1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về Piano, Tác giả_ Tác Phẩm và những bản nhạc nổi tiếng...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi nguyenvietcuong, 19/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kid1412vn

    kid1412vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Chà, mọi người bàn tán sôi nổi quá nhỉ, về nhạc của Rach thì đúng là siêu... khó, Kid đã từng chơi thử bản Concerto dành cho 2 Piano, phải là thiên tài hoặc là người chơi Piano rất lâu rồi mới diễn tả được, nhạc của Rach thì rất là khó hiểu, trong khi nhạc của Listz thì mang một giai diệu dễ nghe hơn :-) (ví dụ như là bản Hungarian Raphsody No.2 ấy, mê chết được :D)
    Kid thì thích nhất là nhạc của Chopin thôi ^ ^, có ai nghe qua bản Etude No.3 Op.10 in E Majour chưa nhỉ ??
    Kid1412 - The Phantom Thief
    Detective Conan's Crazy Fan
    [​IMG]
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    ở VN mình ko biết có ai đánh được bản concerto no 2 này chưa nhỉ ???
  3. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    ở VN mình ko biết có ai đánh được bản concerto no 2 này chưa nhỉ ???
  4. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước mình có đi nghe nhạc ở nhà hát lớn anh Phương gì đó chơi Rach 2 này (nhưng mà ông ấy cũng học ở nước ngoài rùi), thấy cũng hay. Còn nếu mà so với tầm thế giới thì khỏi phải nói....
  5. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước mình có đi nghe nhạc ở nhà hát lớn anh Phương gì đó chơi Rach 2 này (nhưng mà ông ấy cũng học ở nước ngoài rùi), thấy cũng hay. Còn nếu mà so với tầm thế giới thì khỏi phải nói....
  6. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Theo em được biết thì trên board Nhạc cổ điển này cũng có nhiều người sành sỏi, giỏi về piano. Mặc dù vậy có lẽ vì nhiều lí do các anh chị chưa viết bài được nên có lẽ em xin mạn phép viết trước vậy.
    Về lịch sử hình thành, các loại, các đặc tính, các ưu nhược điểm về khả năng biểu hiện thì có lẽ xin phép được nợ một bài viết khác, vì nó đòi hỏi phải tra cứu và sắp xếp một số lượng thông tin lớn và mất nhiều thì giờ mà trong điều kiện hiện nay em chưa có thời gian làm. Sau đây em sẽ viết về chủ đề chính của topic này là các tác giả, tác phẩm bất hủ [chứ không đơn thuần là nổi tiếng] cho piano. Mặc dù vậy em cũng xin lỗi trước về những thiếu sót trong bài viết dưới đây, bởi vì vốn kiến thức của em về nó mới chỉ giới hạn ở 4 năm học piano mà thôi, trong khi để được tiếp xúc với hầu hết các tác giả viết cho piano lớn nhất thì một người học Piano chuyên nghiệp cần phải mất khoảng 15 năm [em học nghiệp dư] còn để thẩm thấu và đánh giá cho đúng mực các thành tựu đó thì phải cần cả đời cống hiến cho nó như các thầy cô dạy piano [như thầy em đang học chẳng hạn] mới làm được.
