1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói về Piano, Tác giả_ Tác Phẩm và những bản nhạc nổi tiếng...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi nguyenvietcuong, 19/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. apricot

    apricot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    nghe thú vị đấy nhỉ.
    cho tớ tham gia mới
    (biết chơi một tí cũng tham gia được nhờ?)
  2. apricot

    apricot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    í bây h mời nhìn time bạn gì gì vote, ko bít bây h bạn í có hứng tổ chức nữa ko nhỉ?
  3. bestkiss

    bestkiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hi , đúng là nhạc cổ điển có nhiều bản cho Piano hay kinh !!!
    mình còn thích hơn nếu mấy bản đó buồn 1 chút, đúng với tâm trạng nghe thì phê quên chết
    hi , mình cũng bít ( chỉ là nghe , a` không , chông thấy ) 1 tài năng piano trẻ tuổi người TQ ( hình như là Khang Khang) , chơi cũng tuyệt , ở trên VTV3 , hay lắm
    Được bestkiss sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 10/10/2005
  4. cobien2005

    cobien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    mình thich nghe Glenn Gould chơi Bach ...
    tuyệt vời !!!!!
  5. Ernie_Pyle

    Ernie_Pyle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất thích piano , nhất là những bản nhạc của CHopin , rất ấn tượng và tình cảm , mình cũng rất thích nhạc của Ramachninov . Theo mình thấy thì học piano không dễ nhưng cũng không khó . Quan trọng là ở sự đam mê , nếu như không có đam mê thì học gì cũng vô ích
    Khi bạn buồn , khi bạn vui thì cây đàn cũng là một người chia sẻ tình cảm rất tuyệt vời . Dường như những nốt nhạc bạn chơi thể hiện được nỗi lòng của bạn . Mình rất thích được chơi nhạc Chopin , vì mình cảm thấy rất hợp với cảm xúc của mình . CÒn khi chơi thì thường mình chơi theo sở thích , có những đoạn nhạc thì chơi không theo ý tứ của tác giả , mà theo ý của minhg, có lẽ các bạn cũng đồng ý với mình . Tuy nhiên đối với những đoạn chạy bè , mạnh nhẹ thì nên theo ý của tác giả .
    Chán thật , bị tai nạn rồi đánh đàn chả được như xưa nữa . Buồn quá đi mất
  6. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tôi là một ngươi hay phải đi công tác xa. Chắc các bạn như TuMinhTran, Yes_Iam_here đều biết điều này. Đã lỡ rất nhiều buổi offline của box mình rồi, nên mọi người có lẽ đã quên tôi. Nhưng mỗi khi có dịp online là tôi luôn đảo qua box để đọc bài và cập nhật tin tức về mọi người.
    Đấy chỉ là chuyện ngoài lề. Còn ở topic này, do là một người nghiện âm nhạc cổ điển ("nghiện" chứ không phải "đam mê" vì tôi không học nhạc, nên không thể gọi là "đam mê" được), và lại hay đi công tác xa nên mỗi khi về đến nhà, việc đầu tiên là bật dàn máy lên nghe. Bản nhạc tôi thích nghe nhất sau mỗi lần đi công tác xa về chính là Concerto số 3 của Rachmaninov.
    Tôi đã từng xem qua Movie "Shine" trong đó Geofrey Rush đóng vai chính và đạt giải Oscar cho vai nam chính xuất sắc nhất. Trước khi xem bộ phim, tôi còn chưa biết đến Rachmaninov. Thế nhưng sau khi xem xong, tôi điên cuồng đi lùng mua Rach 3 (tên thân mật mà tất cả những nhạc sỹ, nghệ sỹ piano, nhạc trưởng... gọi bản nhạc này). Cuối cùng thì vớ được bộ đĩa của Askenazy chơi toàn bộ Rachmaninov Piano Concertos. Cảm giác đầu tiên khi nghe bản nhac này, nhất là chủ đề "tiếng hát của cây đàn piano" (chủ đề 1 của Chương I là sao mà nó "đẹp thế". Đúng như những lời Rachmaninov đã viết khi nói về tác phẩm này: Tôi muốn cây đàn hát lên giai điệu như những ca sỹ hát lên bài hát. Lúc đó tôi chưa đọc nhiều về Rachmaninov, nhưng giai điệu rất Nga đó như nhắc tôi nhớ lại những chiều mùa thu vàng rực lá phong trên những con đưòng ngoại ô Matxcơva, những sáng sớm tinh mơ mặt trời ấm áp trên dòng sông Vônga dịu dàng. Tiếng đán như trải dài ra, như dòng sông, như làn ánh sáng trên nền nhịp 4 âm của dàn dây. Rồi tất cả bỗng thay đổi đột ngột, chủ đề 1 được tiếp nhận bởi bè dây trên nền piano bừng dây, lướt đi vun vút những bước nhảy rộn ràng. Dường như ngày mới đã thức dậy: tiếng chim chóc nhảy lóc chóc, những cơn gió nô đùa, rồi tiếng piano đột nhiên chững lại, trầm xuống thật sâu nhưng với sức mạnh rất rõ ràng, khúc chiết. Một thoát im lặng ngắn ngủi và ngay sau đó, âm thanh trầm hùng củng Cello vang lên, chủ đề 2 của chương được khởi xướng không còn mộc mạc như chủ đề 1, nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Nó làm tôi nhớ lại những đêm mùa đông xa lắm, khi tôi còn là một cậu bé, bố tôi thường ngồi kể những câu chuyện cổ tích cho tôi chìm vào giấc ngủ. Tiếng cello trầm ấm, để rồi bè alto rồi violin hoà nhập, vút lên giai điệu đầy lôi cuốn và đam mê.
