1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về Piano, Tác giả_ Tác Phẩm và những bản nhạc nổi tiếng...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi nguyenvietcuong, 19/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Xin được tiếp tục một số thông tin về những tác phẩm của Bach cho bàn phím. Trong số xấp xỉ 1200 tác phẩm của mình, Bach sáng tác khoảng 320 tác phẩm cho Harpsichord và khoảng 360 tác phẩm cho Đàn ống [organ]. Đó là một số lượng tác phẩm có thể nói là cực kì đồ sộ. Chỉ cần những tác phẩm ấy đã có thể lập được một thư viện riêng rồi. Với một số lượng lớn tác phẩm như vậy, thật khó để có thể được tiếp xúc và đánh hết tất cả. Đối với những người học piano thường thì chỉ được tiếp xúc với những tác phẩm nổi bật và vĩ đại nhất, như em sẽ nêu ra một vài sau đây. Đối với nhiều người thì họ chỉ biết đến Bach qua một số ít tác phẩm, khoảng 50 tính tất cả các thể loại. Nhìn số lượng tác phẩm của Bach, có thể ai đó sẽ cho rằng Bach viết nhiều nhưng những tác phẩm có giá trị lớn thì rất ít [những người mới làm quen, hoặc không thích nhạc cổ điển rất hay nói như vậy]. Xin được phản bác lại tất cả những ý nghĩ kiểu như thế. Không chỉ Bach, tất cả các nhạc sĩ mà tên tuổi của họ còn được nhắc đến ngày hôm nay tác phẩm của họ đều là những sáng tạo có giá trị bất diệt, những tác phẩm ấy đều có một chỗ đứng vững chắc trong toàn bộ nên âm nhạc cổ điển. Lỗi là của chúng ta vì vốn hiểu biết hạn hẹp mà không biết đến những tác phẩm ấy, chứ không phải vì những tác giả đã viết những tác phẩm không có giá trị nên chúng ta không nghe nói đến. Âm nhạc cổ điển không chấp nhận người nhạc sĩ viết nên những tác phẩm không có giá trị, và những người nhạc sĩ ấy cũng vì tự trọng, vì thôi thúc sáng tạo của mình mà luôn viết nên những tác phẩm mới vượt ra khỏi những gì trước đó. Bach cũng vậy. Số lượng tác phẩm của ông thường vượt quá khả năng nghiên cứu của một người học piano, khi cùng lúc còn phải học tập nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng điều đó không cho phép chúng ta có thể vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện về những tác phẩm của ông. Có thể ví những tác phẩm cho bàn phím của ông như một dãy núi ngút trời mà những đỉnh cao của nó là những tác phẩm nổi tiếng nhất. Ở Việt Nam, số những thầy cô giáo và nghiên cứu sinh chuyên về Bach không nhiều, ngay cả cơ sở dữ liệu về Bach cũng rất ít ỏi. Thư viện Nhạc viện Hà Nội cũng chỉ có khoảng 10-20% số tác phẩm cho bàn phím của Bach mà thôi, nhưng tất nhiên những tác phẩm lớn nhất đều phải có. Về đĩa cũng tương tự, nói chung là ít. Mặc dù vậy qua những tác phẩm của Bach mà chúng ta được tiếp nhận, chúng ta đều có thể cảm nhận đuợc phần nào tại sao ông được mệnh danh là Bach "vĩ đại". Những tác phẩm cho bàn phím của ông được biết đến nhiều nhất là:
    - Các Invention 2 bè và 3 bè BMV 772-801
    - 6 Tổ khúc Anh, 6 Tổ khúc Pháp BMV 806-817
    - Hai bộ Bình quân luật, mỗi bộ gồm 24 cặp Preludio [hay Prelude, Praeludium] và Fuga [Fugue, Fuge] viết ở tất cả các giọng trưởng thứ, BMV 846-893. Đây là hai tác phẩm có thể coi là nằm trong những tác phẩm đỉnh cao nhất của âm nhạc cho bàn phím của Bach. Đó cũng là một trong những tác phẩm cực kì quan trọng mà một người học Piano không thể không học nếu muốn tiến xa.
    - Biến tấu "Goldberg" BMV 988
    - "Nghệ thuật Fuga" BMV 1080
    - Toccata & Fugue D minor BMV 565 [cái này cho Organ, rất nổi tiếng đến mức em chắc chắn là ai nếu nghe thì cũng biết, chỉ có điều không biết tên thôi- vì nó được nhiều người chuyển soạn, và cả Paul Mariat cũng chơi, mặc dù đã phá hoại hoàn toàn thế nào là một Toccata, thế nào là một Fugue]
    Còn ngoài ra ông có thể nói là làm việc với tất cả các thể loại thời đó. Nếu ai quan tâm muốn biết những thông tin khái quát và chi tiết đến từng tác phẩm của Bach có thể vào một trang Web cực kì kì công sau đây: http://www.jsbach.org để biết thêm chi tiết.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 04/12/2003
  2. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Từ thời kì này, piano bắt đầu được công nhận và bắt đầu trở thành một trong những nhạc cụ có vị trí quan trọng trong âm nhạc nói chung và nhạc cổ điển nói riêng. Có thể nói, tất cả những nhạc sĩ lớn của Piano đều là những nhạc sĩ vĩ đại của nhạc cổ điển, và hầu hết những nhạc sĩ cổ điển có vị trí và cống hiến lớn nhất đều là những nghệ sĩ piano tài ba. Chỉ trừ một số ít trường hợp như Paganini là nghệ sĩ Violin kiệt xuất, Berlioz [hay tại vì em chưa biết một tác phẩm nào của Berlioz cho piano cả, có phải ông ấy chơi violin hay viola không?], còn tất cả các nhạc sĩ khác đều ít ra là phải biết piano, còn thường phải rất giỏi [hiển nhiên nếu một nhạc sĩ mà không giỏi một nhạc cụ nào đó thì không thể là một nhạc sĩ tầm cỡ được-mặc dù có nhiều nhạc sĩ không nhận ra điều này]. Điều tất nhiên kéo theo sau đó khi nói đến các tác giả lớn cho piano, chúng ta phải nói tới hầu như tất cả các trường phái, các thời kì của nhạc cổ điển. Cũng vì thế em phản đối mọi câu hỏi và ý nghĩ kiểu như: Ai là nhạc sĩ cổ điển lớn nhất, ai là nhạc sĩ cho piano lớn nhất, hay nhạc sĩ này vĩ đại hơn hay kém nhạc sĩ kia, v.v... Những câu hỏi ấy thể hiện một vốn hiểu biết và văn hoá ấu trĩ và nông cạn. Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều cứ phải hơn thua như thế. Liệu chắc gì những người thứ nhất đã làm được tất cả, liệu chắc gì những người âm thầm đứng thứ sau không hưởng vinh quang lại không cống hiến được nhiều. Nhiều những nhạc sĩ cổ điển lớn nhất không được hưởng ánh hào quang khi còn sống, không được đánh giá đúng mức tài năng của họ nhưng họ vẫn dành trọn cuộc sống và tình yêu của mình cho nó đấy thôi. Không chỉ người nhạc sĩ, mà trong bất kì nghề nào, lĩnh vực nào cũng thế cả. Điều đó không mâu thuẫn với việc mỗi người có một vị trí riêng của mình. Hiển nhiên họ chỉ có thể cống hiến được nếu họ ở một vị trí khác những người đi trước. Nếu so sánh những người cùng thời, tất nhiên vị trí của họ có thể hơn kém nhau, nhưng là trên một khía cạnh cụ thể nào đó. Nói đến đây chắc chắn có người nhếch mép rằng cuối cùng thì em cũng phải thừa nhận có người hơn, có người kém. Em xin được trả lời hai điều: thứ nhất, trên một mặt nào đó anh này có thể hơn anh kia, nhưng mặt khác anh kia lại hơn anh này, việc đánh giá hơn kém hai anh trên toàn thể là điều hoang tưởng, và điều thứ hai, như đã nói, tại sao người ta cứ phải tuyệt vọng nhoài tới cái duy nhất đứng đầu thế? [nói rõ ra thì đây là điểm yếu của chúng ta, nhưng không phải chủ đề của bài viết này nên chẳng nói làm gì]. Ở đây chúng ta đang nghe nhạc, hay nói rộng ra là thưởng thức nghệ thuật, vì thế theo đúng mục đích mà nghệ thuật hướng tới thì chúng ta hãy cùng cảm nhận và say đắm nó hơn là bắt chúng phải xếp hàng một trước sau cái nào hơn cái nào kém.
