1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nói với tuổi trẻ

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Tinhnguyen08, 31/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nói với tuổi trẻ

    Chàng viết mướn thành Phơ Lô Răng
    (Trích từ : Tâm Hồn Cao Thượng)

    Câu chuyện hàng ngày

    Cậu bé là học trò lớp Ba, quê ở thành Phơ Lô Răng, mới 12 tuổi, người khôi tráng, thông minh, tóc đen, da trắng. Cậu là con đầu lòng củam một viên Ký Ga, lương ít, nhà lắm miệng ăn, vì thế sinh kế rất eo hẹp. Cha cậu quý cậu lắm, nhưng đến việc học thì lại rất nghiêm khắcc vì cậu đã lớn, cần phải học gấp cho chóng đủ sức đi làm, kiếm đỡ gia đình.

    Cha cậu đã có tuổi, lại lo nghĩ nhiều nên trông già xọm. Thế mà ngoài việc sở ra, cha cậu còn nhặt việc ngoài để kiếm thêm và đêm nào cũng thức khuya làm việc.

    Ôâng vừa nhận được việc viết "băng" báo, cứ 500 tờ thì được 3 phật lăng. Nhưng việc này có phần khó nhọc, nên tối đến, lúc ăn cơm ông thường phàn nàn:
    - Mắt ta độ này kém quá. Làm việc đêm hại người thực !
    Một hôm cậu con nói:
    - Thưa cha, để con làm đỡ vì con viết được.
    Cha đáp:
    - Không, con còn phải học. Công việc nhà trường còn quan hê hơn việc viết "băng" nhiều. Cảm ơn con. Cha không muốn thế.

    Biết không thể nào làm chuyển được lòng cha, cậu thôi không nài nỉ và nghĩ cách khác.

    Một đêm, đợi cha viết mỏi tay đi ngủ, cậu sẽ dậy, lần ra phòng giấy, thắp đèn rồi ngồi vào bàn bắt chước lối chữ của cha viết rất nhanh nhẹn. Tập "băng" viết đã thành đống cao, cậu đếm được 100 tờ. Thề là làm thêm được 1 phật-lăng. Cậu nghỉ tay rồi gión gién về phòng ngủ.

    Hôm sau cha câu vui vẻ bảo cậu:
    - Lệ ơi ! Cha còn có sức làm việc hơn là con tưởng. Ðêm qua, trong hai tiếng đồng hồ cha đã viết hơn mọi hôm đến qua một phần ba. Tay ta còn lẹ, mắt ta còn tinh.

    Lệ sung sướng tự nhủ lòng:
    - Không những kiếm được thêm tiền, ta còn làm cho cha vui sướng tưởng mình trẻ ra. Ta hãy gắng lên ! Cậu làm như thế luôn một tháng. Thức nhiều sinh mệt. Môt tối kia, cậu ngủ gật trong khi học bài.
    Hôm sau, cha cậu mắng:
    - Ðộ này con đổi tính nhiều quá. Trước con có thể đâu ! Con nên nhớ rằng tất cả hy vọng của nhà ta đều đặt vào tương lai của con. Cha rất không bằng lòng con.
    -
    Bị cha mắng, câu định từ nay thôi không viết nữa. Nhưng đến chiều, cha cậu về vui vẻ báo cho nhà biết rằng tháng này cha cậu đã lĩnh được 32 phật lăng hơn tháng trước. Cha cậu lại mua một gói kẹo lớn về phân phát cho các con. Các em cậu vỗ tay reo mừng. Thấy thế, cậu lại quả quyết làm như lần trước và tự nghĩ:
    - Ta phải gắng thêm chút nữa ! Ban ngày ta học, ban đêm ta viết để cho cha và các em ta được sung sướng !
    Cậu viết như thế luôn bốn tháng. Bốn tháng thức đêm ngày mệt ! Bốn tháng bị cha giày vò hắt hủi.

    Sang tháng thứ năm, cậu quyết lòng nghỉ việc để khôi phục lại tình yêu dấu của cha, nhưng đêm đến, câu lại nhớ giấc dậy. Cậu muốn nhìn lại một lần cuối cùng trong bầu không khí bình tĩnh ban đêm, cái phòng con kia, nơi mà cậu đã làm việc giấu trong bây nhiêu lâu. Ðèn thắp, cậu đứng trước bàn nhìn tập "băng" trắng mà cậu sẽ không bao giờ được viết nữa, những tính danh và điạ chỉ cậu đã thuộc làu, lòng cậu bỗng thấy bồi hồi. Rồi bất giác, cậu lại ngồi xuống làm việc. Tay cậu đụng rơi quyển sách xuống đất. Cậu rùng mình sợ hãi. Chết ! Cha cậu dậy thì sao ?

    Cậu nín thở và lắng tai nghe, nhưng không nghe thấy gì cả. Im cả ! Cả nhà đang ngon giấc. Cậu yên tâm cầm bút viết lia lịa.

    Lúc ấy, cha cẫu vẫn đứng sau cậu mà cậu không biết vì nghe tiếng sách rơi, cha cậu nghe ngóng một lúc lâu rồi gión gién ra. Phải! Cha cậu đứng đấy, mái tóc bạc cúi trên mái tóc xanh! Phải! Cha cậu đứng đấy mắt nhìn ngọn bút, lòng cảm thương con !

