1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước mình còn nghèo và lạc hậu hay báo viết sai đây ???

Chủ đề trong 'PR' bởi Euronymous, 03/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Euronymous

    Euronymous Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Nước mình còn nghèo và lạc hậu hay báo viết sai đây ???

    Em hnay đọc dc 2 bài báo của vnexpress mà thấy phân vân quá. Em xin post cả 2 bài lên cho các bác cùng xem và bình luận. Hay tại nước mình tiền thuốc ship về nó đắt

    Xanh xao lâu ngày có thể do thiếu máu ác tính
    Thứ tư, 3/9/2008, 14:05 GMT+7
    Nhiều bệnh nhân bị thiếu máu ác tính không có đủ giường nằm tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Ảnh: Nam Phương.

    ?oThấy da xanh, người suy nhược, cứ nghĩ mình bị gan nên tôi chỉ đi khám Đông y. Được 1 năm, uống hết gần 100 thang thuốc nam thì phải vào viện cấp cứu vì nhồi máu não. Hóa ra tôi bị thiếu máu ác tính?, ông Vũ Văn Thành (50 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) kể.

    Ông Thành bị thiếu máu ác tính do rối loạn sinh tủy, căn bệnh không thể chữa khỏi, mà chỉ có thể kéo dài sự sống bằng truyền máu để bổ sung lượng máu thiếu hụt. Một năm nay, tháng nào ông cũng phải truyền 1.500-2.000 ml (tương đương 5-8 bịch máu).

    Bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, thiếu máu ác tính là bệnh thiếu máu dai dẳng có thể do tan máu bẩm sinh, rối loạn sinh tủy, suy thận nặng? Cơ thể không thể tự sản sinh đủ lượng máu cần thiết, gây ra hiện tượng thiếu máu trầm trọng. Nếu không được truyền máu thường xuyên, người bệnh có thể tử vong.

    Thiếu máu ác tính không phải là hiếm gặp. Hiện có khoảng gần 300 người điều trị thường xuyên tại Bệnh viện. Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà có biểu hiện sớm hay muộn.

    Nguyễn Thị Hương (Nghệ An) bị tan máu bẩm sinh đã 15 năm. Năm nay 22 tuổi, nhưng trông cô xanh xao ốm yếu, chân tay còm nhom chẳng khác gì một đứa trẻ 13 tuổi suy sinh dưỡng nặng. Bị thiếu máu từ nhỏ, dinh dưỡng không đủ nên hệ xương của cô phát triển không bình thường, rõ nhất là mặt đã hơi biến dạng.

    Theo bác sĩ Khánh, bệnh của Hương là do hồng cầu bị đột biến gene nên dễ vỡ, gây thiếu máu. Hồng cầu bị vỡ nhiều sẽ xuất hiện những cơn đau. Đó cũng là dấu hiệu bệnh nhân thiếu máu trầm trọng, phải được truyền máu.

    Tuy nhiên nhiều khi người bệnh được truyền máu nhưng cơ thể không giữ được nên bác sĩ phải mổ cắt lá lách. Bình thường, trong quá trình di truyển hồng cầu phải đi qua lá lách - nơi có những mạch máu rất nhỏ - khi đó hồng cầu phải biến dạng để dễ chui qua. Nhưng hồng cầu bị tổn thương thì không thể biến dạng nên bị vỡ, làm cho lá lách phình to, phải cắt bỏ.

    Hiện nay chưa có cách điều trị tận gốc bệnh thiếu máu ác tính, nên tháng nào bệnh nhân cũng phải nhập viện để bổ sung lượng máu cần thiết, nặng thì một đợt kéo dài đến 15 ngày, nhẹ thì một tuần. Cũng chính vì thế chi phí điều trị rất cao.

    Nhà có 3 cô con gái, thì Nguyễn Thị Hương và em út 16 tuổi bị tan máu bẩm sinh. Từ 4 năm nay, tháng nào cả hai cũng phải vào viện truyền máu, hết chị lại đến em.

    "Trước chưa có bảo hiểm người nghèo, mỗi lần ngót nghét cũng vài chục triệu tiền thuốc men, tiền mua máu, chọn máu, ăn uống? Tôi làm ruộng, trâu bò thì không có, nhà thì đã phải cầm ngân hàng, tháng nào cũng phải trả gần 2 triệu tiền lãi", ông Lộc, bố Hương, nói.

    Bệnh nhân thiếu máu suốt đời chỉ có thể điều trị tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương vì tuyến dưới thường không đủ máu để cung cấp. Vì vậy nơi đây thường quá tải, có đợt 3-4 người bệnh nằm chung một giường. Lượng máu cung cấp cũng thiếu, nhiều khi bệnh nhân phải chờ 1-2 ngày mới có máu để truyền, bác sĩ Khánh cho biết.

    Thiếu máu ác tính là bệnh bẩm sinh nhưng chỉ khi nặng mới có biểu hiện, vì thế ai cũng có khả năng mắc bệnh. Bệnh không có dấu hiệu đặc trưng ngoài những dấu hiệu thiếu máu thông thường như người xanh xao, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những người thường xuyên bị thiếu máu nên đi xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh truyền máu định kỳ, người bệnh cũng cần ăn uống đủ chất, để tăng lượng máu trong cơ thể.