    Có lẽ xin được giải toả một chút. Hãy nghe một Piano Concerto nào đó của Mozart đi, số 23, A major, K 488 chẳng hạn. Có lẽ nếu ở trạng thái mệt mỏi vì cãi lí như em lúc này thì không chỉ cái concerto kia, mà nếu nghe bất cứ bài ca mục đồng nào của Mozart thì những điều ấy cũng trở thành vô nghĩa. Ai thích chê nhạc Mozart đơn giản thì cứ chê, ai thích phê phán nhạc Mozart ít triết lí, ít sức mạnh đấu tranh thì cứ phê phán, ai thích qui nhạc Mozart vào nền văn hoá tiểu tư sản với những mặt hạn chế của nó thì cứ qui, ai không thích Mozart vì không thấy những tình cảm cháy bỏng bốc lửa thì cứ không thích đi, rồi ai ghét vì đố kị thì cứ ghét đi. Mặc kệ! Tôi không cần! Ai cấm được tôi thưởng thức? ai cấm tôi yêu? ai cấm tôi say đắm nhạc Mozart? Ai ngăn được tôi khóc khi nghe chương II Andante của concerto ấy???
    ...
    ...
    ...
    Những tác phẩm viết cho Piano của Mozart vẫn mãi trong sáng hồn nhiên như thế. Không một chút vướng những vết nhơ. Nếu so sánh cho gần gũi, chúng ta có thể ví đại thi hào của chúng ta Nguyễn Trãi đã đem đến cho tiếng nói dân tộc của ta - tiếng Nôm - một chỗ đứng vững chắc trong nên văn học trung đại Việt Nam như thế nào thì Mozart đã đem đến cho Piano một chỗ đứng vững chắc trong nhạc cổ điển giống như thế. Thơ Nôm Nguyễn Trãi được coi là "đoá hoa thơm đầu mùa của vườn hoa văn thơ dân tộc Việt Nam". Dù hơi buồn cười, nhưng chúng ta cũng vẫn có thể nói tác phẩm cho Piano của Mozart là những bông hoa đầu mùa của nền âm nhạc viết cho Piano vô cùng phong phú và đa dạng trong âm nhạc cổ điển nói chung.
    Nhìn rộng ra cả thời kì Cổ điển [Classicism], những tác phẩm cho piano của thời kì này đã trở thành những tác phẩm bắt đầu nền âm nhạc cho Piano. Thời kì này chứng kiến sự xác định những thể loại âm nhạc Piano quan trọng nhất và cả lớn nhất mà cho đến sau này không một nhạc sĩ nào phản đối và luôn viết theo những thể loại đó như là những bước quan trọng để những tác phẩm viết cho Piano trong sự nghiệp của mình có được một cơ sở vững chắc. Như thành ngầm định, những tác giả lớn cho piano không thể không viết những tác phẩm như Sonata, Concerto, những Fantasia [Khúc phóng túng], những Variations [Biến tấu]... cho nó. Bên cạnh Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn cũng là một tác giả lớn viết cho Piano thời kì Cổ điển. Chúng ta có thể xem những tác phẩm viết cho Piano của họ:
    -Về Sonata: Haydn viết trên 60 sonata. Người cha đẻ của cấu trúc 4 chương cơ bản của các Giao hưởng, Tứ tấu đàn dây cho đến mãi sau này vẫn được sử dụng cũng đưa nó vào các Sonata [Sonata là một thể loại có từ trước rồi], xây dựng cho sonata một cấu trúc chứa đựng những khả năng thể hiện lớn lao mà sau này, bắt đầu với những sáng tạo của Beethoven, Sonata đã trở thành một trong những thể loại nhạc khí có tầm vóc lớn lao nhất cùng với Giao hưởng, Concerto và Tứ tấu đàn dây. Mozart viết 18 Sonata của mình trong khoảng thời gian mà Haydn còn đang thử nghiệm cấu trúc 4 chương và mới bắt đầu sử dụng trong Sonata. Trước đó, các Sinfonia [tiền thân của Giao hưởng] và Sonata thường chỉ có 3 chương. Cũng vì thế tất cả các Sonata của Mozart đều chỉ có 3 chương. Các sonata của Mozart và Haydn mặc dù như đã nói, nếu so với những tác phẩm sau này thì độ khó về kĩ thuật không thể bằng, nhưng nếu học thì cũng phải toát mồ hôi hột để mà đánh cho ra ít nhất là đúng phong cách thời kì Cổ điển đấy ạ. Còn về âm nhạc thì những tác phẩm này cũng như mọi tác phẩm của một người nghệ sĩ có tên tuổi luôn đạt đến những vẻ đẹp không phai mờ với thời gian và mang đậm dấu ấn cá nhân người nghệ sĩ.
