự vui , sự khổ chỉ phát sinh là khi nào trung tâm thể vía bị kích động. Bởi vậy Kama hợp với Prana , đều được gọi là ?o Hơi thở của sự sinh sống? . Thân thể có vài cơ quan xác thịt đặc biệt cộng lực với Kama ấy là : Gan và lá lách.
    Ở đây ta nên nhớ rằng : Kama hay là tánh dục đã khởi có trong loài kim thạch dưới trạng thái ?o hoá hợp chất? cũng như chất sắc ?o hoá hợp chất ?o với nước thành ra ?o sét ?o . Trong loài thảo mộc, tánh dục Kama tiến triễn hơn nhiều. Nhà thảo mộc học biết rất rõ điều này . Có nhiều cây rất nhạy cảm, như cây mắc cở chẳng hạn. Có nhiều cây đáp lại tức khắc tình nồng hậu của con người, biết thương yêu và săn sóc chúng nó. Nhà có nhãn quang là ông : C. Jinarajadasa có nói rằng : ?o Mỗi lần tôi đi ngang qua cây đa trong vườn Adyar, thì hào quang của nó bỗng đổi màu hường, điều đó chứng tỏ nó đáp lại tình yêu thương của tôi dành cho nó.?
    Loại thảo mộc đặc biệt cảm kích trước những lời khen ngợi, trầm trồ của ta. Nhơn đó, chúng nó có cảm tình với người săn sóc, nâng niu chúng. Và ngược lại chúng cũng không thích sự nóng nãy giận hờn hung tợn của ta.
    Loài thú vật có thể bộc lộ tánh dục cực độ, nhưng chúng nó không thể bộc lộ sự ham muốn thanh cao, nếu như có được đi nữa cũng chỉ trong một phạm vi rất hạn hẹp không đáng kể. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp rất đặc biệt là : có một vài con vật có thể biểu lộ tình thương yêu hay là tôn sùng thanh cao thành thật đối với chủ nó. Ở trình độ này, con thú có thể bước qua giai đoạn làm người trong kiếp tới.
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào!!
    Hình như bạ đứng trên phương diện Thông Thiên học để nhận
    xét về thể vía.
    Bạn có thể trình bày về thông thiên học không?
    Những nét chính và cơ bản ấy mà?
    honghoavi
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    nỗ lực lớn, thank
    khi nào rỗi sẽ đọc
    cho hỏi vài cái
    "cái vía" đầu tiên được bắt đầu khi nào, ở đâu
    nó pt ra sao
    nó tồn tại như thế nào( nếu có sự cạnh tranh)
    và nó có thể bị huỷ diệt toàn phần ko?
    tin thì có ko tin thì ko

Chia sẻ trang này