1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về loài Hổ....

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi corbetti, 03/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0

    One united world under God
  2. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0

    One united world under God
  3. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0

    One united world under God
  4. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    One united world under God
  5. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    One united world under God
  6. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    One united world under God
  7. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    One united world under God
  8. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    tớ chỉ viết vui thôi, mong bạn bimeocao hiểu và luôn .
    Sau đây ta lại nghe các nhà khoa học nói về ông Ba mươi nhé:
    TỔ TIÊN CỦA LOÀI HỔ
    Hổ là một trong những loại thú lớn ăn thịt cổ nhất xuất hiện vào đầu thế kỷ đệ tam, thuộc nguyên đại tân sinh, cách đây 56 triệu năm, có tên khoa học là Panthers tigris hoặc Felis tigris.
    Hổ ngày nay có nguồn gốc từ loài kiếm hổ được các nhà khảo cổ phát hiện trên các di tích hóa thạch đặt tên là Machairodus (theo tiếng cổ Hy Lạp, Machairodus có nghĩa là kiếm, dao nhọn). Kiếm hổ đặc biệt không có đuôi, có tầm vóc lớn hơn nhiều so với hổ Amua sống ở Bắc á và hổ Bengan sống ở Nam á. Kiếm hổ có răng lớn, uốn như hình lưỡi gươm, miệng há rộng thành một góc vuông, dễ dàng cắm những chiếc răng khổng lồ vào tận phủ tạng con mồi.
    Quê hương của Machairodus là châu Âu ngày nay. Từ đầu thế kỷ đệ tứ về sau do băng kỷ kéo dài, đời
    sống của nhiều loại động vật, thực vật cổ đã bị ảnh hưởng. Vì vậy kiếm hổ đã rời nơi cư trú đầu tiên di chuyển dần về các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi (cách đây khoảng 1 triệu năm). Sau đó rất lâu, trước khi lưỡi đất Gibranta đứt đôi và Địa Trung Hải một lần nữa chìm xuống cho đến ngày nay, sư tử và linh cẩu mới từ châu Âu đi về vùng Midi (Xích đạo). Gấu, bò tót, hươu đi về phương Bắc.
    Hiện nay hổ còn có mặt ở Ba Tư, vùng Catxpien và Xibia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, bán đảo Đông Dương, Indonesia. ở lục địa châu Phi, châu Mỹ từ lâu hổ đã bị diệt chủng.
    Ở nước ta, hổ được phân bố từ các vùng rừng núi Việt - Trung, Việt - Lào, chạy dọc theo dãy Trường Sơn cho đến tận các vùng miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, theo các tài liệu điều tra thì hiện nay hổ ở nước ta còn lại rất ít, cần phải tăng cường bảo vệ để tránh nạn diệt chủng. Cùng họ hàng với hổ - họ Mèo Filidac - còn có: báo gấm (Neofelis nebusa), mèo rừng (Felis bangalensis), báo hoa mai (Pannera pardus), beo (Felis temminchi) sống ở các vùng rừng núi Việt Nam.
    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỔ
    Hổ là loài thú tượng trưng cho sự dữ tợn và tàn ác, được mệnh danh là "chúa sơn lâm" ở các vùng rừng núi nước ta. Trước hết vì hổ có tầm vóc lớn và sức khỏe phi thường. Một hổ đực trưởng thành, khoảng 5 tuổi có chiều dài 2,8 - 3,0m (chiều đo từ mồm đến chót đuôi), nặng 200 - 280 kg, có thể kéo một con bò mộng có trọng lượng tương đương trên đoạn đường dài 300 m mà không cần nghỉ hoặc quắp một con lợn 30 - 40 kg nhảy qua hàng rào cao 2 m một cách nhẹ nhàng.
    Hổ có hai vũ khí lợi hại: bộ răng và bộ vuốt. Răng hổ ít hơn răng của nhiều thú ăn thịt khác nhưng lớn hơn, có cạnh sắc, mấu khỏe, có thể cắn dập xương con mồi. Mặt hổ tròn, hàm trên và hàm dưới không dài, tạo thành hai gọng kềm ngắn, khỏe nên ngoạm mồi rất chắc. Bộ vuốt của hai bàn chân trước khỏe và sắc dùng để tát và giữ mồi. Chỉ cần tát một cái là hổ có thể móc gọn hàm dưới của một con lợn lòi hoặc một con nai. Có lẽ vì vuốt hổ lợi hại mà trước đây ở Việt Nam có phong tục dùng "hổ trảo" (vuốt hổ) để làm bùa trừ ma quỷ cho trẻ em. Vuốt hổ còn rất độc, chỉ cần xước nhẹ lên mặt da cũng làm chỗ đó sưng tấy lên và nhiễm trùng vì vuốt hổ bẩn, có chứa vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, khi bắt được hổ thì việc trước hết của những người đi săn là đốt ngay vuốt hổ để giảm độc.