    - Về Concerto: Haydn viết khoảng mười mấy cái thì phải, em không rõ, nhưng vẫn được thường xuyên biểu diễn [ở nước ngoài ạ] và được coi là những tác phẩm concerto mẫu mực của thời kì cổ điển như tất cả những sáng tác khác của Haydn. Còn đối với Mozart, người ta vẫn nói những concerto cho Piano như là một cuốn tiểu sử hay thậm chí nhật kí của nhạc sĩ bởi vì dõi theo trình tự 27 concerto của ông chúng ta có thể thấy những nét cơ bản nhất của cuộc đời ông và những sự thay đổi, rung động trong con người ông. 6 Concerto đầu tiên là thời kì Mozart học tập để trở thành nhạc sĩ xuất chúng. Đó là những tác phẩm của các nhạc sĩ khác được Mozart chuyển soạn cho Piano với dàn nhạc. Những concerto tiếp theo đã chứng kiến những biến chuyển lớn lao trong cuộc đời ông. Những chuyến lưu diễn, những long đong lận đận do mâu thuẫn với ông hoàng Colloreado xứ Salzburg, những vất vả của cuộc sống sau khi không còn phụ thuộc chốn cung đình, được tự do. Nhưng những concerto ấy không thể hiện chúng ra ngoài, chúng ta chỉ biết những điều ấy khi xem xét quá trình, thời gian và hoàn cảnh sáng tác của chúng mà thôi. Còn âm nhạc của chúng vẫn mãi là Mozart, mãi tươi mát, trong lành như thuở nguyên sơ, không hề bị ảnh hưởng. Có ảnh hưởng chăng chỉ là những ảnh hưởng từ phía tình cảm tâm trạng nhạc sĩ mà thôi. Chúng ta có thể thấy những concerto được sáng tác với tâm trạng một chàng trai đang trên đôi cánh của tình yêu: Giống một chàng trai nhút nhát e dè, tình yêu ấy thể hiện ra thật sâu kín, tinh tế mà đẹp đẽ, không phải ai cũng nhận ra. Chỉ có những nghệ sĩ bậc thầy, khi đã rất ngấm nhạc Mozart mới có thể chơi những tác phẩm ấy với đúng những gì nó thể hiện. Những điều này đã làm cho những tác phẩm của Mozart viết cho Piano chứa đựng những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến Beethoven, rồi tiếp sau đó là những nhạc sĩ thời kì Lãng Mạn. Người nhạc sĩ mọi thời đại luôn thể hiện cảm xúc của mình, nhưng theo cách riêng của họ. Nhưng những cảm xúc mà những sĩ thời kì Lãng Mạn coi là đối tượng trung tâm của tác phẩm của họ, thì chính Mozart là người đầu tiên đã đưa nó vào tác phẩm của mình.
    - Một số thể loại khác: Biến tấu được cả Haydn và Mozart viết [Mozart viết 16 bộ độc lập, không nằm trong các tác phẩm lớn hơn]. Chúng đã trở thành phương tiện để những nhạc sĩ phát triển những ý tưởng, tư duy âm nhạc của mình và tìm tòi những hiệu quả mới của nhạc cụ. Biến tấu nổi tiếng nhất của Mozart là biến tấu trên chủ đề "Ah vous dirai-je Maman" C major, K165. Chủ đề của nó là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến từ thời đó, và Mozart viết nó lúc còn rất nhỏ. [Chủ đề của nó chính là bài hát ABCDEFG, HIJKLMNOP... mà ai học tiếng Anh cũng biết]. Còn Fantasia lại là những bước phát triển của kĩ thuật điêu luyện của Piano. Mozart rất ưa thích thể loại này. Nhiều Sonata của ông mang âm hưởng Fantasia, mà như sau này Sonata No.12 Op.26 "Hành khúc tang lễ", No.13 và 14 "Ánh trăng" Op.27 của Beethoven cũng viết theo phong cách ngẫu hứng đó. Sonata No.11 A major của Mozart với chương III rất nổi tiếng có tên " Hành Khúc Thổ Nhĩ Kì", cũng được viết theo thể phóng túng của Fantasia. Chương I là một chương chậm, tinh tế và đẹp long lanh, với cấu trúc Biến tấu, chương II là một chương Menuetto duyên dáng và dịu dàng. Còn chương III thì ai cũng biết nhưng chưa chắc đã rõ, là một chương Rondo nhanh, tươi sáng, huy hoàng mà người ta đã đặt cho nó cái tên Thổ Nhĩ Kì vì một sự liên hệ không lấy gì làm chính xác lắm. Nhưng từ thời đó người ta đã quen gọi thế nên cũng không ai thay đổi thói quen - như nhiều trường hợp các tác phẩm có tiêu đề khác.