    Trước hết, có thể nói piano là một trong những nhạc cụ trẻ trong các nhạc cụ của nhạc cổ điển. Nó được phát minh ra sau thậm chí rất lâu so với các nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển. Chúng ta có thể so sánh, các nhạc cụ trong bộ dây có cấu trúc và nguyên tắc phát âm hầu như không đổi trong suốt 500 năm nay, trong khi đó, piano được phát minh đầu tiên vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, tức là mới chỉ khoảng 2 thế kỉ rưỡi. Mà lúc mới được phát minh, nó chưa được các nhạc sĩ công nhận ngay. Thời đó nhạc cụ bàn phím chủ yếu là harpsichord, clavichord [tiền thân gần nhất của piano], và đàn ống [organ]. Tiếng piano lúc đầu không phải đã có âm lượng to và giàu sức diễn cảm như bây giờ, tiếng nó nhỏ, không được phép chơi mạnh nếu không sẽ làm đứt dây, âm sắc chưa đẹp, v.v... Điều đó làm hạn chế sự sáng tác cho các nhạc sĩ quen viết cho các nhạc cụ bàn phím khác mà đặc tính chung là âm lượng không đổi dù đánh như thế nào. Nếu chúng ta so sánh với contrabass cũng là một đàn băt đầu được sử dụng cùng thời với piano để thay cho các đàn bass khác của bộ dây trước đó, chúng ta có thể thấy vị trí của chúng khác xa nhau như thế nào. Rõ ràng nguyên nhân chính làm cho vị trí của piano rất vững chắc trong nhạc cổ điển là nhờ các nhạc sĩ đã sáng tác cho nó những tác phẩm bất hủ, còn những cải tiến kĩ thuật chỉ làm hoàn thiện, bổ trợ cho việc sáng tác và biểu diễn nó thôi. Nếu như các nhạc sĩ chờ cho đến khi piano được hoàn thiện thì có lẽ piano đã chết từ bao giờ.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  7. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Theo em được biết thì trên board Nhạc cổ điển này cũng có nhiều người sành sỏi, giỏi về piano. Mặc dù vậy có lẽ vì nhiều lí do các anh chị chưa viết bài được nên có lẽ em xin mạn phép viết trước vậy.
    Về lịch sử hình thành, các loại, các đặc tính, các ưu nhược điểm về khả năng biểu hiện thì có lẽ xin phép được nợ một bài viết khác, vì nó đòi hỏi phải tra cứu và sắp xếp một số lượng thông tin lớn và mất nhiều thì giờ mà trong điều kiện hiện nay em chưa có thời gian làm. Sau đây em sẽ viết về chủ đề chính của topic này là các tác giả, tác phẩm bất hủ [chứ không đơn thuần là nổi tiếng] cho piano. Mặc dù vậy em cũng xin lỗi trước về những thiếu sót trong bài viết dưới đây, bởi vì vốn kiến thức của em về nó mới chỉ giới hạn ở 4 năm học piano mà thôi, trong khi để được tiếp xúc với hầu hết các tác giả viết cho piano lớn nhất thì một người học Piano chuyên nghiệp cần phải mất khoảng 15 năm [em học nghiệp dư] còn để thẩm thấu và đánh giá cho đúng mực các thành tựu đó thì phải cần cả đời cống hiến cho nó như các thầy cô dạy piano [như thầy em đang học chẳng hạn] mới làm được.
    Trước hết, có thể nói piano là một trong những nhạc cụ trẻ trong các nhạc cụ của nhạc cổ điển. Nó được phát minh ra sau thậm chí rất lâu so với các nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển. Chúng ta có thể so sánh, các nhạc cụ trong bộ dây có cấu trúc và nguyên tắc phát âm hầu như không đổi trong suốt 500 năm nay, trong khi đó, piano được phát minh đầu tiên vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, tức là mới chỉ khoảng 2 thế kỉ rưỡi. Mà lúc mới được phát minh, nó chưa được các nhạc sĩ công nhận ngay. Thời đó nhạc cụ bàn phím chủ yếu