    Hổ còn có thính giác và khứu giác rất tinh vi, có thể đánh hơi và nghe tiếng động của con mồi từ rất xa. Nhưng thị giác hổ thì kém, quen nhìn gần, tầm mắt luôn bị giới hạn bởi bờ lau, bụi cây, mô đá...
    Hổ thích sống ở gần khu rừng thưa, rừng tre nứa xen lẫn các đồi cỏ tranh. Ban ngày chúng nằm ngủ trong hang núi hoặc trong bụi rậm cạnh các con suối, khoảng chạng vạng tối (5-6 giờ chiều) hổ bắt đầu đi săn mồi, hổ thường chọn các lối mòn mà thú hay đi qua và nằm mai phục tại đó. Thủ đoạn của hổ là tấn công chớp nhoáng, bất thình lình nhảy từ trên xuống hoặc chụp lấy con mồi cắn vào gáy hoặc vào cuống họng làm con mồi chết ngay. Hổ có thể chạy nhanh 80 km/giờ đuổi theo con mồi. Tất cả các thú rừng: hươu, nai, lợn rừng, hoẵng, bò rừng, chồn, cáo và thú nuôi: bò, ngựa, chó, lợn đều là những con mồi của hổ. Con người nếu không có vũ khí trong tay cũng là con mồi chậm chạp, yếu đuối của hổ. Hổ chỉ kiêng không dám tấn công voi và trâu rừng là hai địch thủ lợi hại của chúng.
    Khi bắt được mồi lớn, hổ ăn không hết thường đem dấu kín vào bụi hôm sau lại đến ăn. Hổ ăn cả những xác thú đã thối rữa. Trung bình hổ ăn một ngày 8 kg thịt, bữa no nhất 20 kg thịt. Như vậy, một năm hổ ăn hết khoảng 3 tấn thịt. Khi đói, hổ có thể kéo đó mà con người đơm ở suối để ăn cá. Có lẽ vì thế mà có câu: "Ăn như hùm đổ đó". Hổ cũng ăn cả ếch, nhái, chuột và côn trùng khi bao tử trống rỗng. ở Myanma, có trường hợp một con hổ giết một lúc 5 con bò đem dấu kín ăn dần. ở Bengan, khi lụt lội người ta gặp hổ lội xuống sông, suối bắt cá. ở Sumatra (Indonesia) người ta còn chứng kiến hổ ăn cả quả sầu riêng, xoài rừng.
    Hổ sinh sản quanh năm, không theo mùa. Hổ cái khi động đực toát ra một mùi đặc biệt và kêu bằng một "ngôn ngữ riêng" để gọi tình và hấp dẫn chàng hổ đực. Khi đã có thai, hổ cái đuổi hổ đực đi. Hổ cái mang thai 105 ngày, đẻ mỗi lứa 2-4 con, nhiều nhất là 6 con. Hổ sơ sinh bằng con mèo lớn, sau 2 tuần lễ mới mở mắt. Hổ chăm sóc con rất tận tình. Người xưa có câu "Hổ dữ cũng không ăn thịt con" để nhắc nhở đạo lý của những bậc làm cha mẹ. Trong thực tế điều này không đúng. Khi hổ cái đẻ quá đông con mà không kiếm đủ mồi nuôi con thì nó chỉ để lại 2-3 con khỏe mạnh và ăn thịt bớt những con quặt quẹo, ốm yếu. Hổ con 4 tháng tuổi có thể theo mẹ đi kiếm mồi và sau 3 năm tuổi thì rời mẹ, sống một cuộc đời độc lập.
    BỆNH THƯỜNG THẤY Ở HỔ
    Theo Diarmid (1967) - một chuyên gia về bệnh của thú rừng của FAO - hổ cũng mắc một số bệnh giống như các loài thú ăn thịt khác như: bệnh viêm ruột do các tạp khuẩn đường tiêu hóa (E.Coli, salmonella enteritidis...), bệnh lỵ do Entamoeba histolytica và nhất là bệnh ký sinh trùng. Đó là bệnh sán lá gan do Clonorchis sinensis, bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi. Hondemer (1925) ở Việt Nam, Chouldury (1964) ở ấn Độ đã xác nhận là hổ trong các vườn thú của ấn Độ và trong các đoàn xiếc bị bệnh tiên mao trùng (do T. evansi). Nếu không được điều trị, hổ dễ chết nhanh với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: sốt cao, bỏ ăn, thiếu máu, phù thũng...
