1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NSND Đặng Thái Sơn - Tôi vừa vui vừa buồn, Việt Nam mình đã đi sau họ rồi.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ITpro, 23/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ITpro

    ITpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    NSND Đặng Thái Sơn - Tôi vừa vui vừa buồn, Việt Nam mình đã đi sau họ rồi.

    size=3][/size=3]
    CÁC BẠN ƠI , chúng ta phải ngâm ngùi khi NHẠC CỔ DIỂN VIỆTNAM đã thật sự Thua Các Nước trên thế giới ,kể cả Thái Lan, Malyasia , Indô,


    Mấy hôm nay, tôi vào nhạc viện Hà Nội và đề nghị CHUYỂN TOÀN BỘ Bộ Sưu Tập Nhạc Cổ Diển ( Nhiều gấp 5 lần của Box chúng ta, ) Tôi muốn tất cả ,Thấy Trò đều có tư liệu AUDIO và VIDEO như chúng ta, Tôi đã gặp họ, nói chuyên từng người.
    Vậy mà không hề một ai quan tâm, kể cả THẤY CÔ, và HỌC TRÒ,...........................


    Tôi cung hiểu ra rằng : 25 năm chúng ta không thể có thêm 1 Đặng Thái Sơn, có lẽ 25 năm nữa chăng . Có thêm 1 Đặng Thái Sơn, trong khi Thế Giới có hàng Trăm tài năng như Đặng Thái Sơn.,............................


    Chúng ta sẽ có nhiều "SAO MAI ĐIỂM HẸN" và nhiều "TIẾNG HÁT TRUYỀN HÌNH", và 50 năm nũa mới có một Đặng Thái Sơn




    Thứ tư, 23/11/2005, 09:41 GMT+7

    NSND Đặng Thái Sơn: ''Tôi sống như cây lúa''

    "Bây giờ tôi đã có quyền lựa chọn và chỉ nhận lời những chương trình mang lại niềm vui nghề nghiệp. Không như hồi tôi mới nhận giải, được ai mời là hạnh phúc lắm và nhận hết, bởi đâu phải lúc nào cũng có cơ hội để mà chơi nhạc cổ điển", nghệ sĩ tâm sự trước buổi biểu diễn hòa nhạc Toyota tối nay tại Hà Nội.

    - Buổi biểu diễn đêm nay có gì khác so với những buổi biểu diễn của anh ở các quốc gia khác?


    NSND Đặng Thái Sơn trả lời phỏng vấn.
    - Đêm nay tôi chơi bản Concerto cung La thứ - viết cho piano của nhà soạn nhạc E.H. Grieg. Không giống các buổi biểu diễn thông thường tôi chơi nhạc của Bach, Beethoven, lần này tôi chọn một bản mang màu sắc lãng mạn và trữ tình hơn để phù hợp với không khí lễ hội của chương trình. Mà nhạc lãng mạn thì Grieg là một đại diện tiêu biểu. Tất nhiên, buổi biểu diễn đêm nay trong Nhà hát Lớn phải không giống những buổi khác vì tôi... đá trên sân nhà.

    - Một NSND trứ danh bây giờ đứng biểu diễn trước khán giả mang cảm giác gì khác với cậu sinh viên 19 tuổi Đặng Thái Sơn của 25 năm về trước?

    - Khác chứ. Trước đây điều kiện khán phòng, đàn, âm thanh đều sơ sài, đánh hay hay dở thì tôi cũng được vỗ tay. Còn như tôi bây giờ mà chơi đàn chán thì chắc là không được hưởng ứng nữa đâu. Khán giả có quá nhiều điều kiện để nghe nhạc, thông tin cũng có nhiều, không thể hù dọa được. Mỗi buổi biểu diễn thành công tôi cũng cho rằng cảm xúc là rất quan trọng. Như tôi bây giờ - dùng đúng từ là "đi làm ăn" đó - một năm chơi không biết bao nhiêu lần cho một bản nhạc, không phải lúc nào cũng đủ sức khỏe và cảm xúc để nói là mình có hứng thú và chơi hay được.