    Có một câu nói của nhà thơ Bằng Việt viết về Mozart trong cuốn sách tiểu sử và cuộc đời Mozart mà em xin được nêu ra để kết lại bài này ấy là: "Trong lịch sử âm nhạc thế giới từ trước đến nay, Mozart và Beethoven là hai đỉnh cao có sức hấp dẫn kì lạ. Nhưng nếu như ở tuổi hai mươi, không ai là không yêu thích đến mức tuyệt đối chất âm nhạc nảy lửa của Beethoven, thì phải dần dần đến những năm bước vào lứa tuổi ba mươi trở đi, người ta mới thực sự "khám phá lại" những giá trị còn ẩn kín của Mozart".
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Từ thời kì này, piano bắt đầu được công nhận và bắt đầu trở thành một trong những nhạc cụ có vị trí quan trọng trong âm nhạc nói chung và nhạc cổ điển nói riêng. Có thể nói, tất cả những nhạc sĩ lớn của Piano đều là những nhạc sĩ vĩ đại của nhạc cổ điển, và hầu hết những nhạc sĩ cổ điển có vị trí và cống hiến lớn nhất đều là những nghệ sĩ piano tài ba. Chỉ trừ một số ít trường hợp như Paganini là nghệ sĩ Violin kiệt xuất, Berlioz [hay tại vì em chưa biết một tác phẩm nào của Berlioz cho piano cả, có phải ông ấy chơi violin hay viola không?], còn tất cả các nhạc sĩ khác đều ít ra là phải biết piano, còn thường phải rất giỏi [hiển nhiên nếu một nhạc sĩ mà không giỏi một nhạc cụ nào đó thì không thể là một nhạc sĩ tầm cỡ được-mặc dù có nhiều nhạc sĩ không nhận ra điều này]. Điều tất nhiên kéo theo sau đó khi nói đến các tác giả lớn cho piano, chúng ta phải nói tới hầu như tất cả các trường phái, các thời kì của nhạc cổ điển. Cũng vì thế em phản đối mọi câu hỏi và ý nghĩ kiểu như: Ai là nhạc sĩ cổ điển lớn nhất, ai là nhạc sĩ cho piano lớn nhất, hay nhạc sĩ này vĩ đại hơn hay kém nhạc sĩ kia, v.v... Những câu hỏi ấy thể hiện một vốn hiểu biết và văn hoá ấu trĩ và nông cạn. Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều cứ phải hơn thua như thế. Liệu chắc gì những người thứ nhất đã làm được tất cả, liệu chắc gì những người âm thầm đứng thứ sau không hưởng vinh quang lại không cống hiến được nhiều. Nhiều những nhạc sĩ cổ điển lớn nhất không được hưởng ánh hào quang khi còn sống, không được đánh giá đúng mức tài năng của họ nhưng họ vẫn dành trọn cuộc sống và tình yêu của mình cho nó đấy thôi. Không chỉ người nhạc sĩ, mà trong bất kì nghề nào, lĩnh vực nào cũng thế cả. Điều đó không mâu thuẫn với việc mỗi người có một vị trí riêng của mình. Hiển nhiên họ chỉ có thể cống hiến được nếu họ ở một vị trí khác những người đi trước. Nếu so sánh những người cùng thời, tất nhiên vị trí của họ có thể hơn kém nhau, nhưng là trên một khía cạnh cụ thể nào đó. Nói đến đây chắc chắn có người nhếch mép rằng cuối cùng thì em cũng phải thừa nhận có người hơn, có người kém. Em xin được trả lời hai điều: thứ nhất, trên một mặt nào đó anh này có thể hơn anh kia, nhưng mặt khác anh kia lại hơn anh này, việc đánh giá hơn kém hai anh trên toàn thể là điều hoang tưởng, và điều thứ hai, như đã nói, tại sao người ta cứ phải tuyệt vọng nhoài tới cái duy nhất đứng đầu thế? [nói rõ ra thì đây là điểm yếu của chúng ta, nhưng không phải chủ đề của bài viết này nên chẳng nói làm gì]. Ở đây chúng ta đang nghe nhạc, hay nói rộng ra là thưởng thức nghệ thuật, vì thế theo đúng mục đích mà nghệ thuật hướng tới thì chúng ta hãy cùng cảm nhận và say đắm nó hơn là bắt chúng phải xếp hàng một trước sau cái nào hơn cái nào kém.
