1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về loài Hổ....

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi corbetti, 03/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Đã tuyệt chủng
    * Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Nòi này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, như là hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống, nhưng sự tuyệt chủng của chúng đã có lẽ diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979.
    * Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Theo lịch sử, chúng phân bổ ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ.
    * Hổ Bali (Panthera tigris balica) đã có trên đảo Bali. Nòi hổ này bị săn bắn đến tuyệt chủng; con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27 tháng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào bị giam cầm. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali.
  2. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    5. Hổ trong văn học và văn hóa dân gian
    Trong ngôn ngữ nước ngoài, từ tigre, tiger được vay mượn từ tiếng Hy Lạp tigris, bản thân từ này lại vay mượn từ tiếng Ba Tư (Zie). Từ Anh-Mỹ tigress lần đầu tiên được ghi lại năm 1611. Mắt hổ "yellowish-brown quartz" được ghi lại năm 1891.
    Hổ đã gây cảm hứng đến nhiều người. Cả Rudyard Kipling trong The Jungle Books và William Blake trong Songs of Experience mô tả nó như là con thú dữ tợn và đáng e sợ. Trong The Jungle Books, con hổ Shere Khan là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của Mowgli, ông vua không ngai của rừng rậm nhiệt đới.
    Thậm chí trong truyện tranh Calvin and Hobbes của Bill Watterson, Hobbes là con hổ đôi khi thoát ra khỏi vai trò của nó như là một con thú để ôm ấp.
    Ở một khía cạnh khác là Tiger, con hổ trong truyện Winnie the Pooh của A. A. Milne, là con hổ luôn luôn đem lại may mắn và không bao giờ đem lại sự sợ hãi. Trong tác phẩm A Tiger for Malgudi đoạt giải, Yogi là con hổ tốt.
    Con hổ nghệ thuật là biểu trưng của Thế vận hội 1988 ở Seoul. Hổ cũng được sử dụng trong quảng cáo hàng hóa như xăng dầu và đồ ăn nhanh.
    Gần đây nhất, Yann Martel đã đoạt giải Man Booker Prize năm 2002 với tiểu thuyết Life of Pi về cậu bé Ấn Độ sống sót trên Thái Bình Dương với con hổ Bengal.
    Đặc biệt, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường của sức mạnh vô song. Nhiều tác phẩm văn học đã viết về hình tượng của hổ, một trong số đó là bài thơ Nhớ Rừng (Lời con hổ trong vườn bách thú) của Thế Lữ.
    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
    Thửa tung hoành hống hách những ngày xưa
    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội
    Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
    Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc
    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi
    Ta biết ta chúa tể muôn loài
    Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
    Đâu những ngày bình minh cây xanh nắng gội
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
    Để ta chiếm lấy phần bí mật
    Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.

    Trích đoạn bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
    6. Hổ trong y học Đông phương
    Đối với y học Đông phương thì hổ có thể cung cấp nhiều phương thuốc quí hiếm dùng như thuốc bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, và chữa các loại bệnh yếu về sinh lý. Xương hổ được dùng để nấu thành cao gọi là cao hổ cốt. Ngoài ra, nhiều người vẩn còn lòng tin vô căn cứ rằng các chế phẩm từ hổ có thể đem lại nhiều may mắn thịnh vượng hay trừ được tà ma. Một phần do sự khai thác hổ lấy da một phần để thỏa mản lòng tin, và tìm cách để bào chế thuốc mà hổ tại các nước Á châu đặc biệt là ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng.
    (Hết)
    Em là người thứ 2000 vào xem topic này.
    Được wildchild sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 29/09/2005
  3. tigris

    tigris Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Người ta đã phải tách hai nhóc này ra khỏi mẹ của chúng vì mẹ chúng đã cắn chết một nhóc. Trong ảnh là cô Hla Htay đang thay mẹ hổ cho hai nhóc uống sữa của chính mình ở vườn thú Rangun - Myanmar.

Chia sẻ trang này