    - Đang giảng dạy tại Đại học Montreal (Canada), nhưng có rất nhiều lời mời đón anh về Hàn Quốc, Ba Lan, Đức làm giảng viên của họ. Anh nghĩ sao về ý định sẽ một lần nữa chuyển sang quốc gia khác sau khi đã chuyển từ Nhật sang Canada?

    - Tính tôi cả thèm chóng chán. Việc tôi chuyển từ Nhật sang Canada một phần vì thích thay đổi. Không thể nói trước tôi sẽ đi đâu, nhưng có thể châu Âu là nơi tôi sẽ suy nghĩ vì tôi đang được mời về dạy tại Paris. Việt Nam là quê hương, tôi sẽ trở về khi kết thúc vòng tròn cuộc sống của mình, chưa biết là lúc nào. Với công việc hiện tại, tôi khó có thể sống ở Việt Nam vì chỉ tính riêng tiền vé máy bay thôi cũng rất bất tiện. Mỗi buổi biểu diễn lại phải quen với nhịp sinh học mất tới 2-3 ngày, rất không nên. Nhưng tôi sẽ về Việt Nam thường xuyên.

    - Cảm giác của anh - một người Việt Nam hiếm hoi trở thành một "công dân thế giới" - như thế nào?

    - Tôi tự hào. Nhưng thật sự phải hiểu thế này, niềm tự hào là rất cần thiết, nhưng tự hào của tôi chỉ dừng lại ở sự tích cực là đem lại tự tin cho cá nhân tôi mà thôi. Còn tự hào để nghĩ về mình nhiều quá mà mất sự phấn đấu thì rất không hay. Thế giới bây giờ là cạnh tranh nhau, tôi cũng phải cạnh tranh để có được vị trí của mình trong nghề nghiệp.

    - Anh là người châu Á đầu tiên giành HCV cuộc thi Chopin quốc tế lần thứ 10 tại Warsaw. Năm nay anh là khách mời duy nhất biểu diễn và làm giám khảo cuộc thi piano quốc tế lần thứ 15. Sau 25 năm, cảm giác của anh như thế nào?

    - Khi được biết mình là pianist duy nhất biểu diễn tại lễ khai mạc cuộc thi này tôi rất lo lắng - bởi mình là giám khảo cuộc thi, đồng thời là người từng được giải mà lại trình diễn trước các thí sinh giỏi nhất thế giới. Và tất nhiên, tôi đã phải chọn bản concerto mà tôi trình diễn tự tin nhất. Năm nay, người Á Đông chiếm số đông cả thí sinh và khán giả. Có tới 5/6 giải chính thức, 9/12 thí sinh chung kết là người Á Đông, nhưng không có người Việt Nam. Tôi vừa vui vừa buồn, Việt Nam mình đã đi sau họ rồi.

    - 25 năm âm nhạc Việt Nam chưa tìm thấy một Đặng Thái Sơn thứ hai. Anh nghĩ sao về điều ấy?

    - 25 năm, tôi nghĩ là đã quá lâu rồi đấy. Bây giờ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã là những cường quốc. Nhưng Việt Nam mình đã thua cả những quốc gia có nền âm nhạc phát triển mới chừng 20 năm như Thái Lan, Indonesia... Tôi nghĩ thật đáng lo lắng. Cứ nhìn cái Nhà hát Lớn gần 100 tuổi và đẹp đẽ thế này lại nghĩ nhạc cổ điển của mình đáng lẽ phải phát triển hơn thế.

    - Anh sẽ làm gì để góp phần cho việc "chấn hưng"?

    - Nhiều người hỏi tôi ít về Việt Nam diễn, ít diễn tác phẩm của Việt Nam. Nhưng thật sự là có quá ít tác phẩm viết cho piano của Việt Nam, và cũng không nhất thiết phải ở Việt Nam mới có thể đóng góp cho nước nhà. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo có e-mail và nói với tôi về một tác phẩm viết cho piano. Tôi hy vọng sớm có thể trình diễn tác phẩm này. Hiện tại, tôi và một số người có dành một số học bổng cho các sinh viên nhạc viện trong nước, giúp họ ra nước ngoài tu nghiệp. Phải tiếp xúc nhiều hơn nữa với các nước phát triển về âm nhạc.

