1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nữ doanh nhân nhà Dr. Thanh trải lòng về những góc khuất ở Tân Hiệp Phát - Phương Uyên Trần

Chủ đề trong '1984 Public' bởi dsvnseo, 21/06/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dsvnseo

    dsvnseo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    ần đầu tiên, Trần Uyên Phương - ái nữ của ông chủ Tân Hiệp Phát đã trải lòng về những góc khuất của tập đoàn này.

    Vượt qua cơn bão khủng hoảng truyền thông với vụ án “con ruồi”, Tân Hiệp Phát đã tìm lại được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát tại Việt Nam và có sản phẩm xuất khẩu tới gần 20 nước trên thế giới.

    Làm thế nào để Trần Uyên Phương, con gái ông Trần Quý Thanh, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát có thể kế tục sự nghiệp của cha, tiếp sức cho ông trong những thời khắc khó khăn nhất, để tập đoàn này chiếm thị phần ngang ngửa Pepsi, vượt qua cả Coca Cola?

    Liệu tham vọng vươn lên tầm châu Á, tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% và đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023 của Tân Hiệp Phát có quá phải là quá viển vông?


    [​IMG]
    Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát​

    Tại tọa đàm “Doanh nhân trẻ và khát vọng toàn cầu” do CLB Doanh nhân 2030 tổ chức nhân kỷ niệm 16 năm thành lập, lần đầu tiên Trần Uyên Phương đã chia sẻ rất chân thành về những góc khuất của Tân Hiệp Phát mà ít ai có thể thấu hiểu hết.

    Là thế hệ F2, khát vọng toàn cầu của chị có gì khác so với thế hệ đàn anh, đâu là giá trị nền tảng để chị kế thừa, tiếp nối từ thế hệ F1?

    Chị Trần Uyên Phương:Giá trị nhất là những bài học thực tế, kể cả thành công và thất bại của Tân Hiệp Phát. Có giai đoạn các công ty đua nhau lên sàn, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng lên đến 18 - 20%, bất động sản tăng phi mã… nhưng Tân Hiệp Phát vẫn trung thành với sứ mệnh và tầm nhìn của mình, tập trung vào thế mạnh cốt lõi chứ không đầu tư sang lĩnh vực khác, mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu của châu Á.

    Vượt qua bao thử thách, đi được đến ngày hôm nay thì người cũng đầy sẹo rồi, nhưng hạnh phúc nhất là khi nói đến sản phẩm nước giải khát Việt Nam là người ta nhắc ngay tới Tân Hiệp Phát.

    Từng đi du học ở nước ngoài về, lại kế nghiệp một gia sản lớn của gia đình, làm thế nào để chị thoát được chữ “con nhà giàu vượt sướng”, khi có quá nhiều thứ có sẵn?

    Chị Trần Uyên Phương: Chữ “giàu vượt sướng” chỉ là một quan niệm thôi. Phương may mắn sống trong gia đình luôn giáo dục con cái muốn có thứ gì phải tự làm ra, không xòe tay ra xin.

    Trở về nước, Phương cũng đấu tranh dữ lắm giữa việc về Tân Hiệp Phát làm hay ra ngoài làm. Thỏa thuận ban đầu giữa Phương với bố là thương lượng về lương! Phương nói với bố nếu không biết mức lương cụ thể, chắc chắn không ý thức được hết trách nhiệm mình phải làm.

    Nhưng thực sự làm hoài không được tăng lương, đến lúc nào đó phải gõ cửa phòng bố đòi tăng lương!

    Nhìn lại suốt con đường trở về, Phương rất cảm ơn bố mẹ đã thật nghiêm khắc với mình. Đi lên từ vị trí thư ký, Phương đã nỗ lực hết sức để tăng lòng tin của nhân viên, của bố mẹ.

    Quả thật, trong kinh doanh, khó có thể nói gia đình là số một lắm. Phải trải qua rất nhiều khóa học, nói chuyện, chia sẻ, kể cả tranh luận đầy nước mắt, để đi tới sự đồng thuận với sếp, vì sếp đội mấy cái “nón”, vừa là bố, vừa là sếp, vừa phụ trách nhiều dự án khác bên ngoài…

    Điều quan trọng nữa là sứ mệnh, tầm nhìn của Tân Hiệp Phát phải là xuất phát từ chính mình. Nếu nghĩ đó chỉ là sứ mệnh của thế hệ trước thì thế hệ tiếp nối sẽ không thể đi đến cùng, cũng không thể biến thế hệ thứ hai chỉ là người thực hiện tầm nhìn của thế hệ thứ nhất.

    Vai trò của Phương - Phó tổng giám đốc tập đoàn - như thế nào trong việc hiện thực hóa tầm nhìn ấy? Chị dùng cái gì để chứng minh?

    Nguồn tin: https://www.facebook.com/tranngocbichceo/posts/973241386195526

Chia sẻ trang này