    Để hạn chế các nguy hiểm có thể xảy ra với các bác sĩ thú y, khi điều trị cho hổ và các thú dữ khác, người ta cho thuốc theo đường thức ăn và tiêm thuốc bằng một dụng cụ đặc biệt: dùng áp lực từ một cự ly nhất định xịt thuốc qua da thú.
    GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỔ VÀ BẢO VỆ HỔ
    Không một vườn thú lớn nào trên thế giới lại không có mặt của hổ. Các đoàn xiếc nổi tiếng của các nước nếu thiếu tiết mục xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, hổ vờn người thì cũng kém phần hấp dẫn khán giả. Một bộ lông hổ có giá trị bằng một chiếc xe du lịch hiện đại. Xương hổ và cao hổ cốt vẫn là vị thuốc quý cổ truyền để trị bệnh tê thấp và bồi dưỡng cơ thể rất được hâm mộ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
    Như vậy chúng ta thấy hổ thật sự là một trong những loài thú có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới. Ivan Tors - nhà động vật học nổi tiếng - còn khẳng định: Hổ có tác dụng quan trọng trong chọn lọc tự nhiên của quần thể các loài thú ở rừng nhiệt đới bởi vì nó diệt đi những con thú yếu ớt, chậm chạp không còn khả năng tự vệ trong tự nhiên...
    Cũng vì giá trị kinh tế cao, hổ là đối tượng săn bắn hấp dẫn của những người thợ săn nhiều nước. Do đó trong khoảng 2 thế kỷ qua, số hổ trên thế giới đã giảm xuống nhanh chóng, trong đó ở châu Phi, châu Mỹ hổ hầu như đã bị diệt chủng.
    Hiện nay hổ là động vật quý hiếm được cả thế giới bảo vệ. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES - Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) đã xếp hổ vào phụ lục I, cấm không được buôn bán quốc tế (ngoại trừ trường hợp nhập khẩu không mang tính thương mại). Để bảo vệ hổ và các động thực vật quý hiếm khác, nước ta cũng đã tham gia công ước CITES và thành lập cơ quan CITES của Việt Nam.
    (LaoDong Online)
  9. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    tớ chỉ viết vui thôi, mong bạn bimeocao hiểu và luôn .
    Sau đây ta lại nghe các nhà khoa học nói về ông Ba mươi nhé:
    TỔ TIÊN CỦA LOÀI HỔ
    Hổ là một trong những loại thú lớn ăn thịt cổ nhất xuất hiện vào đầu thế kỷ đệ tam, thuộc nguyên đại tân sinh, cách đây 56 triệu năm, có tên khoa học là Panthers tigris hoặc Felis tigris.
    Hổ ngày nay có nguồn gốc từ loài kiếm hổ được các nhà khảo cổ phát hiện trên các di tích hóa thạch đặt tên là Machairodus (theo tiếng cổ Hy Lạp, Machairodus có nghĩa là kiếm, dao nhọn). Kiếm hổ đặc biệt không có đuôi, có tầm vóc lớn hơn nhiều so với hổ Amua sống ở Bắc á và hổ Bengan sống ở Nam á. Kiếm hổ có răng lớn, uốn như hình lưỡi gươm, miệng há rộng thành một góc vuông, dễ dàng cắm những chiếc răng khổng lồ vào tận phủ tạng con mồi.
    Quê hương của Machairodus là châu Âu ngày nay. Từ đầu thế kỷ đệ tứ về sau do băng kỷ kéo dài, đời
    sống của nhiều loại động vật, thực vật cổ đã bị ảnh hưởng. Vì vậy kiếm hổ đã rời nơi cư trú đầu tiên di chuyển dần về các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi (cách đây khoảng 1 triệu năm). Sau đó rất lâu, trước khi lưỡi đất Gibranta đứt đôi và Địa Trung Hải một lần nữa chìm xuống cho đến ngày nay, sư tử và linh cẩu mới từ châu Âu đi về vùng Midi (Xích đạo). Gấu, bò tót, hươu đi về phương Bắc.
    Hiện nay hổ còn có mặt ở Ba Tư, vùng Catxpien và Xibia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, bán đảo Đông Dương, Indonesia. ở lục địa châu Phi, châu Mỹ từ lâu hổ đã bị diệt chủng.