    Còn rất nhiều cảm xúc trong bản concerto tuyệt diệu này. Cảm xúc gai người trong đoạn biến tấu chủ đề 1 sau phần nhắc lại, lúc mà cây đàn rung lên những nhịp hành khúc, lúc đầu thì từ tốn, sau đó bùng nổ cùng với dàn nhạc. Đoạn nhạc đó hay đến gai người vì cảm xúc như trào lên từng ngón tay của nghệ sỹ, tôi không hình dung được người nhạc trưởng sẽ cảm thấy như thế nào trong đoạn này, bởi vì nếu tôi đúng ở vị trí nhạc trưởng, có lẽ tôi không chịu nổi sức mạnh hùng vĩ của đoạn nhạc này. Tôi nhớ là trên topic này đã có bạn nói rằng bạn ấy thích Rachmaninov bởi vì âm nhạc của ông quá nhiều cảm xúc nhưng ông luôn chế ngự nó, nhưng càng chế ngự thì nó càng bủng nổ, bủng nổ trong cái tiết chế của nhịp ngăt. Đoạn nhạc trên chính là minh chứng cho lới nhận xét đó.
    Tôi cũng rất thích đoạn valse trong chương Adagio của bản concerto này. Một đoạn nhạc nhộn nhịp khác thường trong cái sâu lắng và ngập tràn cảm xúc lâng lâng của chương. Tiếng piano nhí nhảnh vui đùa cùng với tiếng bộ gỗ (tôi đoán là kèn oboe và clarinette) dịu dặt một giai điệu rất Nga. Nghe tiếng của bộ gỗ nhưng trong đầu tôi luôn hình dung đó là tiếng đàn balalaika hay tiếng mandolin của các chàng trai Nga la tư đang mời gọi các cô gái hoà vào cùng bản valse nồng ấm.
    Chương III có lẽ tôi nên để dành cho những cao thủ như tooky, TuMinhTran, Apomede hay kankuli nói về kỹ thuật. Nhưng cái hùng tráng, mãnh liệt rồi tràn ra thành du dương trữ tìnn rồi lại biến đổi thành niềm vui mừng hân hoan say men hưng phấn tạo nên một chưong nhạc đầy màu sắc và kịch tính, kết thúc bằng âm hưởng dứt khoát hoà đồng của đàn piano và dàn nhạc. Chương III có quá nhiều điều để nói. Tôi nghĩ những ai đã nghe và say mê bản concerto này chắc chắn còn có nhiều cảm xúc hơn tôi.
    Những xúc cảm của tôi có thể sẽ không trùng với những người khác, nhất là những người có trình độ nhất định về nhạc lý, về khí nhạc trong box cổ điển này. Nhưng tôi rất thích câu nói của tooky ở đâu đó trong diễn đàn này, tooky có nói rằng: với nhạc cổ điển, ta chỉ cần một tình yêu, thế là đủ. Tình yêu của tôi, của các bạn chính là những cảm xúc, những trải nghiệm, những khám phá khi nghe những tác phẩm, những bản nhạc cổ điển: cảm xúc hân hoan tột độ của chương Alla breve, niềm say đắm mơ màng của chương Adagio, và cảm giác gai người đến trào nước mắt của chương Allegro. Tất cả những cái đó không có gì có thể đem lại nhiều đến thế, sâu sắc đến thế trừ Rach 3.