    Bỗng cậu Lệ thét lên một tiếng có hai bàn tay run run ôm lấy đầu cậu.
    Nghe tiếng nức nở, cậu biết ngay là cha, liền nói:
    - Cha ôi, xin cha tha lỗi cho con !
    Cha cậu, cúi hôn cậu, nước mắt rỏ cả lên trán :
    - Lệ yêu quý cuả cha ! Con đừng giận cha nhá ! Cha đã hiểu cả. Chính cha phải xin lỗi con mới phải.
    Nói xong, cha cậu ôm cậu vào giường mẹ cậu và bảo:
    - Hôn con đi ! Ðã bốn tháng nay nó không ngủ để làm việc thay ai. Ta đã phụ bạc nó trong khi nó kiếm gạo nuôi cả gia đình.
    Hà Mai Anh dịch
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tuổi 20 hãy tự đặt yêu cầu cao với chính mình!
    Trong quan hệ với các thế hệ đi trước, cách tốt nhất để lớp trẻ biểu hiện lòng biết ơn là phải tìm cách vượt lên, đi xa hơn họ.
    Cái cớ để chúng tôi đến gặp ông Vương Trí Nhàn là 2 cuốn nhật ký chiến tranh đang được giới trẻ háo hức tìm đọc: Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Ông là người cùng thời với 2 liệt sĩ nói trên và cũng là người đứng ra biên tập và viết lời giới thiệu cho cuốn thứ hai. Cụ thể hơn, mục đích mà chúng tôi đưa ra cho cuộc đối thoại hôm nay: nhận diện lại về lý tưởng và giá trị của những con người trẻ tuổi (đặc biệt là giới trí thức) trong thời chiến tranh và trong cuộc sống hiện tại...
    Thông điệp làm mẫu qua rồi
    Đọc những trang nhật ký của anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thuỳ Trâm hơn 30 năm về trước, khi họ còn đang là những người trẻ tuổi đang cống hiến tuổi thanh xuân cho công cuộc giải phóng đất nước, nhiều người trẻ hôm nay đều rất xúc động trước lý tưởng, hoài bão cao đẹp của họ. Nhưng nhiều người khác lại có vẻ buồn hơn khi thấy cái lý tưởng đó hình như đang mất dần đi trong cuộc sống thời bình...
    Tôi cho rằng nỗi buồn anh vừa nói là chính đáng, nhưng để khỏi buồn, phải hiểu rằng hoàn cảnh mỗi thời một khác, không thể và không nên đem cái lý tưởng của thời chiến tranh để áp đặt cho con người thời bình.
    Với tôi, những trang nhật ký ấy không phải được in ra để làm mẫu cho các bạn trẻ bây giờ. Thông điệp làm mẫu qua rồi. Điều tôi muốn đề nghị là qua những trang nhật ký đó, kích thích được các bạn trẻ có thái độ đúng đắn với chính bản thân mình.
    Thành thực mà nói, tôi vẫn nghĩ người mình thời nay, kể cả thanh niên, nhiều khi bị mắc cái bệnh hời hợt quá nặng. Dễ bằng lòng với những gì đang có. Nghèo nàn trên phương diện nội tâm. Lúc nào cũng nói mà huyên thuyên không hiểu là đang nói cái gì. Giá kể ta biết dành ra ít thời gian để đối diện với chính mình suy nghĩ thêm xem mình là ai, mình đang ở đâu, đang làm gì và qua đó phanh phui những ẩn sâu trong con người mình thì hay biết bao. Ngay cả tuổi trẻ cũng vậy ...
    Ông cắt nghĩa thế nào về sự khác nhau giữa hai thế hệ ?
    Tôi nhớ trong tác phẩm Thế giới hôm qua, nhà văn Áo Stephan Zweig từng nói tới cái cảm giác kỳ lạ của con người phương Tây khoảng những năm bắt đầu đại chiến thứ nhất: ?oSau một đêm, chúng tôi tỉnh dậy và thấy thế giới cũ không còn nữa?. Sở dĩ như vậy vì đầu thế kỷ này là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi lớn của thế giới từ cổ điển sang hiện đại.
    Trong tư duy cổ điển, con người với con người, con người với hoàn cảnh sống rất hoà hợp. Người ta luôn biết mình phải làm gì và trước mắt người ta hầu như chỉ có một con đường duy nhất. Còn khi chuyển sang thời hiện đại, sự hoà hợp, cân đối hôm qua không còn nữa. Thế giới trở nên kỳ dị. Không phải bao giờ con người cũng dễ hiểu với nhau như ngày trước. Và ngay trong một con người cũng có sự phân cách. Một con người có thể có hai ba bộ mặt khác nhau như trong tranh Picasso chúng ta đã xem.
    Tôi cho rằng ở VN cũng đã xảy ra sự biến động đó. Ngay trong cùng một khoảng thời gian như cuộc chiến tranh chống Mỹ, thì những năm đầu có khác (như ta quen đọc trong phần lớn các tác phẩm văn học), mà từ 1968 trở đi đã khác (đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, thậm chí chỉ cần đọc Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu người ta đã bắt đầu nhận ra sự khác biệt đó).
    Từ sau 1975 thì hoàn cảnh càng thay đổi. Tinh thần của xã hội hiện đại đã và đang chi phối cuộc sống người Việt. Chỉ có điều khác là nếu ở thế giới người ta bình tĩnh để đón nhận và lý giải nó thì ở ta cái mới cái hiện đại lại ít được nói tới hoặc bị lãng tránh. Chúng ta thường đánh đồng các giá trị với nhau, rồi quá luyến tiếc cái đã qua, nên với lớp trẻ, công tác giáo dục ngày càng thiếu thuyết phục .
    Nhiều bạn trẻ khủng hoảng niềm tin
    Có vẻ như ông không chia sẻ với những lời kết án lớp trẻ hiện nay?
    Tất nhiên là không rồi. Ngược lại, tôi thì thấy các bạn trẻ bây giờ khá bơ vơ. Họ gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí còn khó khăn hơn chúng tôi nữa. Chúng tôi cực khổ nhưng có niềm tin, còn sự khủng hoảng niềm tin thì đang thấy ở nhiều bạn trẻ hôm nay.
    Thế hệ chúng tôi chỉ lo đối mặt với kẻ thù và cuối cùng đã góp phần làm nên chiến thắng. Thế hệ các bạn bây giờ đang đối mặt với nỗi đau đớn của đất nước tụt hậu, và trong thâm tâm nhiều người tự hỏi không biết bao giờ chúng ta mới thực sự giải quyết được điều đó.