    Ở nước ta, hổ được phân bố từ các vùng rừng núi Việt - Trung, Việt - Lào, chạy dọc theo dãy Trường Sơn cho đến tận các vùng miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, theo các tài liệu điều tra thì hiện nay hổ ở nước ta còn lại rất ít, cần phải tăng cường bảo vệ để tránh nạn diệt chủng. Cùng họ hàng với hổ - họ Mèo Filidac - còn có: báo gấm (Neofelis nebusa), mèo rừng (Felis bangalensis), báo hoa mai (Pannera pardus), beo (Felis temminchi) sống ở các vùng rừng núi Việt Nam.
    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỔ
    Hổ là loài thú tượng trưng cho sự dữ tợn và tàn ác, được mệnh danh là "chúa sơn lâm" ở các vùng rừng núi nước ta. Trước hết vì hổ có tầm vóc lớn và sức khỏe phi thường. Một hổ đực trưởng thành, khoảng 5 tuổi có chiều dài 2,8 - 3,0m (chiều đo từ mồm đến chót đuôi), nặng 200 - 280 kg, có thể kéo một con bò mộng có trọng lượng tương đương trên đoạn đường dài 300 m mà không cần nghỉ hoặc quắp một con lợn 30 - 40 kg nhảy qua hàng rào cao 2 m một cách nhẹ nhàng.
    Hổ có hai vũ khí lợi hại: bộ răng và bộ vuốt. Răng hổ ít hơn răng của nhiều thú ăn thịt khác nhưng lớn hơn, có cạnh sắc, mấu khỏe, có thể cắn dập xương con mồi. Mặt hổ tròn, hàm trên và hàm dưới không dài, tạo thành hai gọng kềm ngắn, khỏe nên ngoạm mồi rất chắc. Bộ vuốt của hai bàn chân trước khỏe và sắc dùng để tát và giữ mồi. Chỉ cần tát một cái là hổ có thể móc gọn hàm dưới của một con lợn lòi hoặc một con nai. Có lẽ vì vuốt hổ lợi hại mà trước đây ở Việt Nam có phong tục dùng "hổ trảo" (vuốt hổ) để làm bùa trừ ma quỷ cho trẻ em. Vuốt hổ còn rất độc, chỉ cần xước nhẹ lên mặt da cũng làm chỗ đó sưng tấy lên và nhiễm trùng vì vuốt hổ bẩn, có chứa vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, khi bắt được hổ thì việc trước hết của những người đi săn là đốt ngay vuốt hổ để giảm độc.
    Hổ còn có thính giác và khứu giác rất tinh vi, có thể đánh hơi và nghe tiếng động của con mồi từ rất xa. Nhưng thị giác hổ thì kém, quen nhìn gần, tầm mắt luôn bị giới hạn bởi bờ lau, bụi cây, mô đá...
    Hổ thích sống ở gần khu rừng thưa, rừng tre nứa xen lẫn các đồi cỏ tranh. Ban ngày chúng nằm ngủ trong hang núi hoặc trong bụi rậm cạnh các con suối, khoảng chạng vạng tối (5-6 giờ chiều) hổ bắt đầu đi săn mồi, hổ thường chọn các lối mòn mà thú hay đi qua và nằm mai phục tại đó. Thủ đoạn của hổ là tấn công chớp nhoáng, bất thình lình nhảy từ trên xuống hoặc chụp lấy con mồi cắn vào gáy hoặc vào cuống họng làm con mồi chết ngay. Hổ có thể chạy nhanh 80 km/giờ đuổi theo con mồi. Tất cả các thú rừng: hươu, nai, lợn rừng, hoẵng, bò rừng, chồn, cáo và thú nuôi: bò, ngựa, chó, lợn đều là những con mồi của hổ. Con người nếu không có vũ khí trong tay cũng là con mồi chậm chạp, yếu đuối của hổ. Hổ chỉ kiêng không dám tấn công voi và trâu rừng là hai địch thủ lợi hại của chúng.
    Khi bắt được mồi lớn, hổ ăn không hết thường đem dấu kín vào bụi hôm sau lại đến ăn. Hổ ăn cả những xác thú đã thối rữa. Trung bình hổ ăn một ngày 8 kg thịt, bữa no nhất 20 kg thịt. Như vậy, một năm hổ ăn hết khoảng 3 tấn thịt. Khi đói, hổ có thể kéo đó mà con người đơm ở suối để ăn cá. Có lẽ vì thế mà có câu: "Ăn như hùm đổ đó". Hổ cũng ăn cả ếch, nhái, chuột và côn trùng khi bao tử trống rỗng. ở Myanma, có trường hợp một con hổ giết một lúc 5 con bò đem dấu kín ăn dần. ở Bengan, khi lụt lội người ta gặp hổ lội xuống sông, suối bắt cá. ở Sumatra (Indonesia) người ta còn chứng kiến hổ ăn cả quả sầu riêng, xoài rừng.