  7. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mình thường nghe nhiều Rach2 hơn Rach3. Nhưng quả thực là mình đã phải ấn tượng với Rach3 ngay khi nghe lần đầu tiên, giai điệu mở đầu quả thực tuyệt vời. Mình có thể cảm thấy ở nó rất nhiều sắc thái và hình ảnh đan xen, nó chứa đựng cả không gian và thời gian, chứa đựng cả quá khứ hiện tại và tương lai. Nó vừa mang vẻ kiêu hãnh, chậm rãi, lại vừa thân thuộc như một bài hát ru vang lên khe khẽ. Nó vừa gần gũi, ấm áp, như một lời thì thầm bên tai, lại vừa trải ra mênh mông trên những cánh đồng xa thẳm, xuyên qua không gian và thời gian, và mang đầy ước mơ, hoài bão cao đẹp.
    [​IMG]
    http://www.radix.net/~chinatom/rach.html
    Lại nói về bộ phim mà bác icqseabridge nhắc tới, hình như mình chỉ được xem có một đoạn, không biết có phải là bộ phim nói về một nghệ sỹ piano tài năng bị điên, trần truồng chạy trên bãi biển hay không? Số là, mình vô tình nghe được giai điệu của Rach3 trên tivi nhà hàng xóm, lập tức mình chạy bổ vào nhà, vừa cuống cuồng bật tivi lên mong vớt vát được chút ít, vừa la lên rất to "Concerto số ba của Rachmaninoff!", mình cũng quên luôn cả việc hình như mọi người đang nhìn mình như như nhìn một sinh vật lạ vậy. Chỉ xem được mỗi đoạn cuối của phim, lòng cứ ấm ức mãi !
    Phải nói thật là giai điệu của chủ đề hai do flute diễn tấu khiến người ta phải gai người (xin dùng từ của icqseabridge). Nó tuy được thể hiện ở âm lượng nhỏ nhưng lại có sức mạnh xoáy sâu vào tận cùng tâm hồn, gợi lại những niềm đau, niềm thương và nỗi nhớ, rồi lại nhanh chóng được xoa dịu đi, đưọc san xẻ, và lùi xa trong sự dai dẳng của quá khứ. Chính giai điệu này đã ám ảnh cả ba chương của bản concerto, và dường như đó chính là những nỗi ưu tư của cả cuộc đời Rachmaninoff.
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 18/11/2005
  8. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    "Shine" là một bộ phim đỉnh cao của Geofrey Rush. Trước khi đóng phim ông chỉ là một diễn viên phim truyền hình. Thế nhưng với Shine, Geofrey đã chứng tỏ ông có khả năng diễn tả cảm xúc mãnh liệt như thế nào. Chàng trai trẻ đóng vai Geofrey lúc còn học ở Nhạc viện (tôi không nhớ tên diễn viên) cũng đã tạo nên những ấn tượng không phai mờ vê một con người hi sinh vì nghệ thuật
    Đây không phải diễn đàn về phim ảnh, nhưng tôi cũng muốn đảo qua nói một chút về bộ phim này. Tôi chỉ xem phim vài lần, bởi vì phim rất xúc động, và cũng rất nặng nề. Phim nói về một nghệ sỹ piano tài năng nhưng bị kiềm toả bời cái bóng của người cha. Phim xảy ra trong giai đoạn nước Nga sau thế chiến. Ông bố đã không cho phép người con trai của minh đi học piano xa nhà chỉ vì muốn giữ gìn cái không khí gia đình "ấm cúng" mà ông ấy dày công xây dựng. Cậu con thì ngược lại, tình yêu với cây đàn piano và lời thách thức của chính người bố về bản Rach 3 đã thôi thúc cậu dứt áo ra đi, sang Mý với một suất học bổng. Và sau nhiều năm học với ngưòi thầy (vốn là đàn em và bạn của Rachmaninov, người đã 1 lần chơi bản Rach 3 và được Rachmaninov khen là đã chạm tới phần tinh tế nhất của tâm hồn Rachmaninov), cậu đã quyết định chọn bản Rach 3 làm bản nhạc tốt nghiệp của mình. Hình ảnh chàng trai trẻ quên cả mặc quần áo vì trong đầu lúc nào cũng chỉ có những nốt nhạc, những nhịp phách, những đoạn cadenza hiện hữu. Người thầy đã bắt cậu chơi bản nhạc mà không cần nhìn bản ghi nốt, bởi vì ông muốn cậu phải chơi bằng cả trái tim của mình. Và ông đã đúng khi trong buổi trình diễn tác phẩm này, cậu đã thực sự chinh phục được toàn bộ những giáo viên khó tính trong trường, và đúng như lời ông thầy đã nói: tonight, the genius moment will exist. Thế nhưng, sau khi hoàn thành tác phẩm, cậu đã gục ngã trên bục diễn bởi độ khó và cảm xúc như vỡ tung của bản nhạc. Cậu trở nên ngơ ngẩn và trong thời gian tiếp sau không bao giờ có thể vượt qua được chính mình nữa.