    Trong cuộc sống, khá nhiều bạn trẻ già đi rất sớm. Một số ra vẻ nhanh nhảu chớp lấy thời cơ để kiếm tiền và tưởng rằng bằng cách đó sớm in dấu ấn của mình trước xã hội, sau đó lao vào cuộc sống ăn chơi thực dụng. Một số khác lại sống đờ đẫn, mộng du hay rơi vào một tình trạng vô cảm, một sự chết mòn về tâm lý. (Điều này thể hiện phần nào trong tác phẩm Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh mới in gần đây).
    Ông có cực đoan quá không? Bởi với nhiều người thì tình trạng lớp trẻ mà ông miêu tả chỉ là cá biệt và đấy không phải là lỗi của cá nhân họ. Liệu có cần nói đến những ảnh hưởng (tiêu cực) của thế hệ đi trước?
    Tôi cũng rất mong muốn có người chứng minh một cách thuyết phục rằng tôi nói sai. Cụ thể hơn, tôi nghĩ rằng giá có thể mở ra một cuộc đối thoại trên phạm vi toàn xã hội để nhận xét về lớp thanh niên hiện nay, và nếu cho rằng họ có hư thì đâu là nguyên nhân đẻ ra sự hư hỏng đó .
    Dù đánh giá mức độ thế nào, song có thể tin chắc trong cái hư của lớp trẻ bây giờ có nhiều cái hư do người lớn gây ra. Tôi tin rằng những người lớn thoái hoá biến chất - mà tiêu biểu là các quan chức tham nhũng - thì con cái của họ sẽ không ra gì. Bởi không ai lừa được con cái cả và cũng vì con cái phản ánh rất đúng chất lượng làm người của bố mẹ. Nhiều lỗi của giới trẻ bây giờ nảy sinh là để phản ứng lại với cách sống bon chen, giả dối, nói một đằng làm một nẻo của chính lớp người đi trước. Vì thế mà trong cái hư của nhiều người trẻ hôm nay, tôi thấy lớp người đi trước có lỗi nhiều.
    Tức là theo ông hoàn cảnh xã hội không giúp cho người thanh niên sống tốt sống đúng đắn, và đó là chỗ khác giữa hôm nay và hôm qua?
    Đúng vậy. Nhìn ra xã hội bây giờ, chúng ta không tránh khỏi xấu hổ: quan chức tham nhũng thuộc vào hàng nhất nhì châu Á; cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, môi trường ô nhiễm, đường đầy bụi bặm, rác rưởi; công nhân đi lao động nước ngoài bị trả về; giáo dục thì nhồi sọ, chạy thành tích, chạy điểm, đủ thứ ?ocò, phe vé?; hầu như ở đâu cũng thấy gian lận ...
    Sau cái phồn vinh giả tạo mốt này mốt kia, chất lượng cuộc sống bị hạ thấp thảm hại. Và cay đắng là chúng ta biết xấu hổ, biết ngượng nhưng vẫn cứ làm. Lên án thì cứ lên án nhưng lười biếng, cẩu thả, chạy điểm, đưa hối lộ? vẫn tiếp tục. Dần dần những cái xấu đó biến thành chuyện bình thường, chuyện ?otặc lưỡi? cho qua. Mỗi cá nhân đều hiểu rằng trong cuộc đấu tranh chống lại hoàn cảnh, mình không đủ sức.
    Thay đổi bắt đầu từ đâu?
    Một cái nhìn lạc quan hơn, được biểu hiện trong ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc trong mục Thời sự và suy nghĩ trên báo Tuổi trẻ (thứ 5, ngày 21/7/2005). Nguyên Ngọc cho rằng ?o...Hiện nay chúng ta đang đến trước một cơ hội mới, một cơ hội lớn... Thậm chí có thể nói mấy mươi năm nay, chưa bao giờ có được tình thế tốt hơn bây giờ để có thể bứt phá lên, chuyển sang một bước quan trọng về chất của phát triển?... Ông có chia sẻ với nhận định đó?
    Tôi đồng ý là bây giờ rất cần phải thay đổi nhưng hầu như chúng ta chưa chuẩn bị được gì cho sự thay đổi đấy. Điều kiện cho sự thay đổi ít quá, nếu thay đổi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên tôi không tin đây là một giai đoạn có thể bứt phá lên được. Ngược lại không khéo thì những lời kêu gọi lại trở thành cách nói một chiều, chúng rất dễ khiến các bạn trẻ rơi vào ảo tưởng.
    Đọc một số truyện ngắn của Nam Cao tôi thấy có một mô-tip lặp lại thế này: nhân vật rơi vào tình thế bế tắc rất cần sự thay đổi; nhưng một chút thay đổi ấy quá bé nhỏ, nhất là nó lại đẩy người ta rơi vào tình trạng bế tắc mới, thậm chí nặng hơn bế tắc hôm qua. Ta ngày nay cũng đang như thế.
    Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ mãi ngồi chờ và cứ bi quan trước thực tại xã hội (mà tôi nghĩ thời nào cũng có). Nhất là những người trẻ tuổi khi cơ hội của họ không phải là nhiều? Vậy phải bắt đầu từ đâu?
    Trước hết tìm cách thay đổi về nhận thức. Báo chí hãy cùng xã hội nhận diện lớp trẻ ngày nay sâu sát hơn nữa. Chẳng hạn, có thể nên đăng nhật ký của các bạn trẻ bây giờ, xem họ sống như thế nào và nghĩ như thế nào về thời cuộc và về chính họ.
    Nói chung tôi muốn trở lại cái ý đã nói đây đó: Hãy nghiêm khắc và tự đặt ra yêu cầu cao với chính mình.
    Trong quan hệ với các thế hệ đi trước, cách tốt nhất để lớp trẻ biểu hiện lòng biết ơn là phải tìm cách vượt lên, đi xa hơn họ. Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung bao giờ cũng có hình ảnh của những chàng thiếu niên anh tuấn từ giã sư phụ xuống núi để tự tìm cách khẳng định mình. Tôi nghĩ rằng mỗi người thanh niên phải tìm cách chuẩn bị để có ngày làm cuộc từ giã mà chính các sư phụ chân chính cũng mong muốn đó.
    Theo Lê Hồng Lâm
    Sinh Viên Việt Nam
  3. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Tuổi hai mươi của tôi là ngọn nến cháy hết mình đến những giọt sáp cuối cùng. Có cả khen, chê nhưng cái cuối cùng là tôi chưa hề hối hận về những gì mình đã, đang và sẽ làm. Bởi vì, SỐNG không chỉ là TỒN TẠI!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ĐẠO HIẾU

