1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NÓI VỀ KHÍA CẠNH TÂM LINH

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi canhsanhotrang, 13/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    NHIỆM VỤ THỨ HAI CỦA CÁI VÍA
    Nhiệm vụ thứ hai của cái vía là làm trung gian giữa tinh thần và vật chất, hay là giữa trí và xác. Trong vía có nãy sinh ra một cảm giác : Cảm giác này được cái trí ( Manas) nhận thức. Bởi vậy, Nếu không có cái vía môi giới. Thì thế giới cõi trần sẽ không liên lạc gì đặng với trí thức tinh thần.
    Trái ngược lại mỗi khi ta suy ngẫm, ta làm cho chất lượng trí của thể trí ta rung động. Sự rung động này mới chuyễn qua thể Vía, kích động đến chất thanh khí, Chất thanh khí của thể vía rung động, mới kéo luôn chất dĩ thái của thể phách rung động theo, rồi chuyễn xuống óc xác thịt : chừng đó ta mới biểu lộ những tư tưỡng của thể trí bằng hành động của ta dưới trần , và ngược lại.
    Đường tiến hoá của cái vía con người chia làm hai giai đoạn rõ rệt :
    1/ Cái vía phải tiến triễn hoàn toàn về ?o mặt làm môi giới ?o tức là về ?o phương diện khí cụ trung gian ?o .
    2/ Cái vía phải tiến triễn về mặt khí cụ biệt lập nghĩa là nó trở thành một cái thể có đủ điều kiện cho thần hồn dùng ( giống như khi bỏ xác hoặc lúc ngủ ) mà không phải nhờ vã vào xác thịt mới hoạt động được.
    Đối với người đời , thì trí khôn tầm thường được phát sinh do sự cộng tác chặc chẽ giữa hạ trí ( Manas ) và dục tình ( Kama ) . Từ đó mà bà H.P Blavatsky gọi chung chúng nó là ?oKama-Manas? Theo bà thì Kama-Manas là hạ trí dính khớp với dục tình tạo ra cái bản ngã phàm nhân , hoạt động trên trường ảo mộng, khiến cho chơn ngã bị mờ ám trong vòng vô minh đen tối . Đến đây ta nên lưu ý điều này : Nếu ta biết rõ ràng và tường tận rằng : ?o Kama-Manas ?o thuộc về phàm nhơn đang dùng óc xác thịt là cơ quan hoạt động , thì ta sẽ hiểu rõ thế nào là luân hồi và tại sao ta không nhớ đặng tiền kiếp của ta. Bao giờ trí thức của ta không thoát ly được óc xác thịt và Kama ( Nghĩa là lệ thuộc xác thịt và dục tình ) thì ta không thể nào nhớ được tiền kiếp của ta : Vì lẽ mỗI khi ta luân hồi, ta lấy cái xác mới, ta có bộ óc mới, và ta hoàn toàn mất hẵn với liên lạc xưa. Nay muốn nhớ lại kiếp trước , thí tri thức phải chấm dứt với sự rung động của dục tình của xác thịt ràng buột .
    Chính riêng mình ?o Manas ?o thì không thể kích động đặng óc xác thịt, nhưng khi nó hợp với Kama ( là dục tình ) thì nó lôi cuốn những nguyên tử xác thịt rung động theo nó dễ dàng , tạo ra tri thức của óc , tức là trí nhớ của óc cộng lực với sự hoạt động của ?o Kama-Manas ?o , chính chẵng phải thượng trí mà là hạ trí. Nghĩa là bốn chất khí của bốn cảnh thấp của cõi thượng thiên ( là cõi trí ) hợp tác với Kama?.
    __________________________________
  2. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Kama và Manas khắng khít nhau rất chặc chẽ. Chi nên người Ấn Độ nói rằng : Con người có năm cái thể biểu lộ lý trí và dục tình :
    1/ Anandamayakosha : Là thể hạnh phúc hay là thể bồ đề
    2/ Vignanamayakosha : là chơn thần hay thể thượng trí .
    3/ Manomayakosha : là thể trí khôn và dục vọng hay là ?oKama-Manas? ( hạ trí và dục tình ).
    4/ Prânamayakosha : là thể sinh lực ( prâna ) hay là cái phách.
    5/ Annamayakosha : Là thể vật chất hay là xác thịt .
    Theo thứ tự của Đức Bàn Cổ (Manou) , thì những thể thứ tư và thứ năm lấy hiệu là : Bhoutatman hay là thể tự động . Những thể thứ hai và thứ ba lấy danh hiệu la Jiva hay là thể tình cảm.