là harpsichord, clavichord [tiền thân gần nhất của piano], và đàn ống [organ]. Tiếng piano lúc đầu không phải đã có âm lượng to và giàu sức diễn cảm như bây giờ, tiếng nó nhỏ, không được phép chơi mạnh nếu không sẽ làm đứt dây, âm sắc chưa đẹp, v.v... Điều đó làm hạn chế sự sáng tác cho các nhạc sĩ quen viết cho các nhạc cụ bàn phím khác mà đặc tính chung là âm lượng không đổi dù đánh như thế nào. Nếu chúng ta so sánh với contrabass cũng là một đàn băt đầu được sử dụng cùng thời với piano để thay cho các đàn bass khác của bộ dây trước đó, chúng ta có thể thấy vị trí của chúng khác xa nhau như thế nào. Rõ ràng nguyên nhân chính làm cho vị trí của piano rất vững chắc trong nhạc cổ điển là nhờ các nhạc sĩ đã sáng tác cho nó những tác phẩm bất hủ, còn những cải tiến kĩ thuật chỉ làm hoàn thiện, bổ trợ cho việc sáng tác và biểu diễn nó thôi. Nếu như các nhạc sĩ chờ cho đến khi piano được hoàn thiện thì có lẽ piano đã chết từ bao giờ.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  8. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Người đầu tiên em muốn nói ở đây là Johann Sebastian Bach. Có lẽ có người sẽ hỏi tại sao có Bach ở đây, vì thời của ông trước thời có piano mà. Nhưng đối với người học piano thì đây là một câu hỏi khá là vô nghĩa. Theo lời của thầy em, tất cả những người học piano nếu không đánh etude của ông này thì có thể đánh của ông khác, không đánh sonata của nhạc sĩ này thì đánh của nhạc sĩ khác, không đánh tiểu phẩm, hoà tấu, concerto của tác giả này thì có tác giả khác thay thế, không sợ không tiếp xúc được với tất cả các thể loại và phong cách, chủ nghĩa. Nhưng dù thế nào, không ai không thể trở thành một người chơi điêu luyện lại không phải học Bach. Bao giờ trong chương trình học từ Sơ cấp, Trung Cấp đến Đại Học tác phẩm của Bach cũng luôn luôn phải có như một mục không thể thiếu. Có nhiều lí do để giải thích cho điều này. Trước hết là vì âm nhạc Bach là đỉnh cao của một thời kì âm nhạc được gọi là Baroque, mà đó là thời kì phát triển cực điểm của âm nhạc viết theo lối phức điệu. Vì thế âm nhạc Bach khác hẳn với âm nhạc của các nhạc sĩ sau này viết theo lối chủ điệu. Sự chói sáng của ông về âm nhạc phức điệu làm cho người học muốn tiếp cận với các trường phái và thể loại không thể không học. Về kĩ thuật, học âm nhạc phức điệu mới có đủ khả năng làm cho hai tay của người chơi đàn có thể chơi một cách vững vàng và độc lập, có khả năng thể hiện được nhiều tầng lớp âm thanh đan xen hoà quyện trong cùng một lúc mà vẫn phải nổi bật rõ ràng. Vốn là một nghệ sĩ bàn phím xuất chúng, những tác phẩm của Bach đã đạt đến một trình độ kĩ thuật điêu luyện, một trình độ sư phạm bậc thầy. Nhưng nếu chỉ có thế thì tác phẩm của Bach lại không hơn những etude của những tác giả như Czerny hay Cramer sau này, chỉ được sử dụng cho mục đích sư phạm, không bao giờ được biểu diễn, thu âm... Cái làm cho tác phẩm của Bach có sức sống lâu dài trong âm nhạc cho piano là những giá trị nghệ thuật lớn lao, tính âm nhạc, tính trí tuệ mà vẫn bình dị vô cùng của chúng. Phần lớn người học piano ban đầu đều không thích cũng như nhiều người nghe không hiểu và [vì thế] không mặn mà với âm nhạc của ông. Âm nhạc của ông không phải là những cảm xúc bốc lửa dạt dào, không phải những giai điệu du dương ngọt như đường, không phải những chi tiết kĩ thuật phô diễn mà người nghe có thể cảm thấy say sưa, hứng thú tới vỗ đùi vì tâm đắc. Âm nhạc Bach thể hiện tính Đức rất đặc trưng nhưng khó nhận ra là tính suy tư, triết lí, một sự khái quát về cuộc đời, con người thông qua âm nhạc. Có thể nói rằng âm nhạc Bach như là sự kết tinh, cô đặc tới cực kì những kinh nghiệm mà một đời người từng trải đã rút ra, những bài học giản dị mà sâu sắc. Nó làm cho người ta có một chút ít gì đó biết được cái gì là bề ngoài hào nhoáng mà bên trong trống rỗng, cái gì có cốt lõi bên trong mà không phai đi theo thời gian. Những triết lí sâu sắc nhất lại là những triết lí đơn giản nhất - chính vì thế mà nhạc Bach không khô khan mà rất trong trẻo, tinh tế, tươi sáng và bình dị. Một điều nữa cũng cần phải nói, cái gì muốn phát triển cũng cần cơ sở của nó. Các nhạc sĩ muốn viết cho piano thì trước hết phải biết kĩ thuật nhạc cụ bàn phím cái đã. Có thể thấy rằng nếu không có cả một nền âm nhạc cho nhạc cụ bàn phím mà Bach đã tổng kết lại trong sáng tác của mình làm nền móng, thì những tác giả sau này không thể viết nên những tuyệt tác vĩ đại được. Nếu nhìn rộng ra không chỉ âm nhạc cho bàn phím thì âm nhạc Bach nói chung đã đóng vai trò ảnh hưởng rất lâu dài và quan trọng [nhưng không phải là lớn quá mức hay chi phối để rồi kìm hãm] trong nền âm nhạc phương Tây cho tới tận ngày nay. Học Bach, người nghệ sĩ sẽ có được một vốn liếng đủ dày để có thể dễ dàng vượt qua những đòi hỏi nghệ thuật mà những nhạc sĩ khác đã phát triển lên từ những yêu cầu cơ sở ban đầu mà Bach đã đòi hỏi, thậm chí có đủ bản lĩnh để thực hiện được những đòi hỏi mà những nhạc sĩ sau này có thể đặt ra mà những đòi hỏi đó không thể coi là bắt nguồn từ yêu cầu của nhạc Bach [những phá cách sáng tạo mới hoàn toàn ở thời kì sau này]. Dù sao, riêng tư một chút, cá nhân em luôn muốn chơi Bach trong những lúc căng thẳng nhất, mệt mỏi nhất thậm chí bi quan chán nản nhất. Cộng với một giấc ngủ thế là có thể lấy lại được cân bằng.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  9. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Người đầu tiên em muốn nói ở đây là Johann Sebastian Bach. Có lẽ có người sẽ hỏi tại sao có Bach ở đây, vì thời của ông trước thời có piano mà. Nhưng đối với người học piano thì đây là một câu hỏi khá là vô nghĩa. Theo lời của thầy em, tất cả những người học piano nếu không đánh etude của ông này thì có thể đánh của ông khác, không đánh sonata của nhạc sĩ này thì đánh của nhạc sĩ khác, không đánh tiểu phẩm, hoà tấu, concerto của tác giả này thì có tác giả khác thay thế, không sợ không tiếp xúc được với tất cả các thể loại và phong cách, chủ nghĩa. Nhưng dù thế nào, không ai không thể trở thành một người chơi điêu luyện lại không phải học Bach. Bao giờ trong chương trình học từ Sơ cấp, Trung Cấp đến Đại Học tác phẩm của Bach cũng luôn luôn phải có như một mục không thể thiếu. Có nhiều lí do để giải thích cho điều này. Trước hết là vì âm nhạc Bach là đỉnh cao của một thời kì âm nhạc được gọi là Baroque, mà đó là thời kì phát triển cực điểm của âm nhạc viết theo lối phức điệu. Vì thế âm nhạc Bach khác hẳn với âm nhạc của các nhạc sĩ sau này viết theo lối chủ điệu. Sự chói sáng của ông về âm nhạc phức điệu làm cho người học muốn tiếp cận với các trường phái và thể loại không thể không học. Về kĩ thuật, học âm nhạc