    Hàng năm, cứ mỗi độ thu về lòng người con hiếu đạo lại bâng khuâng nhớ về mùa báo hiếu hai đấng sinh thành. Thật vậy, cứ đến Rằm tháng Bảy, không ai bảo ai mọi người đều tự mình nhớ nghĩ đến công ơn sâu dày của cha mẹ để lo báo đáp. Vì rằng: ?oCây có cội, nước có nguồn. Phàm làm người ai chẳng có mẹ cha?. Cho nên, báo hiếu đã trở thành trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người.
    Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, bất cứ dân tộc nào tinh thần hiếu đạo luôn luôn đặt lên hàng đầu. Như trong kinh Đức Phật dạy: ?oHiếu vi vạn hạnh chi tiên?. Việt Nam ta tự hào về đất nước bốn ngàn năm lịch sử, văn hiến lâu đời, người dân luôn biết giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, và chúng ta càng tự hào hơn nữa khi thấy rằng trong suốt quá trình phát triển lâu đời ấy, bất cứ nhà nào cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ hay những người thân đã qua đời. Tục ngữ có câu rằng:
    ?oCây có cội mới đơm hoa kết trái
    Nước có nguồn mới toả khắp rạch sông.?
    Để trở thành một con người hoàn bị, vui sống với cuộc đời, chúng ta đã thọ vô vàn ơn sâu nghĩa nặng mà trong đó ân đức của hai đấng Nghiêm - Từ là cao vời hơn cả. Trước hết xin hãy dành cho mẹ, Người đã ?ochín tháng cưu mang, ba năm nhũ bộ? nhọc nhằn nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé. Khi chúng ta biết nằm nôi, mẹ hóa thành ca sĩ ru cho chúng ta những khúc hát yêu thương đầu đời. Mẹ đã trao cho chúng ta trái tim biết rung động và yêu thương con người. Và cũng từ cái thuở nằm nôi ấy mà có biết bao thi sĩ, nhà thơ hay anh tài lỗi lạc đã phát tiết tinh hoa từ những lời ru ầu ơ? mộc mạc ấy của mẹ. Đức Từ của mẹ luôn trào dâng lai láng như suối nguồn bất tận. Mẹ nuôi chúng ta từ dòng sữa ngọt ngào và trái tim yêu thương vô bờ bến của người. Mẹ lo cho đàn con thơ dại từ miếng ăn, giấc ngủ ?odành cho con các cuộc thanh nhàn?, cho con những gì cao đẹp nhất, tốt đẹp nhất, còn riêng mình chịu phần đắng cay. Mẹ thương con vì con chính là máu, là thịt của người. Đối với mẹ, con là núm ruột, là hy vọng, niềm vui mà cũng là lẽ sống. Chính vì thế, mẹ vui trong niềm vui của các con, mà khổ đau cũng vì con. Dù chúng ta có khôn lớn bao nhiêu nhưng dưới mắt mẹ chúng ta vẫn chỉ là những đứa con vụng dại luôn luôn cần sự chăm sóc và chở che của người. Đúng là ?oMẹ thương con biển hồ lênh láng?, như suối nguồn chảy mãi chẳng vơi. Nếu ?oNước mắt của chúng sanh tràn đầy cả bốn đại dương? như trong Kinh Phật dạy thì có lẽ ba phần lệ ấy đã dành riêng cho những người mẹ hiền khóc thương con mình rồi. Và nếu như tình yêu nam - nữ là tình cảm song phương đắp đổi tình yêu và hạnh phúc thì tình mẹ dành cho con luôn đơn phương, vì ?oMẹ nghĩa là cho đi mà chẳng đòi lại bao giờ?. Nói về mẹ thì không có bút mực nào tả xiết, chúng ta không biết có bao nhà thơ đã viết về mẹ, nhưng đây là những hình ảnh đáng nhớ nhất:
    ?o?Có lần tôi thấy một bà già
    Đưa tiễn con đi trấn ải xa
    Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
    Lưng còng, đổ bóng xuống sân ga?
    (Những bóng người trên sân ga)
    hay:
    ?oNắng mưa từ những ngày xưa
    Lặng trong đời mẹ bây giờ chưa tan?
    Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần đường tập đi?
    (?~Mẹ ốm?T Trần Đăng Khoa)
    Làm sao chúng ta có thể tìm kiếm một tình yêu đích thực như tình yêu của mẹ dành cho con cái, vì tình yêu ấy bắt nguồn từ trái tim yêu thương vô bờ bến, bản chất của nó vốn vô điều kiện, vượt xa tình yêu bình thường, nó hàm chứa không chỉ tình thương mà còn bổn phận triệt để đối với con cái suốt cả cuộc đời của mẹ.
    Rồi thời gian thắm thoát thoai đưa, chúng ta khôn lớn nên người, nhưng đối với mẹ: ?oNuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm?. Mẹ lo lắng cho đường đi, nước bước của các con, sợ các con sớm vấp ngã trước phong ba bão táp của cuộc đời. Lo dựng vợ gả chồng cho các con ổn định bề gia thất. Chính vì thế ca dao đã ví von:
    ?oVí dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắc lẻo, gậnh ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con thi trường học mẹ thi trường đời.?
    Nếu tình mẹ bộc bạch rõ nét thành hành động bên ngoài, luôn luôn vỗ về chăm sóc yêu thương bằng đức Từ vô hạn, thì tình cha luôn kín đáo, thâm trầm, nghiêm nghị và sáng suốt. Y học chứng minh rằng người cha đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền thụ cho con cái những tinh anh cứng cõi, khí chất mạnh mẽ quyết định trong việc tạo nên vóc nên hình của người con. Bằng sức lực lao động cần mẫn cha đã nuôi gia đình và con cái. Có cha bên con như có thêm sức mạnh; uy thế và địa vị hay chính cuộc sống của cha là điểm tựa vững chắc để con vươn lên phía trước.
    ?oCòn cha gót đỏ như son
    Đến khi cha chết gót con đen sì
    Còn cha nhiều kẻ yêu vì
    Một mai cha thác ai thì nuôi con!?
    (ca dao)
    Bằng đức Nghiêm cha sẵn sàng trị phạt khi con cái lầm lỗi để con không sa vào cơn lốc của trò đời. Cha dạy chúng ta bằng lý trí, uốn nắn chúng ta theo luân thường đạo lý, nâng chúng ta lên những tầm cao mới. Cha trao cho chúng ta ý chí và nghị lực để đứng vững giữa cuộc đời đầy cạm bẫy này.
    ?oBiển Đông có lúc đầy vơi,
    Chớ lòng cha mẹ suốt đời trào dâng.?