    Dùng bùn cống làm... thuốc bổ
    Chủ nhật, 27/7/2008, 07:00 GMT+7
    Vitamin B12 hiện nay có giá rất rẻ.
    Ảnh: Lakewoodconferences.

    Rất nhiều người châu Âu đã bỏ mạng trong nửa đầu thế kỷ 20 vì không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh thiếu máu ác tính. Họ không ngờ rằng lẽ ra mình có thể sống nhờ nguồn thuốc lấy từ chất bùn trong các cống rãnh ở thành phố.

    Những năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2, số người bị thiếu máu ác tính tăng mạnh. Bệnh nhân thường bị rối loạn chức năng tuần hoàn, hồng cầu giảm từ 4 triệu xuống còn 3 triệu, thậm chí nhiều người chỉ còn trên 1 triệu. Kèm theo là sự rối loạn hệ thống thần kinh, tiêu hoá. Độ axit của dạ dày giảm rất nhanh, màng dạ dày bị teo. Các bác sĩ tài giỏi nhất thời bấy giờ cũng phải bó tay, rất nhiều người tử vong.

    Đến năm 1929, các nhà khoa học mới phát hiện vitamin B12 có thể đẩy lùi được căn bệnh thiếu máu ác tính. Nhưng phải chờ tới 20 năm sau, những giọt vitamin B12 tinh khiết đầu tiên mới được tách chiết. Những ống thuốc màu hồng tươi đã xuất hiện trên các quầy dược phẩm, đem lại nguồn hy vọng tràn trề cho nhiều người. Nhưng niềm vui đã sớm trở thành nỗi thất vọng vì giá thuốc thời bấy giờ vượt xa túi tiền của đại đa số bệnh nhân. Vitamin B12 đắt vì nguồn nguyên liệu hoàn toàn trông mong vào động vật, chủ yếu là gan bò.

    Để có thể tách chiết được 10 mg vitamin B12,phải dùng đến những 1 tấn gan bò. Như vậy, một xí nghiệp dược muốn sản xuất 1 kg vitamin B12 sẽ cần đến số bò khổng lồ, lên tới... 10 triệu con! Bởi vậy, chỉ có người rất giàu mới có tiền để dùng. Việc tìm ra nguồn nguyên liệu sản xuất vitamin B12 giá rẻ trở thành cấp thiết.

    Và sự kỳ diệu đã đến từ thế giới vi sinh vật. Đó là vào năm 1951, hai nhà khoa học Frieric và Berna đã phát hiện ra một kho vitamin B12 khổng lồ giấu ở nơi bất ngờ nhất: bùn cống. Trong bùn cống có rất nhiều vi khuẩn mà chủ yếu là nhóm me-tan. Chúng dùng hệ thống enzym đặc biệt của mình để phân hủy các nguyên liệu hữu cơ như protein, cellulo, đường, bột... có trong bùn để tổng hợp B12 và một số vi chất khác.

    Từ phát hiện trên, các nhà khoa học nảy ra ý định sản xuất thuốc bổ máu từ bùn cống. Nhưng việc loại bỏ các tạp chất lại vô cùng khó khăn và tốn kém. Qua nhiều lần thí nghiệm, họ cũng tìm ra cách tổng hợp vitamin B12 mà không hề tốn tiền: Mang vi khuẩn họ me-tan từ bùn đến phòng thí nghiệm, loại bỏ các tạp chất và tìm xem loại vi khuẩn nào tổng hợp được nhiều vitamin B12 trong thời gian ngắn nhất. Vị "quán quân" đó chính là vi khuẩn Propionnibacterium shermani.

    Tại các nhà máy dược phẩm, những con vi khuẩn trên được nuôi trong thùng lên men khổng lồ, nhiệt độ luôn đảm bảo 30 độ C. "Thức ăn" cho chúng không phải là bùn thối từ cống rãnh nữa mà là những chế phẩm từ đường glucoza, muối đạm, muối cô-ban... Sau 5-7 ngày, số vi khuẩn trên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Lúc này chỉ việc cho dịch lên men qua máy ly tâm siêu tốc để tách riêng nước và xác vi khuẩn, sau đó chiết rút sẽ thu thứ dịch màu hồng tươi, đem đóng trong các ống tiêm. Đó là vitamin B12 có giá thành rất rẻ, thoả mãn được nhu cầu của đại đa số dân nghèo.

    Sau này, các nhà khoa học Nga còn tìm ra cách hạ giá thành vitamin B12 xuống mức thấp hơn nữa nhờ sử dụng loại nguyên liệu phế thải của công nghiệp sản xuất axeton và rượu etylic.

    Ngày nay, vitamin B12 không chỉ là thuốc chữa thiếu máu, rối loạn tuần hoàn và chức năng gan, bệnh thần kinh... mà nó còn được dùng để tăng hiệu quả trong chăn nuôi gia súc. Theo các nhà khoa học, chỉ cần một lượng nhỏ vitamin B12 (khoảng 50 mg/tấn thức ăn) là đủ giúp đàn gia súc tăng trưởng nhanh hơn, gia cầm đẻ nhiều trứng hơn...

Chia sẻ trang này