    - Điều gì mà anh cho đó là bí quyết thành công của mình?

    - Tôi sống giống như một cây lúa. Càng nặng hạt càng trĩu bông. Chỉ có lúa lép mới cứ ngẩng cao đầu mà thôi.

    (Theo Thanh Niên)



    [
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không chỉ nhạc cổ điển thua mà thôi. Cả nền nghệ thuật
    âm nhạc nữa cũng thua.
    Dù sao, chuyện văn hoá nghệ thuật một nước không chỉ căn
    cứ vào một tài năng mà đánh giá. Thử hỏi ngày xưa, khi Đặng
    Thái Sơn trúng giải nhất, thì lúc ấy nền nghệ thuật âm nhạc Việt
    nam có hơn các nước khác chăng?
    Nói thật, để có một vô địch thế giới về chơi Piano, đâu phải
    cần đến 25 năm? Đâu phải cần đến cả quốc gia? Đặng Thái
    Sơn đã được học tập ở Nga nhiều chứ không phải chỉ học ở
    ViệtNam.
    Tôi ở Mỹ, nhưng nền nghệ thuật âm nhạc cổ điển của Mỹ như
    thế nào, tôi cũng không biết . Chỉ biết nước Mỹ nhiều tiền lắm,
    nên có khả năng có nhân tài, nhưng tôi chưa thấy vô địch Piano
    thế giới ở Mỹ tỷ lệ thuận với đồng đôla. ViệtNam bây giờ chạy
    theo đồng tiền, nên âm nhạc cũng có thể giống như Mỹ, nhạc
    cổ điển không kiếm tiền nhiều như các nhạc khác. Đặng Thái
    Sơn chắc khó sống ở Mỹ, và tốt nhất là nên ở châu Âu, nơi
    người ta còn coi trọng nghệ thuật hơn tiền. Tôi đoán, ViệtNam
    ta hàng trăm năm sau, cũng khó có một vô địch thế giới Piano.
    Chẳng có gì đáng buồn cả. Dân VN bây giờ không bị đói như
    tôi lúc Đặng Thái Sơn được nhà nước cho đi Nga tập đàn.
  3. ITpro

    ITpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cũng xin kể thêm : Ngày Trước Nhà nước Cấm không cho Đặng Thái Sơn đi Nga, thầy của anh là Issac Katz , đã phải đề nghị bên phía Nga cho phép sang mấy lần mới được phía Việt Nam cho "đi học" , và khi anh thành tài thì TUNG HÔ MỘT CÁCH VANG DỘI , ....là thành quả của Việt Nam, với cái tên "Nghệ Sĩ Nhân Dân"
    Tôi hiểu vì sao anh nói : "Tôi sống giống như một cây lúa. Càng nặng hạt càng trĩu bông. Chỉ có lúa lép mới cứ ngẩng cao đầu mà thôi"
  4. timo

    timo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Mới gâ?n đây nhất la? anh Phạm Quang Minh đoạt gia?i đặc biệt trong đại hội Guitar toa?n thế giới tô? chức tại Myf. ( một trong 3 ngưòi châu Á được ban tô? chức mơ?i đích danh)
    Tôi cufng chă?ng hiê?u tại sao anh ấy dự thi đại hội Guitar toa?n quốc (lâ?n I) thi? chi? nhận được gia?i khuyến khích ( lứa tuô?i trên 32)
  5. timo