phức điệu mới có đủ khả năng làm cho hai tay của người chơi đàn có thể chơi một cách vững vàng và độc lập, có khả năng thể hiện được nhiều tầng lớp âm thanh đan xen hoà quyện trong cùng một lúc mà vẫn phải nổi bật rõ ràng. Vốn là một nghệ sĩ bàn phím xuất chúng, những tác phẩm của Bach đã đạt đến một trình độ kĩ thuật điêu luyện, một trình độ sư phạm bậc thầy. Nhưng nếu chỉ có thế thì tác phẩm của Bach lại không hơn những etude của những tác giả như Czerny hay Cramer sau này, chỉ được sử dụng cho mục đích sư phạm, không bao giờ được biểu diễn, thu âm... Cái làm cho tác phẩm của Bach có sức sống lâu dài trong âm nhạc cho piano là những giá trị nghệ thuật lớn lao, tính âm nhạc, tính trí tuệ mà vẫn bình dị vô cùng của chúng. Phần lớn người học piano ban đầu đều không thích cũng như nhiều người nghe không hiểu và [vì thế] không mặn mà với âm nhạc của ông. Âm nhạc của ông không phải là những cảm xúc bốc lửa dạt dào, không phải những giai điệu du dương ngọt như đường, không phải những chi tiết kĩ thuật phô diễn mà người nghe có thể cảm thấy say sưa, hứng thú tới vỗ đùi vì tâm đắc. Âm nhạc Bach thể hiện tính Đức rất đặc trưng nhưng khó nhận ra là tính suy tư, triết lí, một sự khái quát về cuộc đời, con người thông qua âm nhạc. Có thể nói rằng âm nhạc Bach như là sự kết tinh, cô đặc tới cực kì những kinh nghiệm mà một đời người từng trải đã rút ra, những bài học giản dị mà sâu sắc. Nó làm cho người ta có một chút ít gì đó biết được cái gì là bề ngoài hào nhoáng mà bên trong trống rỗng, cái gì có cốt lõi bên trong mà không phai đi theo thời gian. Những triết lí sâu sắc nhất lại là những triết lí đơn giản nhất - chính vì thế mà nhạc Bach không khô khan mà rất trong trẻo, tinh tế, tươi sáng và bình dị. Một điều nữa cũng cần phải nói, cái gì muốn phát triển cũng cần cơ sở của nó. Các nhạc sĩ muốn viết cho piano thì trước hết phải biết kĩ thuật nhạc cụ bàn phím cái đã. Có thể thấy rằng nếu không có cả một nền âm nhạc cho nhạc cụ bàn phím mà Bach đã tổng kết lại trong sáng tác của mình làm nền móng, thì những tác giả sau này không thể viết nên những tuyệt tác vĩ đại được. Nếu nhìn rộng ra không chỉ âm nhạc cho bàn phím thì âm nhạc Bach nói chung đã đóng vai trò ảnh hưởng rất lâu dài và quan trọng [nhưng không phải là lớn quá mức hay chi phối để rồi kìm hãm] trong nền âm nhạc phương Tây cho tới tận ngày nay. Học Bach, người nghệ sĩ sẽ có được một vốn liếng đủ dày để có thể dễ dàng vượt qua những đòi hỏi nghệ thuật mà những nhạc sĩ khác đã phát triển lên từ những yêu cầu cơ sở ban đầu mà Bach đã đòi hỏi, thậm chí có đủ bản lĩnh để thực hiện được những đòi hỏi mà những nhạc sĩ sau này có thể đặt ra mà những đòi hỏi đó không thể coi là bắt nguồn từ yêu cầu của nhạc Bach [những phá cách sáng tạo mới hoàn toàn ở thời kì sau này]. Dù sao, riêng tư một chút, cá nhân em luôn muốn chơi Bach trong những lúc căng thẳng nhất, mệt mỏi nhất thậm chí bi quan chán nản nhất. Cộng với một giấc ngủ thế là có thể lấy lại được cân bằng.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  10. mingy

    mingy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    Hơ, ở Thành Công có cái quán nào như thế à? Cho mình cái địa chỉ cái nhi. Mình "sinh ra và lớn lên" ở đấy mà sao chưa nghe nói tới bao giờ???
    Đời là mấy tí, không sống thì nó phí

Chia sẻ trang này