    Công ơn cha mẹ sâu dày như thế. Là người con Phật chúng ta làm gì để báo đền thâm ân ấy. Trong kinh Phật dạy: ?oGiả sử có người vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ, suốt đời như vậy không dừng nghỉ, lại cung cấp cha mẹ đồ ăn đồ mặc, thuốc thang, hết thảy các món cha mẹ cần dùng. Như vậy cũng chưa đủ để báo đáp thâm ơn sâu dày của cha mẹ?. Theo tinh thần hiếu đạo, khi còn thơ ấu thì chúng ta phải biết hiếu kính, vâng lời ông bà cha mẹ, thi đua học hành thật tốt, thường xuyên thân cận, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Đức Phật dạy: ?oSanh đời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật". Truyện kể rằng xưa có ông Dương-Phủ người rất mực chí hiếu. Nghe đất Thục có vị cao tăng tên là Vô Tế nên muốn qua đó để tham học. Nhưng khi đi được nửa đường thì gặp một vị Tăng, hỏi ông đi đâu. Ông nói lên ý muốn của mình. Vị Tăng liền dạy ông nên quay về không cần tìm Phật đâu xa, trong nhà đã có Phật rồi. Vị Tăng dạy: Ông cứ đi về nhà thấy ai mang dép trái thì người ấy là Phật. Nghe lời, Dương-Phủ đi về. Vì trời đã khuya, nên khi nghe con trở về, người mẹ già lật đật, vội mang trái dép, thấy thế Dương-Phủ hiểu được lời dạy của vị Tăng. Từ đó ông chăm lo phụng dưỡng mẹ già đến cuối đời. Lại nói về truyện Hàn Bá Du dù lớn nhưng mỗi lần bị lỗi lầm đều bị mẹ đánh nhưng không bao giờ khóc. Một lần nọ ông cũng bị lỗi và bị mẹ bắt nằm xuống đánh nhưng lần này ông khóc thật to. Người mẹ ngạc nhiên hỏi vì sao lại khóc. Ông giải thích mẹ vì những lần trước mẹ đánh mạnh ông cảm thấy rất đau nên biết mẹ còn khoẻ, còn lần này mẹ đánh không đủ đau nên ông biết mẹ đã yếu, vì thương mẹ già yếu mà ông khóc. Thật là một tấm gương chí hiếu để chúng ta noi theo. Lại nữa, Lão Lai Tử sống cuối thời Xuân Thu tuy tuổi đã trên bảy mươi nhưng vẫn thường mặc áo ngũ sắc vận rơm, nhảy múa làm trò cười như trẻ con cốt làm cho cha mẹ cười vui. Và cũng từ sự hiếu hạnh đó mà ngày nay không kể người Trung Quốc, Việt Nam ta mà còn một số nước Phật giáo khác có phong tục mặc đồ tang trắng, lưng thắc đai rơm để tỏ sự hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành. Đức Phật trong các kiếp quá khứ đã từng róc xương tuỷ của mình để nuôi song thân khi hoạn nạn, thì huống hồ gì hàng phàm phu nghiệp trọng phước khinh như chúng ta há không báo đáp thâm ơn ấy! Báo hiếu không phải đợi đến khi cha mẹ qua đời rồi mới lo báo đáp mà ngay trong hiện đời này chúng ta phải thể hiện bổn phận của mình, nếu không thì chúng ta sẽ bị tiếng đời miệt thị như câu ca dao dưới đây:
    ?oSống thì con chẳng cho ăn
    Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi?
    Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta được khôn lớn nên người, có gia đình hạnh phúc có con cái để thương yêu. Chúng ta nuôi nấng con cái chúng ta khó nhọc như thế nào thì ngày trước cha mẹ đã khổ nhọc nuôi nấng chúng ta cũng như vậy. Nên cao dao rất ý nhị khi dạy:
    ?oLên non mới biết non cao
    Nuôi con mới biết công lao mẫu từ?.
    Càng yêu thương con cái thì chúng ta kính yêu cha mẹ, cố gắng phụng dưỡng. Truyện kể rằng có hai vợ chồng phụng dưỡng cha già. Vì người cha già mắt mờ, tay run nên thường hay để chén tuột tay xuống đất, vỡ. Thấy vậy, vợ khuyên chồng nên đẻo một cái chén bằng muỗng dừa để cha già dùng, lỡ có rớt thì khỏi vỡ. Người chồng nghe lời vợ làm chén bằng sọ dừa cho cha mình. Người con nhỏ thấy vậy, cũng bắt chước làm một cái chén bằng sọ dừa. Thấy thế, người cha ngạc nhiên hỏi. Con làm chén đó để làm gì? Đứa con ngây thơ trả lời: "con làm cái chén bằng sọ dừa này để sẵn, để một mai cha già như ông nội, chân tay run rẫy thì con cho cha đựng cơm ăn như cha đã cho ông ăn vậy". Người cha nghe đến thế giật mình và kể từ đó không dám cho cha mình ăn cơm bằng chén muỗng dừa nữa. Vì thế, cổ nhân đã khéo léo dạy:
    ?oNếu mình hiếu thuận mẹ cha,
    Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
    Nếu mình ăn ở vô nghì,
    Đừng mong con hiếu làm gì uổng công.?
    Nếu chỉ dừng lại ở tinh thần hiếu đạo thế gian thì chưa đủ, mà đã là người con Phật chúng ta phải hiểu rõ về về phương pháp báo hiếu đúng chánh pháp. Hiện tại chúng ta nên nỗ lực tu tập để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Nếu cha mẹ chưa biết quy kính Tam Bảo để gieo trồng phước duyên, thì chúng ta phải hướng cha mẹ quy y Tam Bảo, thọ ngũ giới, nghe chánh pháp để có một đời sống tinh thần an lạc ngay trong hiện đời. Một mai cha mẹ qua đời, noi gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, chúng ta thiết lễ trai Tăng cầu siêu cho cha mẹ. Vì sao phải mời chư Tăng chú nguyện, vì trong kinh Phật đã dạy: ?oNhư tảng đá dù nặng trăm cân, nhưng nhờ sức lực của nhiều người khiên, thì dời đi đâu mà chẳng được?. Từ thời Đức Phật còn tại thế, các thầy tỳ kheo đã phát đại nguyện cứu độ chúng sanh, nguyện lực đó được duy trì cho đến tận bây giờ và mai sau đã tạo một nguyện lực thâm sâu, chỉ có sức chú nguyện ấy thì mới tiêu nghiệp chướng cùng những oan khiên nhiều đời của cha mẹ đã vì chúng ta mà tạo các ác nghiệp. Nếu là người Phật tử thì việc báo hiếu đã trở thành bổn phận làm đầu, bằng ngược lại chúng ta không những đã đi ngược tinh thần hiếu đạo của người con Phật mà còn trái với truyền thống báo ân của thế gian.
    Nói tóm lại, báo hiếu là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người. Tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện mà thể hiện tâm hiếu hạnh. Đức Phật đã dạy: ?oCùng tột của điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tột của điều ác không gì hơn bất hiếu?. Càng học hỏi, nghiên cứu, nghe giảng dạy chúng ta càng hiểu hơn về ân nghĩa sanh thành. Vậy mỗi người hãy thể hiện tinh thần hiếu đạo ấy để mỗi chúng ta đều là những người con hiếu hạnh, là những đoá hoa ngát hương giữa vườn hoa muôn sắc thắm.
    -Thích Nguyên Chơn-
  5. NHANDAN