    Nói về sự tương quan bên ngoài , thì những thể thứ hai và thứ ba, nhất là thể thứ ba, đều thuộc về cảnh giới thiên thần .
    Thượng trí rất thanh cao và trong sạch không thể nào kích động đặng những nguyên tử nặng nề của óc , nên mới phóng tia xuống thấp lấy danh hiệu là hạ trí . Hạ trí xuống thấp bị chất thanh khí của cái vía bao bọc, và chất dĩ thái của cái phách làm trung gian để thấm nhuần óc xác thịt của thai nhi. Cái tia thượng trí đã cho xuống cõi thấp thường được gọi là bóng mờ, phản ảnh , hay tia sáng. Bà H.P Blavatsky có viết về điều đó như vầy : ?o Khi mà tia sáng của thượng trí xuống cõi thấp, thì nó có hai nhiệm vụ :
    1- Theo bản tính tự nhiên của thượng trí thì nó có khuynh hướng đi lên thượng tầng cõi thanh cao, tốt đẹp.
    2- Vì bị chôn giữa bọc thanh khí của cái vía, nó ví như là tù nhân chịu ảnh hưỡng của dục tình và thú tính . Trình độ của nó cao thấp là tuỳ vào bộ óc của con người . Bộ óc đó là tay sai của ?o Kama-Manas ?o hay là của dục tình và hạ trí.
    Thế thì hạ trí ví như đứa bé, một tay thì bám níu Kama để thoả thích dục vọng , còn một tay kia thì nắm chặt cha của nó là Thượng Trí . Trong tình cảnh ấy biết đâu chừng , nó sẽ bị Kama lôi cuốn và rút nó ra khỏi ?o Tam Thanh ?o là : Atma- Bouhdhi- và Manas , tức là căn bản chí thiện của nó. Hay là nó đắc thắng trở về ?o Quê cũ ?o ,sau khi đã tinh lọc bụi trần . Đó là một bài toán mà mỗi khách trần đều phải giãi quyết khi đầu thai.
    Thế thì Kama tạo nên những thú tánh và đam mê . Còn hạ trí thì góp nhặt chúng nó lại, chọn lọc và ghép vào lý trí . Hai tác động này ăn khớp với nhau.
    Manas có thể ví như ngọn đèn, còn Kama và óc xác thịt thì ví như dầu và tim để bồi bổ ngọn lửa và chơn nhơn ( hay là linh hồn ) của mỗi người , dù tiến hoá cùng không , cũng đều do một căn bản mà ra . Tất cả đều đồng một tính chất như nhau. Sở dĩ có người khôn kẻ dại , người thánh kẽ phàm , người thanh kẽ trược , là do đặc tính của hạ thể . Nếu hạ thể , nhất là khối óc có thể biểu lộ đặng đức tánh của chơn nhơn , thì con người hoá ra cao thượng . Còn hạ thể mà nặng nề, không thể biểu lộ đặng những cái thanh bai của chơn nhơn , thì con người hoá ra ô trược thấp hèn .
    NHIỆM VỤ THỨ BA
    Nhiệm vụ thứ ba của thể Vía là một khí cụ tri thức và hành động riêng biệt . Đoạn này gồm có : Tác dụng, Phát triễn, Khả năng , Phạm vi của Vía trên cõi trung giới .
    1/ Trong lúc con người thức , nghĩa là trong khi trí óc xác thịt đang hoạt động một cách hữu ý , thì những khả năng của cái vía linh động . Vài khả năng ấy liên quan với những trung tâm lực của xác thịt
    2/ Trong khi con người ngũ hay bị xuất thần , thì cái vía có thể lìa khỏi xác thịt và tự do hoạt động ở cõi của nó là cõi trung giới
    3/ Người ta có thể mở mang năng lực của cái vía . Nhờ vậy mà lúc thức cũng như ngủ, luôn luôn con người có thể hoạt động một cách tự do và hữu ý trong cái vía ; thành thử tri thức của cái vía không bao giờ gián đoạn .
    4/ Sau khi bỏ xác, tri thức con người rút vào thể Vía và sống một cuộc đời tốt đẹp , đầy linh hoạt hay đau khổ , buồn rầu , tuỳ theo hạng người .
    GC : Tất cả những vấn đề chưa được nói rõ trong bài này, chúng tôi xin được giới thiệu vào một bài khác gần đây.

Chia sẻ trang này