    Có lẽ xin được giải toả một chút. Hãy nghe một Piano Concerto nào đó của Mozart đi, số 23, A major, K 488 chẳng hạn. Có lẽ nếu ở trạng thái mệt mỏi vì cãi lí như em lúc này thì không chỉ cái concerto kia, mà nếu nghe bất cứ bài ca mục đồng nào của Mozart thì những điều ấy cũng trở thành vô nghĩa. Ai thích chê nhạc Mozart đơn giản thì cứ chê, ai thích phê phán nhạc Mozart ít triết lí, ít sức mạnh đấu tranh thì cứ phê phán, ai thích qui nhạc Mozart vào nền văn hoá tiểu tư sản với những mặt hạn chế của nó thì cứ qui, ai không thích Mozart vì không thấy những tình cảm cháy bỏng bốc lửa thì cứ không thích đi, rồi ai ghét vì đố kị thì cứ ghét đi. Mặc kệ! Tôi không cần! Ai cấm được tôi thưởng thức? ai cấm tôi yêu? ai cấm tôi say đắm nhạc Mozart? Ai ngăn được tôi khóc khi nghe chương II Andante của concerto ấy???
    ...
    ...
    ...
    Những tác phẩm viết cho Piano của Mozart vẫn mãi trong sáng hồn nhiên như thế. Không một chút vướng những vết nhơ. Nếu so sánh cho gần gũi, chúng ta có thể ví đại thi hào của chúng ta Nguyễn Trãi đã đem đến cho tiếng nói dân tộc của ta - tiếng Nôm - một chỗ đứng vững chắc trong nên văn học trung đại Việt Nam như thế nào thì Mozart đã đem đến cho Piano một chỗ đứng vững chắc trong nhạc cổ điển giống như thế. Thơ Nôm Nguyễn Trãi được coi là "đoá hoa thơm đầu mùa của vườn hoa văn thơ dân tộc Việt Nam". Dù hơi buồn cười, nhưng chúng ta cũng vẫn có thể nói tác phẩm cho Piano của Mozart là những bông hoa đầu mùa của nền âm nhạc viết cho Piano vô cùng phong phú và đa dạng trong âm nhạc cổ điển nói chung.
    Nhìn rộng ra cả thời kì Cổ điển [Classicism], những tác phẩm cho piano của thời kì này đã trở thành những tác phẩm bắt đầu nền âm nhạc cho Piano. Thời kì này chứng kiến sự xác định những thể loại âm nhạc Piano quan trọng nhất và cả lớn nhất mà cho đến sau này không một nhạc sĩ nào phản đối và luôn viết theo những thể loại đó như là những bước quan trọng để những tác phẩm viết cho Piano trong sự nghiệp của mình có được một cơ sở vững chắc. Như thành ngầm định, những tác giả lớn cho piano không thể không viết những tác phẩm như Sonata, Concerto, những Fantasia [Khúc phóng túng], những Variations [Biến tấu]... cho nó. Bên cạnh Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn cũng là một tác giả lớn viết cho Piano thời kì Cổ điển. Chúng ta có thể xem những tác phẩm viết cho Piano của họ:
    -Về Sonata: Haydn viết trên 60 sonata. Người cha đẻ của cấu trúc 4 chương cơ bản của các Giao hưởng, Tứ tấu đàn dây cho đến mãi sau này vẫn được sử dụng cũng đưa nó vào các Sonata [Sonata là một thể loại có từ trước rồi], xây dựng cho sonata một cấu trúc chứa đựng những khả năng thể hiện lớn lao mà sau này, bắt đầu với những sáng tạo của Beethoven, Sonata đã trở thành một trong những thể loại nhạc khí có tầm vóc lớn lao nhất cùng với Giao hưởng, Concerto và Tứ tấu đàn dây. Mozart viết 18 Sonata của mình trong khoảng thời gian mà Haydn còn đang thử nghiệm cấu trúc 4 chương và mới bắt đầu sử dụng trong Sonata. Trước đó, các Sinfonia [tiền thân của Giao hưởng] và Sonata thường chỉ có 3 chương. Cũng vì thế tất cả các Sonata của Mozart đều chỉ có 3 chương. Các sonata của Mozart và Haydn mặc dù như đã nói, nếu so với những tác phẩm sau này thì độ khó về kĩ thuật không thể bằng, nhưng nếu học thì cũng phải toát mồ hôi hột để mà đánh cho ra ít nhất là đúng phong cách thời kì Cổ điển đấy ạ. Còn về âm nhạc thì những tác phẩm này cũng như mọi tác phẩm của một người nghệ sĩ có tên tuổi luôn đạt đến những vẻ đẹp không phai mờ với thời gian và mang đậm dấu ấn cá nhân người nghệ sĩ.