    NHANDAN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn về bài viết rất hay! Những điều tôi ghi lại ở trên là những điều phản ánh rất đúng về tình trạng đất nước chúng ta hiện nay - đó cũng là điều tác giả đang rất trăn trở.
    Theo tác giả thì để thay đổi cuộc sống trước hết chúng ta phải thay đổi nhận thức điều này đã chuẩn chưa? Và để thay đổi nhận thức chúng ta phải thay đổi cái gì và làm như thế nào?
    -----------------
    "Báo chí hãy cùng xã hội nhận diện lớp trẻ ngày nay sâu sát hơn nữa. Chẳng hạn, có thể nên đăng nhật ký của các bạn trẻ bây giờ, xem họ sống như thế nào và nghĩ như thế nào về thời cuộc và về chính họ. "
    Cái này là điều tra lối sống của của lớp trẻ chứ không phải cách làm cho lớp trẻ thay đổi.
    Một điều thật sai lầm mà tôi xem trên tivi là các bài phóng sự về trật tự an toàn giao thông. Mục đích của người làm phóng sự là muốn góp phần giảm thiểu tai nạn, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên trong đó người ta lại nói quá nhiều về tình trạng chấp hành giao thông của mọi người - cái mà tất cả chúng ta ai cũng biết: như vượt đèn đỏ, dừng quá vạch, chạy quá tốc độ,...
    Biện pháp là gì chẳng có, tại sao phải ý thức hơn không rõ... có 100 phóng sự như thế chứ ngày nào cũng thông tin tương tự thì nó trở thành ... cơm bình dân. Sau đó lỡ may ý thức tự giác của mỗi người tăng lên mà không còn các bài tương tự người ta lại thấy thiếu thiếu, lo lo
    Những điều báo chí đăng tải về lớp trẻ biết đâu lại phản tác dụng, những điều hay lẽ phải thường ít người quan tâm nhưng những điều tệ hại lại dễ làm thanh niên thức tỉnh, bắt chước.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những virus mới trong giới trẻ
    Những virus của đời sống giới trẻ đôi khi chỉ làm ?omột u lành? một xu hướng mới đang chuẩn bị xâm thực, phủ sóng; nhưng đôi khi là một ?ou ác tính? đang lây lan và cần được ngăn chặn.
    1. Virus Quá- tự- tin
    Trong một chương trình lớn giao lưu SV của nhiều nước trên thế giới, nhóm SVVN hạ quyết tâm ?ophải để lại ấn tượng bằng được trong mắt bạn bè quốc tế?.
    Tất cả những SV được lựa chọn tham gia chuyến đi này đều là những SV ưu tú của các trường ĐH. Tất cả sẽ yên bình nếu không có màn bỏ phiếu bình chọn GL: Group Leader. Các vị đại diện cho Ban tổ chức chương trình vừa vui mừng, vừa sửng sốt vừa cảm thấy... bó tay khi đặt câu hỏi: ?oAi sẽ xung phong làm GL?? vì tất cả các cánh tay đều giơ lên, không thiếu một cái nào.
    BTC chương trình không thiết lập ngay một giải pháp hoà bình. Mọi người sẽ cùng bỏ phiếu để chọn một Group Leader bằng cách giơ tay và nhắm mắt. Lần lượt tên từng người sẽ được đọc lên và ai nhiều người ủng hộ nhất sẽ được lựa chọn.
    Mặc dù giơ tay nhưng tất cả đều nhắm mắt nên không ai biết số lượng phiếu chính xác của mình là bao nhiêu và ai là người bầu cho mình, ai là người không. Kết thúc buổi bầu bán BTC mệt phờ hơi cuối cùng cũng tìm được người lãnh đạo của nhóm quần hùng. Người được chọn này có tổng số người ủng hộ cao nhất: 2 người.
    Đã có một thời người ta lo lắng khi quan sát những cuộc giao lưu quốc tế và không thấy được mức độ tự tin cần thiết của những người trẻ VN. Nhưng bây giờ người ta lại phát ngượng và lo lắng khi mức độ tự tin đang ở mức... bội thực. Virus này lan nhanh trong số những người trẻ dẫn đầu, đặc biệt là cán bộ Đoàn, Lớp... trong các trường học. Việc không tiêu dùng đúng liều lượng của Tự tin sẽ khiến người ta không thể ước lượng được chính xác sức lực của mình và trở nên lố bịch trong những tình huống cố định.
    Một trong những biến tướng của virus này gây ra hiện tượng: ngộ nhận bản thân, chính điều này làm cho công cuộc khám phá bản thân của bạn trở nên gian truân. Dưới đây là trích đăng lá thư của một bạn SV:
    ?oTôi đã từng được một giải thưởng nhỏ trong một cuộc thi mà cái tên của nó thì nghe quy mô và hoành tráng lắm. Nhiều người thân, bạn bè đã nhìn thấy tôi đi cùng nhóm tác giả đạt giải lên một sân khấu lớn đang được truyền hình trực tiếp. Ý nghĩ rằng ?omình đã trở thành một nguyên khí quốc gia? xâm chiếm lấy tâm trí tôi. Tôi không hề biết mình đã có những biểu hiện khác trước: ăn nói khoa trương, coi việc gì cũng là dưới sức của mình.
    Tuy nhiên, những hồ sơ du học của tôi thì đã quá nhiều lần... bị ?othất lạc?. Và ngay cả những số điểm thi học kỳ được hy vọng nhất ở giảng đường đại học cũng khiến tôi không đủ yêu cầu để được làm đồ án tốt nghiệp.
    Tôi bắt đầu suy nghĩ đến những lời cằn cỗi của người bạn mình: ?oMấy cái giải thưởng ấy chỉ đơn giản là phần thưởng cho một game show thôi. Ông đừng quá tự tin mà cho rằng mình đã là hiền tài, trí tuệ của quốc gia. Mấy ông lên bục nhận giải hoạ chăng cũng là một vật trang trí ngoan ngoãn cho sàn đấu thương hiệu trên sân quảng cáo của mấy công ty lớn thôi mà?.
    2. Virus Không- nâng- cấp
    Trong rất nhiều cuộc khảo sát của báo SVVN thời gian vừa qua đều có lưu lại nội dung cá nhân của người tham gia trả lời câu hỏi trong đó có phần địa chỉ email. Điều ngạc nhiên là có đến hơn 30% số người tham gia trả lời phiếu thu thập thông tin đều không có... địa chỉ email.
    Những SV này thờ ơ đến mức tự loại mình ra khỏi một phương thức truyền tin của thời đại mới xuất hiện ngay sau khi có Internet và cuộc cách mạng về công nghệ thông tin.
    Một 8X làm việc tại phòng nhân sự của một công ty tin học sau một hồi... lên cơn sửng sốt thì thuật lại với tôi rằng: ?oHôm ấy mình thực hiện phỏng vấn với 3 bạn SV. Cả 3 đều không thấy có địa chỉ email để liên lạc khi công ty muốn thông báo với các bạn về kết quả phỏng vấn.