    timo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Thêm nưfa, một ngươ?i VN duy nhất cufng vinh dự được ĐH Guitar mơ?i đích danh la?m giám kha?o. Ngươ?i na?y cufng không công tác trong hệ thống chuyên nghiệp Âm nhạc ơ? Việt nam hay nhạc viện na?o ca? ma? chi? la? một ngươ?i chơi nhạc không chuyên ( học tro? thâ?y Nguyêfn Tiến Dufng- nhạc viện SG)
  6. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    bác Codep nói đúng đấy.
    Bây giờ trong nước tràn ngập loại nhạc thị trường rẻ rúm. Mà ko chỉ âm nhạc mọi loại hình nghệ thuật khác cũng thế thôi. Văn học từ năm 80 trở lại đấy chả có lấy một tác phẩm ra hồn, một cây bút cự phách như những Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân....một loạt các tác phẩm quá nổi tiếng.
    ĐA bọn em cũng thế. Những bộ phim hay toàn gắn mác trước 1975.Bây giờ thì tràn ngập loại phim bán mông bán đùi , nội dung 3 xu... ko thể nuốt nổi.
    Đâu còn chỗ đứng cho nghệ thuật đích thực.
    Nguyên nhân do đâu đúng là do một chữ tiền. Người ta sáng tạo nghệ thuật đặt lợi ích thương mại lên hàng đầu đâu còn chỗ cho tri thức nghệ thuật, sự đau đáu,tâm huyết với tác phẩm của mình.Buồn thay.
    Tất nhiên không thể ngồi sáng tác xuông mà không ăn. Nhưng em nghĩ nếu đã là tác phẩm xuất sắc thì chắc chắn người nghệ sĩ có được rất nhiều thứ.
    Tiếc là cái đạo đức nghề nghiệp bây giờ bị coi nhẹ quá.
    Cái lối làm việc gian dối, chỉ quen bòn rút tiền bạc của nhà nước của nhân dân đang rất nặng nề trong ko chỉ nghệ thuật mà là mọi ngành nghề ở nước ta.
    Người dân thì cứ nghĩ mình đang được thưởng thức thứ nghệ thuật ghê gớm lắm(thành quả của kĩ nghệ lăng xê) chứ ko biết mình đang thực sự bị lừa.
    Và hệ quả là việc nhỡn tiền ai cũng thấy đó.
    Các chương trình ca múa nhạc thì què quặt, hát hò thì playback giả dối, chất lượng ca sĩ thì ...ôi thôi ! Một lũ vô đạo đức.
    Film ảnh thành nơi quảng bá người mẫu, ca ve hạng sang.
    Sân khấu hài thì mọc lên như nấm toàn lôi những điều rất nhân văn rất căn bản của con người ra để bêu xấu dè bỉu nhau.
    Văn học thì ngay cái từ rất văn hóa cũng ko biết.
    vd : Ô sin là biểu tượng cho sự vươn lên của người fụ nữ Nhật. Đẹp đẽ bảo nhiêu thì bây giờ lại bị thay cho từ dùng chỉ ngưòi giúp việc.
    Người dân tiếp tục bị lừa một cách trầm trọng.Từ đó lệch lạc trong suy nghĩ , tâm hồn. Tệ nạn xã hội, tội phạm ngày một phát triển.Mọi thứ đều có căn nguyên của nó cả.
    Kết quả tất yếu của một nền nghệ thuật lừa đảo nhân dân.Độc ác lắm !
    Người dân ko được tiếp cận với nghệ thuật chân chính, tiếp tục bị lừa những giá trị nghệ thuật đích thực ngày càng mai một, thưa thớt dần.
    Những người tâm huyết và thực sự có tài nhiều khi không được thể hiện hết mình là vì thế. Hoặc giả thử nó cũng chỉ như cánh én ko làm nên nổi mùa xuân.
    Thử hỏi nghệ thuật VN làm sao vươn lên được, cứ mãi như xe ko phanh tụt dốc ngày qua ngày.
    Vài dòng gọi là giãi bày !
  7. minou