    - Về Concerto: Haydn viết khoảng mười mấy cái thì phải, em không rõ, nhưng vẫn được thường xuyên biểu diễn [ở nước ngoài ạ] và được coi là những tác phẩm concerto mẫu mực của thời kì cổ điển như tất cả những sáng tác khác của Haydn. Còn đối với Mozart, người ta vẫn nói những concerto cho Piano như là một cuốn tiểu sử hay thậm chí nhật kí của nhạc sĩ bởi vì dõi theo trình tự 27 concerto của ông chúng ta có thể thấy những nét cơ bản nhất của cuộc đời ông và những sự thay đổi, rung động trong con người ông. 6 Concerto đầu tiên là thời kì Mozart học tập để trở thành nhạc sĩ xuất chúng. Đó là những tác phẩm của các nhạc sĩ khác được Mozart chuyển soạn cho Piano với dàn nhạc. Những concerto tiếp theo đã chứng kiến những biến chuyển lớn lao trong cuộc đời ông. Những chuyến lưu diễn, những long đong lận đận do mâu thuẫn với ông hoàng Colloreado xứ Salzburg, những vất vả của cuộc sống sau khi không còn phụ thuộc chốn cung đình, được tự do. Nhưng những concerto ấy không thể hiện chúng ra ngoài, chúng ta chỉ biết những điều ấy khi xem xét quá trình, thời gian và hoàn cảnh sáng tác của chúng mà thôi. Còn âm nhạc của chúng vẫn mãi là Mozart, mãi tươi mát, trong lành như thuở nguyên sơ, không hề bị ảnh hưởng. Có ảnh hưởng chăng chỉ là những ảnh hưởng từ phía tình cảm tâm trạng nhạc sĩ mà thôi. Chúng ta có thể thấy những concerto được sáng tác với tâm trạng một chàng trai đang trên đôi cánh của tình yêu: Giống một chàng trai nhút nhát e dè, tình yêu ấy thể hiện ra thật sâu kín, tinh tế mà đẹp đẽ, không phải ai cũng nhận ra. Chỉ có những nghệ sĩ bậc thầy, khi đã rất ngấm nhạc Mozart mới có thể chơi những tác phẩm ấy với đúng những gì nó thể hiện. Những điều này đã làm cho những tác phẩm của Mozart viết cho Piano chứa đựng những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến Beethoven, rồi tiếp sau đó là những nhạc sĩ thời kì Lãng Mạn. Người nhạc sĩ mọi thời đại luôn thể hiện cảm xúc của mình, nhưng theo cách riêng của họ. Nhưng những cảm xúc mà những sĩ thời kì Lãng Mạn coi là đối tượng trung tâm của tác phẩm của họ, thì chính Mozart là người đầu tiên đã đưa nó vào tác phẩm của mình.
    - Một số thể loại khác: Biến tấu được cả Haydn và Mozart viết [Mozart viết 16 bộ độc lập, không nằm trong các tác phẩm lớn hơn]. Chúng đã trở thành phương tiện để những nhạc sĩ phát triển những ý tưởng, tư duy âm nhạc của mình và tìm tòi những hiệu quả mới của nhạc cụ. Biến tấu nổi tiếng nhất của Mozart là biến tấu trên chủ đề "Ah vous dirai-je Maman" C major, K165. Chủ đề của nó là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến từ thời đó, và Mozart viết nó lúc còn rất nhỏ. [Chủ đề của nó chính là bài hát ABCDEFG, HIJKLMNOP... mà ai học tiếng Anh cũng biết]. Còn Fantasia lại là những bước phát triển của kĩ thuật điêu luyện của Piano. Mozart rất ưa thích thể loại này. Nhiều Sonata của ông mang âm hưởng Fantasia, mà như sau này Sonata No.12 Op.26 "Hành khúc tang lễ", No.13 và 14 "Ánh trăng" Op.27 của Beethoven cũng viết theo phong cách ngẫu hứng đó. Sonata No.11 A major của Mozart với chương III rất nổi tiếng có tên " Hành Khúc Thổ Nhĩ Kì", cũng được viết theo thể phóng túng của Fantasia. Chương I là một chương chậm, tinh tế và đẹp long lanh, với cấu trúc Biến tấu, chương II là một chương Menuetto duyên dáng và dịu dàng. Còn chương III thì ai cũng biết nhưng chưa chắc đã rõ, là một chương Rondo nhanh, tươi sáng, huy hoàng mà người ta đã đặt cho nó cái tên Thổ Nhĩ Kì vì một sự liên hệ không lấy gì làm chính xác lắm. Nhưng từ thời đó người ta đã quen gọi thế nên cũng không ai thay đổi thói quen - như nhiều trường hợp các tác phẩm có tiêu đề khác.