    Tôi xem không nhiều lần, vả lại đây là bản tiếng Anh không có phụ đề, nên xem hơi nặng nề. DO vậy, có thể có vài chi tiết không đúng với nội dung phim hoặc ý nghĩ của phim, mong những bạn đã xem rồi đừng trách. Nhưng bộ phim đã gây ấn tượng mạnh cho tôi và tất cả những người cùng xem với tôi. Bộ phim với vai diễn của Geofrey Rush đã chạm tới rất nhiều khía cạnh của cuộc sống chúng ta, trong đó bản Rach 3 chỉ đóng vai trò như một điểm nhấn mà chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua. Thế nhưng giai điệu tuyệt đẹp của chủ đề 1 Chương Allegro đã làm tất cả mọi người trào nước mắt. Sau này, tôi đã tặng đĩa phim đó cho một người quen, người đã không lần nào không khóc mỗi khi xem bộ phim đó. Người đó nói, với những người trẻ, có thể họ không hiểu hết bộ phim, nhưng với những người đã từng trải qua cuộc sống khó khăn trước đây, xem phim đó như cho họ thấy lại chính mình, ước mơ của mình, những ước mơ mà họ có thể đã bị đánh cắp mà không đủ sức cứu lại hoặc đi đến cùng để thực hiện chúng.
  9. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    @ttdungquantum: Tôi đồng ý với bạn ttdungquantum về đoạn flute diễn tấu chủ đề 2 của chương Allegro. Tiếng flute cất lên ngay sau đoạn Cadenza ***g lộng và choáng ngợp của Piano tạo nên sự tương phản khủng khiếp cho người nghe. Sau những âm thanh hùng tráng mãnh liệt, bỗng nhiên cất lên một giọng ca nhẹ như hơi thở, như van nài, thổn thức, mà trong vắt và thanh khiết lạ lùng. Tuy nhiên tôi vẫn thích đoạn cello khởi xướng hơn, có lẽ vì cello ấm áp và thân thương hơn, flute có cái gì đó sang trọng và hào nhoáng kiểu cung đình quá.
    Không biết bạn ttdungquantum nghe Rach 3 do ai chơi. Topic này dã có rất nhiều người giới thiệu về các bản Rach 3 do nhiều nghệ sỹ chơi, trong đó có vẻ Ashkenazy bị đánh giá thấp nhất thì phải. Gần đây tôi có thêm được đĩa Horowitz chơi và Lang Lang chơi. Nói thật là Lang Lang chơi rất kém, dàn nhạc cũng tệ hại quá, chẳng hạn như đoạn bùng nổ của đàn piano và dàn nhạc sau phần nhắc lại chủ đề 1 có biến tấu, toàn bộ những đoạn có tiếng kèn trompette và bộ đồng đều biến mất, không biết nhạc trưởng chỉ huy quên mất hay là thế nào, nhưng tôi nghe thì không có. Tiếng kèn đó không phải tiếng kèn xung trận như kèn trompette vẫn hay đảm nhiệm trong các bản nhạc khác, nhưng nó như một lời thức tỉnh, một sự chấn chỉnh, một sự kiềm giữ để đoạn bùng nổ đó của piano dịu xuống. Còn Horowitz thì khỏi nói, ông cụ già lắm rồi, tay run lẩy bẩy, thế nhưng chơi vẫn cực kỳ mạnh mẽ. Có người nói với tôi họ không thích cách chơi Rach 3 của Horowitz, bởi vì ông chơi theo kiểu "free handling", còn Ashkenazy thì chơi chuẩn hơn. Không biết các bạn nghĩ sao về điều này?
    Đia Horowitz chơi Rach 3 là đĩa ông chơi dưới sự điều khiển của Zubin Mehta, dàn nhạc New York Symphony Orchestra. Thế nhưng xem thì mới biết, thật ra cả dàn nhạc và Zubin Mehta đều bị cụ chỉ huy. Đúng là ông già gân!!!
    Bạn ttdungquantum nếu có thời gian thì chủ nhật này mời bạn đi uống café. Nếu tiện, bạn có thể liên lạc với tôi qua số máy 0913 300656.
  10. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cụ Horowitz chơi chung với Mehta toàn đánh trượt, kém xa bản thu chung với Reiner cho RCA

Chia sẻ trang này