    minou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý với bạn ?okẻ săn máu? ở những điểm sau :
    Văn học từ năm 80 trở lại đây chả có lấy một tác phẩm ra hồn
    Thế bạn đã ?othực sự đọc? tpvh nào chưa ? ?oĐộc giả thực sự? là người không đọc tpvh qua những gì người khác nói và viết. Cũng như ?othính giả thực sự? là người không nghe nhạc qua ...tai người khác.
    Đâu còn chỗ đứng cho nghệ thuật đích thực.
    Cái này chẳng lo bạn ạ. Nghệ thuật đích thực thời nào cũng có chỗ đứng cả. Tớ thề đầy ( xin lấy tình yêu của tớ ra mà thề...)
    Tiếc là cái đạo đức nghề nghiệp bây giờ bị coi nhẹ quá
    Tùy từng người thôi, không nên vơ đũa cả nắm. Tớ từng gặp ối người luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Thế bạn chưa từng gặp ai như vậy à ?
    Người dân thì cứ nghĩ mình đang được thưởng thức thứ nghệ thuật ghê gớm lắm(thành quả của kĩ nghệ lăng xê) chứ ko biết mình đang thực sự bị lừa.
    Tùy từng người dân thôi, thế các thành viên trên diễn đàn NCĐ không phải là người dân à ?
    Một lũ vô đạo đức
    Thấy tên tớ được mod giật tít, tớ ngờ là tớ cũng ở trong lũ này wá !
    Cho tớ được thanh minh : Tớ không hề muốn được lăng-xê mà thích để ?ohữu xạ tự nhiên hương?. Tại nhà báo Ninja và fan hâm mộ Yes_Iam_here lăng xê không công cho tớ đấy chứ !
    Chị Mèo Trắng kíu em với ! Chúng nó bắt nạt em !!!
    Si Mi Chiamano Minou
    Sinh ra ta là cha mẹ ta, người hiểu ta chỉ có Blanchechatte
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mình biết mod nào giật tít đấy (hôm nay online từ khuya đến sáng sớm, đứa nào ra vào box là nắm hết ), chắc định theo chân chị meongoan làm title giật gân để ăn khách đây mà. Thôi mình bỏ cái title đó đi để khỏi ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân, sướng nhá
    Bạn Bloodhunter có cái nhìn phiến diện quá nhỉ. Cho mình hỏi theo bạn thế nào là nghệ thuật đích thực, và nghệ thuật được làm ra để dành cho ai?
    Một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra cần sự đóng góp của người thưởng thức để nó được nhìn nhật, được đánh giá và được hiểu. Nghệ thuật đích thực là để phục vụ những người thưởng thức đích thực. Và người sáng tạo nghệ thuật chỉ có nhiệm vụ làm vừa lòng khách hàng của mình. Như vậy vấn đề là nằm ở chỗ khán thính giả chứ đâu phải ở người làm nghệ thuật. Nếu khách hàng cảm thấy thỏa mãn thì người làm nghệ thuật đâu phải cố thêm cho mệt. Làm khán giả có khi còn khó hơn cả nghệ sĩ. Nếu khán giả không đòi hỏi nhiều thì đâu cần nghệ sĩ phải cố gắng. Bởi vậy cần giáo dục người ta thưởng thức trước đã. Bạn đã từng hỏi người ta đến xem Đặng Thái Sơn để thưởng thức hay chỉ vì hiếu kỳ chưa? (Mà những người muốn nghe thật sự lại chưa chắc được vào bên trong, đấy cuộc đời éo le là ở chỗ ấy).
    Đồng ý với minou là cũng tùy người dân, nhưng đa số người dân chúng ta đang để tự bị lừa và cho rằng mình đang được thưởng thức nghệ thuật. Chả nói đâu xa, mình thấy nhiều người nghe nhạc Instrumental (loại nhạc cổ điển nửa mùa) nhưng cứ ngỡ đấy là nghệ thuật đỉnh cao. Mà lại có người nghe nhạc cổ điển xong rồi ra đường bảo: "Đấy, cái tôi nghe chính là nghệ thuật đích thực, kết tinh của nhân loại". Đạo diễn kỳ cựu Spielberg từng phát biểu: "Bây giờ ở Mỹ chỉ có nhà tư bản làm phim chứ không có nhà nghệ thuật làm phim". Bây giờ khán thính giả bỏ tiền ra để thư giãn giải trí chứ không muốn thưởng thức nữa. Có lẽ bây giờ cuộc sống vất vả quá nên họ không muốn suy nghĩ thêm nữa, chỉ cần cái gì đó cho đỡ căng thẳng thôi.