    Có một câu nói của nhà thơ Bằng Việt viết về Mozart trong cuốn sách tiểu sử và cuộc đời Mozart mà em xin được nêu ra để kết lại bài này ấy là: "Trong lịch sử âm nhạc thế giới từ trước đến nay, Mozart và Beethoven là hai đỉnh cao có sức hấp dẫn kì lạ. Nhưng nếu như ở tuổi hai mươi, không ai là không yêu thích đến mức tuyệt đối chất âm nhạc nảy lửa của Beethoven, thì phải dần dần đến những năm bước vào lứa tuổi ba mươi trở đi, người ta mới thực sự "khám phá lại" những giá trị còn ẩn kín của Mozart".
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  4. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    có thế chứ ! Mozart không phải là nhạc trẻ con đâu nhá !
    cũng không thể nói nhạc của Bach là quá cao siêu đâu !
    tôi thì tôi thích cái " phép hoà âm kì diệu '' của Bach lắm !
    nói " kì diệu" liệu đã đủ chưa nhỉ ?
  5. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    có thế chứ ! Mozart không phải là nhạc trẻ con đâu nhá !
    cũng không thể nói nhạc của Bach là quá cao siêu đâu !
    tôi thì tôi thích cái " phép hoà âm kì diệu '' của Bach lắm !
    nói " kì diệu" liệu đã đủ chưa nhỉ ?
  6. bysomeone

    bysomeone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thích cách hoà âm của dòng Bach nghe rất tuyệt .Bác nào nghe Jacques Lousier Trio ..(Bachs Goldberg Variations) nghe sướng lắm .



                        I never know what the future brings                   But I know you are here with me now                            We?Tll make it through            And I hope you are the o­ne I share my life with
  7. bysomeone

    bysomeone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thích cách hoà âm của dòng Bach nghe rất tuyệt .Bác nào nghe Jacques Lousier Trio ..(Bachs Goldberg Variations) nghe sướng lắm .



                        I never know what the future brings                   But I know you are here with me now                            We?Tll make it through            And I hope you are the o­ne I share my life with
  8. TageOniR

    TageOniR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tôi quá chết mê Rach đã lâu , nay muốn đi kiếm một số Symphony của ông ấy , có không nhỉ ?
    MÌnh thích nhất là Concerto số II của ông ấy , không biết sao nghe giống một bản của Medelsohn nhưng lại là Violin .
    Tôi vẫn thường nghe Rach mỗi khi về khuya
    Want , is just once , to see you in the light but you hide behind the color of the night
  9. TageOniR

    TageOniR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tôi quá chết mê Rach đã lâu , nay muốn đi kiếm một số Symphony của ông ấy , có không nhỉ ?
    MÌnh thích nhất là Concerto số II của ông ấy , không biết sao nghe giống một bản của Medelsohn nhưng lại là Violin .
    Tôi vẫn thường nghe Rach mỗi khi về khuya
    Want , is just once , to see you in the light but you hide behind the color of the night
  10. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Híc, trong miền Nam thì bó tay rùi, ngoài này thì tớ thấy có giao hưởng số 2 và 3 của Rach, cả giao hưởng thơ "Hòn đảo của người chết" nữa, tớ cũng thích Rach 2 nhất, nhưng nghe mà nhớ tới violin concerto của Mendelshon thì chắc là chỉ khi trên đời này có duy nhất 2 bản nhạc cổ điển là 2 bản đó
    "i got rhythm, i got music, i got my man, who could ask for anything more?..."

Chia sẻ trang này