    Điều đặc biệt là: khi mình hỏi một bạn rằng: địa chỉ website của công ty là gì nhằm khảo sát mức độ quan tâm và hiểu biết đơn giản của các bạn ấy về công ty. Bạn đó suy nghĩ một hồi, rồi như chợt nhớ ra, lật trong đống giấy tờ của mình rồi đưa tôi một tờ giấy. Bạn ấy nói: địa chỉ đây ạ. Tôi nhìn xuống và tá hoả khi thấy đó là địa chỉ của hộp thư điện tử.?
    SV không biết dân số nước mình là bao nhiêu. Đó là một kết luận đã được rút ra trong một nghiên cứu của SV khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm HN.
    Nhóm SV đã chọn câu hỏi về dân số VN trong phiếu điều tra của mình, một câu hỏi mà theo các nhà nghiên cứu tương lai này thì ?ođó là loại câu hỏi sơ đẳng nhất?. Nhưng sự thực là đã có quá nhiều SV trả lời sai.
    Phiếu điều tra của nhóm tác giả này chỉ tập trung vào các khoa trong trường của mình. Và kết quả thu được như sau: Chỉ có 46% SV khoa Văn trả lời đúng. Số người được hỏi của các khoa trả lời đúng lần lượt là: khoa Toán: 55%, khoa Giáo dục mầm non: 45%, khoa Tiểu học: 58%, khoa Tâm lý giáo dục 62%.
    Chỉ sau một cái chớp mắt, sau một giây đồng hồ, cả thế giới đã có vô vàn những sự kiện mới. Hãy đặt ra cho bạn một trách nhiệm: nâng cấp bản thân.
    3. Virus nghiện đồ công nghệ cao
    Chúng ta cứ hoài ngậm ngùi khi nhìn ngắm mỹ từ Vietnam đứng phía cuối trong các bảng xếp hạng kinh tế, đời sống xã hội, chỉ số nọ kia. So với các nước lân cận, chúng ta kém Singgapo về mặt này, thua Thái Lan về mặt nọ và còn rất xa để đuổi Trung Quốc. Thế nhưng nếu bạn vừa có một chuyến chu du đến các nước trong khu vực bạn sẽ có một kết luận to đùng: giới trẻ VN vô cùng sành điệu.
    Trên đường phố của Malayxia, Indonexia... những 8X vẫn tung tăng và hài lòng khi xài Nokia 3310. Loại điện thoại này vốn đã lạc điệu với 8X Việt Nam từ nhiều năm trước. Sẽ chẳng xa lạ gì nữa, trên đường phố, trong quán cà phê ở Hà Nội hay Sài Gòn là những gương mặt trẻ trung với điện thoại đời mới nhất, máy tính xách tay sành điệu và lắc lư cùng iPod. Nếu có một bảng xếp hạng về mức độ tiêu thụ hàng hi-tech của giới trẻ so với thu nhập quốc dân thì hẳn là VN sẽ ở top dẫn đầu.
    Chỉ tính riêng với Samsung thì tổng doanh thu của họ đã chiếm khoảng hơn 30%. Chính những người tiêu dùng trẻ tuổi đã góp phần làm mũi tên tăng trưởng của Samsung lên đến hơn 60% mỗi năm. Năm 2005, Samsung tung vào thị trường VN tổng số 25 mẫu điện thoại mới và chẳng loại nào bị từ chối (dù đắt đỏ đến đâu).
    Bao nhiêu người sẽ tự hào mà cho rằng: giới trẻ VN sành điệu. Bao nhiêu người thì lo lắng với ý nghĩ già cả: chúng ta nghèo mà chơi hoang, đã ít tiền mà còn hào phóng rút ví nuôi các tập đoàn đại gia. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc có cả một cuộc cách mạng kêu gọi người dân dùng hàng nội địa đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ VN vốn nghiện phim Hàn, vậy hẳn bạn sẽ thấy những chiếc xe chạy... trong phim và cả những chiếc ô tô xếp hàng ngút mắt trên đường trong những giờ tan tầm đều ?omade in Korea? cả.
    Đành rằng tôi chẳng có tội gì khi bỏ những đồng tiền chính đáng của mình ra để mua các thiết bị hi-tech cá nhân và lại có quá nhiều sản phẩm VN không sản xuất được hoặc nếu có sản xuất cũng vô vàn ?onhưng mà? (nhưng mà chất lượng, nhưng mà giá thành...). Nhưng nếu tôi đang phát sốt lên vì một con Samsung đời mới hay một con laptop cáu cạnh đang làm tôi ăn không ngon ngủ không yên... hẳn là tôi đang bị virus nghiện ngập đồ hi-tech tấn công rồi.
    4. Virus mang tên ?okẻ nô lệ của số đông?
    Sự kiện Phi Thanh với bài văn gây chấn động trong năm 2005 đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ. Sự kiện này sẽ chẳng có gì là lạ nếu như đặt nó ở một nền giáo dục khác. Sự kiện này chẳng có gì là lạ nếu như từ trước đến nay SV, HS vẫn có thói quen trong việc bộc lộ chính kiến cá nhân, luôn luôn sáng tạo trong học tập.
    Sự kiện này cũng sẽ càng không lạ nếu như những ý kiến riêng biệt của mỗi cá nhân đều được thừa nhận trong môi trường học thuật, học đường, nếu như những gì khác biệt với suy nghĩ của số đông được trân trọng.
    Chúng ta ngại khi trở thành một người phản biện, một người có thể bị coi là kỳ khôi khi đứng trước lớp phản đối theo kiểu: ?oCô Tấm có hiền dịu không khi có khả năng lấy thịt cô Cám làm mắm đem cho dì ghẻ ăn?. Và đến khi căn bệnh ?ongại phát biểu? xâm thực các giảng đường thì hẳn sự lựa chọn: adua theo số đông là an nhàn nhất. Chúng ta quả thật vẫn luôn tự hào về trí tuệ VN nhưng đã có giải Nobel bao giờ?
    Giờ thì ngay cả ở diễn đàn của Bộ Giáo dục đào tạo www.edu.net.vn cũng có cả chuyện mục ?oThư gửi Bộ trưởng?. Đã có rất nhiều người trẻ dám nói bằng tiếng nói của chính mình: phê phán chủ trương cộng điểm thưởng nhiều lỗ hổng, phản ảnh lịch học, lịch thi quá tải, tẩy chay những gian dối mua bán điểm trong môi trường học đường...
    Ngay cả các cơn lốc thời gian và âm nhạc đôi khi cũng làm bạn trở thành những kẻ nô lệ của số đông mà quên mất rằng bản thân bạn là một tiểu hành tinh và đánh mất cá tính chúng ta sẽ lu mờ. Mùa hè, người ta thấy ngập tràn trên phố phường sắc hồng, mùa đông, thấy ai cũng sắm một vài thứ mang màu xanh lá cây. Không gu, không bản sắc... chắc là bạn bị hoà tan trước khi kịp hoà nhập rồi.
    Theo Lê Xuân Nhật
    SVVN
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trồng lộc thay hái lộc: đề xuất của một sinh viên
    http://vietnamnet.vn/bandocviet/2006/01/530397/
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những ông già noel? không mặc áo đo?
    http://www.vietnamnet.vn/psks/2005/12/525582/
  9. nguyenducminh_tuan