    Hổ sinh sản quanh năm, không theo mùa. Hổ cái khi động đực toát ra một mùi đặc biệt và kêu bằng một "ngôn ngữ riêng" để gọi tình và hấp dẫn chàng hổ đực. Khi đã có thai, hổ cái đuổi hổ đực đi. Hổ cái mang thai 105 ngày, đẻ mỗi lứa 2-4 con, nhiều nhất là 6 con. Hổ sơ sinh bằng con mèo lớn, sau 2 tuần lễ mới mở mắt. Hổ chăm sóc con rất tận tình. Người xưa có câu "Hổ dữ cũng không ăn thịt con" để nhắc nhở đạo lý của những bậc làm cha mẹ. Trong thực tế điều này không đúng. Khi hổ cái đẻ quá đông con mà không kiếm đủ mồi nuôi con thì nó chỉ để lại 2-3 con khỏe mạnh và ăn thịt bớt những con quặt quẹo, ốm yếu. Hổ con 4 tháng tuổi có thể theo mẹ đi kiếm mồi và sau 3 năm tuổi thì rời mẹ, sống một cuộc đời độc lập.
    BỆNH THƯỜNG THẤY Ở HỔ
    Theo Diarmid (1967) - một chuyên gia về bệnh của thú rừng của FAO - hổ cũng mắc một số bệnh giống như các loài thú ăn thịt khác như: bệnh viêm ruột do các tạp khuẩn đường tiêu hóa (E.Coli, salmonella enteritidis...), bệnh lỵ do Entamoeba histolytica và nhất là bệnh ký sinh trùng. Đó là bệnh sán lá gan do Clonorchis sinensis, bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi. Hondemer (1925) ở Việt Nam, Chouldury (1964) ở ấn Độ đã xác nhận là hổ trong các vườn thú của ấn Độ và trong các đoàn xiếc bị bệnh tiên mao trùng (do T. evansi). Nếu không được điều trị, hổ dễ chết nhanh với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: sốt cao, bỏ ăn, thiếu máu, phù thũng...
    Để hạn chế các nguy hiểm có thể xảy ra với các bác sĩ thú y, khi điều trị cho hổ và các thú dữ khác, người ta cho thuốc theo đường thức ăn và tiêm thuốc bằng một dụng cụ đặc biệt: dùng áp lực từ một cự ly nhất định xịt thuốc qua da thú.
    GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỔ VÀ BẢO VỆ HỔ
    Không một vườn thú lớn nào trên thế giới lại không có mặt của hổ. Các đoàn xiếc nổi tiếng của các nước nếu thiếu tiết mục xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, hổ vờn người thì cũng kém phần hấp dẫn khán giả. Một bộ lông hổ có giá trị bằng một chiếc xe du lịch hiện đại. Xương hổ và cao hổ cốt vẫn là vị thuốc quý cổ truyền để trị bệnh tê thấp và bồi dưỡng cơ thể rất được hâm mộ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
    Như vậy chúng ta thấy hổ thật sự là một trong những loài thú có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới. Ivan Tors - nhà động vật học nổi tiếng - còn khẳng định: Hổ có tác dụng quan trọng trong chọn lọc tự nhiên của quần thể các loài thú ở rừng nhiệt đới bởi vì nó diệt đi những con thú yếu ớt, chậm chạp không còn khả năng tự vệ trong tự nhiên...
    Cũng vì giá trị kinh tế cao, hổ là đối tượng săn bắn hấp dẫn của những người thợ săn nhiều nước. Do đó trong khoảng 2 thế kỷ qua, số hổ trên thế giới đã giảm xuống nhanh chóng, trong đó ở châu Phi, châu Mỹ hổ hầu như đã bị diệt chủng.
    Hiện nay hổ là động vật quý hiếm được cả thế giới bảo vệ. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES - Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) đã xếp hổ vào phụ lục I, cấm không được buôn bán quốc tế (ngoại trừ trường hợp nhập khẩu không mang tính thương mại). Để bảo vệ hổ và các động thực vật quý hiếm khác, nước ta cũng đã tham gia công ước CITES và thành lập cơ quan CITES của Việt Nam.
    (LaoDong Online)
  10. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1

    Nàng hổ cái Dima tựa đầu lên lưng chàng sư tử đực Kaser tại vườn thú Jordan hôm 13/4. Giám đốc vườn thú cho biết sau hơn 1 năm chung chuồng, Dima vẫn từ chối ''trao thân'' cho Kaser. (Reuters)

Chia sẻ trang này