    Chả có nền nghệ thuật nào lừa đảo nhân dân cả, chẳng qua họ tự lừa mình thôi. Nhưng mà cũng không đến nỗi tệ nạn xã hội, tội phạm ngày một phát triển là do nó đâu, nói thế to tát quá .
    Nói một rồi thì cũng phải nói hai, kẻo người khác lại giận. Không phải là không có người biết thưởng thức nghệ thuật, nhưng số người đó ít quá không đủ để nghệ sĩ đích thực thể hiện. ĐTS cũng muốn ở VN lắm chứ, nhưng ra nước ngoài thì tài năng của ông mới được đánh giá đúng mức, có được người nghe thưởng thức đúng tiếng đàn của mình và được nghe cả tiếng vỗ tay thật sự nữa.
  9. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Apo có vẻ hợp quan điểm với Minou trong nhiều vấn đề nhỉ ?
    Chị cũng mới đọc được một đoạn của Romaint Rolland trong cuốn sách Nhina mới cho mượn. Rất tâm đắc với quan điểm này của Rolland :
    Vào thời kỳ tôi cố gắng xây dựng nhà hát nhân dân ở Pháp, tôi đi đến kết luận rằng, để có một nền nghệ thuật của nhân dân, cần phải ?obắt đầu bằng việc có một công chúng được giải trí, mà không bị kiệt sức bởi bần cùng và đói khát, làm việc không ngơi nghỉ, một công chúng không bị đần độn bởi mê tín dị đoan, bởi những điều cuồng tín, một công chúng làm chủ được mình và là người chiến thắng trong cuộc đấu tranh hiện thời.?
    Faust nói : ?oKhởi thủy là hành động?
    Hugo cũng nói : ?oYêu, nghĩa là hành động?
    Chúng ta là những người yêu NCĐ nói riêng và VHNT đích thực nói chung mà chúng ta chỉ nói mồm thôi thì không phải là yêu thực sự. Bất cứ ai yêu NCĐ thật sự cũng đều có khả năng góp phần bé nhỏ của mình vào sự nghiệp chung ( cái trang web về NCĐ í mà ). Mà em Minou đã biết rằng ở trang web đó nick cobeo đã là Junior member rồi trong khi nick Minou vẫn chỉ là starting member chưa ???
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    blanchechate biết tiếng Nga thì có thể dịch cho tôi chữ Nôm
    Nga sau đây được không:
    Rássi Ya Rô Đina MaiYa
    Ngày xưa tôi ở ViệtNam thích nghe bài hát này lắm .
    Đó là một bản hợp xướng với hàng trăm giọng hát các loại .
    Người hát chính là một chàng trai trẻ rất khoẻ mạnh nhìn
    bề ngoài khá bự con, và giọng hát sang sảng vang to.
    Nghe hát đến chỗ cuối thật cảm động ứa nước mắt, tuy
    mình không phải người Nga.
    Nếu bạn có bản nhạc bài này, xin gửi cho tôi để tôi tập hát .
    Tôi biết bài Chiều Maxcơva như nhiều thanh niên hồi xưa,
    nhưng bài này buồn ảm đạm quá . Tôi thích những bài hùng
    mạnh, trẻ và tươi sáng kia. Bài hát "tiếng hát trái tim" trong
    bộ phim cùng tên cũng khá, nhưng câu kết hơi bị ỉu.
    Một hôm tôi đưa xe đi sứa . Tôi đến một tiệm người ta giới thiệu
    là tiệm Pháp, lấy tiền phải chăng . Trong lúc chờ lấy xe, vì bệnh
    nhẹ thôi, chữa khoảng nửa giờ, tôi chợt thấy một cuốn tạp chí
    có tiếng Nga . Tôi cầm lên và nói với ông chủ, "Tôi biết đọc tiếng
    Nga nhé, tuy không hiểu gì cả ." Sau đó, tôi nói, tôi biết vài tiếng
    Nga như "Mẹ ở nhà," rồi "Cô giáo, cái đèn, mặt trăng." Hứng
    lên, tôi nói, tôi còn hát được tiếng Nga nữa . Rồi tôi lên giọng
    và hát thật to "Rássi Ya Rô Đina MaiYa a a a." Tưởng chí là
    chuyện nói cho vui, không ngờ ông ta bớt cho 20 đôla sau khi
    tính tiền sửa chữa xe. Thì ra đó là một tiệm Nga, và nhiều người
    trong số khách hàng đến tiệm lúc đó cũng là người Nga.
    Ai nói nghệ thuật chân chính không kiếm được tiền?

Chia sẻ trang này