    nguyenducminh_tuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Tôi là một thành viên mới của diễn đàn, mới vừa đọc xong một số bài viết của bạn tinhnguyen08, rất hay, rất có "lửa". Làm tôi nhớ lại những ngày còn là một gnười cán bộ Đoàn, những ngày rong ruổi khắp các nơi để tham gia các hoạt đọng xã hội.
    Điều đầu tiên tôi muốn nói: Tôi đồng ý các ý kiến của bạn.
    Điều thứ hai là tôi muốn góp ý một số điều.
    Tất cả chúng ta hiện diện trên diễn đàn này còn rất trẻ, tuổi trẻ thì rất nhiều nhiệt huyết và luôn muốn mình đương đầu với cuộc sống, luôn muốn tự khảng định mình, luôn muốn tạo ra một điều gì đó mới, luôn muốn tạo một lối đi riêng cho bản thân mình. Tôi tin bất cứ người trẻ tuổi nào cũng có một khát vọng như vậy, bất chấp trình độ học vấn, tầng lớp trong xã hội...
    Những bạn trẻ "sành điệu" cũng là những người muốn tự khẳng định chính bản thân họ trước số đông. Những người quá tự tin, tự bầu chọn mình làm Group Leader, những bạn trẻ không biết e-mail là gì cung vậy, tất cả họ muốn làm một diều gì đó để thoát ra khỏi đám đông.
    Thế nhưng thoát ra khỏi đám đông không có nghĩa là lập dị, không có nghĩa là phủ nhận những điều tốt, những giá trị đạo đức - xã hội - văn hoá đã và đang tồn tại, cũng như đã và đang được xã hội công nhận.
    Ý tôi ở đây muốn nói rằng, chúng ta có quyền và hoàn toàn tự do để khẳng định chính bản thân mình. Nhưng nên khẳng định mình trong chính môi trường mình đang sống. Ví dụ: những con cá chẳng hạn, chúng có quyền khẳng định mình trong chính môi trường nước của chúng, chuyện gì sẻ sảy ra nếu chúng muốn khẳng định mình trên mặt đất?
    Các bạn cũng theo dõi hiện nay báo chí nói rất nhiều đến thế hệ 8X , thế hệ của bạn và của tôi, đang là một thế hệ vàng của đất nước. Tôi nghĩ điều này có một phần nào đó không chính xác, tôi xin lỗi nếu nói điều gì đó xúc phạm. Nhưng phải chăng, báo chí đã quá khen ngợi thế hệ 8X, báo chí đã quên không so sánh chúng ta và thế hệ 8X ở nước ngoài. Tôi hiện đang học ở Pháp, các bạn của tôi đều có thích ra một nước khác để làm việc, thường là các nước khu vực đông Á như Singapore, Thượng Hải, hay Đài Loan, có một số khác lại đi Maroc, Haiti.., nói chung là các quốc gia có nền kinh tế thập hơn đất nước của họ. Họ muốn điều gì? Họ muốn được giao lưu và học hỏi văn hoá, giúp đỡ cộng đồng. Bạn học chung với tôi là con một triệu phú, có một công ty rất nổi tiếng ở Pháp, nhưng vẫn thuê nhà ở riêng, một căn hộ chung cư ở tầng 7 và không có thang máy. Mỗi một năm đều để dành tiền sang VN, về các miền quê để cùng nông dân làm việc, chỉ với một mục đích là hiểu được thế nào là khổ. Họ làm việc này rất tự nhiên, không hô hào, không có brochous cổ động, không báo chí, không tuyên truyền. Chúng ta làm được điều này chưa các bạn. Chúng ta còn thua các thanh niên trên thế giới nhiều lắm. Tôi nói ra điều này với mục đích là chúng ta đừng ảo tưởng bằng những lời nói, bài viết ca ngợi, hãy nhìn thẳng vào chính bản thân mình.
    Điều cuối cùng tôi muốn nói: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay".
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    CUỘC SỐNG VỊ THA
    Vị tha là vì người khác.(Tha là tha nhân, là người khác ).
    Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống để làm lợi ích cho người khác, không còn sống cho mình nữa.
    ...
    Vậy, tại sao cuộc sống vị tha là một cuộc sống đẹp mà ai cũng ca ngợi? Bởi vì từ lâu, do bản năng chấp ngã mãnh liệt, chúng ta bị khuynh hướng vị kỷ tồn tại chi phối mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm. Từ đó, trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết sống cho mình, làm bất cứ điều gì cũng vì lợi ích của mình trước. Khi còn bé, chúng ta tranh giành miếng ăn, miếng uống, tình thương đối với anh em. Lớn lên, có thể dùng mọi thủ đoạn để tranh giành tiền tài, quyền lực cho mình. Thế giới này đầy ắp khổ đau là vì cuộc sống vị kỷ. Trong Tứ Diệu Đế, khổ được coi là một thực tế, một thực tại của cuộc sống mà nguyên nhân của khổ là do lòng ích kỷ. Cho nên, cuộc sống vị tha là một cuộc sống giúp người ta thoát được đau khổ. Chưa cần tu tập những pháp cao siêu, chỉ cần sống một cuộc sống vị tha, chúng ta đã đem lại cho tâm mình sự an lạc. ...
    Cho dù cuộc đời mình đầy bất hạnh, là một người tật nguyền, một người bệnh hoạn hay là một người nghèo khổ, ít học?, nhưng nếu sống một đời thật sự vị tha, không vị kỷ thì những mặc cảm, những nỗi buồn ấy sẽ tan biến trong tâm hồn chúng ta. Vì đời sống vị tha sẽ đối trị, sẽ diệt được vị kỷ. ..
    ...khi đã có một đời sống vị tha, trước hết những người chung
    quanh mình đựơc lợi ích, và chính bản thân mình cũng xoá
    sạch mọi đau khổ.
    (Trích : Tâm lý đạo đức -NXB Tôn giáo)

Chia sẻ trang này